30 thg 11, 2016

Hãy đi theo tôi (30.11.2016 –Thứ Từ Lễ thánh Anrê)


Lời Chúa: Mt 4, 18-22
8 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá.19Người bảo các ông: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.”20 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. 21 Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông.22 Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
Suy nim:
Như một sự tình cờ, lúc đang đi dọc theo bờ hồ Galilê, 
Đức Giêsu thấy bóng dáng các anh đánh cá quen thuộc. 
Hẳn họ đã có lần nghe Ngài giảng và thấy Ngài chữa lành bệnh nhân. 
Đức Giêsu yên lặng nhìn các anh làm việc. 
Họ đang quăng lưới bắt cá hay ngồi trong khoang vá lưới với cha. 
Cảnh tượng rất đời thường và ấm áp. 
Đẹp biết mấy chuyện con người làm việc chung với nhau. 
Sau này họ sẽ biết cách làm việc với nhau trên con thuyền Giáo Hội.
Chúa Giêsu hôm nay cũng thấy tôi. 
Tôi thế nào, Ngài thấy tôi thế ấy. 
Cái nhìn của Ngài không làm tôi bị tê liệt, nhưng cho tôi tự do. 
Ngài chấp nhận trọn vẹn con người tôi, cả tội lỗi và yếu đuối. 
Chẳng cần son phấn, tôi thu hút Ngài bằng cái mộc mạc của tôi. 
Ngài gặp tôi hôm nay lúc tôi đang mải mê làm một việc gì đó. 
Ngài gặp tôi giữa cái vất vả kiếm sống của đời thường. 
Hạnh phúc cho người nào được thấy Thiên Chúa (Mt 5, 8), 
và cũng thật hạnh phúc cho người nào được Thiên Chúa thấy.
Các anh hãy theo tôi”: đây là một lời mời dành cho mọi Kitô hữu. 
Ơn gọi Kitô hữu khởi đi từ tiếng gọi của Thầy Giêsu. 
Người Do Thái thường tầm sư học đạo, 
còn ở đây, chính Thầy Giêsu đi chọn môn đệ cho mình (Ga 15, 16). 
Ngài mời ta đi theo chính con người của Ngài, 
chứ không phải theo một lý tưởng cao đẹp hay một dự án hấp dẫn. 
Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới con người.” 
Một cuộc đổi đời thực sự, từ lưới cá đến lưới con người. 
Con người của mọi dân tộc là mối bận tâm của Thiên Chúa. 
Theo Chúa Giêsu là chia sẻ nỗi thao thức của Ngài về nhân loại, 
và đồng lao cộng khổ với Ngài trong sứ mạng cứu độ thế giới.
Simon và Anrê đã bỏ chài lưới, Giacôbê và Gioan bỏ thuyền và cha. 
Sự từ bỏ nào cũng gây ít nhiều xót xa đau đớn. 
Biển cả, sóng nước, thuyền bè, lưới cá, người cha, người vợ: 
biết bao giá trị phải bỏ lại, những người tôi đã và vẫn còn yêu mến. 
Từ bỏ chỉ khả thi nếu tôi gặp một giá trị cao hơn, một tình yêu lớn hơn. 
Chúa không đòi mọi người phải sống đời tu, nhưng đòi phải từ bỏ mình. 
Từ bỏ đơn giản là đặt Thiên Chúa lên trên mọi thụ tạo khác, 
là chọn Giêsu trong giây phút hiện tại, là đón lấy cái bấp bênh. 
Bốn anh ngư phủ đã lên bờ để đi theo một ông thợ mộc bỏ nghề. 
Đời họ đã sang một trang mới.
Hôm nay Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi như một sự tình cờ. 
Ngài vẫn thấy, vẫn gọi, để tôi bỏ và đi theo. 
Không thấy và gọi, thì cũng chẳng ai từ bỏ và đi theo. 
Tiến trình này được lặp lại nhiều lần, làm nên hành trình Kitô hữu. 
Hôm nay tôi mong theo Chúa hơn hôm qua, và ngày mai hơn hôm nay. 
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu thương mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con,
để những người chúng con tiếp xúc
cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói suông,
nhưng bằng cuộc sống chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

28 thg 11, 2016

Thánh Thần tác động (29.11.2016 – Thứ ba Tuần 1 Mùa Vọng)


Lời Chúa: Lc 10, 21-24
Khi ấy, được Thánh Thần tác động, Ðức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.” Rồi Ðức Giêsu quay lại với các môn đệ và bảo riêng: “Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.”
Suy nim:
Ông tổ Jessê là cha của vua Đavít (Lc 3, 32). 
Bài đọc 1 nói về một nhánh nhỏ đâm ra từ gốc tổ Jessê (Is 11, 1).
Đó là Đấng Mêsia, người thuộc dòng dõi Jessê, cha của Đavít. 
Nét đặc biệt của Đấng này là có Thần Khí Đức Chúa ngự trên: 
“thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, 
thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu được đầy tràn Thánh Thần, 
khiến Ngài vui sướng dâng lên Cha lời cầu nguyện tự phát (c. 21). 
Như thế có sự hiện diện của cả Ba Ngôi Thiên Chúa trong giây phút này. 
Trong Thánh Thần, Con dâng lên Cha lời ngợi khen chúc tụng. 
Lời cầu nguyện của Con bao giờ cũng bắt đầu bằng câu Abba, Lạy Cha
Abba là người Cha gần gũi thân thương, 
nhưng Abba cũng là Chúa tể trời đất, đầy quyền năng siêu việt. 
Đức Giêsu ngợi khen Cha, vì Cha giấu kín nhóm này, 
nhưng lại mặc khải cho nhóm kia về Con của Cha. 
Thật ra, Cha không ghét bỏ những người khôn ngoan thông thái. 
Nhưng sự giàu có tri thức đã khiến một số người tự mãn, tự hào, 
đi đến chỗ khép lại và từ chối tin vào Đức Giêsu. 
Những người bé mọn, đơn sơ mới là những người khôn ngoan thật sự. 
Họ mềm mại mở ra như trẻ thơ, để đón nhận Tin Mừng về Nước Trời.
Bảy mươi hai môn đệ mới đi sứ vụ trở về, là những người bé mọn ấy. 
Họ là những người có phúc vì được thấy, được nghe 
những điều mà bao thế hệ khác ước ao, nhưng không được (cc. 23-24). 
Họ là những người được đưa vào thế giới thân tình giữa Cha và Con. 
Thế giới ấy thật là riêng tư, nơi Cha và Con hiểu biết nhau trọn vẹn. 
“Không ai thực sự biết Con là ai, trừ Cha;
cũng không ai thực sự biết Cha là ai, trừ Con” 
(c. 22). 

Nhưng thế giới tưởng như khép kín ấy cũng là thế giới mở ra cho con người. 
Cha mặc khải cho những người bé mọn (c. 21). 
Và Con cũng mặc khải cho người nào Con muốn (c. 22). 
Rốt cuộc Cha mặc khải về Con, và Con mặc khải về Cha. 
Chỉ Thiên Chúa mới mặc khải được cho ta về Thiên Chúa.
Mừng lễ Giáng Sinh là mừng Quà Tặng của Cha là Đức Giêsu. 
Ngài là Đấng duy nhất biết Cha thâm sâu, 
nên cũng là Đấng duy nhất có thể mặc khải về Cha trọn vẹn. 
Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất và là Người Con Một của Cha. 
Thiên Chúa Cha đã bắc cho chúng ta một nhịp cầu. 
Cha mời chúng ta qua nhịp cầu ấy mà đến với thế giới Thiên Chúa, 
nơi Cha và Con khăng khít với nhau trong tình yêu. 
Hãy để Cha lôi kéo ta đến với Con của Ngài (Ga 6, 44). 
Hãy để Con là đường đưa ta đến với Cha (Ga 14, 6). 
Hãy là người khôn ngoan thật sự, biết mở ra để nghe Cha, Con mặc khải. 
Biết được Cha và Con là ai, đó là hạnh phúc của người Kitô hữu. 
Đó cũng là ước mơ ngàn đời của Cha và Con cho nhân loại.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho con
và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
(Thánh Âu-Tinh)
  Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

27 thg 11, 2016

Từ phương Đông phương Tây (28.11.2016 – Thứ hai Tuần 1 Mùa Vọng)


Lời Chúa: Mt 8, 5-11
5 Khi Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin:6 “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.”7 Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó.” Viên đại đội trưởng đáp:8 “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.9Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: “Đi! “, là nó đi, bảo người kia: “Đến! “, là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: “Làm cái này! “, là nó làm.”10 Nghe vậy, Đức Giê-su ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế.11 Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời.12 Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”13 Rồi Đức Giê-su nói với viên đại đội trưởng rằng: “Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy! ” Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh.
Suy niệm
Tín đồ Do-thái giáo có tiếng về sống đức hy vọng.
Họ đã hy vọng và vẫn còn hy vọng Đấng Mêsia sẽ đến để đem ơn cứu độ. 
Họ đã chờ và vẫn chờ từ bao ngàn năm nay.
Còn Kitô hữu chúng ta có tiếng về sống đức ái.
Tuy nhiên, tự bản chất Kitô giáo vẫn là tôn giáo của đức hy vọng.
Chúng ta tin Đấng Mêsia là Đức Giêsu đã đến rồi.
Ngài đến đem ơn cứu độ không phải cho riêng dân Ít-ra-en,
nhưng cho mọi dân mọi nước trên toàn thế giới.
Nhưng kitô hữu vẫn còn sống trong chờ đợi và hy vọng.
Chúng ta mong ngày trở lại trong vinh quang của Chúa Giêsu,
cũng là ngày thế giới này đi đến chỗ tận cùng, để sang một trang mới.
MARANA THA, Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến (1 Cr 6, 22; Kh 22, 20).
đó là lời nguyện của các kitô hữu trong Giáo Hội buổi sơ khai.
Đó cũng là lời nguyện khẩn thiết của chúng ta, đặc biệt trong Mùa Vọng.
Ngày quang lâm là ngày tận thế đáng sợ,
khi Chúa Giêsu trở lại xét xử kẻ sống và kẻ chết.
Nhưng đó cũng là ngày hội vui lớn nhất của nhân loại,
ngày mà niềm hy vọng của chúng ta được thành tựu viên mãn.
Ngày ấy “từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc 
cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời” (c. 11).
Đức Giêsu ngỡ ngàng khi thấy niềm tin lớn lao của viên đại đội trưởng.
Ông thuộc dân ngoại mà lại có lòng tin lớn hơn các người Ítraen khác (c. 10).
Ông tin Đức Giêsu có thể chữa lành cho người đầy tớ yêu quý của ông.
Không cần Ngài đến nhà, chỉ cần một lời nói của Ngài thôi cũng đủ (c. 8).
Lòng tin mạnh mẽ và khiêm tốn của ông đã chinh phục Đức Giêsu.
Lời của viên sĩ quan dân ngoại đã trở nên lời ta đọc trước khi rước lễ.
“Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con,
nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.”
Đầy tớ của viên đại đội trưởng đã được chữa lành,
nhưng điều quan trọng hơn là chuyện ông có hy vọng được dự tiệc.
Đây là bữa tiệc cánh chung, bữa tiệc trong Nước Trời (x. Is 25, 6-8).
Một người dân ngoại được ngồi dự tiệc bên các tổ phụ Do-thái.
Đây là điều hẳn làm cho nhiều người Do-thái phải ngạc nhiên.
Mà không phải chỉ có viên đại đội trưởng, 
có nhiều người từ tứ phương thiên hạ cũng được mời (c. 11).
Nước Trời như một bữa tiệc vui và thịnh soạn do Thiên Chúa thết đãi, 
trong đó mọi dân tộc khác nhau cùng đến để chia sẻ và hiệp thông.
Mọi đau buồn, mọi cách ngăn đều bị xóa bỏ.
Màu tím là màu của phụng vụ Mùa Vọng, 
nhưng đây không phải là màu buồn.
Mùa Vọng nhắc chúng ta về niềm hy vọng rất xanh tươi
mà Chúa Giêsu đã mang lại cách đây hai ngàn năm
và chúng ta có bổn phận vun đắp cho thành tựu.
Làm sao để ơn cứu độ của Ngài được mọi người trên thế giới nhận biết?
Làm sao để dân ngoại được ơn đức tin và ơn chữa lành như viên sĩ quan?
Làm sao để chẳng ai vắng mặt trong bữa đại tiệc của Nước Trời?
Mùa Vọng đưa ta về thế giới bao la của châu Á, với 3% người công giáo.
Nếu ngày mai tận thế, Chúa sẽ hỏi ta 97% kia đâu.
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
Cha muốn cho mọi người được cứu độ
và nhận biết chân lý,
chân lý mà Cha đã bày tỏ nơi Ðức Giêsu, Con Cha.
Xin Cha nhìn đến hàng tỉ người
chưa nhận biết Ðức Giêsu,
họ cũng là những người đã được cứu chuộc.
Xin Cha thôi thúc nơi chúng con
khát vọng truyền giáo,
khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh phúc,
niềm vui và bình an của mình cho tha nhân,
và khát vọng muốn giới thiệu Ðức Giêsu cho thế giới.
Chúng con thấy mình nhỏ bé và bất lực
trước sứ mạng đi đến tận cùng trái đất
để loan báo Tin Mừng.
Chúng con chỉ xin đến
với những người bạn gần bên,
giúp họ quen biết Ðức Giêsu và tin vào Ngài,
qua đời sống yêu thương cụ thể của chúng con.
Chúng con cũng cầu nguyện
cho tất cả những ai đang xả thân lo việc truyền giáo.
Xin Cha cho những cố gắng của chúng con
sinh nhiều hoa trái. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

26 thg 11, 2016

Hãy sẵn sàng (27.11.2016 – Chúa nhật 1 Mùa vọng năm A)


Lời Chúa (Mt 24,37-44)
Ðức Giêsu nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: 37 “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.  Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
42 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.  
Suy Niệm
Vào một ngày của tháng 10 năm 1992,
một số người Nam Hàn tụ tập ở các nhà thờ
để chờ ngày tận thế đến vào lúc nửa đêm.
Có người đã bán nhà và xin nghỉ việc,
nhưng dĩ nhiên đó không phải là ngày tận thế.
Kinh Thánh chẳng hề nói tận thế đến vào lúc nào.
Ðức Giêsu cũng bảo là Ngài không biết (Mt 24,36).
Chính vì thế Kitô hữu không tin những lời đồn thổi,
nhưng kiên tâm chờ đợi trong hy vọng.
Ðây không phải là thứ nơm nớp chờ đợi, khoanh tay,
nhưng là thứ chờ đợi bằng cách sống hết mình
để chuẩn bị cho trái đất đón Chúa trở lại.
Mùa vọng là thời gian đặc biệt để tập sống chờ đợi.
Không phải chỉ là chờ mừng lễ Giáng sinh
mà nhất là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử.
Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một.
Ðó là một ngày đáng sợ,
không phải vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra,
nhưng vì là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống người chết.
Ngày đó còn là một ngày hội vui:
ngày vui của Chúa Giêsu toàn thắng vinh quang,
ngày vui của những người được cứu chuộc,
ngày vui của cả vũ trụ vật chất được giải phóng.
Tận thế là cánh cửa mở ra trời mới đất mới.
Tất cả được đưa vào thế giới vĩnh cửu.
Có lẽ chúng ta hôm nay mong chờ Chúa đến
ít hơn các Kitô hữu thuở ban đầu.
Chẳng ai thích nghĩ đến ngày tận thế.
Tận thế bị coi là chuyện tương lai xa vời.
Cuộc sống hiện tại có vô số mối lo âu và hy vọng:
ăn uống, cưới vợ, lấy chồng, làm ruộng, xay bột
Thật ra, nghĩ đến ngày tận thế
cũng cần như nghĩ đến cái chết của mình.
Cái chết dạy người ta biết cách sống.
Ngày tận thế dạy người ta biết cách xây doing thế giới
trên nền tảng vĩnh cửu, trên những giá trị trường tồn.
Ðối với Kitô giáo, ngày tận thế không phải là ngày buồn,
ngày của hủy diệt và tang tóc,
nhưng là ngày của thân xác được sống lại,
ngày khai sinh một thế giới mới
không bị hận thù và chết chóc đe dọa.
Ngày tận thế là ngày Chúa quang lâm.
Chúng ta phải sẵn sàng ra đón Ngài.
Sẵn sàng là cùng với Chúa
xây dựng một trái đất đầy tình thương và công lý.
Sẵn sàng là biến trái đất thành con đường dẫn tới Thiên đàng.
Ngày Chúa quang lâm là một ngày bất ngờ,
nhưng nó sẽ ít bất ngờ
đối với những ai biết sẵn sàng chờ đợi.  
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại
Lm.  Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Hãy sẵn sàng (27.11.2016 – Chúa nhật 1 Mùa vọng năm A)


Lời Chúa (Mt 24,37-44)
Ðức Giêsu nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: 37 “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.  Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
42 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.  
Suy Niệm
Vào một ngày của tháng 10 năm 1992,
một số người Nam Hàn tụ tập ở các nhà thờ
để chờ ngày tận thế đến vào lúc nửa đêm.
Có người đã bán nhà và xin nghỉ việc,
nhưng dĩ nhiên đó không phải là ngày tận thế.
Kinh Thánh chẳng hề nói tận thế đến vào lúc nào.
Ðức Giêsu cũng bảo là Ngài không biết (Mt 24,36).
Chính vì thế Kitô hữu không tin những lời đồn thổi,
nhưng kiên tâm chờ đợi trong hy vọng.
Ðây không phải là thứ nơm nớp chờ đợi, khoanh tay,
nhưng là thứ chờ đợi bằng cách sống hết mình
để chuẩn bị cho trái đất đón Chúa trở lại.
Mùa vọng là thời gian đặc biệt để tập sống chờ đợi.
Không phải chỉ là chờ mừng lễ Giáng sinh
mà nhất là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử.
Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một.
Ðó là một ngày đáng sợ,
không phải vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra,
nhưng vì là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống người chết.
Ngày đó còn là một ngày hội vui:
ngày vui của Chúa Giêsu toàn thắng vinh quang,
ngày vui của những người được cứu chuộc,
ngày vui của cả vũ trụ vật chất được giải phóng.
Tận thế là cánh cửa mở ra trời mới đất mới.
Tất cả được đưa vào thế giới vĩnh cửu.
Có lẽ chúng ta hôm nay mong chờ Chúa đến
ít hơn các Kitô hữu thuở ban đầu.
Chẳng ai thích nghĩ đến ngày tận thế.
Tận thế bị coi là chuyện tương lai xa vời.
Cuộc sống hiện tại có vô số mối lo âu và hy vọng:
ăn uống, cưới vợ, lấy chồng, làm ruộng, xay bột
Thật ra, nghĩ đến ngày tận thế
cũng cần như nghĩ đến cái chết của mình.
Cái chết dạy người ta biết cách sống.
Ngày tận thế dạy người ta biết cách xây doing thế giới
trên nền tảng vĩnh cửu, trên những giá trị trường tồn.
Ðối với Kitô giáo, ngày tận thế không phải là ngày buồn,
ngày của hủy diệt và tang tóc,
nhưng là ngày của thân xác được sống lại,
ngày khai sinh một thế giới mới
không bị hận thù và chết chóc đe dọa.
Ngày tận thế là ngày Chúa quang lâm.
Chúng ta phải sẵn sàng ra đón Ngài.
Sẵn sàng là cùng với Chúa
xây dựng một trái đất đầy tình thương và công lý.
Sẵn sàng là biến trái đất thành con đường dẫn tới Thiên đàng.
Ngày Chúa quang lâm là một ngày bất ngờ,
nhưng nó sẽ ít bất ngờ
đối với những ai biết sẵn sàng chờ đợi.  
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại
Lm.  Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Hãy sẵn sàng (27.11.2016 – Chúa nhật 1 Mùa vọng năm A)


Lời Chúa (Mt 24,37-44)
Ðức Giêsu nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: 37 “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.  Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
42 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.  
Suy Niệm
Vào một ngày của tháng 10 năm 1992,
một số người Nam Hàn tụ tập ở các nhà thờ
để chờ ngày tận thế đến vào lúc nửa đêm.
Có người đã bán nhà và xin nghỉ việc,
nhưng dĩ nhiên đó không phải là ngày tận thế.
Kinh Thánh chẳng hề nói tận thế đến vào lúc nào.
Ðức Giêsu cũng bảo là Ngài không biết (Mt 24,36).
Chính vì thế Kitô hữu không tin những lời đồn thổi,
nhưng kiên tâm chờ đợi trong hy vọng.
Ðây không phải là thứ nơm nớp chờ đợi, khoanh tay,
nhưng là thứ chờ đợi bằng cách sống hết mình
để chuẩn bị cho trái đất đón Chúa trở lại.
Mùa vọng là thời gian đặc biệt để tập sống chờ đợi.
Không phải chỉ là chờ mừng lễ Giáng sinh
mà nhất là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử.
Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một.
Ðó là một ngày đáng sợ,
không phải vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra,
nhưng vì là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống người chết.
Ngày đó còn là một ngày hội vui:
ngày vui của Chúa Giêsu toàn thắng vinh quang,
ngày vui của những người được cứu chuộc,
ngày vui của cả vũ trụ vật chất được giải phóng.
Tận thế là cánh cửa mở ra trời mới đất mới.
Tất cả được đưa vào thế giới vĩnh cửu.
Có lẽ chúng ta hôm nay mong chờ Chúa đến
ít hơn các Kitô hữu thuở ban đầu.
Chẳng ai thích nghĩ đến ngày tận thế.
Tận thế bị coi là chuyện tương lai xa vời.
Cuộc sống hiện tại có vô số mối lo âu và hy vọng:
ăn uống, cưới vợ, lấy chồng, làm ruộng, xay bột
Thật ra, nghĩ đến ngày tận thế
cũng cần như nghĩ đến cái chết của mình.
Cái chết dạy người ta biết cách sống.
Ngày tận thế dạy người ta biết cách xây doing thế giới
trên nền tảng vĩnh cửu, trên những giá trị trường tồn.
Ðối với Kitô giáo, ngày tận thế không phải là ngày buồn,
ngày của hủy diệt và tang tóc,
nhưng là ngày của thân xác được sống lại,
ngày khai sinh một thế giới mới
không bị hận thù và chết chóc đe dọa.
Ngày tận thế là ngày Chúa quang lâm.
Chúng ta phải sẵn sàng ra đón Ngài.
Sẵn sàng là cùng với Chúa
xây dựng một trái đất đầy tình thương và công lý.
Sẵn sàng là biến trái đất thành con đường dẫn tới Thiên đàng.
Ngày Chúa quang lâm là một ngày bất ngờ,
nhưng nó sẽ ít bất ngờ
đối với những ai biết sẵn sàng chờ đợi.  
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại
Lm.  Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Hãy sẵn sàng (27.11.2016 – Chúa nhật 1 Mùa vọng năm A)


Lời Chúa (Mt 24,37-44)
Ðức Giêsu nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: 37 “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.  Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
42 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.  
Suy Niệm
Vào một ngày của tháng 10 năm 1992,
một số người Nam Hàn tụ tập ở các nhà thờ
để chờ ngày tận thế đến vào lúc nửa đêm.
Có người đã bán nhà và xin nghỉ việc,
nhưng dĩ nhiên đó không phải là ngày tận thế.
Kinh Thánh chẳng hề nói tận thế đến vào lúc nào.
Ðức Giêsu cũng bảo là Ngài không biết (Mt 24,36).
Chính vì thế Kitô hữu không tin những lời đồn thổi,
nhưng kiên tâm chờ đợi trong hy vọng.
Ðây không phải là thứ nơm nớp chờ đợi, khoanh tay,
nhưng là thứ chờ đợi bằng cách sống hết mình
để chuẩn bị cho trái đất đón Chúa trở lại.
Mùa vọng là thời gian đặc biệt để tập sống chờ đợi.
Không phải chỉ là chờ mừng lễ Giáng sinh
mà nhất là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử.
Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một.
Ðó là một ngày đáng sợ,
không phải vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra,
nhưng vì là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống người chết.
Ngày đó còn là một ngày hội vui:
ngày vui của Chúa Giêsu toàn thắng vinh quang,
ngày vui của những người được cứu chuộc,
ngày vui của cả vũ trụ vật chất được giải phóng.
Tận thế là cánh cửa mở ra trời mới đất mới.
Tất cả được đưa vào thế giới vĩnh cửu.
Có lẽ chúng ta hôm nay mong chờ Chúa đến
ít hơn các Kitô hữu thuở ban đầu.
Chẳng ai thích nghĩ đến ngày tận thế.
Tận thế bị coi là chuyện tương lai xa vời.
Cuộc sống hiện tại có vô số mối lo âu và hy vọng:
ăn uống, cưới vợ, lấy chồng, làm ruộng, xay bột
Thật ra, nghĩ đến ngày tận thế
cũng cần như nghĩ đến cái chết của mình.
Cái chết dạy người ta biết cách sống.
Ngày tận thế dạy người ta biết cách xây doing thế giới
trên nền tảng vĩnh cửu, trên những giá trị trường tồn.
Ðối với Kitô giáo, ngày tận thế không phải là ngày buồn,
ngày của hủy diệt và tang tóc,
nhưng là ngày của thân xác được sống lại,
ngày khai sinh một thế giới mới
không bị hận thù và chết chóc đe dọa.
Ngày tận thế là ngày Chúa quang lâm.
Chúng ta phải sẵn sàng ra đón Ngài.
Sẵn sàng là cùng với Chúa
xây dựng một trái đất đầy tình thương và công lý.
Sẵn sàng là biến trái đất thành con đường dẫn tới Thiên đàng.
Ngày Chúa quang lâm là một ngày bất ngờ,
nhưng nó sẽ ít bất ngờ
đối với những ai biết sẵn sàng chờ đợi.  
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại
Lm.  Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Phải đề phòng (26.11.2016 – Thứ bảy Tuần 34 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 21, 34-36
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đử sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”
Suy nim:
Tháng 9-2009, Tổng Thống Nga Medvedev 
gọi nạn nghiện rượu là quốc nạn. 
Mỗi năm tính bình quân mỗi người dân uống khoảng 18 lít, 
gấp đôi lượng rượu được coi là nguy hiểm cho sức khỏe. 
Nửa số người Nga chết giữa khoảng 15-54 tuổi là do hậu quả của rượu. 
Trẻ em và phụ nữ cũng nghiện. 
Tuổi thọ trung bình của đàn ông chỉ còn là 59. 
Vì nhiều người chết nên dân số Nga sụt giảm mỗi năm. 
Làm gì để cai nghiện cho hơn hai triệu người Nga, 
đó là chuyện nhức đầu cho các nhà lãnh đạo. 
Nhưng tại sao người ta lại bị nặng nề bởi rượu Vodka?
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta 
về những thứ nặng nề đè trên trái tim người Kitô hữu. 
Trong khi chờ đợi Chúa đến vào thời điểm không đoán trước được, 
chúng ta có thể bị vướng vào những thú vui buông thả. 
Sống bừa bãi, phóng túng, nhậu nhẹt, say sưa, 
đó vẫn là cám dỗ muôn thuở của thân xác. 
Chỉ cần đi một vòng thành phố hay các vùng quê vào ban đêm, 
chúng ta thấy ngay cả một thế giới của ăn uống, hưởng thụ. 
Nhưng trái tim con người còn có thể trở nên nặng nề 
bởi những lo âu trần thế (x. Lc 8, 14). 
Làm sao nhà cửa có thêm tiện nghi? làm sao thêm lương và lên chức? 
Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt con người, 
khiến con người không còn khả năng mở ra trước Chúa và tha nhân. 
Con người giàu lên, nhưng lại thấy mình bất hạnh và gia đình đổ vỡ. 
Mỗi năm ba mươi ngàn người chết vì tự tử ở Nhật. 
Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim mạch. 
Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, 
nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao.
Ngày Chúa đến như một bất ngờ, như một cái bẫy sập xuống, 
không phải chỉ trên người Do Thái, 
nhưng trên mọi dân cư ở khắp mặt địa cầu (c. 35). 
Cả thế giới phải chịu phán xét chẳng trừ ai. 
Bởi đó thái độ cần có mỗi ngày của người môn đệ 
là luôn luôn thức tỉnh và cầu nguyện, 
để có sức mà thoát khỏi mọi điều sắp xảy ra (c. 36). 
Để chuẩn bị cho cái chung cục, thì phải sống đều đặn cái hàng ngày. 
Làm sao để khi Con Người là Đức Giêsu trở lại trên mây trời, 
Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế đứng thẳng, 
không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, 
nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.
Có những lo âu vẫn chi phối tôi làm tôi nặng lòng. 
Có những mê đắm kéo ghì tôi xuống và bắt tôi làm nô lệ. 
Mùa Vọng sắp đến mời tôi tỉnh thức và cầu nguyện, để đứng lên.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào…
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

24 thg 11, 2016

Xem cây vả (25.11.2016 – Thứ Sáu Tuần 34 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 21, 29-33
Khi ấy, 29 Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác.30 Khi cây đâm chồi, anh em nhìn thì đủ biết là mùa hè đã đến gần rồi.31 Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.32 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.33 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.
Suy nim:
Cây vả là một cây rất thường thấy ở xứ Paléttin. 
Khi nó đâm chồi, người ta biết ngay đã vào mùa hè. 
Rồi thì nó sẽ ra hoa và kết trái. 
Không phải chỉ có cây vả, mọi cây khác cũng vậy (c.29). 
Cứ nhìn tình trạng hiện tại của cây, ta biết được điều gì sắp xảy đến. 
Nước Thiên Chúa cũng vậy. 
Trước khi Nước Thiên Chúa đến sẽ có những dấu hiệu 
ở trên trời, dưới đất hay ngoài biển khơi. 
Đức Giêsu đã nhắc cho ta về những dấu hiệu đó (Lc 21, 11. 25-26).
Khi bắt đầu đi rao giảng cách đây hai ngàn năm, 
Đức Giêsu tuyên bố: Nước Thiên Chúa đã đến gần (Mc 1, 15). 
Và Nước ấy đã được khai mạc với chính con người Đức Giêsu. 
Lời nói và việc làm của Ngài đã mở ra Nước ấy trên mặt đất. 
Như hạt giống, Nước ấy đã không ngừng lớn lên cả ngày lẫn đêm, 
đã ảnh hưởng mạnh mẽ như nhúm men trong đống bột, 
và đã phải chịu sự tấn công của kẻ thù gieo cỏ lùng vào giữa lúa. 
Với sự phục sinh của Đức Giêsu, Nước ấy chắc chắn sẽ đến. 
Chắc chắn Nước Thiên Chúa sẽ đến trong vinh quang, 
dù chúng ta không biết rõ khi nào, tuy sẽ có những điềm báo trước. 
Ngày Nước Thiên Chúa đến cách huy hoàng trên trái đất 
sẽ là ngày tận thế, ngày Đức Giêsu trở lại để phán xét mọi người.
Kitô hữu là người tin vào lời Đức Giêsu. 
“Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua” (c. 33). 
Chúng ta chờ đợi, vì chúng ta tin Đức Giêsu sẽ trở lại. 
Sau hai ngàn năm chờ đợi và nỗ lực dựng xây, 
ngày Đức Giêsu quang lâm đã gần hơn nhiều. 
Biết đâu câu nói sau của Đức Giêsu 
lại chẳng ứng nghiệm cho chính thế hệ chúng ta: 
“Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.” (c. 32). 
Không được để mình nguội lạnh và mất đi thái độ chờ đợi. 
Không được để chiến thắng tạm thời của sự dữ ở đâu đó 
khiến chúng ta mất đi lòng tin, 
và những bách hại khiến ta mất đi lòng kiên trì cần thiết (Lc 21, 19).
Nước Thiên Chúa vẫn đến gần hơn mỗi ngày. 
Không thiếu dấu chỉ để nhận ra Nước Thiên Chúa đang đến. 
Chúng ta phải thấy có biết bao dấu chỉ tích cực, đầy hy vọng, 
ngay giữa những khi tưởng như Nước ấy bị xóa sổ, loại trừ. 
Đừng để mình rơi vào thái độ bi quan, khoanh tay vì chán nản. 
Phải làm sao để ngày tận thế không phải là một ngày buồn, 
ngày của những đổ vỡ và mất mát chia ly. 
Phải làm sao để ngày ấy là ngày lịch sử nhân loại mở sang trang mới. 
Đức Giêsu xuất hiện như Điểm Ômêga, Điểm đến của cả vũ trụ. 
Con người và cả vũ trụ đều được hưởng ơn cứu chuộc (Rm 8, 19-23), 
và Thiên Chúa Cha được tôn vinh.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã yêu trái đất này,
và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bi đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời,
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất này,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không làm chúng con quên trời cao;
và những vẻ đẹp của trần gian
không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

23 thg 11, 2016

Sắp được cứu chuộc (24.11.2016 – Thứ năm Tuần 34 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 21, 20-28
20 “Khi anh em thấy thành Giê-ru-sa-lem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành.21 Bấy giờ, ai ở miền Giu-đê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành.22 Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm. 23 Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! “Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống dân này. 24 Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các dân các nước, và Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày xéo, cho đến khi mãn thời của dân ngoại. 25 “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.27 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”
Suy nim:
Theo Josephus, một sử gia người Do Thái đáng tin cậy, 
bốn quân đoàn của vị tướng Rôma là Titus 
đã vây hãm thành phố Giêrusalem vào lễ Vượt Qua năm 70, 
khiến người dân trong thành rơi vào cảnh đói khát cùng cực. 
Ông kể chuyện một phụ nữ quê ở Pêrêa vì quá đói 
đã túm lấy đứa con còn thơ dại, giết con và nướng để ăn. 
Cũng theo sử gia này, quân Rôma đã dùng gươm 
để giết hơn một triệu người ở Giêrusalem và Giuđê. 
Những người Do Thái bị bắt làm tù binh là gần một trăm ngàn.
Ai có thể tưởng được điều khủng khiếp như vậy đã xảy ra 
chỉ bốn mươi năm, sau khi Đức Giêsu nói những lời tiên báo. 
Giêrusalem là thành trì vững chắc, nơi trú ẩn an toàn, 
bây giờ lại là nơi nguy hiểm, cần phải tránh xa (c. 21). 
Tai họa ập xuống trên phụ nữ mang thai và cho con bú (c. 23). 
trên cả tội nhân lẫn trẻ thơ vô tội. 
Thành đô đã bị bao vây, bị thiêu rụi, bị quân Rôma giày xéo. 
Dân thành bị ngã gục, bị đi đày, phải tản mác khắp nơi.
Sự sụp đổ của thành đô đã là một biến cố trên đất Ítraen. 
Nhưng trước khi Đức Giêsu ngự đến trên mây trời 
như Con Người đầy quyền năng và vinh hiển (c. 27), 
sẽ có những dấu lạ đáng sợ khác trên bầu trời và ngoài biển cả (c. 25). 
Thánh Máccô nói đến hiện tượng mặt trời, mặt trăng mất sáng, 
và các vì sao sa xuống từ trời (Mc 13, 24-25). 
Thánh Luca nói đến cảnh biển gào, sóng thét. 
Những điều đó làm muôn dân hoang mang, hồn xiêu phách lạc, 
nhưng không làm các môn đệ hoảng hốt, âu lo. 
Ngược lại họ mừng vui vì Đấng họ chờ đợi từ lâu nay đã đến. 
“Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên” (c. 28). 
Đứng thẳng để đón Đấng mà họ đã suốt đời thắp đèn chờ đợi. 
Ngẩng đầu để mừng giây phút ơn cứu chuộc đã đến gần. 
Chỉ khi Đức Giêsu phục sinh trở lại như Đấng xét xử quyền năng, 
Ngài mới trọn vẹn hoàn thành Nước Thiên Chúa trên mặt đất.
Vào cuối năm phụng vụ, Lời Chúa nói với chúng ta về ngày tận thế. 
Đó là ngày vừa đáng sợ, vừa chan chứa niềm vui, 
ngày được gặp mặt Đấng chúng ta đã tin tưởng, mến yêu và hy vọng. 
Người ta vẫn hay đoán già đoán non về ngày tận thế. 
Nhiều người tưởng là năm 2000, gần đây có người lại nói là 2012. 
Điều quan trọng là làm sao tôi có thể đứng thẳng, ngẩng đầu khi Ngài đến, 
làm sao nhân loại trên trái đất này sẵn sàng ra nghênh đón Ngài 
như đón Đấng Cứu Tinh mà họ nóng lòng chờ đợi. 
Nếu ngày mai Ngài đến với cả thế giới hay đến với riêng mình tôi, 
tôi có sẵn sàng chưa hay còn bị còng lưng, cúi đầu vì bao gánh nặng? 
Mỗi người đều có ngày tận thế của mình. |
Xin cho tôi được bình an khi ngày ấy đến mà không có điềm lạ nào báo trước.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào…
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Một sợi tóc (23.11.2016 – Thứ tư Tuần 34 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 21, 12-19
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu.” Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện. Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Ðó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
Suy nim:
Lúc trời còn tối, ngày 16 tháng 11 năm 1989, tại nước El Salvador,
một nhóm người có vũ trang đã xâm nhập vào Đại Học Trung Mỹ.
Chúng đã giết sáu linh mục Dòng Tên và hai mẹ con người nấu ăn.
Giết xong chúng đã kéo xác ra ngoài vườn và làm những trò man rợ. 
Các linh mục này đều là những nhà trí thức, có ảnh hưởng trong xã hội.
Họ muốn nói lên tiếng nói của người nghèo, chịu cảnh bất công,
muốn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài khiến hơn 70 ngàn người chết.
Họ đã phải trả giá bằng vụ thảm sát bất ngờ,
đã chết như những chứng nhân, những vị tử đạo thời mới.
Chuyện ấy đã xảy ra cách đây hai mươi năm rồi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói về những cuộc bách hại
xảy ra trước khi Ngài trở lại trong ngày tận thế.
Các môn đệ sẽ phải chịu những gì Thầy mình đã chịu.
Họ sẽ bị bắt, bị ngược đãi, bị tù đày, bị đem ra tòa đạo, tòa đời (c. 12).
Họ sẽ bị nộp bởi chính người thân, bị mọi người thù ghét,
và thậm chí bị giết hại (cc. 16.17).
Tất cả những gì các môn đệ phải chịu đều là vì danh Thầy (cc. 12. 17).
Chính tình yêu trung tín đối với Thầy và giáo huấn của Thầy
đã khiến bao Kitô hữu tự nguyện đón nhận khổ đau và cái chết.
Không phải chỉ chối Thầy cách công khai mới mang tội bất trung.
Không phải chỉ bước qua thập giá mới là phản bội.
Bất cứ khi nào chúng ta bước qua những giá trị ngàn đời của Kitô giáo,
như sự thật, sự sống, công bằng, bác ái, nhân phẩm, tự do, lương tâm,
khi ấy chúng ta chối bỏ Đức Kitô Giêsu.
Bất cứ khi nào chúng ta dám xả thân để sống cho những giá trị đó,
chúng ta đã làm chứng cho Ngài rồi.
Gioan Tẩy Giả đã chết vì nói sự thật mất lòng với Hêrôđê.
Maria Goretti đã chết vì muốn sống trong sạch.
Maximilien Kônbê đã xin chết thay cho người khác vì lòng bác ái.
Tất cả đều được Giáo Hội tôn kính như những vị tử đạo, 
dù họ không chết vì tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu.
Đối với Đức Giêsu, giây phút đứng trước tòa là giây phút quan trọng.
Người môn đệ có cơ hội công khai làm chứng cho Thầy (c. 13).
Đức Giêsu không để họ một mình đối diện với sức mạnh của quyền uy.
Ngài hứa sẽ giúp họ trả lời những cáo buộc của tòa án (c. 15; Cv 6, 10).
Thế nên họ chẳng có gì phải xao xuyến, lo âu (c. 14).
Tòa án trở thành nơi làm chứng tuyệt vời của người môn đệ.
Điều quan trọng khi bị bách hại là phải kiên trì (c. 19).
Có nhiều kiểu hành hạ nhằm làm cho người môn đệ bỏ cuộc.
Nhưng một sợi tóc anh em cũng không bị mất (c. 18)
nghĩa là Chúa sẽ lo từng li từng tí cho môn đệ của mình.
Mạng sống của các môn đệ ở đời này có thể bị mất (c. 16),
nhưng nếu họ kiên trì và trung tín, họ sẽ giữ được nó ở đời sau.
Chúng ta cầu cho nhau được ơn kiên trì giữa thử thách của thời đại mới.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.
 Lm.  Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.