28 thg 2, 2016

Băng qua giữa họ mà đi (29.2.2016 – Thứ hai Tuần 3 Mùa Chay)


Lời Chúa: Lc 4, 24-30  
24 Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. 25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en;26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn.27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.” 28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi. 
Suy niệm:  
Trong Mùa Chay Giáo Hội cho chúng ta nghe 
về kết cục khá bất ngờ và đau đớn của Đức Giêsu 
khi Ngài trở về với hội đường của làng Nazareth thân quen.
Nơi đây Ngài gặp lại những người đồng hương. 
Họ ngỡ ngàng trước những lời Ngài giảng. 
Họ muốn Ngài làm những điều Ngài đã làm ở Caphácnaum (Lc 4, 23). 
Nhưng Đức Giêsu đã đáp lại bằng câu tục ngữ : 
“Không một ngôn sứ nào được chấp nhận nơi quê nhà của mình” (c. 24). 
Đức Giêsu tự nhận mình là một ngôn sứ. 
Như những ngôn sứ khác trong lịch sử Israel, 
Ngài cũng không được đón nhận và tin tưởng bởi những người cùng quê. 
Họ nghĩ mình đã quá biết Ngài, biết gia tộc, biết nghề nghiệp, 
biết quá khứ từ ấu thơ đến lúc trưởng thành. 
Chính cái biết ấy, đúng nhưng không đủ, 
lại trở thành một chướng ngại cho việc họ nhận ra Ngài thật sự là ai. 
Ông này không phải là con ông Giuse sao?” (Lc 4, 22). 
Đúng Ngài là con ông Giuse, một người thợ mộc. 
Đúng ngài là ông thợ mộc độc thân người làng Nazareth. 
Giêsu Nazareth là tên được ghi trên thập tự, 
Nazareth sẽ mãi mãi đi với tên Ngài để phân biệt ngài với những Giêsu khác.
Đức Giêsu chẳng bao giờ coi thường Nazareth, quê nhà của mình. 
Ngài quen biết những khuôn mặt trong hội đường này và yêu mến họ. 
Nhưng sứ mạng của Ngài trải rộng hơn Nazareth nhiều. 
Ngài cho thấy mình không bị trói buộc bởi mối dây làng xã, 
cũng không bị giữ chân bởi những người đồng bào cùng tôn giáo.
Để biện minh cho thái độ rộng mở của mình, 
Đức Giêsu đã nhắc đến hành động của hai vị ngôn sứ thời Cựu Ước. 
Êlia, vị ngôn sứ đầy quyền năng, được Thiên Chúa sai đến với một bà góa. 
Bà này là một người dân ngoại sống ở Siđôn vùng dân ngoại. 
Êlisa, vị ngôn sứ học trò của Êlia, đã chữa bệnh phong cho Naaman. 
Ông này là người dân ngoại, chỉ huy đạo quân của Syria. 
Như thế các vị ngôn sứ nổi tiếng đã không bị bó hẹp trong dân Do thái. 
Họ đã mở ra với dân ngoại.
Đức Giêsu cũng chẳng bị giới hạn bởi bất cứ biên cương nào. 
Ngài chẳng dành cho quê nhà Nazareth một ưu tiên nào. 
Phải chăng vì thế mà Ngài làm họ phẫn nộ đến độ muốn xô Ngài xuống vực? 
Nỗi đe dọa lại đến từ chính những người đồng hương. 
Làm sao chúng ta nhận ra và chấp nhận những ngôn sứ bề ngoài rất bình thường 
đang sống trong cộng đoàn chúng ta hôm nay?
Cầu nguyện:  
Lạy Chúa Giêsu,dân làng Nazareth đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người,
Cũng có lúc chúng con không tin Chúahiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mìnhnơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng conđể khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C

 
 
 

Tin Mừng: Lc 13, 1-9            

Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giê-su đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê đó tội lỗi hơn hết mọi người Ga-li-lê khác bởi lẽ họ đã chịu đau khổ như vậy sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-a đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy". Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?" Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.”

Sunday III of Lent Year C

 
 

Gospel Lk 13, 1-9 

Some people told Jesus about the Galileans
whose blood Pilate had mingled with the blood of their sacrifices.
Jesus said to them in reply, 
“Do you think that because these Galileans suffered in this way 
they were greater sinners than all other Galileans?
By no means!
But I tell you, if you do not repent,
you will all perish as they did!
Or those eighteen people who were killed 
when the tower at Siloam fell on them—
do you think they were more guilty 
than everyone else who lived in Jerusalem?
By no means!
But I tell you, if you do not repent,
you will all perish as they did!”

And he told them this parable: 
“There once was a person who had a fig tree planted in his orchard, 
and when he came in search of fruit on it but found none,
he said to the gardener,
‘For three years now I have come in search of fruit on this fig tree 
but have found none.
So cut it down.
Why should it exhaust the soil?’
He said to him in reply,
‘Sir, leave it for this year also, 
and I shall cultivate the ground around it and fertilize it; 
it may bear fruit in the future.
If not you can cut it down.’”

 

 

 

 

27 thg 2, 2016

Ý nghĩa của việc đi lễ ngày Chúa Nhật


Tại sao đạo Công Giáo lại bắt các tín hữu phải đi lễ vào Chúa Nhật? Con đi lễ từ thứ hai đến thứ bảy chẳng lẽ không bằng một người chỉ đi lễ ngày Chúa Nhật à?
Chào bạn,
Bất cứ một tôn giáo nào cũng có những buổi cử hành lễ tế như là một hành vi thờ phượng dành cho Đấng Tối Cao của mình. Đối với người Công Giáo, hành vi thờ phượng được cho là cao nhất chính là việc hiệp cùng với vị linh mục dâng thánh lễ. Trong thánh lễ ấy, chúng ta tái hiện lại cuộc tế lễ năm xưa Đức Giêsu đã dâng trên cây thập giá. Người dâng là Đức Giêsu, của lễ dâng lên Chúa Cha cũng chính là Đức Giêsu. Thánh lễ là một cuộc quy tụ của cả vũ trụ hướng về tâm điểm Giêsu, để cùng Giêsu hướng về Cha. Bởi thế, ơn ích mà một thánh lễ mang lại là rất lớn và không sao đo lường được. Tự bản chất, thánh lễ là vô giá, dù nó được cử hành ở nơi trang nghiêm như các Vương Cung Thánh Đường rộng lớn hay nơi một nhà tù dơ bẩn ẩm thấp, dù do Đức Giáo Hoàng chủ sự hay một cha già nằm trên giường bệnh dâng. Vậy nếu thánh lễ là vô giá thì dù bạn đi lễ ngày thường hay ngày Chúa Nhật thì xét về mặt ơn ích, bạn vẫn lãnh nhận được cùng một ơn lành.
Việc muốn các tín hữu đi lễ ngày Chúa Nhật như một điều bắt buộc không liên quan đến tính giá trị của một thánh lễ (vì như đã nói ở trên, thánh lễ nào cũng đều vô giá cả), nhưng liên quan đến ý nghĩa đặc biệt của ngày Chúa Nhật và mức độ ưu tiên của nó hơn những ngày khác trong tuần. Thiên Chúa là Đấng vượt trên không gian và thời gian, nếu đối với Ngài, ngày nào cũng như ngày nào. Nhưng đối với con người thì không như vậy. Không chỉ riêng trong lĩnh vực tôn giáo, nhưng chính kinh nghiệm bản thân cũng cho chúng ta thấy rằng ngày Chúa Nhật có cái gì đó khác với những ngày khác. Nó là một ngày đặc biệt hơn, chất chứa nhiều ý nghĩa hơn. Chúng ta hãy cùng điểm lại một vài chi tiết trong Kinh Thánh cho thấy ý nghĩa trọng đại có một không hai của ngày Chúa Nhật khiến cho nó trở thành ngày trọng đại để dâng lễ tế.
Trước hết, trong trình thuật Sáng Thế, tác giả cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã hoàn tất công trình tạo dựng và “ngày thứ bảy [tức là ngày Chúa Nhật của mình] Người nghỉ ngơi và Thiên Chúa chúc lành cho ngày này” (x. St 2,3). Trong sách Xuất Hành, khi ban luật cho dân, Thiên Chúa đã nói rằng “trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy [ngày Chúa Nhật] là hưu lễ kính Thiên Chúa của ngươi; ngươi không được làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi. Vì trong sáu ngày, Thiên Chúa đã làm nên trời đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, bởi thế, Thiên Chúa đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thành nó” (Xh 20,9-11).
Trong thời gian lưu đày ở Babilon, dân Israel rơi vào khủng hoảng. Họ tự vấn, không biết Thiên Chúa bây giờ ở đâu vì lúc đó không còn Đền Thờ, không còn đất hứa như lời Thiên Chúa đã hứa cùng tổ phụ Apraham và với vua Đa-vít nữa. Chính lúc này, Thiên Chúa cho họ biết rằng Thiên Chúa không còn ngự ở một nơi (Đền Thờ) như trước, nhưng là hiện diện trong một thời gian, đó chính là ngày Sabat (ngày Chúa Nhật). Ngày Sabat là ngày của Thiên Chúa, ngày Thiên Chúa đưa đến hoàn tất tất cả những gì còn dang dở trong công trình tạo dựng. Việc Đức Giêsu làm phép lạ chữa lành các bệnh nhân trong ngày Sabat chính là để thể hiện ý này: Ngài cho thấy mình là Thiên Chúa, đến để hoàn tất công trình cứu độ. (Tiếc thay, những người Pharisêu đã không hiểu, lại còn lên án Đức Giêsu).
Hơn hết, ngày Chúa Nhật là ngày quan trọng vì đó là ngày là Đức Giêsu – Chúa chúng ta – đã phục sinh. Điều này một lần nữa bổ sung cho tính “hoàn tất” của ngày Chúa Nhật. Với sự phục sinh của Đức Giêsu, ngày Chúa Nhật mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó cho thấy sự hoàn thành của một công trình tạo dựng mới mà Thánh Thần thực hiện nơi Đức Giêsu. Đó cũng chính là đỉnh điểm của ơn cứu độ và là điểm đến của mọi loài thụ tạo trong trời đất. Từ ý nghĩa này, ngày Chúa Nhật được Giáo Hội chọn để tất cả con cái mình ở khắp nơi quy tụ về với nhau, cùng nhau long trọng dâng lên Thiên Chúa Cha lời tạ ơn từ sâu thẳm con tim mình, tưởng nhớ rằng chính vào ngày này là ngày Thiên Chúa hoàn tất mọi sự, ngày mà chúng ta được thánh hoá, ngày ân sủng của Thiên Chúa, “ngày Thiên Chúa làm ra”. Họp nhau vào ngày Chúa Nhật tại thế giới này báo trước một cuộc họp mặt với nhau trong bàn tiệc vĩnh cữu trên trời mai sau. Thánh lễ ngày Chúa Nhật là một lễ tế của toàn thể dân Chúa, nó mang tính chất của một cộng đoàn là toàn thể Giáo Hội. Nó hệt như ngày tất cả con cái về nhà với cha mẹ, thăm cha mẹ, cùng nhau chia sẻ bữa ăn thân mật và trò chuyện vui vẻ với nhau.
Trong mỗi thánh lễ, Chúa cần hơn hết nơi chúng ta một tấm lòng. Thánh lễ sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta chỉ đi vì bắt buộc, vì thói quen. Nếu không vì yêu mến, không xuất phát từ việc ý thức được tầm quan trọng của nó, ta sẽ cảm thấy việc đi lễ là một điều gì đó rất nặng nề. Quả thật, nếu bạn hiểu được ý nghĩa của thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ của ngày Chúa Nhật, bạn sẽ không đặt lên bàn cân để so sánh mức độ hơn kém thiệt hơn là các thánh lễ ngày thường với thánh lễ ngày Chúa Nhật.
Ngoài ra, cũng cần phải ý thức rằng, Thiên Chúa và mẹ Giáo Hội không khắc khe đến độ đòi buộc các tín hữu phải đi lễ ngày Chúa Nhật bằng mọi giá. Nếu bạn gặp phải một lý do nào đó bất khả kháng như bệnh tật, đang ở nơi không có linh mục… thì chỉ cần bạn hướng lòng về Chúa thì cũng đã làm cho Ngài vui lòng rồi. Thử lấy một ví dụ thế này: khi có người yêu, ta có thể quan tâm và tặng quà cho người yêu vào bất cứ ngày nào. Nhưng nếu mình quan tâm, đến thăm và tặng quà cho người yêu vào đúng một ngày nào đó có ý nghĩa đặc biệt của người ấy (sinh nhật…) hoặc của cả hai (ngày Valentine hoặc kỷ niệm ngày quen nhau…) thì điều đó sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều, phải không?
Đến đây, chắc là bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi của mình rồi nhỉ!
Xin Chúa chúc lành cho bạn!
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

26 thg 2, 2016

Ăn mừng (27.2.2016 – Thứ bảy Tuần 2 Mùa Chay)


Lời Chúa: Lc 15, 1-3, 11-32
1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.”3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: 11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai.12 Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con.13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. 14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,15nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo.16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. 21 Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. ..22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu,23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng. 25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì.27 Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ.29 Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng! 31 “Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.”
Suy niệm
Dụ ngôn người cha nhân hậu là một dụ ngôn nổi tiếng,
qua đó Đức Giêsu cho thấy tại sao ngài đón tiếp và ăn uống với tội nhân.
Đơn giản chỉ vì ngài giống Thiên Chúa là người Cha nhân hậu.
Người cha nhân hậu là người tôn trọng tự do của đứa con thứ,
người đã chia một phần ba gia sản cho nó ngay khi ông còn sống.
Ông đã không tìm con, như người ta tìm chiên lạc hay tìm đồng bạc bị mất.
Ông tin và hy vọng sớm muộn nó sẽ về, nên ông kiên nhẫn chờ.
Vì chờ, nên ông là người đầu tiên trông thấy con trở về tiều tụy.
Không cầm lòng được vì thương, ông chạy ra, ôm lấy cổ con mà hôn.
Người con của ông đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Khi con thứ sám hối, ông đã trả lại cho cậu tất cả vinh dự của người con.
Việc duy nhất phải làm ngay là mở tiệc ăn mừng (cc. 23, 24. 29, 32).
Khi con cả giận dỗi, không chịu vào nhà chung vui với cha và em,
một lần nữa người cha lại đi ra và năn nỉ (c. 28).
Ông chấp nhận ở thế yếu vì ông không muốn mất một đứa con nào.
Ông không thể yên tâm ở trong nhà khi còn một đứa con ngoài cổng.
Hoán cải bao giờ cũng khó. 
Con thứ phải can đảm lắm mới dám trở về nhà cha.  
Làm sao lường được phản ứng của cha, anh, của gia nhân, hàng xóm? 
Làm sao dám về nhà trong tình trạng thân tàn ma dại ?
Nhưng con cả cũng không dễ vào nhà chút nào,
vì vào nhà là phải bắt tay thằng em đã phung phí hết của cải,
vào nhà là phải chấp nhận sự thiên vị khó hiểu của người cha (cc. 29-30).
Cả hai người con đều cần hoán cải.
Người con cả cũng hỗn hào với cha không kém gì đứa em (c. 30).
Em bỏ nhà ra đi nên đói, còn anh không chịu vào nhà nên cũng có thể bị đói.
Anh phục vụ cha rất tốt nhưng lại mong cha trả công như người thợ (c. 29).
Anh ở gần cha, nhưng thực sự trái tim lại xa cha.
Khi cha vui vì em trở về thì anh lại buồn giận.
Mùa Chay là thời gian trở về với Cha, trở lại với anh em.
Người con thứ đã đứng lên trở về nhà cha và tìm được hạnh phúc.
Không rõ người con cả có vào nhà cha và ôm lấy em mình không ?
Lời nguyện:
Lạy Cha,
người con thứ đã muốn tự định đoạt lấy đời mình.
Chúng con vẫn rơi vào tội của người con thứ,
khi coi Cha
như người cản trở hạnh phúc của chúng con.
Chúng con thèm được tự do bay nhảy
ngoài vòng tay Cha,
nhưng tự do ấy lại biến chúng con thành nô lệ.
Hạnh phúc do thế gian ban tặng thì bọt bèo.
Như người con thứ,
chúng con bỗng thấy mình tay trắng,
rơi xuống chỗ cùng cực và bị cái chết đe dọa.
Lạy Cha đầy lòng bao dung,
xin kéo chúng con trở về với Cha mỗi ngày,
giúp chúng con điều chỉnh những đam mê lệch lạc.
Xin nâng chúng con đứng lên trong niềm vui
vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội.


Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên,
thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng.
Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ,
chúng con lại thấy mình hiền hòa hơn với tha nhân.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

25 thg 2, 2016

Sinh hoa lợi (26.2.2016 – Thứ sáu Tuần 2 Mùa Chay)


Lời Chúa: Mt 21, 33-43.45-46
33 Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: “Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa.34 Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi.35 Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ.36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy.37Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con ta.”38Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó! “39 Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi.40 Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia? “41 Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.”42 Đức Giê-su bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. 45 Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là Người nói về họ.46 Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.
Suy nim:
Trong Mùa Chay, Giáo Hội cho chúng ta nghe dụ ngôn những tá điền. 
Những tá điền này được chủ nhà cho canh tác vườn nho của mình, 
để đến mùa hái nho họ giao lại cho ông hoa lợi. 
Đây là một vườn nho được ông chủ quan tâm săn sóc. 
Ông đã trồng, đã rào giậu, khoét bồn đạp nho và xây tháp canh. 
Tiếc thay, khi ông chủ sai các đầy tớ đến để thu hoa lợi 
các tá điền chẳng những không nộp, mà còn hành hạ họ và giết đi (c. 35). 
Nhóm đầy tớ thứ hai cũng chịu chung số phận (c. 36). 
Nhưng ông chủ vẫn không thất vọng trước sự độc ác của các tá điền. 
Sau cùng, ông đã sai chính con trai mình đến với họ. 
Đứa con thừa tự cũng chẳng được nể vì, bị lôi ra khỏi vườn nho và giết đi.
Khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu muốn nói mình chính là người con ấy, 
người Con của ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. 
Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình 
bởi tay những tá điền sát nhân là các nhà lãnh đạo Do thái giáo đương thời. 
Cái chết của Đức Giêsu nằm trong chuỗi những cái chết của các ngôn sứ 
là các đầy tớ đã được Thiên Chúa sai đến với dân Ítraen trong dòng lịch sử. 
Tuy nhiên, cái chết ấy đặc biệt cao quý vì là cái chết của chính Người Con. 
Hơn thế nữa, cái chết ấy không phải là một dấu chấm hết. 
Nó là cánh cửa mở ra một trang mới của lịch sử, 
không phải chỉ là lịch sử của dân tộc Ítraen, mà còn của cả nhân loại. 
“Viên đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên viên đá đầu góc.
Đó là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta”
 (c. 42). 

Giáo Hội sơ khai thích dùng trích dẫn trên đây của thánh vịnh 118, 22 
để nói về việc Đức Giêsu bị loại trừ và được tôn vinh (x. Cv 4,11; 1Pr 2,7). 
Bị loại bỏ là việc độc ác của con người, 
còn trở nên viên đá góc là việc làm kỳ diệu của Thiên Chúa.
“Thu hoa lợi”, “nộp hoa lợi”, “sinh hoa lợi” (cc. 34, 41, 43). 
Hoa lợi là điều mà ông chủ nhắm tới khi ông đầu tư cho vườn nho. 
Ông đã không thu được hoa lợi gì từ những tá điền độc ác, 
bởi đó ông đã lấy vườn nho lại, cho người khác làm để lấy hoa lợi. 
Vườn nho bây giờ được hiểu là Nước Thiên Chúa. 
Nước này không còn nằm trong tay giới lãnh đạo dân Do thái nữa, 
nhưng được trao cho một dân biết sinh hoa lợi (c. 43). 
Dân mới ấy chính là Giáo Hội phổ quát, 
trong đó gồm cả dân ngoại và những người Do thái tin Đức Giêsu.
Chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về đoàn dân mới. 
Chúng ta hãnh diện vì được trao phó vườn nho là Nước Thiên Chúa, 
và lo lắng trước trách nhiệm phải sinh hoa lợi cho xứng ở đời này. 
Làm thế nào để Giáo Hội nộp hoa lợi đúng mùa cho Chủ? 
Làm thế nào để chúng ta không rơi vào tội của các tá điền đi trước?
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
con thường thấy mình không có thì giờ,
nhưng đồng thời cũng thấy mình
lãng phí bao thời gian quý báu.
Nhiều khi con tự hỏi
mình thực sự làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.
Xin cho con biết quý trọng từng giây phút
đang trôi qua mà con không sao giữ lại được.
Chúa đã trao cho con nén bạc thời gian,
để con sinh lợi tối đa theo ý Chúa.
Xin cho con luôn làm việc như Chúa :hăng say, tận tụy và vui tươi,
vâng phục, có phương pháp và đầy sáng tạo.
Vì quá khứ thì đã qua,
và tương lai thì chưa đến,
nên xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại.
Xin cho con thấy Chúa
lúc này đang ở đây bên con,
và đang mời gọi con đáp lại tiếng của Ngài
bằng những hành động cụ thể.
Con xin hiến dâng Chúa giây phút này
như một hy lễ,
với tất cả những bất ngờ, đớn đau, thách đố.
Ước gì con dám sống hết mình giây phút hiện tại
để hiện tại đưa con vào vĩnh cửu của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

Có một vực thẳm (25.2.2016 – Thứ năm Tuần 2 Mùa Chay)


Lời Chúa: Lc 16, 19-31  
19 “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu,21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. 23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ.24 Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!25 Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được. 27 “Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con,28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!29 Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.30 Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.31 Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”
Suy niệm:
Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới 
còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển. 
Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất. 
Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu 
cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh 
cho cả thế giới trong một thời gian dài.
Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà giàu và Ladarô, 
chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới. 
Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị, 
giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn. 
Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực. 
Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc. 
Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày, 
vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống. 
Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô, 
nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời. 
Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín. 
Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng. 
Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách. 
Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em. 
Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau. 
Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được. 
Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước. 
Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau 
là do chính con người đã tạo ra từ đời này.
Ông nhà giàu bị phạt, không phải vì ông đã bóc lột ai, 
nhưng vì ông không bị sốc chút nào 
trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô. 
Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải. 
Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo, 
nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng. 
Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công, 
và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết. 
Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều, 
nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận. 
Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu. 
Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia. 
Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm: 
Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, 
bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.
Chúng ta có thể nghèo của cải, nhưng giàu có về các mặt khác: 
giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng, 
giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa. 
Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình. 
Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình. 
Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải, 
để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô 
nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm… 
Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta 
cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.
Cầu nguyện:
 Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng 
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói, 
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi, 
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng, 
có bao điều con lãng phí 
bên cạnh những Ladarô túng quẫn, 
có bao điều con hưởng lợi 
dựa trên nỗi đau của người khác, 
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu. 
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công chẳng ở đâu xa. 
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con. 
Con phải chịu trách nhiệm 
về cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân, 
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó 
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng. 
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt, 
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau. 
Thế giới còn nhiều người đói nghèo 
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ. 
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu, 
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

24 thg 2, 2016

Con đồng tính. Con có phải đi xưng tội không?


Con đồng tính, như vậy con có phải xưng tội không, vì trước giờ con vẫn nghĩ không phải con lựa chọn nó nên con nghĩ con không có lỗi. Con được đọc ở một số bài báo Công Giáo, Giáo Hội không phân biệt kì thị người đồng tính, nhưng không cổ vũ cho chuyện này. Con không hiểu, nếu không kì thị như vậy con có thể yêu người đồng giới với con được không… Bây giờ con phải làm sao thưa Cha, con đã có gắng kìm nén thứ tình cảm bệnh hoạn này lâu rồi nhưng con thật sự không hiểu hay có chăng con đang cố tình lừa dối bản thân mình bằng những ý nghĩ ngu muội của con, kẻ bệnh hoạn. Nếu được lựa chọn con hoàn toàn muốn mình được bình thường, yêu và được yêu, hơn hết là tình yêu đó được Giáo Hội, xã hội công nhận… Nhiều lúc con muốn bỏ đi tất cả và có cả ý định chết đi, nhưng mạng sống không do con quyết định, nó là của Thiên Chúa, của Cha Mẹ con và con hoàn toàn không có quyền gì mà hủy hoại nó, nghĩ tới đó nên con mới có thể vượt qua những lúc yếu mềm như vậy. Con biết là nếu xã hội ủng hộ đồng tính thì tất cả sẽ loạn lên …. nhưng với những người như con thì sao…. xin giúp con ….. Xin Chúa soi sáng cho con !
Chào bạn,
Trước hết, chúng tôi xin chia sẻ với bạn những tâm tình mà bạn gửi gắm đến chúng tôi. Đọc thư của bạn, chúng tôi thấy nơi đó là cả một bầu tâm sự dài, sâu kín nhưng lại rất khó để diễn tả ra. Hẳn là bạn đã rất khổ tâm vì phải che giấu mãi một sự thật mà bạn không muốn chấp nhận trong lòng, và bạn càng cảm thấy cô đơn hơn khi không có ai bên cạnh để bạn trao gửi những điều đó. Cảm ơn bạn vì sự tin tưởng mà bạn dành cho chúng tôi, cảm ơn bạn vì sự mở lòng của bạn.
Đồng tính không phải là tội, nên bạn không cần phải đi xưng tội. Bạn không có lỗi gì khi sinh ra đã thấy mình có xu hướng tình dục khác với người khác. Bạn nói đúng, Giáo Hội Công Giáo không kỳ thị người đồng tính. Điều đó có nghĩa là: người Công Giáo đồng tính vẫn là con cái của Chúa, vẫn có thể đi lễ, đọc kinh, rước lễ, lãnh nhận bí tích và hưởng tất cả mọi điều mà người khác được hưởng. Nhưng Giáo Hội không đồng ý hôn nhân đồng tính và việc quan hệ đồng tính, vì nó đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Chẳng ai cấm bạn yêu, vì chẳng ai làm chủ được việc mình yêu ai ghét ai. Nhưng bạn không được quan hệ tình dục, vì đối với một người Công Giáo, quan hệ tình dục chỉ được chúc phúc trong một cuộc hôn nhân được Giáo Hội chấp nhận.
Bạn có thể đặt ra câu hỏi: tại sao bạn lại không có quyền yêu, cưới và quan hệ với người mình yêu? Thế nhưng, trên thế gian này, đâu phải tình yêu nào cũng có cái kết tốt đẹp, đâu phải cứ yêu là đến được với nhau, là muốn làm gì thì làm. Không chỉ những người đồng tính, mà những người dị tính (nam/nữ bình thường), có đôi khi cũng phải học làm chủ mình, để không yêu người mình không được phép yêu, không quan hệ tình dục với người mình không được phép quan hệ tình dục. Con người chúng ta bị giới hạn bởi những quy luật tự nhiên và xã hội mà chúng ta không thể làm gì khác hơn. Giáo Hội mời gọi những người đồng tính hãy chấp nhận xu hướng tính dục của mình, và xem nó như một thánh giá giúp mình hằng ngày nên giống Đức Kitô vác thập giá hơn. Ai cũng có một thánh giá cho mình trong cuộc đời. Người thế này, người thế kia. Cả người dị tính cũng vậy. Lúc nào đó, bạn có thời gian, hãy dành ít phút suy nghĩ về thánh giá mà Chúa đang gửi cho bạn. Thử xem, biết đâu nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn!
Bạn ước ao mình sinh ra là một người bình thường. Bạn đặt câu hỏi: tại sao tôi lại khác người như vậy, tại sao tôi không sinh ra bình thường như bao người khác? Câu trả lời mà chúng tôi dành cho bạn là: tại sao bạn phải giống người khác? Bạn là một người độc nhất trên thế giới này, bạn đâu nhất thiết phải giống người khác. Dẫu biết rằng khác người khác thì bạn sẽ có nhiều thiệt thòi, bạn sẽ có những mặc cảm, tự ti… Nhưng Chúa không bao giờ để ai chịu thua thiệt mà không ban cho người đó một cái gì khác bù vào. Chúng tôi tin rằng việc Chúa để cho bạn là người đồng tính, không phải là để đoạ đày bạn, nhưng là để bạn thực thi một sứ mạng nào đó, mà người khác không thể làm được.
Có lần, tôi vô tình đọc được một bài báo bằng tiếng Anh trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Philippines (tôi không nhớ ngày tháng nào). Trên đó, người ta có đăng chia sẻ của một người đồng tính. Tôi rất ấn tượng bởi phát biểu của anh. Anh ta chia sẻ rằng: “Tôi là một người đồng tính, tôi yêu một người đàn ông, nhưng tôi yêu Chúa hơn.” Người đàn ông này đã không buông trôi đời mình với dục vọng, nhưng cố gắng trải lòng ra với tất cả mọi người, đặc biệt là những ai cần đến sự trợ giúp. Anh ta hăng hái làm từ thiện, năng nổ trong những chuyến tông đồ. Anh ta đồng cảm với người cô đơn và hạnh phúc khi nghe được tiếng cười của những trẻ em nghèo được anh tặng cho cái kẹo. Dần dần, anh ta không bị cô lập mình với những tư tưởng tiêu cực như “tại sao tôi thiệt thòi”, “tại sao tôi khác người”… nhưng anh ra đã nhận ra được rằng ý nghĩa của cuộc sống tại thế này là hệ ở sự cho đi trong một thái độ lạc quan, chứ không phải chỉ biết vun đắp cho mình; hệ ở việc đón nhận những gì mình được ban cho và xem nó như quà tặng, chứ không phải phản kháng và không muốn nhìn đến nó. Anh ta cũng không quan trọng chuyện mình giống hay khác người khác nhưng biết rằng mọi chuyện xảy đến với mình đều nằm trong bàn tay lo liệu của Chúa.
Bạn thân mến, chẳng ai cấm bạn yêu một người, nhưng bạn cũng có thể yêu Chúa theo cách của anh chàng trong ví dụ trên mà chúng tôi vừa nói đến. Biết rằng làm được như thế thật chẳng dễ chút nào. Nhưng lối thoát cho vấn đề của bạn là bạn hãy yêu Chúa bằng một tình yêu thiêng liêng. Hãy đến với Chúa bằng tất cả sự yếu đuối, thất vọng, chán chường của bạn. Chúa không bao giờ từ chối ai đến với mình. Việc bạn đồng tính không ảnh hưởng gì đến việc bạn lên Thiên Đàng hay xuống Hoả Ngục. Nhưng nếu bạn sống một đời sống ích kỷ, không biết chia sẻ, không biết mở lòng, không biết giúp đỡ người khác, sống kiêu ngạo, buông thả, bất chấp… thì điều đó còn tệ hơn cả việc bạn là người đồng tính.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì không thể làm gì được hơn. Câu trả lời của chúng tôi không thể thay đổi số phận hay định mệnh mà Tạo Hoá dành cho bạn. Nhưng chúng tôi hứa sẽ cầu nguyện cho bạn. Nguyện xin Chúa là Đấng an ủi đến trong tâm hồn của bạn và trả lời cho bạn biết Chúa muốn bạn phục vụ Chúa thế nào trong thân phận một người đồng tính.
Thân ái,
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

23 thg 2, 2016

Anh em không được như vậy (24.2.2016 – Thứ tư Tuần 2 Mùa Chay)


Lời Chúa: Mt 20, 17-28
17 Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông:18 “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người,19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy.”
20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.21 Người hỏi bà: “Bà muốn gì? ” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.”22Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? ” Họ đáp: “Thưa uống nổi.”23 Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”
24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” 
Suy niệm:  
Ghế tượng trưng cho chức vụ và chức vị. 
Chính vì thế bình thường người ta ai cũng thích ghế. 
Ghế trong tôn giáo cũng như ghế ngoài đời. 
Tìm cách có ghế, giữ ghế hay tìm cách lên một ghế cao hơn, 
đó vẫn là điều khiến nhiều người vất vả, 
và đó cũng là điều khiến thế giới loạn lạc và xung đột.
Bài Tin Mừng kể cho chúng ta chuyện tranh cãi giữa nhóm Mười Hai. 
Vẫn là chuyện những cái ghế. 
Quan trọng nhất là hai ghế nằm hai bên tả hữu của Thầy 
khi Thầy vào vinh quang trong Nước Thiên Chúa. 
Chỉ tiếc là chuyện tranh cãi này lại xảy ra ngay sau khi 
Thầy Giêsu tâm sự riêng với các môn đệ về cuộc Khổ Nạn của mình. 
Chẳng rõ có phải Gioan và Giacôbê đã nhờ mẹ mình xin giùm không. 
Từ chối lời xin ngây thơ của một người mẹ thương con là điều không dễ. 
Thầy Giêsu có bực mình không khi phải chịu một áp lực như thế?
Các người không biết các người xin gì!” 
Điều các người xin xa lạ với con đường Thầy sắp đi. 
Điều các người mơ ước lại là điều Thầy sắp phải quyết liệt từ bỏ: 
quyền lực, tiếng tăm, vinh dự… 
Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”Như thế Thầy Giêsu thách đố nhóm Mười Hai 
về khả năng chia sẻ cuộc Khổ Nạn với Ngài, 
khả năng dám uống chung một chén đắng mà Ngài sắp uống. 
Chỉ những ai dám cùng chịu đau khổ mới được chung phần vinh quang. 
Chẳng rõ các môn đệ có lường được cái giá phải trả không, 
nhưng họ đã vội trả lời là uống nổi. 
Thầy Giêsu xác nhận chọn lựa của họ, 
nhưng Ngài lại không hứa cho họ ngồi hai bên tả hữu của mình, 
đơn giản là vì điều đó thuộc quyền của Cha.
Chuyện tranh cãi giữa các môn đệ là cơ hội để Thầy Giêsu vạch ra 
cách hành xử cho những nhà lãnh đạo tương lai của Giáo Hội. 
Chắc chắn nó khác với lối lãnh đạo ngoài đời, 
khi người ta dùng quyền uy để thống trị và làm bá chủ (c. 25). 
Giữa anh em thì không được như vậy,” anh em không được theo thói đời. 
Thầy Giêsu dạy các môn đệ điều ngược đời: 
kẻ làm lớn, làm đầu phải làm đầy tớ phục vụ cho anh em mình (cc. 26-27). 
Tấm gương lớn nhất là tấm gương Thầy phục vụ (c. 28). 
Cuộc Khổ nạn sắp đến là việc phục vụ khiêm hạ nhất của Thầy. 
Lần đầu tiên Đức Giêsu cho biết ý nghĩa cái chết sắp đến của mình, 
cái chết như giá chuộc để cứu độ muôn người (c. 28).
Mười môn đệ khác có còn ghen tức hai anh em con ông Dêbêđê nữa không 
nếu họ biết rằng ngồi ghế cao chính là để thấy rõ mà dễ phục vụ hơn?
Cầu nguyện:  
Lạy Thầy Giêsu,Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Xin cho chúng conluôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lênlàm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầyvà sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

22 thg 2, 2016

Nói mà không làm (23.2.2016 – Thứ ba Tuần 2 Mùa Chay)


Lời Chúa: Mt 23, 1-12
1 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:2 “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy.3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.6 Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “ráp-bi”.
8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là “ráp-bi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.10 Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. 
Suy niệm 
Bài Tin Mừng hôm nay được đọc trong Mùa Chay 
không phải để chúng ta nghiền ngẫm thói hư của một số người Pharisêu, 
nhưng để chúng ta soi gương họ mà nhận ra mình. 
Chẳng có thói đạo đức giả nào của họ mà ta được miễn nhiễm.
Đạo đức giả đơn giản là một sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất nơi lòng người. 
Nói rất hay, giảng rất đúng, nhưng lại chẳng sống điều mình nói hay giảng. 
Có một khoảng cách thật xa giữa ngôn và hành. 
Chất trên vai người khác gánh nặng của luật lệ với những đòi hỏi chi li, 
nhưng chính mình lại không muốn chia sẻ chút nào gánh nặng đó. 
Vẫn là khoảng cách giữa nói và làm, giữa mình với người khác. 
Đeo trên trán hay cánh tay những hộp kinh thật to, đính những tua áo thật dài : 
các cử chỉ này lẽ ra để bày tỏ tình yêu đối với Lời Chúa, qui hướng về Chúa, 
thì lại trở nên những cử chỉ qui về mình, 
nhằm làm cho người ta thấy mình, thấy sự đạo hạnh của mình, để tìm tiếng khen. 
Người đạo đức giả không thực sự tìm Chúa. 
Chúa chỉ là phương tiện để họ tự đánh bóng mình trước mặt người đời. 
Háo danh là điều họ khó dứt bỏ trong cuộc sống : 
ưa ngồi chỗ nhất, ưa chiếm ghế đầu, thích được chào là rabbi…
Cộng đoàn Kitô hữu của Matthêu là một cộng đoàn huynh đệ. 
Trong cộng đoàn ấy hẳn có những vị thầy dạy. 
Có những bậc thầy cao niên được gọi một cách trân trọng là rabbi. 
Có những đấng sáng lập cộng đoàn được gọi một cách kính cẩn là cha. 
Nhưng bất chấp điều đó, Đức Giêsu khẳng định : 
Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (c.8). 
Mọi thành viên trong cộng đoàn đều lệ thuộc như nhau 
vào một vị Thầy duy nhất là Đức Giêsu Kitô, 
vào một người Cha duy nhất là Cha trên trời. 
Các Kitô hữu gọi nhau là anh, là chị, là em, 
và đối xử với nhau như anh chị em, con một Cha, học trò một Thầy. 
Đừng để ai gọi mình là thầy, đừng gọi ai là cha…” 
Lời của Đức Giêsu vẫn là một lời cảnh giác cho Giáo hội mọi thời.
Càng lớn mạnh theo thời gian, Giáo hội càng cần một cơ cấu tổ chức, 
bao gồm nhiều chức vụ lãnh đạo có uy quyền. 
Làm sao để tinh thần phục vụ khiêm hạ của Đức Kitô thấm vào mọi cơ cấu? 
Làm sao để mọi vị thầy của Giáo hội không che khuất Đấng là vị Thầy duy nhất? 
Làm sao để các người cha thiêng liêng múc được tình phụ tử dịu hiền 
từ Người Cha duy nhất là chính Thiên Chúa?
Cầu nguyện:  
Lạy Chúa Giêsu,khi đến với nhau,
chúng con thường mang những mặt nạ.
Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến với Chúa,chúng con cũng thường mang mặt nạ.
Có những hành vi đạo đức bên ngoài
để che giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những lời kinh đọc trên môi,
nhưng không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu,chúng con cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ và đánh lừa mình,
mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,đã ăn sâu vào da thịt chúng con,
để chúng con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,để chúng con được lớn lên trong bình an.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

Hãy có lòng nhân (22.2.2016 – Thứ Hai Tuần 2 Mùa Chay)


Lời Chúa: Lc 6, 36-38
36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
Suy niệm: 
Lòng nhân có chỗ đứng quan trọng trong Khổng giáo. 
Sách Luận Ngữ coi lòng nhân là nét đặc trưng của con người. 
Phật giáo cũng đề cao tinh thần từ bi hỷ xả. 
Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mời các môn đệ 
Hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (c. 36). 
Như thế nhân từ là nét đặc biệt nơi Thiên Chúa. 
Nhân từ nằm ở nơi khuôn mặt và ngay nơi trái tim của Ngài. 
Như tín đồ của các tôn giáo khác, Kitô hữu phải sống lòng nhân. 
Nhưng hơn nữa, ở đây, Đức Giêsu mời gọi chúng ta 
bắt chước lòng nhân từ của chính Thiên Chúa, 
một lòng nhân từ không bị giới hạn bởi bất cứ ngăn cách nào.
Lòng nhân được diễn tả bằng bốn mệnh lệnh của Đức Giêsu, 
hai mệnh lệnh tiêu cực và hai mệnh lệnh tích cực. 
Các mệnh lệnh này đều ngắn gọn và nhịp nhàng. 
Phần sau của mỗi mệnh lệnh đều ở thể thụ động, 
nhằm nói lên hành động của Thiên Chúa. 
“Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, đừng kết án để khỏi bị kết án,
hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ, hãy cho thì sẽ được cho lại.”
Xét đoán ở đây không có ý nói đến hành động xét xử của vị quan tòa. 

Nó chỉ muốn nói đến khuynh hướng hay phê bình, chỉ trích người khác. 
Cần để ý đến tam giác giữa Thiên Chúa, tha nhân và chúng ta. 
Thái độ của ta đối với tha nhân thế nào, 
ta sẽ bị Thiên Chúa đối xử lại như vậy. 
Nói cách khác, ta muốn được Thiên Chúa đối xử với mình ra sao, 
ta hãy đối xử với tha nhân như vậy. 
Càng cho nhiều và tha thứ nhiều, càng bớt xét đoán hay kết án, 
ta càng được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đong lại cho chúng ta bằng đấu của chúng ta, 
không phải vì Ngài thiếu quảng đại hay rộng lượng. 
Nhưng vì giống như người đi múc nước bằng một chiếc thùng nhỏ, 
người ấy sẽ chỉ lấy được ít nước thôi. 
Thiên Chúa muốn ban cho ta nhiều hết sức, 
nhưng điều đó còn tùy vào sức chứa của ta. 
Có khi chính ta lại tự giới hạn khả năng đón nhận của mình.
Mùa Chay là thời gian để ta sống lòng nhân của Thiên Chúa. 
Hãy thay đổi cái đấu ta thường dùng để đong cho người khác, 
chúng ta sẽ thấy mình giàu có hơn xưa.
Cầu nguyện:  
Lạy Chúa,xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

20 thg 2, 2016

Chúa Nhật II Mùa Chay Năm C

 
 
 

Tin Mừng: Lc 9,28b-36
            
Hôm ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. Đang lúc hai vị này rời xa Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Mô-sê, và một cái cho ông Ê-li-a". Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!" Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.

Sunday II of Lent Year C

 

Gospel Lk 9,28b-36 

Jesus took Peter, John, and James 
and went up the mountain to pray.
While he was praying his face changed in appearance 
and his clothing became dazzling white.
And behold, two men were conversing with him, Moses and Elijah, 
who appeared in glory and spoke of his exodus 
that he was going to accomplish in Jerusalem.
Peter and his companions had been overcome by sleep, 
but becoming fully awake, 
they saw his glory and the two men standing with him.
As they were about to part from him, Peter said to Jesus, 
“Master, it is good that we are here;
let us make three tents,
one for you, one for Moses, and one for Elijah.”
But he did not know what he was saying.
While he was still speaking, 
a cloud came and cast a shadow over them, 
and they became frightened when they entered the cloud.
Then from the cloud came a voice that said, 
“This is my chosen Son; listen to him.”
After the voice had spoken, Jesus was found alone.
They fell silent and did not at that time 
tell anyone what they had seen.

 

Vinh quang của Đức Giêsu (21.02.2016 – Chúa nhật 2 Mùa Chay năm C)


Lời Chúa: (Lc 9,28b-36)
28 Hôm ấy, Ðức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. 29Ðang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. 30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. 31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem.32 Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Ðức Giêsu, và hai nhân vật đứng bên Người. 33 Ðang lúc hai vị này rời xa Ðức Giêsu, ông Phêrô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Môsê, và một cái cho ông Êlia”. Ông không biết mình đang nói gì. 34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. 35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!” 36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Ðức Giêsu. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.
Suy Niệm
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui…”
Một bài hát của Trịnh Công Sơn đã bắt đầu như thế.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ba môn đệ của Ðức Giêsu
đã chẳng phải chọn một niềm vui.
Niềm vui chợt đến với họ như một quà tặng.
Ðêm hôm ấy, một đêm giống như nhiều đêm,
Ðức Giêsu lên núi cầu nguyện cùng với ba môn đệ.
Ngài chìm sâu trong cuộc đối thoại thân tình với Cha.
Ngài biết khá rõ những gì đang chờ mình:
khổ đau, nhục nhã, cái chết và phục sinh (x Lc 9,22).
Ðức Giêsu đón lấy con đường Cha muốn Ngài đi.
Ðêm đã khuya, Ngài vẫn còn trò chuyện với Cha.
Các môn đệ đã chìm sâu trong giấc ngủ.
Khi chợt tỉnh, họ ngất ngây trước cảnh tượng phi thường.
Thầy Giêsu đang đàm đạo với hai ông Môsê và Êlia.
Vinh quang rạng ngời bao trùm ba đấng.
Khuôn mặt Thầy Giêsu trở nên đổi khác.
Cả y phục Ngài cũng trở nên trắng tinh chói lọi.
Không rõ các môn đệ đã chiêm ngưỡng cảnh này bao lâu,
nhưng chắc chắn họ muốn kéo dài hạnh phúc đó.
Khi ông Phêrô thấy hai vị sắp chia tay Ðức Giêsu,
ông đòi dựng ba lều để tất cả ở lại qua đêm.
Ðêm đẹp quá, đêm huyền diệu! Ðêm bừng sáng như ban ngày!
Bỗng chốc một đám mây bao phủ các môn đệ,
đưa họ đi vào huyền nhiệm của sự hiện diện thần linh.
Họ khiếp sợ khi thấy Thiên Chúa quá ư gần gũi.
Tất cả những gì đã xảy ra đều nhằm chuẩn bị
để các môn đệ nghe được lời giới thiệu của Cha:
“Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn”,
và đón nhận lời Cha nhắn nhủ:
“Hãy vâng nghe lời Người”.
Kinh nghiệm thấy Ðức Giêsu tỏa sáng thật cần thiết.
Nó là một nâng đỡ cho các môn đệ
đang cùng đi với Thầy trên đường lên Giêrusalem.
Nó giúp các ông đón nhận số phận như Thầy,
để được cùng Thầy chia sẻ vinh quang (x. Lc9,23-26).
Vinh quang của Con Thiên Chúa được dấu ẩn khi làm người.
Vinh quang ấy lóe sáng lúc Ngài biến hình trên núi.
Nhưng ngay sau Phục Sinh, Ngài cũng chẳng tỏ hết vinh quang.
Vinh quang tỏ tường chỉ bừng tỏa khi Ngài trở lại.
Ðám mây rồi cũng tan, Môsê và Êlia biến đi.
Chỉ còn mình Ðức Giêsu ở lại,
với khuôn mặt bình thường, với con đường phía trước.
Rồi hôm sau Thầy trò lại xuống núi ruổi rong.
Trong mùa Chay, chúng ta cần gặp được Chúa bừng sáng.
Và chúng ta cũng cần được biến hình.
Sám hối đích thực, dẫn tới sự bừng sáng rực rỡ.
Bừng sáng qua cầu nguyện thâm trầm, qua chay tịnh lặng lẽ.
Bừng sáng qua chia sẻ với tha nhân.
Ước gì tôi bừng sáng qua việc biến đổi lối nghĩ, lối sống.
Cầu Nguyện
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm về cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.