26 thg 7, 2012

GIOAKIM và ANNA

Phụ Mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.

Thánh tích của Thánh Gioakim và Thánh Anna được trao cho các vị đại diện của Nhà thờ Thánh Anna, thuộc Chính thống giáo Hy Lạp, vào ngày 3-8-2007 tại Nhà thờ Mẹ Thiên Chúa Byzantine Thế kỷ X ở Chalkeon, tọa lạc tại Quảng trường Aristotelous ở Texalônica, Hy Lạp. Giáo sĩ Cherubim Apostolou, thuộc Huynh đoàn Theophileon Thánh Anna của tu viện Lavra trên Núi Athos, Hy lạp, cùng phái đoàn đã nhận thánh tích từ ĐHY Joachim Miesner, TGP Cologne (Đức), trong một nghi lễ riêng hồi năm 1997.
Thánh Gioakim và Thánh Anna là song thân của Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Những gì chúng ta biết về các ngài là do vài nguồn, mới đầu là Phúc Âm của Giacôbê, người con út trong bảy người con của Giuse và người vợ Salome. Mặc dù các phần văn bản được coi là xác thực, còn lại những bản sao của Phúc Âm này, rồi được thêm vào nhiều thứ mang tính dân gian, đó là lý do sách này không được tính vào bộ Tân ước.
Thánh Gioakim là người chăn chiên thuộc chi tộc Giuđa từ Nadarét thuộc Galilê, còn Thánh Anna ở Belem thuộc miền Giuđa. Thánh Anna là con gái của tư tế Matthan thuộc chi tộc Lêvi. Lúc 20 tuổi, Thánh Gioakim kết hôn với Thánh Anna. Hai người sống với nhau gần 50 năm mà không có con, hai người thề hứa rằng nếu có con thì sẽ dâng hiến cho Chúa.
Giacôbê kể rằng tư tế Rueben khước từ ông Gioakim và các lễ vật vào ngày lễ Dâng hiến và lễ Ánh sáng vì ông không có con cái. Ông Gioakim ra khỏi đền thờ, đưa đàn súc vật lên núi, thề ăn chay và cầu nguyện tới khi Thiên Chúa ghé mắt đoái thương. Bà Anna rời sân dành cho phụ nữ ở đền thờ và về nhà khóc lóc, than thân trách phận mình vô sinh.
Kinh thánh “ngoại hạng” kể rằng Tổng lãnh thiên thần Gabrien đã hiện ra với cả ông Gioakim và bà Anna và nói rằng họ sẽ có con, và bảo họ tới Hoàng Môn (Golden Gate, cửa vàng) của thành Giêrusalem, họ sẽ được đón tiếp, mang thai trong lúc tuổi già, và sinh hạ Maria tại nhà gần Chiên Môn (Sheep Gate, cửa chiên) của thành Giêrusalem. Ông Gioakim qua đời lúc 80 tuổi và bà Anna qua đời lúc 79 tuổi.
Thánh tích của Thánh Gioakim và Thánh Anna, ông bà ngoại của Chúa Giêsu, được các Kitô hữu đầu tiên rước đi từ cổng vườn Gếtsêmani. Dù thánh tích này là kho tàng vô giá của Giêrusalem, nhưng vẫn được chia sẻ với các tôn giáo khác. Tiến sĩ Stilianos Bakirtzidis, giáo sư khoa Tiểu sử Chư thánh (Hagiography) cùng với trường ĐH Đức ở Texalônica, giải thích rằng thánh tích này đã được Charlemagne đưa tới Pháp hồi thế kỷ IX.
Sau đó thánh tích được đưa tời Cologne (Đức), một số thánh tích được đặt tại các Thánh đường tôn kính Thánh Gioakim và Thánh Anna, một số thánh tích được đặt tại tòa TGM Cologne. Giáo sư Bakirtizidis kết luận rằng thánh tích của Thánh Gioakim và Thánh Anna thuộc loại cực kỳ hiếm. Ngoài phần sọ của Thánh Anna được trao cho một nhà thờ hồi năm 2005, có thể là tu viện ở Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), thánh tích của Thánh Gioakim có thể là phần duy nhất đến Hy Lạp và vẫn là thánh tích duy nhất của Thánh Gioakim ở Nhà thờ Chính thống giáo tại Mỹ châu.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ SaintAnna.org)

TIBÊRIA - DẤU LẠ NGÀN XƯA

5 Chiếc Bánh và 2 Con Cá.



24 thg 7, 2012

GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ



THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ



Trong danh sách mười hai Tông đồ mà Chúa chọn, có hai người cùng mang tên là Giacôbê, một người là anh của Thánh Gioan viết Phúc âm, con ông Giêbêđê  và một người là con của ông Alphê. Để phân biệt hai Tông đồ này, người ta gọi Thánh Giacôbê Tông đồ hậu và Giacôbê Tông đồ tiền.
 Phụng vụ vào ngày 25 tháng 7 hằng năm cử hành lễ kính Thánh Giacôbê Tông đồ Tiền.

Thân thế của Thánh Giacôbê 
Ông xuất thân trong một gia đình ngư phủ tương đối khá giả tại Betsaiđa, thân sinh là ông Giêbêđê có người làm thuê (Mc 1, 19-20). Cũng theo Tin mừng của Marcô thì Giacôbê là một trong bốn môn đệ được Chúa gọi đầu tiên tại biển hồ Galilêa (Mc 1, 16-20).

Trong những biến cố quan trọng của cuộc đời Đức Giêsu, vị Tông đồ này luôn có mặt, ông đã chứng kiến phép lạ Chúa chữa nhạc mẫu Phêrô khỏi bệnh (Mt 1, 29-31), con gái ông Giairô sống lại (Mc 5, 37-43), Chúa biến hình trên núi (Mc 9,2-8), và lúc chúa Giêsu hấp hối ở vười Gietsimani (Mt 26,37).

 Hai anh em Giacôbê và Gioan được Chúa đặt cho một biệt hiệu khá “kêu” là :”Boanergès” có nghĩa là cơn sấm sét (Mc 3,17). Chắc cũng vì cá tính của Giacôbê hơi nóng nảy khi cùng với Chúa Giêsu đi vào làng Samari và dân làng không đón tiếp. Thấy vậy, Giacôbê và Gioan cùng đề nghị với Chúa rằng: ”Thưa Thầy,Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?” (Lc 9, 54). 

Cuộc Tử đạo của Ngài 
Theo sách Công vụ kể lại thì có thể Thánh Giacôbê chịu tử đạo dưới thời vua Hêrôđê Agrippa I, vào cuối thế kỷ thứ II, khoảng năm 44 A.D: Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra  tay ngược đãi một số người trong Hội thánh.Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan” (Cv 12,1-2).

 Đây là thời kỳ bách hại các Kitô hữu rất dữ dội, trong suốt ba thế kỷ đầu và chỉ tạm lắng xuống sau sắc chỉ Milan của hòang đế Constantianop vào năm 313. Giáo hội phương tây mừng kính Ngài từ thế kỷ thứ VIII. Các Giáo hội theo nghi lễ Copte và Byzantin thì mừng lễ Ngài sớm hơn vào một ngày gần lễ Phục sinh.
  
Thông điệp của Thánh nhân 
Khi xin Chúa Giêsu cho được ngồi bên hữu và bên tả của Ngài, Giacôbê đã được Chúa báo trước cuộc tử đạo mà những ai muốn theo Chúa phải đón nhận. Chén đắng cùng với mũ triều thiên vinh quang trong nước trời. Bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu đã làm sáng tỏ chén đắng mà Chúa Giêsu uống, khi Người trao lại cho Thánh nhân, và Giacôbê sẵng sàng đón nhận:” ngay từ phút đầu tiên, Người đã cháy lửa nhiệt tình, và trong sự khinh chê lạ thường các lợi lộc trần gian, Người đã tiến tới đỉnh cao đến độ tức thời bị đem đi giết”( trích bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu trong bài đọc giờ kinh sách). 

Lm Giacôbê Tạ Chúc


22 thg 7, 2012

Gx. ThiênÂn - MỘT CHUYẾN ĐI (P. 3)

Rời TàPao và Bãi Dâu, đoàn đến thăm chia sẻ với các em Cô nhi viện Thiên Bình,(Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai), thuộc GP. Xuân Lộc.

Nơi đây có các nữ tu chuyên cần phục vụ cưu mang hàng trăm mảnh đời bất hạnh,những trẻ mồ côi, khuyết tật, các người già neo đơn không nơi nương tựa...
Hãy đến để thấy...để cảm nghiệm, trải lòng mình ra,và để mang "Tấm Bánh Cho Đời "những sẻ chia tình người ...

Những ánh mắt đợi chờ yêu thương


Những Du sinh thiện nguyện Nước ngoài đến chăm sóc cho các em trong dịp nghỉ Hè.







21 thg 7, 2012

HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG

"Họ như bầy chiên không người chăn dắt"


Gx. ThiênÂn - MỘT CHUYẾN ĐI (P.2)

Kính viếng Đức Mẹ Bãi Dâu
Chót vót non cao Mẹ đứng nhìn
Đoàn con cung kính cúi nguyện xin
Thánh Mẫu thương ban tràn ân phúc
Ba đào dậy sóng vững niềm tin...

Gx. ThiênÂn - MỘT CHUYẾN ĐI (P.1)

Vào ngày 18.07 - 19.07.2012 vừa qua, Gia Đình PTTT và nhóm thiện nguyện cộng đoàn Gx. Thiên Ân, Hạt TSN Saigon : Hành hương kính viếng Đức Mẹ TàPao, Đức Mẹ Bãi Dâu, và chia sẻ bác ái tại Cô nhi viện Thiên Bình, Giáo phận Xuân Lộc.

Xin Click vào Nhãn : Gx ThiênÂn bên dưới.


9 thg 7, 2012

FOOTPRINTS IN THE SAND

One night I dreamed I was walking
Along the beach with the Lord.
Many scenes from my life flashed across the sky.
In each scene I noticed footprints in the sand.
Sometimes there were two sets of footprints.
Other times there were one set of footprints.
This bothered me because I noticed that
During the low periods of my life when I was
Suffering from anguish, sorrow, or defeat,
I could see only one set of footprints,
So I said to the Lord, "You promised me,
Lord, that if I followed You,
You would walk with me always.
But I noticed that during the most trying periods
Of my life there have only been
One set of prints in the sand.
Why, When I have needed You most,
You have not been there for me?"
The Lord replied,
"The times when you have seen only one set of footprints
Is when I carried you."
 By Mary Stevenson
(Born 11/08/1922 Died 1/06/1999)


Một đêm kia tôi mơ thấy tôi đang đi dạo
bước dọc theo bờ biển cùng với Chúa
và trên trời phản chiếu những hình ảnh cuộc đời tôi
Mỗi hình ảnh tôi đều chú ý tới những dấu chân trên cát
Ðôi lúc in rõ hai cặp dấu chân
có những lúc chỉ có một cặp mà thôi
Ðiều này làm tôi khó chịu vì tôi thấy
trong những lúc cuộc đời tôi xuống dốc
bởi những khổ đau thất vọng và lo lắng
Tôi nhìn thấy chỉ có một cặp dấu chân
Bởi vậy tôi nói với Chúa "Lạy Chúa, Ngài đã hứa với con
rằng nếu con đi theo Ngài
thì Ngài sẽ đi bên con luôn mãi
Nhưng con cảm thấy trong những lúc khó khăn nhất
của cuộc đời con, thì chỉ có
một cặp dấu chân in trên cát mà thôi.
Tại sao trong những lúc con cần Chúa nhất
Ngài lại không ở đây với con?"
Chúa trả lời,
"Những lúc con nhìn thấy chỉ có một cặp dấu chân
đó chính là những lúc Ta đang mang con trên vai."

( Phỏng dịch )

6 thg 7, 2012

NGOẠI TRỪ QUÊ QUÁN MÌNH

" Ngôn sứ không được quê hương mình chấp nhận ”.

BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG

"Nào ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a sao ?” (Mc 6,3).




Trong truyện cổ Trung hoa có kể rằng: Dương Phủ
lúc nhỏ nhà nghèo, nhưng hết sức cấy cầy để phụng dưỡng cha mẹ. Một hôm ông nghe bên đất Thục có ông Võ Tề đại sư rất nổi tiếng, ông liền xin song thân đến tầm sư học đạo. Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo ông rằng:
- Được gặp Võ Tề đại sư chẳng bằng gặp Phật
Dương phủ hỏi: Phật ở đâu?
Lão tăng bảo rằng: ngươi cứ quay trở về, gặp người nào quấn vải trên người, đi dép ngược là chính Đức Phật đó.
Dương phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai cả. Về tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi cửa. Mẹ ông nghe tiếng con mừng quá, chạy vội ra, quấn vội chiếc mền vào người, đi đôi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bấy giờ ông nhìn kỹ, giống như hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã mô tả.

Từ đó, ông mới hiểu ra rằng: Phật chẳng ở đâu xa mà là chính cha mẹ ở trong nhà. Đúng như cha ông ta vẫn nói: "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha kính mẹ mới là đạo con". Thế nhưng, thói đời thì vẫn thường là: "Bụt nhà không thiêng" hay "Gần Chùa gọi Bụt bằng anh".

 Người ta xem thường những con người đang chung sống với mình. Ít ai nhận ra điều hay, cái đẹp mà những người thân nhất đang cống hiến cho chúng ta. Có khi còn dửng dưng, xem thường và cư xử thiếu kính trọng với những con người đang sống vì chúng ta.

 Có nhiều người ở ngoài đời thì nhẹ nhàng, tao nhã, lịch sự, về nhà lại gắt gỏng, chửi chồng đánh con hay đánh vợ chửi con. Có nhiều người thì dễ dàng mở miệng khen ngợi hàng xóm láng giếng, kể cả người dưng nước lã, thế mà, người trong gia đình lại suốt ngày cau có, phàn nàn. Có nhiều người luôn nghĩ cách làm vui lòng hàng xóm nhưng lại tàn bạo thô thiển với gia đình dòng tộc. Có nhiều người luôn tỏ ra đáng yêu trước người dưng nước lã, nhưng lại đáng ghét với người thân họ hàng. Họ chính là những người dại khờ mà cha ông ta bảo rằng: "khôn nhà dại chợ", hay "làm phúc nơi nao để cầu cao rách nát".

Đó cũng là thái độ của những người đồng hương với Chúa Giêsu. Họ đã vấp phạm với Chúa. Vì họ quá biết về gốc gác, gia cảnh của Chúa. Con bác thợ mộc và bà Maria đang chung sống giữa họ. Đầu óc thủ cựu, lại nặng thành kiến nên không thể nhận ra thiên tính nơi con người của Chúa Giêsu. Dù rằng họ thán phục về tài ăn nói lưu loát của Chúa. Dù rằng họ thán phục vì sự hiểu biết Kinh Thánh của Chúa. Dù rằng họ đã chứng kiến biết bao phép lạ mà Chúa đã làm để cứu chữa các bệnh nhân khỏi đau khổ bệnh tật và khỏi cái chết đã định.

Nhưng vì sự kiêu ngạo, cố chấp, dân Do Thái đã không chấp nhận một vì Thiên Chúa quá giản dị như Giêsu con của bác thợ mộc thành Nagiarét. Đối với một dân tộc đã từng tự hào có Thiên Chúa ở cùng. Có cánh tay quyền năng của Chúa đã giúp họ đánh bại quân thù. Tâm trí họ chỉ trông đợi một Đấng Messia oai hùng, Đấng sẽ đến trị vì muôn nước và sẽ giúp họ làm bá chủ hoàn cầu. Chính vì lẽ đó, người đồng hương đã không nhận ra Chúa là Đấng Messia và còn có những lời nói, cử chỉ bất kính. Với thái độ cực đoan đó, Chúa Giêsu đã vạch trần tâm ý của họ với một lời thật xót xa "Không một tiên tri nào được kính trọng tại quê hương mình".

Đó là cách cư xử bất công của con người ngày hôm qua cũng như hôm nay. Họ đánh giá nhau theo định kiến có sẵn trong đầu. Đôi khi còn bị ác cảm, yên trí về địa vị, gia tộc và quá khứ của một người, khiến chúng ta đánh giá sai lệch và nông cạn về nhau. Thực tế là vậy, khi chúng ta đã không có cái nhìn khách quan sẽ dẫn đến những nhận định bất công và thiếu trung thực. "Yêu ai thì nói quá ưa - Ghét ai nói thiếu nói thừa như không".

 Người tốt hay xấu tùy thuộc vào cái nhìn của chúng ta. Có người ở đây được coi là xấu, ở nơi khác lại được đánh giá là tốt. Có người ở nhà được coi là vô tích sự nhưng ở ngoài lại hoạt bát nhanh nhẹn. Có người ở đây được tán thưởng, ngợi khen, về nhà bị khinh bỉ, xem thường.

Phải chăng Lời Chúa hôm nay là lời nhắc nhở về thái độ vô ơn và bất cập của chúng ta?
 Tại sao chúng ta không khuyến khích nhau vươn lên thay vì kèn cựa và nói hành nói xấu lẫn nhau? Tại sao chúng ta không có cái nhìn cái tốt về nhau để sống vui tươi lạc quan, thay cho cái nhìn thiển cận và thiếu yêu thương chỉ dẫn đến đau buồn và thất vọng?

 Xin Chúa giúp chúng ta đủ khôn ngoan nhận ra giá trị lớn lao của nhau, để có thái độ tôn trọng và tri ân. Xin Chúa ban cho chúng ta một tâm hồn rộng mở và giầu lòng quảng đại để chúng ta đón nhận nhau trong yêu thương, và nhất là biết đối xử tốt với nhau khi còn đang sống bên nhau, đừng để thời gian trôi qua trong sự tiếc nuối xót xa... vì mình đã không một lần đối xử tốt với những người thân yêu mà nay đã không còn. Amen.

Lm Jos. Tạ Duy Tuyền.

2 thg 7, 2012

THẤY MỚI TIN

Mừng Kính Thánh TÔMA Tông Đồ (03.07)
“Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”

Thánh Tôma – Người thông minh. Ðược gọi là “Tôma Hồ Nghi”.
Ngài bị đâm chết bằng thương tại Corehandal, East Indies vào năm 52 A.D.