28 thg 2, 2014

LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH

Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy.

Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như : Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và  Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?

Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ?

Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo, các kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Dothái giữ ngày Sabát, hay lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy các kitô hữu tiên khởi họp nhau thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần theo một công thức tuyên xưng đức tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Dothái  nhưng lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ.

Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo hội mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Dothái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Dothái, trong khi đó, các kitô hữu tại Alexandria do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân xuân.

Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng đức tin, trước lễ Phục Sinh, có một thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay “40 ngày”, tưởng nhớ 40 Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 đêm ngày.

Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời thánh Irênê, giám mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay “40 ngày” được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ qui của Công Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng  Phục Sinh.

Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ Bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Aicập người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gôlơ, người ta ăn chay ngày thứ Bẩy và thứ Sáu tuần trong Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ Tư cho đến ngày thứ Bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa nhật trước Mùa chay, là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, cách lễ Phục Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày càng  đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm đau bệnh tật được ăn chứng, bơ, sữa, cá và cả rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng,  tiếp theo được ăn “bữa ăn nhẹ” vào buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong phú hơn ngày thường.

cho-ca.jpg
 
Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro

            Từ năm 1949, Giáo hội Công giáo qui định việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó là ngày tưởng nhớ sự chết : ngày thứ tư lễ Tro, linh mục chính thức làm phép tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm trước rồi vẽ hình thánh giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng “ngươi là tro bụi, và người sẽ trở về tro bụi”, nhắc lại cái chết của mỗi người chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá.

Trong phụng vụ của Giáo hội Chính Thống, thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn định là ngày kiên thịt và ăn chay trong toàn Giáo hội. Chúa nhật thứ năm được gọi là Chúa nhật Hòa giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn xin lỗi Chúa.

Cảm tưởng chung là một bầu không khí “vui và buồn”. Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về phụng vụ, nên khi bước vào nhà thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím, những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi. Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.

Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những điệp ca hòa tấu Allêluia trong Đêm Vọng Phục Sinh. 
Chúa nhật lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự Phục Sinh của Ngài.

Tại sao lại gọi là 40 ngày chay thánh ? 

Từ “Mùa Chay” là một từ tương phản với từ gốc latinh là “quadragesima” có nghĩa là 40. Trong Kinh thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất hứa của Dân Dothái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa 40 ngày (x. Xh 24, 18; 34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (x. Ds 13, 25). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (x. 1V 19, 8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3, 4). Và quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (x. Mt 4,2).

Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Dothái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian phụng vụ cao điểm thuân tiện thích hợp cho các kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại.

Mùa chay mang lại cho chúng ta điều gì?

Phần lớn người kitô hữu không thực hành việc ăn chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ là bao? Khi nói về Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống  giữ chay chiếm vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người kitô hữu không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên tổ đã chứng minh điều đó. Lịch sử cứ độ của Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng,  Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành. Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.

Trong đời sống người kitô hữu, nhiều khi lắng nghe lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi. Thư thánh Phaolô nói với chúng ta : Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ» (2 Cr 6,2). Đây là thời gian khẩn trương trong năm phụng vụ, thời gian thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

23 thg 2, 2014

Sống chữ NHẪN


Tích xưa kể rằng: Hàn Tín thời Hán Cao Tổ, thuở hàn vi phải đi câu cá đổi gạo mà ăn. Thế mà có những lúc không đủ ăn. Có bà thợ giặt cảm thương đã mời Hàn Tín đến dùng cơm tại nhà. Hàn Tín đi đâu cũng mang thanh gươm kè kè bên mình.

Một hôm, có tên đồ tể Ác Thiểu muốn hạ nhục Hàn Tín, chận đường thách:

Chú thường mang gươm, chả biết để làm gì! Bây giờ tôi không cho chú đi. Chú có gan thì sẵn thanh gươm đó hãy chém tôi đi, bằng không thì phải lòn trôn tôi mà đi.
 
Hàn Tín chẳng chút do dự, lòn trôn tên hạ tiện đó mà đi, vì tự nhủ: "Giết thằng này thì được rồi, nhưng mà lấy mạng mình đổi mạng nó, thì không đáng tí nào!"


Sau Hàn Tín nhờ có công giúp Hán Cao Tổ dựng nước mà được phong làm Vua Tam Tể. Lúc bấy giờ, Hàn Tín bèn mời bà thợ giặt đến biếu nghìn lạng vàng để tạ ơn. Rồi không những không thèm trả thù tên đồ tể mất dạy xưa, lại phong cho hắn chức Trung Huý. Ác Thiểu rất ngạc nhiên, khúm núm nói: "Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, đã dại dột xúc phạm đến oai nghiêm ngài, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu ban chức tước?

Hàn Tín ôn tồn bảo: "Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng thù hận. Hành động của ngươi ngày xưa tuy quá đáng, nhưng cũng là bài học luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi chớ tị hiềm mà hãy nhận chức ta ban".

Lối báo đền ân oán của Hàn Tín thật là hay. Đối với người ân thì ban thường, song đối với người oán cũng vẫn ban thưởng chớ không trả thù. Thật là một người quân tử.

Là người con của Chúa, Chúa dạy chúng ta hãy làm hoà trước để khỏi xảy ra điều tai hại hơn. Đây là một lời khuyên quan trọng: chẳng những không được làm hại ai hay có ý mưu hại ai, mà còn phải đi trước một bước mà làm hoà. Nói rõ hơn, trước một điều bất công, vô tình hay hữu ý, thiên hạ gây cho ta: như xỉ nhục, xỉ vả, chê cười, nói hành, vu vạ, cáo gian... 

Tất nhiên lòng tự ái chúng ta bị va chạm, không thể nhịn được, lòng chúng ta như muốn trả đũa ngay. Đó là tính tự nhiên của con người. Nhưng Chúa muốn chúng ta sống khác hơn, sống cao thượng hơn. Chúa muốn chúng ta tha thứ và làm hoà. 

Tha thứ và làm hoà là điều kiện phải có để đến với Chúa. Không thể đến với Chúa mà lòng còn ngổn ngang những tức giận, ghen tương, đố kỵ. Nhân vô thập toàn, ai cũng có những lầm lỗi, ai ai cũng cần được tha thứ, thế nên cũng cần phải biết tha thứ cho nhau.

Người ta vẫn thường nói để sống với Chúa cần có đức tin để mình tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa giữa những phong ba của dòng đời, và để sống với tha nhân, cần phải có lòng độ lượng, để mình sống bao dung và tha thứ cho người khác.

Nếu chúng ta không có lòng độ lượng có lẽ mình sẽ chẳng sống được với ai, và cũng chẳng ai sống được vời mình. Đây cũng là điều mà Chúa mời gọi chúng ta phải công chính hơn những người biệt phái trong tình yêu tha thứ. Không chỉ yêu kẻ yêu mình mà còn yêu cả kẻ ghét mình. Không chỉ quý mến kẻ thi ân cho mình mà còn làm ơn cho kẻ làm hại chính mình. Bởi vì, oán báo oán thì oán chập chùng.

Chúa mời gọi chúng ta hãy tha thứ cho kẻ thù, hãy làm hoà cùng kẻ thù và hãy cầu nguyện cho kẻ thù. Chính Chúa đã sống tình yêu đó trên thập tự giá, nơi đó người ta đã tuôn đổ sự tàn ác trên thân thể Ngài, thế mà Ngài vẫn xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm. Tình thương Chúa không dừng lại ở việc tha thứ mà còn thi ân cho mọi người, kẻ lành cũng như người dữ. Kẻ thờ phượng Chúa cũng như kẻ chống đối lại Chúa.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy sống tình thương bao dung đó cho anh em của mình. Hãy quên đi những xúc phạm của nhau. Hãy làm hoà để thêm bạn bớt thù. Hãy tha thứ để tìm được sự bình an tâm hồn cho bản thân và cho những người chung quanh. Xin Chúa là Đấng hằng thương xót và tha thứ, xin giúp chúng ta biết tha thứ lỗi lầm của anh em, như Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Amen.

 Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Chúa Nhật VII Thường Niên - Năm A


Tin Mừng Mt 5,38-48
          Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi. Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” 

Sunday VII in Ordinary Time - Year A

16 thg 2, 2014

Chúa Nhật VI Thường Niên - Năm A

Tin Mừng Mt 5,17-37

Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng không thể qua đi được, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không.” Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

Sunday VI in Ordinary Time - Year A


13 thg 2, 2014

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Valentine hay còn gọi là ngày Saint Valentin.

Ngày Valentine (Valentine’s Day, còn gọi là ngày lễ tình yêu hay ngày lễ tình nhân) được đặt tên theo thánh Valentine.

1- Nguồn gốc Ngày Valentin

Về nguồn gốc của ngày này có nhiều giải thích khác nhau.
Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentinnnfy. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentin thánh Valentin (Pháp: Valentin, Anh: Valentine, Ý: Valentino) , một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02 năm 269, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của Tình yêu.


Tại La Mã, vào năm 270, Giám mục Valentino di Interamna, bạn của những tình nhân trẻ, được hoàng đế Claudio II mời đến và có ý dụ Valentino bỏ sáng kiến lạ lùng này (Cơ Ðốc giáo) và quay trở lại đạo Tà giáo (Ða Thần). Thánh Valentino, một cách bình tĩnh nghiêm trang, đã từ chối do đức Tin của ông và một cách bất cẩn, đã dụ Claudio II theo Cơ Ðốc giáo. Ngày 14 tháng Hai năm 270, Thánh Valentino bị ném đá cho đến chết rồi sau đó bị chặt đầu.

Ngoài ra câu chuyện còn kể thêm rằng trong lúc Valentino bị giam và chờ ngày xử thì có thương cô bé gái mù, con của ông cai ngục Asterius. Với đức Tin của ông , một cách mầu nhiệm, đã làm sáng mắt người con gái này và sau đó ông ký viết cho họ lời vĩnh biệt "quot;dal vostro Valentino", một câu đã sống lâu dài sau cái chết của tác giả.(1)

Dần dần, ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentin đã trở thành vị thánh bảo hộ của những người yêu nhau. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và những món quà giản dị như hoa. Người ta cũng thường tổ chức một cuộc hội họp hoặc một buổi khiêu vũ.

Ở Hoa Kỳ, cô Esther Howland được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentin đầu tiên. Các bưu thiếp Valentin mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm 1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành phố Loveland, Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày 14 tháng 2. Sự cảm xúc về cái đẹp của ngày Thánh Valentin vẫn được duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình cảm và trẻ con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentin ở trường học.

2- Lịch sử ngày Saint Valentin
Ngày Valentin được bắt đầu từ thời kỳ đế quốc La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày lễ tưởng nhớ Junon. Junon là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ Lupercalia hôn nhân.

Cuộc sống của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm triệt để không cho gần nhau. Tuy nhiên, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các lọ. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kỳ và sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài nguyên cả một năm và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.

Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius II, La Mã tham gia nhiều cuộc chiến đẫm máu và không được dân ủng hộ. Claudius Bạo Tàn gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ. Do đó, Claudius hủy bỏ tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở La Mã.



Thánh Valentin tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius II. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt quận trưởng La Mã. Ông ta đã xử thánh Valentin phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu.

Valentin phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270. Từ đó diễn ra một phong tục truyền thống và trở thành lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều nghi lễ, có một lễ rút thăm tên của các cô gái trẻ trong một cái hộp cho những người đàn ông bốc trúng. Các Giám mục của những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo của những lễ hội này bằng cách thay thế tên của các vị thánh cho những ngày hội của các thiếu nữ này.

Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, các Giám mục có vẻ như đã chọn ngày Thánh Valentin làm ngày kỷ niệm cho lễ hội mới này. Do đó, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp Valentin) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát sinh do cách này.


(Sưu tầm)

11 thg 2, 2014

Khai Giảng Lớp GL Dự Tòng & Hôn Nhân Khóa I - 2014

    Lúc 19g20 hôm nay ngày 10.02.2014. Cha Giuse Lê Hoàng chánh xứ Thiên Ân đã khai giảng Lớp Giáo Lý Dự Tòng và Hôn Nhân Khóa I năm 2014.
Trong buổi khai giảng có khoảng 50 anh chị em học viên, ngoài những học viên trong giáo xứ, còn có số đông các học viên từ các nơi khác đến
   Với bầu không khí tươi vui mở đầu khóa học, cha Giuse đã gửi lời chào mừng các anh chị học viên hiện diện và nói lên ý nghĩa, mục đích của lớp Giáo lý Dự tòng & Hôn nhân.
- Thời gian: Thứ 2, 4, 6 trong tuần,
- Từ: 19g00 - 21g00.
- Giới thiệu ban giảng huấn phụ trách khóa học...
 Ngoài ra, cha xứ cũng cố gắng tạo mọi điều kiện thuận tiện dành cho các học viên: tự chọn thời gian khác theo nhu cầu, khi các bạn không đến lớp được theo thời gian qui định trên.
     Bằng tất cả sự quan tâm, cố gắng đầu tư của Cha chánh xứ và cộng đoàn, cộng với sự hướng dẫn nhiệt thành của các anh chị giáo lý viên, cầu mong các anh chị học viên đến với Khóa giáo lý dự tòng và hôn nhân này sẽ đạt được kết quả mong muốn, khởi đầu cho một cuộc hành trình tìm đến Niềm tin Kito Giáo trong đời sống hôn nhân và gia đình.


Lễ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC - Ngày Cầu Cho Bệnh Nhân



Chiều nay lúc 17h30 thánh lễ cầu cho bệnh nhân của giáo xứ được diễn ra trong tâm tình cầu nguyện và tín thác.
Gần 150 ông bà và anh chị em đau ốm liệt lào già cả đã đến để hiệp thông dâng lễ cầu nguyện, lãnh nhận bí tích Xức Dầu và Bí tích Thánh Thể .
Đức tin của người Kitô hữu được mài dũa qua những đau khổ trong cuộc đời và nhất là khi bệnh tật già nua tuổi tác để họ có thể nhận ra thánh ý của Thiên Chúa quan phòng.

Lạy Chúa, xin thương xót và chưa lành con. Quả thật con đắc tội với Ngài (Tv,40).
Lời chia sẻ và động viên của Cha xứ cũng như sự đồng cảm của Ngài làm cho mọi người có thêm niềm vui và động lực trong cuộc sống.
Những phần quà tuy nhỏ bé nhưng gói trọn nghĩa tình của quý cha và toàn thể cộng đoàn giáo xứ dành cho quý Ông bà, anh chị đang đau yếu. Và càng ý nghĩa hơn khi trong những món quà nhỏ ấy có một bức ảnh "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp" như một lời nhắn nhủ: Hãy phó thác, tin tưởng và tựa nương nơi Mẹ như lời nguyện xin:
“Lạy Rất Thánh Đồng Trinh Maria, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, nhất là trong giờ chết… xin cho con ơn siêng năng cầu xin Mẹ và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo.” Amen.

Cài hoa tiếp đón các cụ cao niên

Ban Bí Tích Hòa Giải.
************************
HÌNH ẢNH THÁNH LỄ CẦU CHO BỆNH NHÂN tại Gx. THIÊN ÂN

9 thg 2, 2014

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A

Tin Mừng Mt 5,13-16
         Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”

Sunday V in Ordinary Time - Year A

6 thg 2, 2014

Không được mang gì

Thứ năm Tuần 4 Thường niên
Không được mang gì 
Lời Chúa: Mc 6, 6b-13
Khi ấy Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.” Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.
Suy niệm:
Đức Giêsu đã chọn nhóm Mười Hai
để họ ở với Ngài và để được Ngài sai đi rao giảng và trừ quỷ (Mc 3, 14-15).
Bây giờ, sau một thời gian sống gần gũi bên Thầy,
đã đến lúc họ được sai đi để làm những điều họ thấy Thầy làm:
kêu gọi người ta hoán cải, trừ quỷ, xức dầu chữa bệnh nhân (cc. 12-13).
Các môn đệ trở nên cánh tay nối dài của Thầy.
Họ được Thầy Giêsu tin tưởng cho chia sẻ cùng một sứ mạng.
Các môn đệ mang gì khi lên đường?
Một lệnh sai đi, một người bạn đồng hành, một quyền lực trên thần ô uế.
Đức Giêsu cho phép họ mang một cái gậy và đôi dép để đi đường xa.
Tất cả hành trang chỉ có thế!
Những thứ bị cấm mang khi đi đường
là những thứ vốn tạo ra sự bảo đảm hay dư thừa không cần thiết:
lương thực, bao bị, tiền giắt lưng, hai áo trong.
Như thế người được sai đi phải hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa lo liệu,
và phải hoàn toàn cậy dựa vào lòng tốt mỗi ngày của tha nhân.
Nhẹ nhàng, đơn sơ là thái độ của người luôn sẵn sàng ra đi.
Siêu thoát, vô vị lợi là thái độ của người không dính bén với vật chất.
Người tông đồ cũng không dính bén đến cơ sở hay tiện nghi.
Họ không tìm cách đổi chỗ ở để có chỗ tốt hơn (c. 10).
Hơn nữa họ chấp nhận sự thất bại, sự từ chối không muốn đón tiếp (c.11),
vì chính Thầy của họ cũng đã chịu cảnh ngộ tương tự ở quê nhà.
Nhóm Mười Hai đã ra đi theo lệnh Thầy Giêsu
và đã làm được những điều họ không dám mơ (cc. 12-13).
Họ đã học được kinh nghiệm về tin tưởng, khó nghèo, siêu thoát.
Họ đã thấy sức mạnh của Nước Trời đang thu hẹp lại mảnh đất của Satan.
Họ đã đem lại niềm vui cho bệnh nhân và người khao khát Tin Mừng.
Giáo Hội mọi thời vẫn được nhắc nhở từ đoạn Lời Chúa trên đây.
Chẳng ai giữ từng chữ của bản văn, nhưng tinh thần thì không được bỏ.
Sự nhẹ nhàng, cơ động của một Giáo hội đến phục vụ con người,
luôn kéo chúng ta ra khỏi những nặng nề, trì trệ dễ vướng phải.
Hôm nay Chúa cho phép tôi được mang gì
và cấm tôi mang gì?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin sai chúng con lên đuờng
nhẹ nhàng và thanh thoát,
không chút cậy dựa vào khả năng bản thân
hay vào những phương tiện trần thế.
Xin cho chúng con làm đuợc những gì Chúa đã làm:
rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,
chữa lành những người ốm đau.
Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng
với niềm vui của người tìm đuợc viên ngọc quý,
biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.
Xin ban cho chúng con khả năng
đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.
Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ
của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu,
thế giới thật bao la
mà vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau
mà tin tưởng lên đuờng,
nhẹ nhàng và thanh thoát.
                                                         Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ






















2 thg 2, 2014

Mùng Ba Tết: THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

Tin Mừng: Mt 25,14-30
           
            Bấy giờ, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm nén lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm nén khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai nén gây lời được hai nén khác. Còn người đã lãnh một nén thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ của các đầy tớ ấy đến và thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm nén tiến lại gần, đưa năm nén khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm nén, tôi đã gây lời được năm nén khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Người đã lãnh hai nén cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai nén, tôi đã gây lời được hai nén khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Rồi người đã lãnh một nén cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!” Ông chủ đáp: “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi cho các chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu hồi của thuộc về tôi cùng với số lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy nén bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười nén. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng’.”

1 thg 2, 2014

Mùng Hai Tết: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ

Tin Mừng Mt 15,1-6      
Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng : 2 “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa ?” 3 Người trả lời : “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ? 4 Quả thế, Thiên Chúa dạy : Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. 5 Còn các ông, các ông lại bảo : ‘Ai nói với cha với mẹ rằng : những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, 6 thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.”

 photo 442_zpsc906c2aa.jpg
Đợi chờ: Mùa Xuân trần thế nơi yên nghỉ
                   Nguyện cầu: Mùa Xuân vĩnh cửu chốn Thiên Cung !


HỌP MẶT MÙA XUÂN XA QUÊ

Tối Mùng Hai Tết Giáp Ngọ 2014

HỌP MẶT VUI XUÂN CÙNG ANH CHỊ EM XA QUÊ tại Gx. Thiên Ân

XUÂN 2014: LỄ CHÚC THỌ

MÙNG HAI TẾT: NHỚ VỀ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ

 THÁNH LỄ MỪNG THỌ CÁC CỤ CAO NIÊN TRONG GIÁO XỨ

ĐỀ TÀI Tháng 02/2014: Gia đình sống và cử hành : Bí Tích Thánh Thể

Gia đình sống và cử hành : BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Lời Chúa: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19).
Ý cầu nguyện: Xin cho gia đình ơn đạo đức, siêng năng tham dự Thánh lễ và sống mầu nhiệm hi tế trong những thực tại hàng ngày.
Bài ca ý lực: Hãy đến với Ta (CLĐ 485).

1. Thánh Thể là nguồn mạch của hôn nhân và dưỡng nuôi gia đình

- “Bí tích Thánh thể chính là nguồn mạch của hôn nhân kitô giáo. Quả thế, hi lễ Thánh Thể hiện tại hóa giao ước tình yêu  giữa Đức Kitô và Hội Thánh, vì giao ước ấy đã được kí kết bằng máu của Người trên thập giá (x. Ga 19,34). Chính hi lễ của Giao ước mới và vĩnh cửu ấy là nguồn mạch từ đó tuôn trào ra giao ước hôn phối của các đôi vợ chồng kitô hữu, chính từ đó hôn ước của họ được hình thành nên từ bên trong và không ngừng được tác sinh”[1].
- Thánh Thể tiếp tục dưỡng nuôi gia đình xây dựng trên hôn nhân bí tích. Cũng như cơm bánh ba bữa hàng ngày là lương thực phần xác nuôi sống gia đình và làm cho gia đình nên “tổ ấm”, cũng thế Thánh Thể là lương thực siêu nhiên nuôi dưỡng sự sống thiêng liêng của gia đình và biến gia đình thành “Hội Thánh tại gia”. Chiếc bàn ăn làm cho nơi cư ngụ bằng gạch kia thành “nhà”, những người cùng sống dưới mái nhà đó thành “gia đình”. Bàn tiệc Thánh Thể làm cho ngôi nhà bằng đá kia thành “Nhà thờ” và những người cùng tham dự bàn tiệc đó thành “Hội Thánh”, thành anh chị em “người nhà của Thiên Chúa”. Linh hồn của tình “hiệp thông” trong gia đình đó chính là bác ái, ơn ban từ Thánh Thể, từ một Tấm Bánh ban sự sống duy nhất được bẻ ra cho mọi người trong gia đình Thiên Chúa.
Bí tích Thánh Thể làm nên Hội Thánh. Được kết hợp với Đức Kitô Thánh Thể, các tín hữu được kết hợp với nhau thành một thân thể duy nhất là Hội Thánh. Điều này càng ý nghĩa hơn nữa đối với gia đình, “hội thánh tại gia”. “...Khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một Thân Thể” (1Cr 10,16-17).
Được kết hợp với Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, Giao ước mới và vĩnh cửu, Hội thánh được sinh hạ thành Hiền thê của Người. “Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5,25). Hiến thân đã là tha thứ. Tha thứ đã là sáng tạo: một sáng tạo mới. Tình yêu phu thê bởi thế là TÌNH YÊU CHỊU ĐÓNG ĐINH được tôn vinh bởi cái chết tự hiến và phục sinh. Từ Thánh Thể đôi vợ chồng được ban cho tình yêu phu thê khởi đầu và tiếp nối mãi, tham dự vào sứ mạng của Hội Thánh. Đôi bạn được chúc phúc bởi được ban tặng phẩm là chính Thiên Chúa đến gặp gỡ và ở lại với họ mọi ngày trong suốt cuộc đời. Sự hiện diện ấy, nếu được thờ kính và không bị làm hoen ố bởi tội lỗi, tạo nên một bầu khí thánh thiêng và thánh thiện trong gia đình. Đôi bạn học sống mỗi ngày sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa họ. Khi họ sống hiệp thông biểu lộ qua “sự phục tùng lẫn nhau”[2] như thế, thì không còn chỉ là họ sống mà là chính Hội Thánh sống mầu nhiệm hiệp thông ấy. Không còn là chuyện riêng tư nhưng trở thành thực tại Hội Thánh, vì từ nay tình yêu ấy thuộc về mầu nhiệm cao cả Tình Yêu của Chúa Kitô dành cho Hội Thánh. Đôi bạn yêu thương nhau không chỉ nhân danh mình mà nhân danh Chúa Kitô.
2. Gia đình cùng Hội Thánh dâng Hi lễ Thánh Thể
- Khi dâng Thánh lễ, “Hội Thánh tại gia” cùng toàn thể Hội Thánh dâng hi tế ca ngợi, qua cái Chết và sự Sống lại của Đức Kitô, để tạ ơn vì tất cả những gì là chân, thiện, mĩ trong công trình tạo dựng của Chúa và trong nhân loại, cách riêng vì những ơn Chúa đã ban cho gia đình.
- Gia đình, cùng với Hội Thánh, trung thành tuân giữ mệnh lệnh này của Chúa Giêsu: «các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy» (1Cr 11,24-25), như từ buổi đầu Hội Thánh tại Giêrusalem đã “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Mệnh lệnh này Chúa Giêsu truyền phải lặp lại những cử chỉ và lời nói của Người “cho tới khi Chúa đến” (1Cr 11,26). Mệnh lệnh này nhắm đến việc cử hành phụng vụ, do các Tông Đồ và những người kế nhiệm các ngài, để tưởng niệm Đức Kitô, tưởng niệm cuộc đời của Người, cái Chết và sự Sống lại của Người, và việc chuyển cầu của Người bên Chúa Cha[3].
- «Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội». Thánh Lễ hay bí tích Thánh Thể cũng là một Hi tế vì tái diễn (hay hiện tại hóa) hi lễ Thập giá xưa của Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần qua cử hành của linh mục với cộng đoàn.
 - Trong Thánh Lễ xưa, cũng như nay, chỉ một chủ tế dâng của lễ (là Chúa Giêsu) và chỉ có một của lễ dâng tiến (cũng là Chúa Giêsu). Trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa dâng với Hội Thánh Người, qua trung gian linh mục và cộng đoàn dự lễ. Khi dâng Thánh lễ, nhờ phép Rửa, vợ chồng và con cái Kitô hữu nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, của lễ hi sinh và là tư tế dâng chính mình vì sự sống của tha nhân.

3. Gia đình kính tôn Thánh Thể

- Thánh Thể là nguồn mạch và trung tâm của đời sống Kitô hữu, và gia đình kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật và hiện diện theo bản thể trong bí tích Thánh Thể, nên Thánh Thể là bí tích cao trọng nhất, ta phải có lòng thờ phượng và kính tôn đặc biệt. Phải có sự chuẩn bị, nghĩa là, dọn mình thật kĩ lưỡng để đón nhận Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể[4].
- Cách riêng, những ai “mà hoàn cảnh và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự hiệp thông yêu thương giữa Đức Kitô và Hội Thánh” (vd. người li dị tái hôn) vì sự vâng phục đức tin mà tuân giữ kỉ luật của Hội Thánh, dẫu rất ước muốn, họ không nên rước lễ. Trong khi vẫn thuộc về Hội Thánh, họ vẫn có thể và nên tham dự bàn tiệc Lời Chúa trong phụng vụ.[5] Làm thế họ góp phần loan báo đức tin vào sự bất khả phân li của hôn ước bí tích.
- Hội Thánh luôn tôn thờ Thánh Thể không những trong mà còn ngoài Thánh Lễ nữa. Hội Thánh ý thức ý nghĩa của sự thinh lặng tôn thờ Đức Kitô hiện diện trong các hình dạng Thánh Thể. Vì thế, gia đình được khuyến khích thường xuyên cùng tham gia giờ Chầu Thánh Thể và rước kiệu Thánh Thể cùng cộng đoàn[6].

Câu hỏi chia sẻ và thảo luận

  1. Vợ chồng tôi, và con cái tôi có dự lễ và rước lễ thường xuyên hay không? Gia đình tôi có thỉnh thoảng hay thường tham dự thánh lễ cùng nhau không?
  2. Anh/ chị nhận thấy trong xã hội, giáo xứ hay giáo phận mình, những lí do nào thường ngăn trở người ta không rước lễ?
  3. Anh/ chị có quan tâm chuẩn bị “lễ vật” (thiêng liêng hay vật chất) cho thánh lễ chúa nhật hay lễ trọng mình sẽ tham dự với gia đình, với cộng đoàn hội thánh không?
UBMVGĐ

[1] X. FC, 57.
[2] Gioan-Phaolô II, Mulieris Dignitatem, 23.
[3] X. GLHTCG 1341.
[4] X. GLHTCG 1385.
[5] X. FC 84.
[6] X. GLHTCG 1378-1379.