31 thg 3, 2016

Anh em là chứng nhân (31.3.2016 – Thứ năm trong Tuần Bát nhật Phục sinh)


Lời Chúa: Lc 24, 35-48
Hai môn đệ từ Emmau trở về, thuật lại cho Nhóm Mười Một và các bạn hữu những việc đã xảy ra dọc đường và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.”
Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này”.
Suy niệm:
Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con.
Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma.
Có lần Ðức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ,
nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma.
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ,
họ cũng hoảng hốt tưởng là thấy ma.
Ðấng sống lại đã kiên nhẫn làm hết cách
để đưa các môn đệ ra khỏi nỗi ám ảnh kinh khủng.
Ngài mời họ xem và đụng đến tay chân Ngài
để thấy Ngài là người bằng xương bằng thịt.
Ngài còn ăn một miếng cá nướng
để cho họ thấy Ngài không phải là một bóng ma.
Khi các môn đệ yếu đức tin,
họ coi Ðức Giêsu phục sinh chỉ là bóng ma.
Nhưng khi đức tin của họ được củng cố,
họ mới thấy Ngài có thực.
Lắm khi chúng ta vẫn tưởng Chúa là bóng ma đe dọa,
vì Chúa đến gặp ta một cách quá bất ngờ,
giữa lúc con thuyền đời ta chòng chành vì gió ngược,
hay lúc căn nhà lòng ta khép kín vì nỗi buồn đau.
Chúa vẫn đến lúc ta tưởng Ngài không thể đến.
Ngài mời gọi ta làm chứng nhân cho Ngài.
Kitô hữu là chứng nhân của niềm hy vọng.
Ðức Giêsu bị đóng đinh đã sống lại ra khỏi mồ.
Bạo lực, bất công, dối trá, hận thù bị thảm bại.
Quyền lực của bóng tối chỉ là tạm thời.
Chiến thắng cuối cùng thuộc về Tình Yêu và Ánh Sáng.
Bởi thế người Kitô hữu vẫn hy vọng không ngơi
ngay giữa lúc sự dữ có vẻ thắng thế.
Kitô hữu là chứng nhân của sự sống.
Thế giới hôm nay bị mê hoặc bởi sự chết.
Những cuộc chiến tranh, xung đột, ám sát, bạo động.
Những loại ma tuý khiến người ta chết không ra người.
Những vụ phá thai quá dễ dàng nơi các cô gái trẻ.
Những vụ tự tử chỉ vì những lý do không đâu.
Kitô hữu phải làm cho sự sống có mặt,
và hấp dẫn gấp ngàn lần sự chết.
Họ phải là nguồn sống dồi dào,
sống đơn sơ, thanh bạch, nhưng hạnh phúc.
Kitô hữu là chứng nhân của niềm vui.
Bao trẻ thơ buồn vì thiếu thầy cô, thiếu trường học.
Bao bệnh nhân ở xa thành phố, cần đến thầy thuốc.
Bao người nghèo khổ sống trong nỗi muộn phiền.
Nếu chúng ta thực sự có niềm vui của Chúa,
nếu chúng ta đã ra khỏi nỗi âu lo về mình,
chắc chúng ta sẽ ra đi công bố Tin Mừng Phục Sinh,
bằng việc đem lại nụ cười cho những người bất hạnh.
Chuyện Ðức Giêsu phục sinh là chuyện khó tin.
Nhưng nếu chúng ta sống quên mình phục vụ
thì người ta có thể gặp đươc Ðấng đang sống.
Cầu nguyện:
Giữa một thế giớichạy theo tiện nghi, hưởng thụ,xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo,xin cho con đừng thu tích của cải.
Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp,xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.
Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,xin cho con biết xây lại niềm tin.
Lạy Chúa Giêsuxin cho con cảm đượccơn đói đang giày vò bao người,xin cho con nghe được lời mời của Chúa:“Các con hãy cho họ ăn đi.”
Ước gì chúng con dám traotất cả những gì chúng con có cho Chúa,để Chúa trao tất cả những gì Chúa cócho chúng con và cho cả nhân loại.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

29 thg 3, 2016

Mời ông ở lại với chúng tôi (30.3.2016 – Thứ tư trong Tuần Bát nhật Phục sinh)


Lời Chúa: Lc 24, 13-35
Chiều ngày phục sinh, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến lại gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. Một trong hai người tên là Clêôpát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Ðức Giêsu hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng sẽ cứu chuộc Ítraen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn còn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”
Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Ðấng Kitô chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon.” Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Suy niệm:
Dưới dáng dấp một người khách lạ,
Chúa Giêsu phục sinh đến với hai môn đệ Emmau.
Ngài đến đúng lúc, đúng lúc họ đang bỏ cuộc,
quay quắt và ray rứt vì chuyện đã qua.
Ngài đi cùng với họ, đi gần bên họ,
khiêm tốn trở thành một người bạn đồng hành.
Ngài gợi chuyện, hay đúng hơn,
Ngài muốn tham dự vào câu chuyện dở dang của họ.
Chúa Giêsu không nản lòng trước câu trả lời lạnh nhạt:
“Chắc chỉ có ông mới không biết chuyện vừa xảy ra…”
Ngài không cắt đứt cuộc đối thoại: “Chuyện gì vậy?”
Ngài giả vờ không biết để họ nói cho vơi nỗi buồn.
Chúa Giêsu kiên nhẫn lắng nghe lời họ tâm sự.
“Trước đây, chúng tôi hy vọng rằng…”
Như thế niềm hy vọng này chỉ còn là chuyện quá khứ.
Cả niềm tin cũng trở nên chai lì,
họ đâu có tin vào lời của các bà ra thăm mộ.
Khi lắng nghe, Chúa Giêsu nhận ra cái gút của vấn đề,
những câu hỏi mà họ không tìm ra lời giải đáp.
Tại sao một người của Chúa, người mà họ tin là Ðức Kitô
lại bị đóng đinh như một kẻ bị Thiên Chúa chúc dữ?
Chúa Giêsu vén mở ý nghĩa của mầu nhiệm đau khổ.
Ðau khổ là nhịp cầu mà Ðức Kitô phải vượt qua
để sang bờ bên kia là vinh quang bất diệt.
Ðau khổ không phải là chuyện xui xẻo, rủi ro,
nhưng nó có chỗ đứng trong chương trình cứu độ.
Lời của Chúa Giêsu là Tin Mừng ngọt ngào,
khiến nỗi đau của họ dịu đi, lòng họ như ấm lại.
Họ cố nài ép Ngài ở lại dùng bữa chiều.
Và chính lúc Ngài cầm bánh bẻ ra trao cho họ
thì họ nhận ra vị khách lạ chính là Thầy Giêsu.
Kinh nghiệm của hai môn đệ Emmau cũng là của chúng ta.
Lúc ta tưởng Ngài vắng mặt, thì Ngài lại đang ở gần bên.
Lúc ta nhận ra Ngài ở gần bên, thì Ngài lại biến mất rồi.
Nhưng chính lúc Ngài biến mất,
ta lại cảm nghiệm sâu hơn sự hiện diện của Ngài.
Ngài đến lúc ta không ngờ.
Ngài đi mà ta không giữ lại được.
Ngài ở lại với ta cả khi ta không thấy Ngài nữa.
Ðấng Phục Sinh vẫn đến với ta hôm nay
qua một người bạn hay một người lạ ta gặp tình cờ.
Qua họ, Ngài thổi vào lòng ta niềm hy vọng tin yêu.
Ngài vẫn đến với ta qua từng thánh lễ.
Ngài đích thân giảng Tin Mừng và bẻ bánh trao cho ta.
Sống như Chúa phục sinh là tập đến với tha nhân,
tập đồng hành, tập gợi ý, tập lắng nghe, tập soi sáng…
Hôm nay vẫn có nhiều người bạn đang lê gót về Emmau.
Cầu nguyện:
Xin ở lại với con, lạy Chúa,vì con cần có Chúa hiện diệnđể con khỏi quên Chúa.
Chúa thấy con dễ bỏ Chúa biết chừng nào.Xin ở lại với con, lạy Chúa,vì con yếu đuối,con cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ.
Không có Chúa,con đâu còn nồng nhiệt hăng say.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn,cuộc đời qua đi, vĩnh cửu gần đến.
Con cần được thêm sức mạnhđể khỏi ngừng lại dọc đường.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,vì con cần Chúa trong đêm tối cuộc đời.
Con không dám xin những ơn siêu phàm,chỉ xin ơn được Ngài hiện diện.
Xin ở lại với convì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúavà không đòi phần thưởng nào khácngoài việc được yêu Chúa hơn.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu S.J

28 thg 3, 2016

Tôi đã thấy Chúa (29.3.2016 – Thứ ba trong Tuần Bát nhật Phục sinh)


Lời Chúa: Ga 20, 11-18
Khi ấy, bà Maria Mácđala đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giêsu gọi bà: “Maria!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: “Rápbuni!” (nghĩa là “Lạy Thầy”). Đức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em.”. Bà Maria Mácđala đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Suy niệm:
Maria Mácđala là con người yêu mến.
Theo Tin Mừng Gioan, bà đã theo Thầy Giêsu đến tận Đồi Sọ,
đã đứng gần thập giá và chứng kiến cái chết của Thầy (Ga 19, 25).
Hầu chắc bà đã tham dự cuộc mai táng Thầy và biết vị trí của ngôi mộ.
Hơn nữa, bà là nguời ra mộ sớm nhất vào ngày thứ nhất trong tuần.
Rồi bà chạy về báo tin cho các môn đệ về chuyện xác Thầy không còn đó (20, 1-2).
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy bà lại có mặt ở ngoài mộ lần nữa (c. 11).
Ngôi mộ như có sức giữ chân bà.
Chỉ tình yêu mới giải thích được điều đó.
Maria là con người tìm kiếm.
Đấng phục sinh hỏi bà: “Bà tìm ai?” (c. 15).
Bà chỉ có một mối quan tâm duy nhất, đó là tìm lại được xác Chúa của bà.
Bà đã nói với Phêrô: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ,
và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu!” (20, 2).
Bà đã nói với vị thiên thần ngồi trong mộ điệp khúc tương tự:
“Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” (c. 13).
Khi gặp Thầy Giêsu, bà tưởng là người làm vườn, nên cũng nói:
“Nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết
ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về (c. 15).
Đối với Maria, mất xác Thầy là mất chính Thầy,
nên bà cứ bị ám ảnh bởi chuyện người ta để Người ở đâu.
Maria là con người đau khổ.
Bà đã khóc nhiều từ khi xác Thầy không còn đó.
Cả thiên thần và Đức Giêsu đều hỏi bà cùng một câu hỏi: “Tại sao bà khóc?”
Ai sẽ là người lau khô nước mắt của bà Maria Macđala?
Ai sẽ là người giúp bà tìm thấy điều bà tìm kiếm?
Đức Giêsu phục sinh đến gặp bà dưới dạng một người làm vườn.
Thậm chí bà nghi ngờ ông này có dính dáng đến chuyện mất xác Thầy.
“Maria”: Đức Giêsu gọi tên bà với một cung giọng quen thuộc.
Bây giờ bà mới nhận ra Thầy và reo lên: “Rabbouni !”
Có những lời của Đức Giêsu được thực hiện.
“Ai tìm thì sẽ thấy”, “Ai khóc lóc sẽ được vui cười”.
Maria đi tìm xác Thầy, nhưng bà đã gặp được một điều quý hơn nhiều,
đó là chính Thầy đang sống.
Maria đã khóc lóc, nhưng niềm vui bà gặp được lớn hơn nhiều.
Chẳng có giọt nước mắt nào là vô ích trước mặt Thiên Chúa.
Hãy nếm niềm vui bất ngờ của Maria.
Bà được Chúa sai đến với các môn đệ, cũng là anh em của Ngài.
Bà gói ghém kinh nghiệm bà mới trải qua trong một câu đơn giản:
“Tôi đã thấy Chúa!” và Chúa đã nói với tôi (c. 18).
Chúng ta không thể nào làm chứng cho Chúa Giêsu nếu không có kinh nghiệm này.
Thấy Chúa và nghe được Chúa nói: đó là ước mơ của chúng ta trong cầu nguyện.
Nhưng đừng quên Maria đã yêu cách nồng nhiệt và can đảm
và đã đau khổ tìm kiếm Thầy Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinhxin ban cho con sự sống của Chúa,sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa,bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa,niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa,hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa,Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
 Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Toàn văn Sứ điệp Phục Sinh 2016 của Đức Thánh Cha


“Hãy chúc tụng Chúa vì Chúa nhân từ
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 135,1)
Anh chị em rất thân mến, Mừng Chúa Phục Sinh.
Đức Giêsu Kitô, hiện thân của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, vì yêu nên Ngài đã chết trên thập giá và cũng vì yêu nên Ngài đã trỗi dậy từ cõi chết. Chính vì thế ngày hôm nay chúng ta tuyên xưng: Đức Giêsu là Thiên Chúa!
Sự sống lại của Người được kiện toàn cách viên mãn qua lời tiên báo của Thánh Vịnh: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, tình yêu của Ngài là vĩnh hằng và bất diệt. Chúng ta có thể hoàn toàn tín thác nơi Chúa và chúng ta cảm tạ Chúa vì đã đi xuống tận cùng hố sâu vì chúng ta.
Đối diện với những vực thẳm thiêng liêng và luân lý của nhân loại, đối diện với những hố sâu con người đào khoét trong cõi lòng và kích động tinh thần oán ghét và sự chết, thì chỉ một lòng thương xót vô ngần vô hạn mới có thể mang lại ơn cứu độ cho chúng ta. Duy chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những hố sâu và vực thẳm này bằng tình yêu, và cho phép chúng ta không những không lún sâu nhưng còn tiếp tục lữ hành cùng nhau hướng đến vùng đất của tự do và sự sống.
Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh, không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy (x. Mt 28, 5-6), lời loan báo tin vui của Phục Sinh này đem lại cho chúng ta sự bảo đảm đầy an ủi để rồi cả biển sâu của tử thần cũng đã bị vượt qua và cùng với Người, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa(x. Kh 1, 4). Thiên Chúa, Đấng đã chịu sự ruồng bỏ của các môn đệ, cũng như gánh nặng của một bản án đầy bất công và cả nỗi nhục nhã của một cái chết đầy ê chề, Đấng ấy giờ đây cho chúng ta được dự phần vào sự sống bất diệt của Người và làm cho chúng ta biết ghé mắt đoái nhìn với lòng từ ái và lòng thương cảm đối với những người đói ăn và khát uống, những khách ngoại kiều và tù nhân, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và loại trừ, những nạn nhân của chuyên quyền và bạo lực. Thế giới đầy những người đau khổ trong thân xác và tinh thần, trong khi thời sự hằng ngày đầy những tin về các tội ác ghê tởm, nhiều khi xảy ra ngay trong bốn bức tường gia đình, và về những cuộc xung đột võ trang đại qui mô tạo nên những thử thách khôn tả cho toàn bộ nhiều dân tộc.
Đức Kitô phục sinh chỉ ra con đường hy vọng cho dân tộc Siria mến yêu, một đất nước bị xâu xé bởi xung đột dai dẳng, với hàng loạt những biểu hiện đáng buồn về sự tàn phá, chết chóc, coi rẻ luật nhân đạo và sự tan vỡ hiệp ước dân sự. Chúng ta trao phó vào quyền năng của Chúa phục sinh những cuộc đàm phán đang diễn ra, để với ý định tốt lành và sự hợp tác của tất cả mọi người, sẽ mang lại những hoa trái hòa bình và bắt đầu xây dựng một xã hội huynh đệ biết tôn trọng nhân phẩm và quyền của mỗi công dân. Xin cho thông điệp sự sống, một thông điệp đã được công bố bởi chính Thiên Thần bên cạnh tảng đá lăn ra khỏi mồ, làm tan chảy những con tim chai cứng và thúc đẩy một cuộc gặp gỡ đầy hoa trái giữa các dân tộc và các nền văn hóa trong những khu vực khác nhau thuộc vùng Địa Trung Hải và Trung Đông, đặc biệt là ở I-rắc, Yemen và Libia.
Chúng ta cầu xin cho hình ảnh của con người mới, tỏa sáng qua gương mặt của Đức Giêsu, thúc đẩy hiệp định giữa Israen và Palestin, cũng như sự cởi mở đầy nhẫn nại và cam kết dấn thân hằng ngày, để cố gắng thiết định những nền móng của một nền hòa bình đúng đắn và lâu bền ngang qua một cuộc đàm phám thẳng thắn và chân thành. Ước gì Thiên Chúa của sự sống luôn đồng hành để những cố gắng nỗ lực này có thể đạt tới một giải pháp dứt khoát đối với tình trạng chiến sự ở Ucraina, gợi hứng và duy trì những sáng kiến giúp đỡ nhân đạo, bao gồm cả việc giải thoát những ai đang bị cầm tù.
Xin Đức Giêsu, vị Thiên Chúa Hòa Bình của chúng ta (Ep 2,14), Đấng đã chiến thắng sự dữ và tội lỗi bằng sự phục sinh của Người, trong ngày lễ Phục Sinh này, kéo chúng ta lại gần hơn với những nạn nhân của các vụ khủng bố. Khủng bố là một hình thức mù quáng và tàn nhẫn của bạo lực, vẫn không ngừng làm đổ máu của biết bao người vô tội thuộc những vùng miền khác nhau trên thế giới, như trong các cuộc tấn công gần đây ở Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Cộng hòa Tchad, Camerun, và Bờ Biển Ngà. Xin Thiên Chúa cho trổ sinh kết quả tốt đẹp từ những hạt mầm hy vọng và viễn tượng hòa bình ở Châu Phi; tôi nghĩ cách đặc biệt tới Burundi, Mozambic, Cộng hòa dân chủ Congo và Nam Sudan, là những nước đáng phải lưu tâm bởi tình trạng chính trị và xã hội căng thẳng.
Với khí giáp là tình yêu mến, Thiên Chúa đã đánh bại chủ nghĩa vị kỷ và sự chết; Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, là cánh cửa của lòng xót thương rộng mở cho tất cả mọi người. Xin cho thông điệp phục sinh của Người được cảm thấu cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi dân tộc Venezuala thân yêu, trong nhưng điều kiện khó khăn mà họ đang trải qua, và bởi những người đang nắm trong tay vận mạng của đất nước. Xin cho họ biết làm việc để hướng tới lợi ích chung, tìm kiếm sự đối thoại và hợp tác với hết mọi người. Xin cho khắp mọi nơi người ta đều cố gắng để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ, công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ những điều ấy mới có thể bảo đảm lợi ích tinh thần và vật chất của tất cả mọi công dân.
Đức Kitô phục sinh, thông điệp sự sống cho tất cả nhân loại, âm vang qua nhiều thế kỷ và mời gọi chúng ta đừng quên những con người đang trong hành trình tìm kiếm một tương lai tốt hơn; càng ngày càng có nhiều hơn nhưng người di cư và tị nạn – trong đó có rất nhiều trẻ em – trốn chạy chiến tranh, đói khát, nghèo khổ và bất công xã hội. Những anh chị em này, trên bước đường trốn chạy, thường phải đối diện với cái chết hoặc sự chối bỏ từ những người có thể ban cho họ sự đón tiếp và giúp đỡ. Chúng ta cầu nguyện cho cuộc họp sắp tới của Hội nghị Thượng Đỉnh về Nhân Đạo có thể đặt con người vào vị thế trung tâm cùng với phẩm giá  của họ, và phát triển các chính sách để hỗ trợ và bảo vệ những nạn nhân của những vụ xung đột và của những trường hợp khẩn thiết khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất và những ai đang bị bách hại vì lý do sắc tộc và tôn giáo.
Trong ngày vinh quang hôm nay, “địa cầu hãy hoan hỷ mừng vui trong ánh quang chói ngời”(Xc. Bài công bố Phục Sinh), mặc dù địa cầu ấy đang bị lạm dụng và khai thác quá mức vì tham lam lợi nhuận. Chính điều này đã dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái. Cách bặc biệt, tôi nghĩ tới những nơi bị ảnh hưởng bởi những tác động của biến đổi khí hậu, thường gây ra hạn hán hoặc lụt lội nghiêm trọng, dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều nơi khác nhau trên hành tinh này.
Cùng với anh chị em của chúng ta, những người đang bị bách hại vì đức tin và lòng trung tín của họ với danh thánh Đức Kitô, và trước sự dữ dường như đang bành trướng trong cuộc sống của rất nhiều người; chúng ta hãy lắng nghe lời an ủi của Thiên Chúa: “Can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian!” (Ga 16, 33). Hôm nay là ngày rực rỡ huy hoàng của sự chiến thắng ấy, vì Đức Kitô đã tiêu diệt thần chết và đã dùng sự phục sinh mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử (x. 2 Tm 1, 10). Đức Kitô đã giúp chúng ta tiến lên từ tình trạng nô lệ tới tự do, từ buồn sầu đến mừng vui, từ than khóc đến lễ hội, từ bóng tối đến ánh sáng, từ cảnh nô lệ đến sự giải thoát. Do đó, chúng ta hãy hoan hô Người: Alleluia.
Với những ai đã đánh mất hy vọng và niềm vui vào cuộc sống trong xã hội của chúng ta, với những người cao tuổi đang phải chiến đấu trong cảnh cô độc và cảm thấy sức khỏe đang xuống dần như bóng chiều tà, với những bạn trẻ dường như không có tương lai, và với tất cả mọi người, một lần nữa tôi muốn nhắn gởi những lời của Thiên Chúa Phục Sinh là: “Này đây Ta đổi mới mọi sự…. Chính ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước trường sinh, mà không phải trả tiền.” (Kh 21, 5-6). Ước mong rằng thông điệp đầy an ủi này của Đức Giêsu giúp mỗi người chúng ta bắt đầu lại với một lòng can đảm mạnh mẽ hơn để xây dựng con đường hòa giải với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta.
Chuyển dịch từ Ý ngữ: Vũ Đức Anh Phương, SJ và Jos. Nguyễn Huy Mai

27 thg 3, 2016

“Chào chị em!” (28.3.2016 – Thứ hai trong Tuần Bát nhật Phục sinh)


Lời Chúa: Mt 28, 8-15
Khi ấy, các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay. Bỗng Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự.” Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do thái cho đến ngày nay.
Suy niệm:
Trong bốn sách Tin Mừng, các phụ nữ luôn được kể là người ra viếng mộ trước tiên.
Trong Tin Mừng Mátthêu, đó là hai bà có cùng tên Maria.
Sau khi được thiên thần giao nhiệm vụ loan báo gấp cho các môn đệ
về sự phục sinh và cuộc hẹn gặp của Thầy ở Galilê (28, 7),
các bà đã mau mắn lên đường, vội vã rời bỏ ngôi mộ trống.
Ngôi mộ này là nơi các bà đặt tình cảm thân thương,
vì đây là nơi đặt xác của người Thầy yêu dấu
Bây giờ ngôi mộ không còn xác Thầy nữa, Thầy đã được trỗi dậy rồi,
nên ngôi mộ chẳng phải là nơi các bà dừng lại mà khóc lóc than van.
Nó trở nên một bằng chứng về sự sống lại của Thầỵ
Ngôi mộ trống thực sự đã đem lại một niềm vui vô bờ bến.
Chính những mất mát lại là dấu hiệu cho một sự hiện diện viên mãn hơn.
Vì thế vừa sợ hãi lại vừa hết sức vui mừng,
các bà chạy đi loan báo cho các môn đệ điều mình vừa nghe nói.
Trên con đường hối hả đi gặp các môn đệ,
các bà không ngờ mình lại là người đầu tiên được gặp Chúa phục sinh.
Điều mới nghe thiên thần nói, bây giờ được thấy tận mắt.
Thánh Mátthêu chỉ nói một cách đơn sơ: “Đức Giêsu gặp các bà” (c. 9).
Không thấy mô tả Đức Giêsu oai phong rực rỡ như thế nào.
Có vẻ Ngài gặp các bà lần này như Ngài đã từng gặp bao lần trong quá khứ.
Các bà nhận ra ngay vị Thầy được sống lại
cũng là vị Thầy chịu đóng đinh mà mình đã đi theo từ Galilê.
Chính Đức Giêsu ngỏ lời chào trước: “Chị em hãy vui lên.”
Lời chào này cũng là lời chào bình thường hằng ngày vào thời đó.
Vì thế các bà đã bạo dạn tiến lại gần, ôm chân và bái lạy Thầỵ
Như vậy các bà có thẻ thấy được và đụng chạm được Đấng phục sinh.
Các bà còn có thể nghe được lời dặn dò của Ngài.
Lời này giống lời thiên thần, chỉ có điều Ngài gọi các môn đệ là anh em:
“Hãy đi và báo cho anh em của Thầy…” (c. 10).
Các môn đệ vẫn được gọi là anh em ngay cả khi họ đã bỏ rơi Ngài.
Khi gọi họ là anh em, Đức Giêsu đã muốn tha thứ mọi vấp ngã của họ.
Đức Giêsu phục sinh đã hiện ra cho các phụ nữ trước tiên.
Nhìn thấy ngôi mộ trống chưa đủ, còn cần gặp chính Đấng phục sinh.
Khi trở về gặp các môn đệ, các bà sẽ là những người làm chứng tuyệt vời.
Không chỉ là ngôi mộ trống với lời chứng của thiên thần,
mà còn là lời chứng của chính họ, của người đã chứng kiến tận mắt và đụng chạm.
Đức Giêsu phục sinh dám nhờ các phụ nữ làm chứng,
dám nhờ các phụ nữ đi loan Tin Mừng cho các môn đệ của mình,
dù thời của Ngài người ta không tin lời chứng của phụ nữ.
Chúng ta không quên những đóng góp của các phụ nữ cho Giáo Hội từ thời đầu.
Mong vai trò ấy vẫn được đề cao và tôn trọng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinhlúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,xin hãy gọi tên chúng connhư Chúa đã gọi tênchị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dàinhư Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,xin hãy đến và đứng giữa chúng connhư Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng connhư Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêmmà không được gì,xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,xin tỏ mình racho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
 Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

Tin mừng: Jn 20, 1-9   
Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại". Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a, mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin. Dầu vậy, ông Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra.
Easter Sunday
Gospel: Jn 20, 1-9 
At daybreak on the first day of the week
the women who had come from Galilee with Jesus
took the spices they had prepared
and went to the tomb.
They found the stone rolled away from the tomb;
but when they entered,
they did not find the body of the Lord Jesus.
While they were puzzling over this, behold,
two men in dazzling garments appeared to them.
They were terrified and bowed their faces to the ground.
They said to them,
“Why do you seek the living one among the dead?
He is not here, but he has been raised.
Remember what he said to you while he was still in Galilee,
that the Son of Man must be handed over to sinners
and be crucified, and rise on the third day.”
And they remembered his words.
Then they returned from the tomb
and announced all these things to the eleven
and to all the others.
The women were Mary Magdalene, Joanna, and Mary the mother of James;
the others who accompanied them also told this to the apostles,
but their story seemed like nonsense
and they did not believe them.
But Peter got up and ran to the tomb,
bent down, and saw the burial cloths alone;
then he went home amazed at what had happened.

Ông đã thấy và đã tin (27.3.2016 – Chúa nhật Phục Sinh – Thánh lễ Chính ngày)


Lời Chúa: Ga 20, 1-9
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu!” Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Ðức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. 
Suy nim:
Niềm vui phục sinh khởi sự bằng thái độ hốt hoảng. 
Tảng đá che cửa mộ đã bị ai đó lăn ra. 
Xác của Thầy đặt bên trong đã biến mất. 
Thật là chuyện kinh khủng đối với bà Maria Mácđala!
Bà đã đi thăm mộ lúc trời còn tối. 
Có lẽ cả đêm qua bà không chợp mắt được, 
chỉ mong cho chóng sáng để lên đường. 
Ai có thể hiểu được trái tim của bà? 
Tình yêu đã khiến bà đứng dưới chân thập giá (Ga 19,25) 
và tham dự cuộc mai táng Thầy Giêsu (Mt 27,61). 
Bây giờ tình yêu ấy lại thúc đẩy bà ra mộ trước tiên, 
trước cả người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến… 
Maria hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ. 
Bà nghĩ chắc có kẻ đã ăn cắp xác Thầy. 
Vấn đề duy nhất làm bà âu lo khắc khoải, 
đó là họ đang để Người ở đâu (Ga 20,2.13.15). 
Bà cần biết chỗ đó, để lấy ngay xác về. 
Maria chẳng nghĩ gì đến chuyện Chúa phục sinh, 
bà chỉ mong tìm lại xác của Thầy đã chết.
Maria chạy về để kéo theo Phêrô và Gioan chạy đến mộ, 
những bước chân hối hả vội vàng. 
Chỉ có ngôi mộ trống và những băng vải đặt ở đó, 
còn khăn che đầu thì được cuốn lại, xếp riêng. 
Thấy mọi điều đó, Gioan tin rằng Thầy đã phục sinh. 
Chẳng ai ăn cắp xác mà để lại gọn ghẽ khăn vải liệm.
Chúng ta cần có lòng mến thiết tha của bà Maria Macđala, 
nhưng cũng cần có sự nhạy cảm để tin như Gioan. 
Khi tin, người ta khám phá ra ý nghĩa của các biến cố: 
ý nghĩa của cái chết bi đát trên Núi Sọ, 
ý nghĩa của ngôi mộ trống và tấm khăn xếp gọn gàng. 
Chúng ta cần có lòng tin 
để khỏi rơi vào sự thất vọng hay hốt hoảng, 
trước những thất bại, đổ vỡ mất mát trong cuộc đời. 
Ðời chúng ta lắm khi giống ngôi mộ trống trải. 
Những gì chúng ta yêu quý nay chẳng còn. 
Chúng ta đôn đáo kiếm tìm điều đã mất, 
trong nước mắt đau khổ như bà Maria (Ga 20,11)
Nhưng nếu xác Ðức Giêsu cứ nằm yên trong mồ, 
để cho bà Maria đến thăm viếng, 
thì làm gì có chuyện Chúa phục sinh? 
Phiến đá cửa mộ không giữ được Ngài, 
những băng vải không ngăn được Ngài ra đi. 
Sự sống bật dậy từ tro tàn của cái chết. 
Ánh sáng bừng lên từ bóng tối mịt mù. 
Tình yêu thắng trận khi tưởng như bị hận thù nuốt chửng. 
Niềm vui phục sinh là quà tặng bất ngờ cho Maria. 
Bà sẽ chẳng bao giờ tìm thấy xác Thầy trong mộ đâu, 
nhưng bà sẽ gặp chính Ðấng Phục Sinh ở ngoài mộ đá.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu phục sinh
xin ban cho con sự sống của Chúa,
sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa,
bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa,
niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa,
hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa,
Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

26 thg 3, 2016

Tình mẫu tử-Suy niệm thứ Bảy Tuần Thánh


Suốt cả chặng đường Thập giá của Chúa Giêsu cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng luôn có một hình bóng bên cạnh, đó chính là Đức Maria – Mẹ Người.
Có thể Mẹ không nổi bật giữa đám đông ngày ấy, hoặc không được nhấn mạnh nhiều trong Cuộc Thương Khó của Con mình. Tuy nhiên, Mẹ đã bước trọn con đường lên Núi Sọ cùng với Con mình cho đến giây phút cuối cùng.
Khi tưởng tượng khung cảnh Đức Maria chứng kiến từng giây, từng phút Con mình đi đến cái chết, có lẽ nhiều người trong chúng ta không ngừng đặt câu hỏi: Tại sao Mẹ đã làm được như thế?
Làm sao Mẹ có thể cam lòng nhìn thấy Con mình bị đánh đập, chửi bới và bị đóng đinh cho đến chết đau đớn trên cây thập giá.
Làm sao Mẹ vẫn có thể bước theo để chứng kiến những tiếng kêu than đau đớn, những giọt máu của Con mình nhỏ xuống trên cả chặng đường dài bởi vác thập giá nặng cùng với những đòn roi thấu tận xương.
Làm sao Mẹ vẫn vững vàng dang rộng đôi tay yếu mền của người phụ nữ để đón nhận tấm thân tả tơi, đẫm máu của Con mình khi được hạ xuống từ cây thập giá.
Thật thế, chỉ có tình mẫu tử mới hiểu hết được điều đó. Đó là tình thương của mẹ dành cho con. Sức mạnh của tình mẫu tử đã giữ Mẹ đứng vững được như thế. Tình mẫu tử quả thật là thiêng liêng!
Nhờ Máu Thánh của Chúa Giêsu đổ ra trên cây Thập giá, mỗi chúng ta cũng được diễm phúc gọi Đức Maria là Mẹ. Nơi chân Thập giá, ngang qua thánh Gioan, Chúa Giêsu đã trao phó chúng ta cho Mẹ và chính lúc đó, Chúa Giêsu đã gửi gắm Mẹ cho mỗi một người chúng ta.
Chúa Giêsu đã muốn san sẻ tình mẫu tử thiêng liêng cho ta. Ngài biết chúng ta cần Mẹ trên con đường Thập giá trần gian này. Ngài biết chúng ta cần Mẹ trên hành trình Đức tin đầy sóng gió hôm nay. Ngài biết Mẹ là điểm tựa vững chắc là bến đỗ bình an giữa những nổi trôi của phận người.
Nhưng, mỗi chúng ta đã và đang đáp trả tình mẫu tử thiêng liêng đó như thế nào? Hay bấy lâu nay chúng ta lãng quên Mẹ trong cuộc đời mình?
Hôm nay, mỗi chúng ta được mời gọi nhìn lại tình mẫu tử của ta với Mẹ Maria. Sống tình mẫu tử với Mẹ tức là năng chạy đến với Mẹ qua lời cầu nguyện, qua tràng chuỗi Mân côi và hơn hết đó là noi gương Mẹ trong đời sống Đức tin của mình.
Hãy học nơi Mẹ lời thưa “Xin vâng”. Cuộc đời Mẹ đã gói trọn trong hai chữ “Xin vâng”. Đó là lời thư xin vâng của một lòng tin kiên vững vào lời mời gọi của Thiên Chúa. Đó là lời thưa xin vâng của một niềm phó thác tuyệt đối chương trình của Ngài trên cuộc đời Mẹ. Thật vậy, Mẹ đã đáp lời xin vâng để trao trọn vẹn cả cuộc đời Mẹ trong tay Chúa.
Thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta được mời gọi trở về với tình mẫu tử với Mẹ. Hãy đến bên Mẹ và hâm nóng tình con thảo trong khung cảnh ảm đạm này. Cùng Mẹ đợi chờ trong tin tưởng và phó thác, cùng Mẹ cầu nguyện trong kiên nhẫn và hy vọng, để rồi cùng với Mẹ ta đón chờ giây phút Chúa Giêsu – Con Mẹ sống lại trong niềm vui và hân hoan.
J.B Lê Đình Nam

25 thg 3, 2016

Thế là đã hoàn tất (25.3.2016 – Thứ sáu Tuần Thánh)


Lời Chúa: Ga 18,1 – 19,42
Khi ấy, Đức Giêsu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào. Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giêsu biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giuđa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi một lần nữa: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét.” Đức Giêsu nói: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai.”
Ông Simôn Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mankhô. Đức Giêsu nói với ông Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?”
Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do thái bắt Đức Giêsu và trói Người lại. Trước tiên, họ điệu Đức Giêsu đến ông Khanna là nhạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó. Chính ông này đã đề nghị với người Do thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn.
Ông Simôn Phêrô và một môn đệ khác đi theo Đức Giêsu. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giêsu vào sân trong của tư dinh vị thượng tế. Còn ông Phêrô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kia quen biết vị thượng tế ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phêrô vào. Người tớ gái giữ cổng nói với ông Phêrô: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao?” Ông liền đáp: “Đâu phải.” Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phêrô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế tra hỏi Đức Giêsu về các môn đệ và giáo huấn của Người. Đức Giêsu trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì.” Đức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?” Đức Giêsu đáp: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” Ông Khanna cho giải Người đến thượng tế Caipha, Người vẫn bị trói.
Còn ông Simôn Phêrô thì vẫn đứng sưởi ở đó. Người ta nói với ông: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của ông ấy sao?” Ông liền chối: “Đâu phải.” Một trong các đầy tớ của vị thượng tế, có họ với người bị ông Phêrô chém đứt tai, lên tiếng hỏi: “Tôi đã chẳng thấy bác ở trong vườn với ông ấy sao?” Một lần nữa ông Phêrô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy.
Vậy, người Do thái điệu Đức Giêsu từ nhà ông Caipha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Philatô ra ngoài gặp họ và hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì?”  Họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan.” Ông Philatô bảo họ: “Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người.” Người Do thái đáp: “Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Đức Giêsu đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” Ông Philatô trả lời: “Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?” Đức Giêsu trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.” Ông Philatô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giêsu đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Ông Philatô nói với Người: “Sự thật là gì?” Nói thế rồi, ông lại ra gặp người Do thái và bảo họ: “Phần ta, ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy. Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Do thái cho các người không?” Họ lại la lên rằng: “Đừng tha nó, nhưng xin tha Baraba! ” Mà Baraba là một tên cướp.
Bấy giờ ông Philatô truyền đem Đức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do thái!”, rồi vả vào mặt Người.
Ông Philatô lại ra ngoài và nói với người Do thái: “Đây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy.” Vậy, Đức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: “Đây là người!” Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Philatô bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy.” Người Do thái đáp lại: “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa.”
Nghe lời đó, ông Philatô càng sợ hơn nữa. Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Giêsu: “Ông từ đâu mà đến?” Nhưng Đức Giêsu không trả lời. Ông Philatô mới nói với Người: “Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?” Đức Giêsu đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.”
 Từ đó, ông Philatô tìm cách tha Người. Nhưng dân Do thái kêu lên rằng: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xêda. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xêda.” Khi nghe thấy thế, ông Philatô truyền dẫn Đức Giêsu ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên toà, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Hípri là Gápbatha. Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Philatô nói với người Do thái: “Đây là vua các người!” Họ liền hô lớn: “Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Philatô nói với họ: “Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?” Các thượng tế đáp: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda.” Bấy giờ ông Philatô trao Đức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.
Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa. Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giêsu Nadarét, Vua dân Do thái.” Trong dân Do thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Hípri, Latinh và Hy lạp. Các thượng tế của người Do thái nói với ông Philatô: “Xin ngài đừng viết: “Vua dân Do thái”, nhưng viết: “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do thái”.” Ông Philatô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!”
Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: “Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được.” Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm.
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Sau đó, Đức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.
Hôm đó là ngày áp lễ, người Do thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
Sau đó, ông Giôxếp, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giôxếp đến hạ thi hài Người xuống. Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái. Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.
Suy nim:
Vào Chúa nhật Lễ Lá chúng ta đã nghe đọc bài Thương Khó
trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm.
Vào thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta luôn nghe đọc bài Thương Khó theo Gioan.
Thánh Gioan kể lại cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu với những nét riêng của ông.
Chúng ta trân trọng cái nhìn bổ sung của thánh Gioan cho những Tin Mừng khác.
Trong cuộc Khổ Nạn, Đức Giêsu của Gioan tỏ ra là người chủ động.
Ngài biết trước các biến cố sắp xảy ra, và Ngài có quyền năng làm chủ mọi sự.
Chính Ngài tiến ra và hỏi các kẻ đến bắt Ngài: “Các anh tìm  ai?”
Câu trả lời của Ngài đủ làm họ lùi lại và ngã xuống đất (18, 4-9). 
Đức Giêsu bình an và uy nghiêm bước vào cuộc Khổ nạn, 
vì Ngài đã chấp nhận chén đắng Cha trao (18, 11).
Khi bị vị thượng tế Khanna tra hỏi về giáo huấn, 
chẳng chút sợ hãi, Ngài đã thẳng thắn từ chối trả lời (18, 19-21).
Khi bị vả mặt, Ngài cũng đòi kẻ xúc phạm Ngài phải nói rõ tại sao (18, 23).
Đức Giêsu bị đem tới dinh tổng trấn Philatô lúc trời đã sáng.
Philatô là người xét xử Đức Giêsu, nhưng có vẻ ông là người bị động.
Ông bị giằng co giữa một bên là Đức Giêsu đang ở trong dinh,
bên kia là đám đông và các nhà lãnh đạo Do thái giáo đang ở ngoài dinh.
Một bên là ông Giêsu mà ông không tìm thấy lý do nào để kết tội (18, 38; 19, 4. 6).
Bên kia là chức tổng trấn và chức “Bạn của Xêda” mà ông đang nắm giữ (19, 12).
Philatô không biết phải theo ai, chọn ai trong tình cảnh căng thẳng này.
Vì thế ông đã đi ra, đi vào cả thảy bảy lần (18, 18, 29. 33. 38; 19, 1. 4. 9. 13).
Đức Giêsu đã đối thoại khá dài với Philatô về Nước của Ngài (18, 36-37),
một nước không có trên bản đồ, không có quân đội, không dùng bạo lực.
Nước của Ngài gồm những người biết nghe sự thật và đứng về phía sự thật,
sự thật này được Ngài làm chứng và cất tiếng nói lên. 
“Đây là Vua các người”, Philatô đã giới thiệu Đức Giêsu như thế (19, 14)
và ông đã cương quyết giữ lại tấm bảng treo trên thập giá mang dòng chữ :
“Giêsu Nadarét, Vua dân Do thái” (19, 19).
Đức Giêsu đã tự mình vác thập giá lên đồi Sọ và bị đóng đinh vào giữa trưa.
Chiên Thiên Chúa bị giết đúng vào lúc ở Đền Thờ người ta giết chiên Vượt qua.
Đức Giêsu không cô đơn trên thập giá vì có Mẹ và người môn đệ dấu yêu.
Suốt một đời Ngài đã sống cho sứ mạng Cha trao, nay Ngài biết nó đã hoàn tất.
Chủ động cả trong cái chết, Ngài “gục đầu xuống và trao Thần Khí” (19, 30).
Qua cái chết trên thập giá, Đức Giêsu cho thấy tình yêu lớn nhất của Ngài (15, 13),
tình yêu trao hiến cả Máu và Nước từ trái tim bị đâm thâu (19, 34).
Nhưng thập giá cũng cho thấy tình yêu của Cha khi ban Con Một cho ta (3, 16).
Đức Giêsu Kitô đã trở về với Cha bằng con đường khó đi.
Người Kitô hữu cũng về với Thiên Chúa bằng con đường hẹp.
Ước gì chúng ta sống cuộc Khổ nạn của mình với sự bình an, can đảm của Giêsu.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,vì Chúa đã bẻ tấm bánh trao cho chúng con,
xin cho những người nghèo khổ được no đủ.
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu,xin cho các bạn trẻ đủ sức đối diện
với những khó khăn gay gắt của cuộc sống.
Vì Chúa bị kết án bất công,xin cho chúng con can đảm bênh vực sự thật.
Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng,xin cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề,xin cho những người bệnh tật được đỡ nâng.
Vì Chúa bị lột áo và đóng đinh,xin cho sự hiền hòa thắng được bạo lực.
Vì Chúa dang tay chết trên thập giá,xin cho đất nối lại với trời,
con người nối lại mối dây liên đới với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui òa vỡ,
xin cho chúng con biết đón lấy đời thường
với tâm hồn thanh thản bình an. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

23 thg 3, 2016

Phải rửa chân cho nhau (23.3.2016 – Thứ năm Tuần Thánh)


LỜI CHÚA:  Ga 13, 1-15
1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.
2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su.3 Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa,4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng.5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao? “7 Đức Giê-su trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.”8 Ông Phê-rô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu! ” Đức Giê-su đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.”9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.”10 Đức Giê-su bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu! “11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.”
12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?13 Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.
 SUY NIỆM
 Người biết mình sắp qua đời thường để lại di chúc cho con cái.
Di chúc nói lên ước nguyện, lời nhắn nhủ hay lệnh truyền của người sắp ra đi.
Có thể nói Thầy Giêsu khi biết cuộc Khổ Nạn gần đến
cũng đã để lại một di chúc kép cho các môn đệ dấu yêu :
Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và nhất là Ngài đã lập bí tích Thánh Thể.
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày chúng ta đặc biệt nhớ đến di chúc ấy.
Sống di chúc của Chúa Giêsu là cách biểu lộ tình yêu đối với Ngài.
Có nhiều điểm giống nhau nơi việc Rửa chân và lập Bí tích Thánh Thể.
Cả hai đều là những cử chỉ Thầy Giêsu làm lúc cận kề cái chết.
Cả hai đều được làm trong bầu khí một bữa ăn tối gần lễ Vượt Qua.
Vào lúc cuối đời, sau bao năm tận tụy với sứ mạng phục vụ,
Thầy Giêsu muốn gói ghém trong hai cử chỉ đơn giản ấy lễ hiến dâng đời mình.
Cả hai đều tượng trưng cho cái chết tự hạ trên thập giá.
Rửa chân đòi Thầy phải cúi xuống rất sâu, phải trở thành tôi tớ phục vụ.
Rửa chân là điều mà tôi tớ không hẳn phải làm cho chủ, 
thì bây giờ Thầy làm cho trò.
Cái chết trên thập giá là sự phục vụ cao nhất được diễn tả qua việc rửa chân.
Bí tích Thánh Thể còn diễn tả cách tuyệt vời hơn cái chết hy sinh ấy.
Trong bí tích này, tấm bánh trở nên Mình Thầy bị bẻ ra và trao đi.
Rượu trở nên Máu Thầy, Máu sẽ bị đổ ra cho muôn người trên thế giới.
Trong cả hai biến cố Rửa chân và Bí tích Thánh Thể,
Thầy Giêsu đều mời các môn đệ tham dự cách tích cực.
Tham dự vào cái chết của Thầy bằng cách để cho Thầy rửa chân, 
hay tham dự bằng cách ăn uống Mình và Máu Ngài.
Hai biến cố trên không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần bởi Thầy Giêsu.
Thầy mời các môn đệ cũng làm như Thầy, và lặp đi lặp lại những cử chỉ đó.
“Anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14).
“Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22, 19).
Cúi xuống phục vụ tha nhân và lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể
sẽ giúp chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Muốn ở lại trong tình thương của Thầy Giêsu, 
cần giữ lệnh Thầy truyền (Ga 15, 10).
Mà “đây là lệnh truyền của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).
Hơn nữa, Thầy Giêsu còn cho ta một cách khác để ở lại trong Thầy :
“Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi, 
và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày lễ của Tình Yêu theo đúng nghĩa nhất.
Yêu là cúi xuống phục vụ, yêu là bẻ đời mình cho tha nhân như Thầy Giêsu.
Ước gì chúng ta được ở lại trong tình yêu của Giêsu nhờ biết yêu.
LỜI NGUYỆN
 Lạy Thầy Giêsu,
khi Thầy rửa chân cho các môn đệ
chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
Thày dạy chúng con một bài học rất ấn tượng
khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn,
khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ.
Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người.
Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
 Lạy Thầy Giêsu,
thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy.
Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi.
Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình.
Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải.
Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử.
Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ.
Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy,
chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.
 Lạy Thầy Giêsu,
Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động.
Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc.
Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con,
để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
 Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.