Chúa Nhật XXII Thường Niên - B
Người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?"
Người trả lời họ : "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm." …
31 thg 8, 2012
29 thg 8, 2012
MỘT CHIẾC ĐẦU RƠI !...
Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết
Có những cái chết để lại cho đời niềm thương nhớ khôn nguôi. Có những sự ra đi làm cho con người thương nhớ, nhắc nhớ tên người chết mãi mãi không ngơi. Có những cái chết khiến người khác trề môi, phỉ nhổ. Chết là trở về nơi cũ. Chết là ra đi. Chết là trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và tác sinh.
Cái chết của thánh Gioan tẩy Giả, Giáo Hội mừng kính hôm nay (29-8) khiến nhân loại phải ghi nhớ, khiến nhiều người thương tiếc, nhưng cũng không khỏi nguyền rủa sự điên rồ, ngạo nghễ và dại gái, khôn nhà dại chợ của Hêrôđê, một vị vua tàn ác và thiếu tư cách làm người.
Cái chết của thánh Gioan tẩy Giả, Giáo Hội mừng kính hôm nay (29-8) khiến nhân loại phải ghi nhớ, khiến nhiều người thương tiếc, nhưng cũng không khỏi nguyền rủa sự điên rồ, ngạo nghễ và dại gái, khôn nhà dại chợ của Hêrôđê, một vị vua tàn ác và thiếu tư cách làm người.
Một cái đầu, một sự trả giá vô biên
- Hêrôđê đã đi vào con đường tội lỗi. Sự dại gái, khôn nhà, dại chợ của Hêrôđê đã khiến vị vua này trở nên ngông cuồng điên dại. Sống trong tội lỗi, tâm hồn của Hêrôđê đã trở nên mù quáng, tối tăm. Ở trong bóng tối, Hêrôđê đã không còn biết phân biệt đâu là phải, đâu là trái. Ông đã hành động tùy tiện việc nước, đã ăn chơi, chè chén trác táng. Ông không còn biết nhận ra sự thật. Số là Hêrôđê đã cướp vợ của ngay người em mình. Sự loạn luân không thể tha thứ, đã làm cho Gioan Tẩy Giả phải lên tiếng quở trách nặng lời hành động vô luân của Hêrôđê và Hêrodias, vợ loạn luân của Hêrôđê. Đúng như lời Kinh Thánh nói: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng…” (Ga 1,6-7).
- Gioan không phải là ánh sáng, nhưng Gioan tới để minh chứng về ánh sáng. Vì chứng minh cho Chúa Giêsu là sự thật, là ánh sáng. Gioan đã không bao giờ chịu khuất phục trước những việc chướng tai gai mắt của con người, của xã hội đương thời và của nhân loại. Gioan đã có lần nói: “Có Đấng đến sau ông và ông không xứng đáng cởi giây dép của Ngài”.
Gioan quả thực đã tới trần gian để dọn đường cho Chúa Cứu Thế. Làm công tác dọn đường, Gioan đã sống đích thực sứ mạng của vị tiên tri. Ngôn sứ phải nói lên sự thật và không bao giờ sợ nguy hiểm cho dù công tác của vị ngôn sứ luôn gặp sự hiểm nguy. Để làm chứng cho Đấng cứu thế, Ngài đã nói công khai với mọi người khi họ lầm tưởng Gioan là Đức Kitô: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”.
Gioan đã lớn lên trong sự minh chứng cho sự thật. Chống lại hành động loạn luân và dâm dật của đôi dâm phụ Hêrôđê và Hêrodias. Gioan Tẩy Giả đã phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời ngôn sứ của mình: cái chết. Hêrôdias vì không chấp nhận sự thật, không chịu nổi lời quở trách của vị tiên tri. Nên đã căm thù tìm cơ hội khử trừ vị ngôn sứ đầy uy tín. Với sự nhảy múa cuồng nhiệt nhân ngày sinh nhật, Hêrodiađê đã làm ngây ngất vua Cha. Cái đầu,vẫn là sự căm tức ngông cuồng của Hêrôdias. Đầu của vị ngôn sứ Gioan Tẩy Giả đã nằm gọn trong chiếc dĩa trước mặt Hêrôđê.
Lời chứng đáng giá nhất của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả
- Dù biết rằng mình sẽ phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời, Gioan Tẩy Giả vẫn nói lên tiếng nói bất khuất của vị ngôn sứ. Mọi tiên tri đều phải trả giá cho lời chứng của mình. Gioan Tẩy Giả đã sống anh dũng, can trường với lời nói của mình.Cái đầu phải trả là giá nặng nề và đáng nguyền rủa nhất của vị ngôn sứ sau cái chết chịu đóng đinh nơi thập giá đối với người Do Thái lúc đó. Gioan Tẩy Giả đã tự xóa nhòa mình để cho Đấng cứu độ lớn lên trong lịch sử nhân loại.
Lời chứng và cái chết của Ngài, đã nói lên sự thật muôn đời là Gioan đã hoàn toàn đáp trả hoàn toàn lời mời gọi của Thiên Chúa: “Ngài không sợ hãi,lớn tiếng trước mặt các vua chúa. Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý”.
(Lm Nguyễn Hưng Lợi)
28 thg 8, 2012
TRÁI TIM KHÔNG NGỦ YÊN
THÁNH AUGUSTINO ( 28-8 )
Phim về Thánh Augustinô sẽ chính thức công chiếu trên màn ảnh rộng tại Arlington (Texas) vào tuần tới. Phim của Ignatius Press, hy vọng sẽ chiếu trên khắp Hoa Kỳ.
Bộ phim “Restless Heart: The Confessions of Augustine” (Trái tim không ngủ yên: Tự thuật của Thánh Augustinô) được giới thiệu ngày 29-8-2012 tại Catholic Marketing Network Trade Show, tổ chức ở Arlington (Texas). Nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và các nhà bán lẻ đã có dịp xem phim này lần đầu tiên.
Bộ phim này có tên gốc là “Thánh Augustinô” (St. Augustine), của đạo diễn nổi tiếng Christian Duguay người Canada, với các nhà đồng sản xuất của Ý, Đức và Ba Lan. Chương trình truyền hình gồm 2 phần đã được chiếu tại Ý năm 2009.
Thánh Augustinô là một trong các tiến sĩ đầu tiên của Giáo hội. Chuyện đời ngài rất lý thú, những bài viết của ngài vẫn được tôn trọng cho tới ngày nay.
Phim này trích nhiều từ cuốn “Tự Thuật” của thánh nhân. Khác với nhiều phim về các thánh khác, phim này không ngại kể về thời kỳ của cuộc đời thánh nhân sống tội lỗi và xung khắc với người mẹ là Thánh Monica.
Thánh Augustinô sinh ở Bắc Phi, sống theo chủ nghĩa khoái lạc (hedonistic lifestyle) và bỏ ngoài tai những lời khuyên của người mẹ thánh thiện, sau gần 30 năm mới trở lại và được rửa tội tại Milan Ý), lúc 33 tuổi. Cuốn “Tự Thuật” (Confessions) và “Thành phố của Thiên Chúa” (City of God) là 2 cuốn sách kinh điển quan trọng của Giáo hội.
Thánh Augustinô được ĐGH Boniface VIII tôn vinh là Tiến sĩ Giáo hội năm 1295.
Phim này giúp khán giả hiểu thêm nhiều về các mối quan hệ và nền văn hóa đã tạo nên một Augustinô tài năng và hoài bão, tội lỗi và chiến đấu, đặc biệt là thánh thiện sau khi trở lại. Phim này cũng đã được ĐGH Bênêđictô XVI khen ngợi: “Hy vọng rằng nhiều người xem phim này cũng sẽ tìm được Chân lý và Tình yêu”.
ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng khi còn là linh mục trẻ hồi năm 1953, ngài cũng đã viết luận án tiến sĩ về giáo huấn của Thánh Augustinô, và tông thư đầu tiên của ngài trên cương vị giáo hoàng là tông thư Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình yêu) cũng có nhiều tư tưởng của Thánh Augustinô.
Phim này sẽ được chiếu tại Trung tâm Bác ái Công giáo Colorado và Giáo phận Colorado để gây quỹ. Phim này cũng sẽ được chiếu tại Rochester, N.Y., và Cincinnati’s Parkland Theater ngày 28-8, ngày 1-9 và ngày 2-9, đồng thời được chiếu tại Washington ngày 29-8 và Nhà thờ Thánh Đa-minh ở San Antonio (Texas) ngày 1-9. Để biết thêm thông tin, có thể truy cập RestlessHeartFilm.com.
Giáo hội đang chuẩn bị khai mạc Năm Đức Tin, thiết nghĩ bộ phim này hữu ích trong việc giúp củng cố đức tin của chúng ta.
Trầm Thiên Thu
27 thg 8, 2012
MONICA : GƯƠNG HIỀN MẪU
Thánh Monica (332-387)
Thánh nữ Monica sinh năm 332 trong một gia đình đạo hạnh làng Sucara bên Phi Châu. Với bầu khí đạo đức, Monica sớm trở thành một cô bé ngoan ngoãn và sốt sắng: mỗi bữa ăn cô thường dành một phần cho người nghèo và những lúc nhàn rỗi thường tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện.
Năm 22 tuổi, Monica vâng lời cha mẹ kết hôn với Patricius thuộc dòng dõi qúy phái, nhưng tính tình ngang tàng, độc ác và tuổi lại gấp đôi. Dù rất khổ tâm nhưng Monica vẫn vui vẻ vâng lời cha mẹ với hy vọng sẽ cứu được một linh hồn.
Quả vậy, nhờ lời cầu nguyện và đức kiên nhẫn, Monica đã cải hóa được người chồng và mấy năm sau sinh được ba người con mà Augustinô là con đầu lòng.
Dù sống trong một gia đình ngoại đạo, nhưng Monica đã chu toàn sứ mệnh làm mẹ, luôn giáo dục con cái biết yêu mến Chúa, yêu người. Bà luôn yêu thương con cái, nhất là đối với Augustinô. Nhưng càng lớn, Augustinô càng biểu lộ các tính hư tật xấu. Ỷ vào trí thông minh, Augustinô đâm lười biếng. Bị sửa phạt, Augustinô bèn lừa dối, lường gạt cha mẹ, thầy dạy, rồi từ đó ham mê lạc thú, ăn chơi, kiêu căng và ham hố danh vọng. Nhất là từ khi chàng được gửi đi học ở tỉnh thì những làn sóng tội lỗi lại tràn ngập tâm hồn. Rồi chàng lại theo bè rối Manikê chống lại đức tin.
Còn gì đau khổ hơn cho Monica khi thấy người con yêu quý của mình ngày càng bước sâu vào con đường tội lỗi. Nhưng tin vào tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa, bà lại càng kiên tâm cầu nguyện và làm các việc lành.
Lời cầu nguyện và nước mắt của Monica đã được Chúa chấp nhận. Sau những thất bại, Augustinô đã tìm đường trở lại cùng Thiên Chúa. Monica vui mừng dâng lời tạ ơn. Ðêm Phục Sinh năm 387, Augustinô đã được lãnh bí tích Rửa Tội do thánh Giám Mục Ambrosiô. Lòng tràn ngập vui sướng, hai mẹ con cùng trở về Phi Châu nhưng bà đã chết bình an trong Chúa năm 387, trong cuộc hành trình ấy.
Xác thánh nữ được mai táng ở Otti. Năm 1430, Ðức Giáo Hoàng Martinô truyền đem về nhà thờ thánh Augustinô ở Rôma.
( Sưu tầm )
26 thg 8, 2012
Gx. Thiên Ân - MỘT NGÀY VUI
Sáng nay Chúa Nhật vào lúc 9g30 ,cha Chánh xứ Thiên Ân : Giuse Lê Hoàng và cha PT. Phaolo cùng cộng đoàn phụng vụ đón mừng các anh chị em (ACE) thành viên mới gia nhập cộng đoàn Dân Chúa. ( 97 học viên gồm : 37 ACE lãnh nhận Bí tích Rửa Tội - 11 ACE Thêm Sức và một số ACE Hôn Phối ).
Nghi thức Tiếp Nhận ACE.
Nghi thức Tiếp Nhận ACE.
Lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội
Lớp Giáo Lý HÔN NHÂN & DỰ TÒNG
Khóa II - 2012
Ban Giảng Huấn
24 thg 8, 2012
THÁNH BARTHOLOMEO
Thánh Bartholomeo là Tông Đồ của Đức Giê-su có trong danh sách của tác giả Mattheu (10,3), ông còn có tên là Nathanael (x Ga 1,45), không có lịch sử chắc chắn về hoạt động Tông Đồ của ông, nhưng theo tương truyền thì ông giảng Tin Mừng ở Ấn Độ và Tử Đạo ở đó.
Nathanael, người
Sự chết : Bị đánh, đóng thập giá, và chém đầu theo lịnh của Vua vào năm 52 A.D.
22 thg 8, 2012
21 thg 8, 2012
TỰ HỎI
Nhạc sĩ : Lê Đức Hùng
Ca sĩ : Thanh Sử
Hình ảnh : Cgta
Proshow Gold : Cát Vy
Nắng nếu không còn ấm có còn là nắng nữa không,
Rừng nếu không còn lá có còn là rừng được chăng,
Mây nếu chẳng còn bay sẽ được gọi tên là gì?
Tôi nếu chẳng còn yêu có còn là người nữa không ?
ĐK:
Nắng mãi xin là nắng ấm, rừng mãi xanh lá bạt ngàn
Mây xin mãi cứ bay cho được luôn mãi yêu người
Yêu chan hoà như ánh nắng ấm ôm ấp khắp mọi loài,
Yêu như rừng tự do kết lá xôn xao tình hoa.
***
Muối nếu không mặn nữa có còn là muối nữa không,
Biển nếu không còn sóng có còn là biển được chăng,
Hoa nếu chẳng toả hương sẽ được gọi tên là gì,
Người nếu chẳng yêu người cỏi đời còn gì vui không?
ĐK:
Muối mãi xin là muối nhé biển mãi dâng sóng dạt dào,
Hoa xin mãi ngát hương cho muôn người luôn mến yêu hoài,
Yêu như loài hoa không tính toán cho hương sắc nồng nàn,
Yêu như biển thuỷ chung sóng vỗ dạt dào ngàn năm
Rừng nếu không còn lá có còn là rừng được chăng,
Mây nếu chẳng còn bay sẽ được gọi tên là gì?
Tôi nếu chẳng còn yêu có còn là người nữa không ?
ĐK:
Nắng mãi xin là nắng ấm, rừng mãi xanh lá bạt ngàn
Mây xin mãi cứ bay cho được luôn mãi yêu người
Yêu chan hoà như ánh nắng ấm ôm ấp khắp mọi loài,
Yêu như rừng tự do kết lá xôn xao tình hoa.
***
Muối nếu không mặn nữa có còn là muối nữa không,
Biển nếu không còn sóng có còn là biển được chăng,
Hoa nếu chẳng toả hương sẽ được gọi tên là gì,
Người nếu chẳng yêu người cỏi đời còn gì vui không?
ĐK:
Muối mãi xin là muối nhé biển mãi dâng sóng dạt dào,
Hoa xin mãi ngát hương cho muôn người luôn mến yêu hoài,
Yêu như loài hoa không tính toán cho hương sắc nồng nàn,
Yêu như biển thuỷ chung sóng vỗ dạt dào ngàn năm
19 thg 8, 2012
THỜI GIAN NHÌN LẠI
Dấu ấn thời gian tái hiện trong một bức ảnh
Nghệ sĩ người Mỹ Bobby Neel Adams muốn truyền tải thông điệp về sự tác động của tuổi tác lên khuôn mặt mỗi người qua bộ ảnh ghép ấn tượng Age Maps.
Mỗi ảnh được ghép từ hai tấm hình của nhân vật lúc còn trẻ và khi về già, đem lại cho người xem nhiều cảm xúc khác nhau. Có người coi đây là những tác phẩm đầy kinh ngạc, số khác thấy hài hước nhưng không ít người nhận xét ảnh tạo cảm giác hơi "kinh dị".
18 thg 8, 2012
BÁNH TỪ TRỜI
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."
15 thg 8, 2012
14 thg 8, 2012
11 thg 8, 2012
BÁNH HẰNG SỐNG
CHÚA NHẬT XIX Thường Niên - B
“Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin
thì được sự sống đời đời.”
(Ga 6,47)
“Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin
thì được sự sống đời đời.”
(Ga 6,47)
8 thg 8, 2012
7 thg 8, 2012
THÁNH ĐAMINH
Thánh ĐAMINH
Linh mục (1170 - 1221)
Thánh Đaminh sinh tại Castille, Tây Ban Nha, năm 1170.
Truyện về tuổi trẻ của Ngài nói tới nhiều điềm báo lạ lùng. Mẹ Ngài, bà Aza mơ thấy con mình như một con chó ngậm đuốc chạy khắp cả thế gian. E ngại vì giấc mơ này bà làm tuần cửu nhật xin cho được sinh nở vuông tròn đến ngày thứ bảy, vị chánh sở nói với bà : - Đừng sợ gì vì đứa trẻ sinh ra sẽ trở thành ánh sáng thế gian và niềm an ủi cho Giáo hội, nhờ sự thánh thiện và giáo thuyết của nó.
Khi trẻ Đaminh còn nằm trong nôi, một bầy ong mật lượn quanh rồi êm ái đậu xuống nơi nôi Ngài. Điều này báo trước rằng lời lẽ miệng Ngài sẽ êm dịu như mật ngọt. Ngày chịu phép rửa tội, vú nuôi Ngài thấy một vì sao chói sáng trên trán Ngài. Đó là dấu ơn thánh Ngài sẽ tỏa chiếu để thu hút các linh hồn.
Được cưng chiều, thánh Đaminh sớm sống đời khổ hạnh. Ngài học hãm mình cầu nguyện khi vừa thôi nôi. Người vú nuôi nhiều lần thấy Ngài âm thầm thức dậy trong đêm tối để cầu nguyện. Ngài chọn một nơi thanh vắng ở cuối vườn làm nơi tâm sự với Chúa. Đức Trinh nữ thường hiện ra với Ngài, dạy Ngài lần chuỗi. Việc đạo đức này về sau trở thành phương thế hữu hiệu để cải hóa những người theo lạc giáo.
Đến tuổi đi học, Đaminh được gởi tới thụ giáo với ông cậu là tổng linh mục ở Gumiel. Năm 14 tuổi, Ngài theo học tại đại học ở Palencia và đã tiến triển rất nhanh về hiểu biết lẫn nhân đức. Nạn đói lan tràn nước Tây Ban Nha, một người bạn đến thăm Đaminh không thấy đồ dùng lẫn những pho sách quí đâu nữa. Ngài đã bán để giúp người nghèo khó rồi. Gương sáng này đã lôi kéo được nhiều sinh viên lẫn các giáo sư bắt chước.
Sau khi hoàn tất việc học, Đaminh được đức Chadiegô, giám mục Osma truyền chức linh mục.
Vị giám mục đạo đức này đang muốn canh tân lòng đạo đức trong giáo phận, đã đặt cha Đaminh làm kinh sĩ. Khi lo chuyện nhà nước qua Châu Au, đức cha Diegô dẫn cha Đaminh đi theo. Tại Languedoc , các Ngài được chứng kiến được tàn phá mà bè rối Albigeois gây ra. Họ chủ trương rằng: mọi vật chất đều xấu và do ma quỉ. Sự hoàn thiện theo họ, hệ tại sự từ bỏ phi nhân bản để sống khắc khổ.
Chủ trương này dẫn tới sự lãnh cảm. Chẳng hạn đối với việc hôn nhân và chôn vùi mọi cơ cấu xã hội gia đình. Họ còn có lễ nghi, và phẩm trật riêng. Người ta bị phân thành hai loại: một bên gồm những người hoàn thiện và những nhà lãnh đạo sống rất khắc khổ; bên kia là quần chúng tìm thấy nơi giáo thuyết mới lý do bào chữa cho sự tự do luân lý không bị kiềm chế của mình.
Trên đường về, đức cha Diegô và cha Đaminh đến Roma xin từ nhiệm để dấn thân vào cuộc truyền giáo quanh vùng Dniepen. Đức giáo hoàng Innocentê III từ lâu đã mong có người ra đi rao giảng tại miền nam nước Pháp, chống lại ảnh hưởng của bè rối Albigeois, thay vì chấp nhận lời thỉnh cầu, Đức giáo hoàng sai các Ngài tới miền nam nước Pháp. Hai người đã tới phụ lực với các sứ giả đã được sai tới trước kia. Tại Montpellier, đức cha Diegô đã nhận thấy sự khác biệt giữa các nhà giảng thuyết công giáo đầy xa hoa với các nhà giảng thuyết phái Albigeois đầy khiêm tốn giản dị. Các Ngài chọn đường lối khác, lấy khó nghèo và cầu nguyện làm gương sáng thu hút mọi người.
Tháng 4 năm 1207, nhiều tu sĩ Xitô đến trợ lực. Trong vòng một năm trời, có đến 40 vị dấn thân vào hoạt động. Những thành công sơ khởi bắt đầu tới, nhưng không kéo dài được lâu. Các tu sĩ Xitô nản lòng. Đức cha Diegô trở về Tây Ban Nha kiếm thêm người trợ lực và qua đời tại đây. Một vị sự thần cũng từ trần. Tệ hại hơn cả là Phêrô Castelman, vị sự thần khác, bị bọn lạc giáo ám sát.
Còn lại mình cha Đaminh. Ngài vẫn tiếp tục nhiệt tình hoạt động trong đường lối khổ hạnh và cầu nguyện. Không chấp nhận kiểu rao giảng khua trống gióng chiêng, Ngài nói : - Không thể đến với kẻ thù như vậy được. Hãy trang bị bằng kinh nguyện và chân không mà đến với tên khổng lồ Goliath.
Trong sáu năm, cha Đaminh trải qua nhiều sóng gió, ngay khi mới tới, đức cha Diegô và Ngài đã thiết lập một cộng đoàn nữ tu tại Prouille. Bây giờ Ngài chỉ còn là trợ lực duy nhất, một ngày kia trong khi nhiệt tình cầu nguyện, thánh nhân than thở tại sao số người lạc giáo quá nhiều mà trở lại thì quá ít. Đức Trinh nữ đã hiện ra và dạy Ngài hãy rao giảng phép lần hạt Mân Côi. Vâng lời Mẹ, thánh nhân dồn nỗ lực vào việc truyền bá sự sùng kính kỳ diệu này, thay vì tranh luận như trước, Ngài dạy dân chúng hiểu phương pháp và tinh thần khi lần chuỗi. Ngài dẫn giải cho họ các mầu nhiệm thánh. Kết quả thật lạ lùng. Sau một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã được an ủi khi thấy hơn một trăm ngàn người tội lỗi và những kẻ lạc giáo được đưa trở về với Giáo hội.
Hoàn thành sứ mệnh, thánh Đaminh có ý định thành lập một dòng tu làm vườn ươm các tông đồ. Ngài trình bày dự tính với Đức giáo hoàng Innocentê III. Nhưng đức giáo hoàng ngần ngại. Đêm sau Ngài mơ thấy đại giáo đường Lateranô bị rung chuyển và thánh Đaminh đưa vai chống đỡ bức tường cho khỏi sụp đổ. Biết ý Chúa Ngài cho gọi thánh nhân đến và chấp thuận cho lập dòng mới. Đây là dòng giảng thuyết.
Khi còn ở Roma, một đêm kia, trong lúc cầu nguyện, thánh Đaminh thấy Chúa Giêsu giận dữ muốn phóng ba ngọn đuốc xuống thiêu hủy thế gian: - Loài người lao mình vào nết xấu kiêu căng nhục dục và biển lận, nên Ta muốn hủy diệt chúng bằng 3 ngọn lửa này.
Nhưng đức Trinh Nữ cản lại: - Con ơi, hãy thương xót thế gian. Này đây có hai người sẽ làm sống dậy các nhân đức.
Đaminh biết mình là một, nhưng người kia là ai thì chưa rõ. Hôm sau khi đến nhà thờ Ngài gặp một tu sĩ, mặc đồ người ăn xin ngồi ngay cửa. Đó là thánh Phanxicô. Hai người chưa gặp nhau, nhưng đã ôm choàng lấy nhau và gọi tên nhau. Các Ngài hợp nhất với nhau trong công cuộc của Chúa.
Thánh Đaminh đề cao việc học, Ngài gởi các tu sĩ đến các đại học, Ngài truyền : - Chớ gì các tu sĩ chuyên cần học tập ngày đêm. Lúc ở nhà cũng như khi đi ngoài đường, họ phải không ngừng đọc sách và suy gẫm.
Thánh Đaminh rảo qua khắp nẻo trên đường giảng dạy, một thanh niên ngây ngất hỏi Ngài đã học cách nào, Ngài nói : - Hỡi con trong sách đức ái đó, sách này hơn mọi sách dạy bảo tất cả.
Một năm trước khi qua đời, các tu sĩ Đaminh đã được sai tới Oxford , Hungaria, Đan Mạch và Hy lạp. Thánh Đaminh qua đời tại Bologna ngày 6 tháng 8 năm 1221.
4 thg 8, 2012
KHÔNG CÒN ĐÓI KHÁT
"Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !” (Ga 6,35)
THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY
Thánh Gioan Maria Vianney và Tòa Giải Tội
Đức Giáo Hoàng Piô XII viết về cha thánh Gioan Maria Vianney một câu thật ngắn gọn: “Một chuyên viên thành thạo nhất về các tội nhân”.
Công việc mục vụ ngồi tòa, giải tội là sứ vụ đức ái mục tử đẹp nhất trong cuộc đời của cha thánh, là hoạt động sáng chói nhất trong nhiệm vụ của một mục tử.
Thời trẻ Gioan có một tâm nguyện: “Nếu một ngày nào đó tôi được làm Linh mục, tôi sẽ đưa nhiều linh hồn về cho Chúa”. Khi làm Linh mục, ngài đã thực hiện tâm nguyện ấy. Tòa giải tội là nơi ngài đưa các linh hồn về cho Chúa nhiều nhất. Tòa giải tội đã thu hút biết bao hối nhân tìm đến với xứ Ars. Tòa giải tội là phép lạ lớn nhất trong cuộc đời của thánh nhân.
Thời gian ở tòa giải tội.
Một phần lớn cuộc đời Linh mục của cha Vianney trôi qua trong tòa giải tội. Trong 30 năm dài, một làn sóng người hành hương không ngừng đổ về ngôi nhà thờ cũ kỷ của họ Ars. Mùa đông rét buốt, số người đến đây không ít hơn các mùa ấm áp.
Tứ tháng 11 đến tháng 3, cha sở phải ngồi tòa trung bình không dưới 12-13 giờ mỗi ngày. Người ta đứng thành hàng dài, từ trong nhà thờ ra bên ngoài, nối đuôi nhau không ngớt chờ đợi tới phiên mình.
Trong năm 1845, có ngày số người hành hương đến Ars lên tới ba hay bốn trăm. Tại nhà ga lớn nhất của Lyon, người ta mở một văn phòng hoạt động 24/24 để bán vé tàu cho khách đi Ars, vé có giá trị tám ngày, đó là thời gian trung bình người ta phải đợi cho đến phiên mình vào tòa xưng tội với vị Linh mục thánh thiện nổi tiếng.
Vào mười năm cuối đời, Thánh Vianney phải giải tội từ mười sáu đến mười tám tiếng một ngày! Còn khách hành hương nói chung phải đợi ba mươi, năm mươi, bảy mươi giờ trước khi được lãnh nhận bí tích hòa giải. Cũng có khi người ta mua lại chỗ đứng của người nghèo. Ai muốn đi ra ngoài phải thỏa thuận vời người bên cạnh hoặc với người bảo vệ nhà thờ. Đêm thì sao? Khi cửa nhà thờ đóng lại, người ta đánh số chổ của mình. (x.Linh mục, người loan báo Tin Mừng, Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).
Ai đến với tòa giải tội?
Họ gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi: có giáo dân, tu sĩ, linh mục và đôi khi cả giám mục nữa; họ là quý tộc và bình dân, kẻ vô chủ nghĩa và người học thức, người thành thị và người thôn quê,… Có khi nguyên một gia đình ngồi trên xe ngựa đến từ những tỉnh xa xôi. Từ những vùng lân cận, người ta tuôn về đây bằng đôi chân hay bằng xe, theo đường bộ hay đường thủy.
Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.
Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.
Đám đông này rất trật tự và nghiêm trang. Họ đến là để nhìn một vị thánh, để xưng tội, để cầu nguyện hay để hoàn thành một lời khấn với thánh nữ Philomêna. Có những người vào làng Ars như vào một đền thánh; vừa nhìn thấy tháp chuông nhà thờ, họ liền cất nón mũ xuống và làm dấu thánh giá. Một nhân chứng kể lại quang cảnh họ nhìn thấy vào tháng ba năm 1859: đông đảo những người ngoài họ Ars đứng trong nghĩa trang cũ và đến tận trong những con đường nhỏ kế cận chờ đến phiên vào tòa giải tội.
Buổi sáng vào khoảng chín giờ, Cha Vianney dành một số thời gian cho các tu sĩ và linh mục. Ngài giải tội cho họ ở một tòa đặt sau bàn thờ chính. Có lần Đức Giám mục địa phận nhà cũng ngồi chờ phiên mình. Cha giải tội cũng dành một số ngoại lệ cho giáo dân con chiên cha, người bệnh, người tản tật và những hối nhân không thể chờ đợi. Đối với trường hợp cuối cùng này, ngài thường dùng ơn “nhìn thấy trong tâm hồn” để nhận ra từ trong dòng người chờ đợi, rồi ưu tiên cho họ.(sđd, trang 62-63).
Cha Gioan Maria Vianney khuyên bảo hối nhân như thế nào ?
Nói chung, ngài mạnh mẽ thẳng thắn, nhân từ nhưng không yếu đuối. Ngài biết cần phải “đánh” điểm nào cho trúng đích. Đọc một số lời khuyên còn ghi lại, tôi thấy ngài thường ngắn gọn, đầy tâm tình chứ không máy móc lạnh lùng.
Để lay tỉnh những “đại tội nhân”, khá nhiều khi ngài tung ra một câu đanh thép: “này con, con bị luận phạt đời đời”. Phát ra từ môi miệng một vị thánh mà người ta tin là ngài đọc được tương lai, câu đó giống như một lời phán quyết khủng khiếp. Nhưng thật ra ngài chỉ muốn nói: “nếu con không xa lánh dịp tội ấy, nếu con cứ duy trì cái thói quen tội lỗi ấy, nếu con không nghe theo lời khuyên dạy thì con sẽ bị luận phạt”.
Đối với những người đạo đức, ngài không cần nhiều lời. Nhưng ngay cả với trường hợp này, vẫn là những mũi tên nóng bỏng đâm thấu tận con tim: “xin Đức Cha yêu thương các Linh mục của ngài!”. Đó là lời duy nhất ngài nói với Đức cha De Langalerie, Giám mục địa phận Belly đang quỳ gối trước mặt ngài. Một cộng sự viên gần gũi của ngài xưng thú: “con đã lười biếng làm điều này nhưng tận đáy lòng, con vẫn thiện chí”, cha giải tội đáp lại duy nhất một câu “Ồ! thiện chí, thiện chí … hỏa ngục cũng lót toàn thiện chí”. Linh mục Monnin kể: “tôi đã xưng tội với ngài hai lần. Lần nào cũng thế, sau mỗi tội tôi xưng ra dù là tội nhẹ nhất, ngài đều nói: ‘đáng tiếc quá’. Từ một người khác, đó có thể là một cách nói thông thường, nhưng từ môi miệng của Cha Sở họ Ars, Linh mục Monnin coi như là tiếng kêu của lòng tin, lòng thương xót và sự ghê tởm đối với tội lỗi; ngài thêm: “Nhất là giọng nói đầy âu yếm đã đánh động tôi” (sđd, trang 64).
Cha Vianney yêu thương tội nhân.
Cha Vianney ghê tởm tội lỗi bao nhiêu thì yêu mến người tội lỗi bấy nhiêu. Ngài có một lòng cảm thương vô bờ đối với hối nhân. Tình yêu ấy được biểu lộ qua những nhân đức sau đây
Cầu nguyện cho tội nhân.
Xen lẫn với kinh nguyện hằng ngày, ngài thường khóc lóc mà thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ có tội phải chết… Những người có tội thật đáng thương. Ước gì con có thể thú tội thay cho họ”. Một người thân tín nói với ngài: “Cha cầu nguyện cho họ ít đi một tí được không? Thấy cha vất vả đau khổ quá!. Ngài trả lời: “Biết sao được. Cha đã hứa cầu nguyện cho họ, cha không thể bỏ…”. Lần khác ngài tâm sự: “Tôi chỉ thực sự là tôi khi tôi cầu nguyện cho những người tội lỗi”
Đền tội thay cho họ.
Ngài ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi và mongcho tội nhân hối cải.Trong những năm cuối đời, ngài thường ra việc đền tội nhẹ cho hối nhân. Ngài nói: “Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ, phần đền tội còn lại, tôi sẽ làm thay”. Và ngài làm thay bằng chính sự khổ chế của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với những lỗi nặng mà cứ tái phạm mãi, ngài bắt hối nhân phải làm những việc đền tội nặng, để họ chứng tỏ sự chân thành và quyết tâm sửa đổi, hầu đem lại lợi ích cho chính họ. Cha Vianney nhiều khi còn khóc trong tòa giải tội nữa. Ngài khóc vì người ta xúc phạm tới Chúa, ngài cũng khóc vì thương các linh hồn… Chính sự thánh thiện của ngài mang lại cho lời khuyên răn và nước mắt của ngài có sức mạnh và hiệu lực.Có người hỏi: “sao cha khóc thế?” ngài đáp ngắn gọn: “tôi khóc vì các ông các bà không khóc cho đủ”.
Yêu thương tội nhân
Đối với những tội nhân cứng lòng, ngài tìm hết cách giúp họ thống hối như gặp gỡ, khuyên nhủ, khi nặng khi nhẹ, và ngay cả bằng nước mắt. Nước mắt và Thánh giá, nhờ ngài, có thể làm cho một trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm. Có người lúc trước đã trả lời thẳng thừng: “Tôi không muốn xưng tội”, hoặc: “Tôi không đến đây để làm cái chuyện đạo đức của mấy bà”. Mặc kệ. Cuối cùng tất cả đều quỳ xuống dưới chân ngài và xưng thú. Chúa đã ban cho ngài một trực giác lạ lùng để nhận ra giữa đám đông hoặc giữa những người đi qua, ai là kẻ cần được đưa về với Chúa nhất để giúp họ, trước sự ngạc nhiên của chính họ. Do đó mà khi có người buột miệng hỏi: “Mỗi năm cha bắt được bao nhiêu cá lớn?”, ngài trả lời ngay, không lưỡng lự: “Hơn 700”. Không nhớ con số sao được đối với những con cá như thế
Luôn nhẫn nại
Một dù vất vả ngồi tòa và có những chuyện dễ làm người ta bực mình, nhưng ngài thì không. Ngược lại, ngài tỏ ra đặc biệt nhẫn nại. Đây là một trong những đức tính nổi bật nhất nơi ngài. Một linh mục đã nhận xét : Tôi đã từng quan sát kỹ xem ngài có tỏ ra bất nhẫn bực tức lúc nào không, mà không thấy. Đem chuyện này hỏi ngài thì được ngài trả lời: “Phải nhẫn nại mới có thể cho cái người ta cần chứ ! Bất nhẫn thì được cái gì ?” Ngài cũng nói với một cha bạn: “Hãy học tập sự nhẫn nại của Chúa”.
Hiền hòa, kính trọng hối nhân.
Vào thời kỳ cao điểm, bình quân mỗi ngày có từ 300 đến 400 người xếp hàng xưng tội. Công việc vất vả và liên tục trong 30 năm này đã làm cho ngài kiệt lực, đến nỗi có lần ngài tự thú: “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đấy không. Đôi khi ra khỏi nhà thờ, tôi phải vịn vào tường mà đi cho khỏi ngã. Đầu tôi nặng trĩu. Thực sự tôi đã không biết mình chống lại như thế nào”.
Suốt ngày bị công việc mục vụ dồn ép như thế, ngồi nghe hối nhân hàng giờ như thế mà ngài vẫn không mất kiên nhẫn, không la lối nạt nộ ai bao giờ, thật là lạ lùng.
Ngài luôn hiền hòa, tế nhị, kính trọng đối với hối nhân, bất kể là ai. Có Linh mục sa ngã nặng đến xưng tội vẫn được ngài yêu mến, kính trọng. Lời khuyên dành cho Đức Giám Mục Giáo Phận đến xưng tội với ngài là : xin Đức cha hãy yêu thương các Linh mục của Đức cha.
Dù có đông người xếp hàng bên tòa giải tội, ngài vẫn dành cho mỗi người một thời gian cần thiết, bởi người nào cũng có vấn đề riêng của mình. Ngài không khuyên dài, nhiều khi chỉ một lời thôi, nhưng là lời làm cho hối nhân phải động tâm suy nghĩ, một lời tác động mạnh trên họ có khi cả đời. Chính sự thánh thiện và yêu thương đem lại sức mạnh và hiệu năng cho lời đó.(x. Thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các Linh mục, Lm Micae Trần Đình Quảng; simonhoadalat.com).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt quá làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi quá gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
Nhân ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4 tháng 8), đọc lại nét tiêu biểu cuộc đời thánh nhân nơi tòa giải tội. Như người ta đã nói: phép lạ lớn nhất của cha Vianney thánh thiện là tòa giải tội của ngài bị bao vây suốt ngày đêm.
Cũng có thể nói cách khác: phép lạ tiêu biểu của ngài là sự hoán cải của những người tội lỗi. Các Linh mục noi gương cha thánh thực thi sứ vụ khó khăn và cao đẹp này.Mỗi lần ban ơn xá giải là Linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
1 thg 8, 2012
THÁNH ANPHONG
Thánh Anphong Maria Liguori, Đấng sáng lập DCCT
Dòng Chúa Cứu Thế là một Dòng truyền giáo được Thánh Alphonso Maria Ligori sáng lập ngày 9-11-1732 tại làng Scala, miền Nam nước Ý. Sứ mạng đặc biệt của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, cô thế cô thân.
Tất Cả Cho Người Nghèo.
Bắt đầu với một nhóm linh mục ít ỏi bé nhỏ nhưng đầy nhiệt thành, ngày nay Dòng Chúa Cứu Thế đã vươn mạnh thành một Dòng thừa sai lớn của Giáo Hội. Gần 6500 tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, gồm các linh mục và các thầy đồng trợ hiện diện trên hơn 50 quốc gia, đang miệt mài rao giảng Tin Mừng cứu rỗi bằng tất cả mọi phương tiện có thể có.
DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
Thể theo lời yêu cầu của Ðức Cha Henry Lecroart, Khâm sai kinh lược của Tòa Thánh tại Việt Nam năm 1923, Thánh bộ Truyền giáo đã ký thác cho vị Chủ tịch Thánh bộ là Ðức Hồng Y Van Rossum, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, việc tìm kiếm và vận động thành lập Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam.
Tỉnh Dòng Thánh Anna Beaupré (Canada) được ký thác công cuộc lập Dòng tại Việt Nam. Ngày 30/11/1925, hai linh mục và một thầy đồng trợ Dòng Chúa Cứu Thế tiên khởi đặt chân lên đất Việt. Cũng với một nhóm tu sĩ ít oi nhỏ bé đó, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong 65 năm qua vẫn không ngừng kiên trì rao giảng Tin Mừng cho đồng bào mình trên mọi nẻo đường đất nước. Chúa Cứu Thế chúc lành cho công cuộc truyền giáo của Tỉnh Dòng bằng cách gởi đến thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành.Năm 1964, Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam trở thành một Tỉnh độc lập, với Cha F.X. Trần Tử Nhãn, Giám Tỉnh tiên khởi.
Rao Giảng Tin Mừng
Mục đích chính của Dòng Chúa Cứu Thế là rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô bằng các phương thức phổ biến như Ðại phúc, Cấm phòng, Tĩnh tâm. Sứ mạng rao giảng này được mở rộng bằng việc tông đồ báo chí, hầu có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người sống ở phương xa. Tại Hoa Kỳ, Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp hàng tháng cung cấp lương thực tinh thần cho hàng ngàn đồng hương trên khắp năm châu.
Sứ Mạng Truyền Giáo
Dòng Chúa Cứu Thế cũng đảm nhận việc truyền giáo cho lương dân tại Á Châu, Phi Châu và Châu Mỹ La-Tinh. Hiện nay, tu sĩ của các Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ đang phục vụ tại các trung tâm truyền giáo ở Puerto Rico, Brazil, Paraguay, Thái Lan và Nigeria. Tại Việt Nam, các địa sở truyền giáo cho đồng bào Thượng đã được thiết lập từ lâu tại Fyan (Tuyên Ðức) và Pleikly (Pleiku).
Hoạt Ðộng Tông Ðồ Chuyên Biệt
Nhiều tu sĩ DCCT phụ trách các hoạt động tông đồ đặc biệt như quản nhiệm các giáo xứ theo yêu cầu của các Giám mục sở tại, tông đồ cho người câm điếc, tật nguyền, tuyên úy cho người di dân. Hiện nay một số linh mục DCCT Việt Nam hải ngoại đang làm tuyên úy cho các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, cho trại tù và phục vụ các thanh niên không gia đình.
Cổ Võ Lòng Sùng Kính Ðức Mẹ
Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Mẹ Maria. Năm 1866 Ðức Thánh Cha Piô IX ký thác cho Dòng bức họa thời danh hay làm phép lạ, có tên "ÐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP". Ngài truyền: "Hãy làm cho cả thế giới yêu mến Mẹ!". Ngày nay, việc kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thường được tổ chức hàng tuần tại các giáo xứ Mỹ cũng như tại các Ðền Ðức Mẹ trên toàn thế giới. Bên quê nhà, đền Ðức Mẹ tại Thái Hà Ấp (Hà Nội), Huế và Sài Gòn là những trung tâm hành hương thân thuộc với đồng bào lương giáo Việt.
Chứng Nhân Anh Hùng
Có bốn tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã được tôn phong Hiển thánh, hai vị được tôn phong Á thánh và nhiều Ðấng đáng kính, với ơn Chúa, đang chờ ngày Giáo Hội vinh thăng hiển thánh. Những nhân chứng anh hùng của các bậc cha anh luôn là niềm hứng khởi, thúc đẩy thế hệ đàn em mạnh tiến.
Thánh ALPHONSO LIGORI (1696-1787), Ðấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, là Tiến Sĩ Hội Thánh và là một trong những nhà thần học luân lý lừng danh nhất trong lịch sử Giáo Hội. Mối quan tâm đến phần rỗi các linh hồn cũng thúc đẩy ngài dấn thân vào việc tông đồ bằng ngòi bút. Tổng số tác phẩm của ngài lên đến 111 cuốn, bao gồm các lãnh vực luân lý, tín lý và tu đức.
Thánh CLÊMENTÊ HOFBAUER (1751-1820) là một linh mục quản xứ nhiệt thành, một tông đồ tận tình với người nghèo và cả giới sinh viên trí thức. Ngài có công quảng bá DCCT qua khỏi biên cương nước Ý năm 1785.
Thánh GIÊRAÐÔ MAJELLA (1726-1755) là một thầy đồng trợ thánh thiện. Giáo dân kính ngài như thánh bổn mạng các bà mẹ và hằng kêu cầu ngài những khi gặp gian nan. Ðặc biệt, Hội Bảo trợ Ơn gọi DCCT cũng đã nhận Ngài làm Thánh Quan Thầy của Hội.
Thánh GIOAN NEUMANN (1811-1860) là một thừa sai di cư từ Âu Châu sang Hoa Kỳ. Ngài là Giám mục địa phận Philadephia, Pennsylvania, và là người đầu tiên thiết lập hệ thống trường công giáo tại giáo xứ ở Hoa Kỳ.
Á Thánh GASPAR STANGASSINGER (1871-1899) dành trọn cuộc đời ngắn ngủi cho giới trẻ. Ngài được Ðức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Á thánh ngày 24-4-1988.
Cha PHANXICÔ SEELO (1819-1867) là một nhà truyền giáo không mệt mỏi tại Hoa Kỳ. Ngài tận tụy phục vụ bệnh nhân dịch sốt vàng tại New Orleans, Louisiana và cuối cùng đã qua đời vì nhiễm bệnh dịch này.
Mẹ Hằng Cứu Giúp,
Đấng hiện diện trong mọi công việc tông đồ của Dòng
Đấng hiện diện trong mọi công việc tông đồ của Dòng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)