Tử Đạo : Bị trói đến chết vào năm 74 A.D. ( Anno Domini ) Kỷ nguyên Kitô.
30 thg 11, 2012
NGƯ PHỦ LƯỚI NGƯỜI
Tử Đạo : Bị trói đến chết vào năm 74 A.D. ( Anno Domini ) Kỷ nguyên Kitô.
29 thg 11, 2012
CHÚA NHẬT THỨ I MÙA VỌNG - Năm C
Tin Mừng Lc 21,25-28.34-36
Hôm ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc"…Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người".p>
24 thg 11, 2012
21 thg 11, 2012
DAO ĐỘNG VÀ HOANG MANG
Vài chục năm trước, người ta cũng đã từng có nhiều lời đồn về Ngày Tận Thế. Người ta truyền nhau những “thông điệp” bằng chữ viết tay, khi máy photocopy phổ biến thì người ta sao chép hàng loạt, có những bản được chụp đi chụp lại nhiều lần đến nỗi không còn rõ chữ. Tất cả chỉ là nhắm vào tính hiếu kỳ và tính “thỏ đế” của dân chúng, nhất là những người “yếu bóng vía”. Chuyện chưa hề xảy ra mà họ đã “run như cầy sấy” rồi, nếu sự cố xảy ra thì chắc chắn họ chết trước: Chết vì hoảng loạn, chết vì khiếp vía, chết vì sợ hãi!
Sau khi đọc bài “Dự báo của NASA: Đất Trời đen tối” do tôi tổng hợp và chuyển ngữ, nói về việc trời đất đen như mực vào ba ngày 23, 24 và 25-12-2012, một thanh niên gởi mail cho tôi thế này: “Đọc bài của chú xong mà toát mồ hôi hột, vì thấy gần trùng hợp với ngày 21-12-2012”. Đọc mail xong, dù chỉ có một mình, tôi vẫn lắc đầu theo phản xạ, cười thầm và nghĩ: “Yếu bóng vía quá! Vậy mà nói tin Chúa sao?”.
Ngày Tận Thế là thời điểm có thật, chắc chắn xảy ra, vì đó là ngày Đức Kitô giáng lâm. Thời điểm đó có thể là ngay khi bạn vừa đọc đến câu này, cũng có thể là ngày mai, hoặc vào một lúc nào đó trong tương lai (dù gần hay xa). Ngày Tận Thế chắc chắn xảy ra vì Chúa Giêsu đã từng cho biết rõ: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào, sóng thét” (Lc 21:25).
Về hiện tượng của Ngày Quang Lâm, Chúa Giêsu cho biết: “Ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các thiên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia” (Mt 24:29-31).
Thánh Gioan kể về thị kiến: “Tôi thấy: khi Con Chiên mở ấn thứ sáu, có động đất mạnh. Mặt trời tối đen như vải thợ dệt bằng lông, mặt trăng hoàn toàn ra như máu. Sao trên trời sa xuống đất, tựa những trái vả xanh rụng xuống từ cây vả bị gió lớn lay mạnh. Trời bị cuốn đi như một cuốn sách cuộn lại, mọi núi non và hải đảo bị dời đi nơi khác. Vua chúa trần gian, vương hầu khanh tướng, người giàu sang, kẻ quyền thế, và mọi người, nô lệ hay tự do, tất cả đều phải trốn vào hang hốc và núi đá” (Kh 6:12-15).
Vài năm qua, người ta đã chứng kiến nhiều “sự lạ”, dù là người bình thường và “vô tư” nhất cũng khả dĩ nhận biết. Đó là thời tiết khác thường, thiên tai bất thường, trời đất thất thường, thủy triều lạ thường,… khiến lòng người khó có thể bình thường! Ngay tại Việt Nam, các báo đài cũng cho biết ở tỉnh này hoặc tỉnh nọ vẫn thường xuyên xảy ra những trận động đất.
Thiên Chúa biết chúng ta đang dao động và hoang mang, nên Ngài căn dặn từ hơn 2000 năm trước: “Nếu có ai bảo anh em: Này, Đấng Kitô ở đây hoặc ở đó, thì anh em đừng tin. Thật vậy, sẽ có những Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể. Thầy báo trước cho anh em đấy!” (Mt 24:23:25). Rõ ràng chúng ta thấy những điều Chúa Giêsu tiên báo đã và đang “ứng nghiệm” chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy.
Còn Thánh Phaolô cũng cảnh báo: “Thần khí phán rõ ràng: vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ; đó là vì trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung” (1Tm 4:1-2). Thánh nhân dùng từ khá “nặng”, nhưng phải vậy mới có thể làm cho người ta “mở mắt”.Có lẽ chúng ta chỉ nghe tai này luồn qua tai kia, rồi cho nó bay theo gió, vì chắc chắn chúng ta đã nhiều lần nghe Chúa Giêsu động viên: “Đừng sợ!” (Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10; Mc 5:36; Mc 6:50; Lc 1:13 & 30; Lc 2:0; Lc 5:10; Lc 12:4; Lc 12:7; Lc 12:32; Lc 21:9; Ga 6:20).
Quả thật, Thiên Chúa không chỉ động viên “Đừng sợ!”, mà còn giải thích lý do: “Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1:17-18). Vậy còn gì khác có thể làm bạn sợ hãi mà phải dao động và hoang mang?
Chúa Giêsu cứ lặp đi lặp lại hoài mà chúng ta vẫn cứng lòng, nên Ngài lại phải nhắc nhở: “Đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa!” (Mc 11:22; Ga 14:1), ấy thế mà người ta vẫn chưa thực sự tin, và rồi Ngài lại tiếp tục khuyến khích: “Đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!” (Ga 14:27). Đặc biệt là Ngài dùng cách nói nghi vấn: “Khi Con Người đến, liệu còn lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8).
Tất cả những người được thế giới ca tụng là tiên tri cũng đều sai, may ra có phần đúng theo kiểu ngẫu nhiên chứ không ai dám xác định và chắc chắn, dù chỉ là một sự kiện nhỏ thôi. Không một ai biết lúc nào là lúc Tận Thế, vì Chúa Giêsu đã minh định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13:32).
Bạn đã đủ tin chưa? Hãy tự xét lại đức tin của mình, nhất là trong Năm Đức Tin này!
Tóm lại, Ngày Tận Thế là ngày có thật 100% chứ không chỉ là phỏng đoán theo kiểu “hên, xui” của thiên văn học hoặc khoa học, và chỉ tiên đoán như kiểu dự báo thời tiết.
Các tiên tri đã báo trước điều gì thì đều ứng nghiệm khi Chúa Giêsu giáng sinh làm người. Và tất nhiên, điều gì Chúa Giêsu đã nói thì cũng sẽ chính xác đến từng chi tiết: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24:35; Mc 13:31; Lc 21:33).
18 thg 11, 2012
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN
17 thg 11, 2012
NGÀY GIỜ ĐÓ...
lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu."
(Mc 13,32)
12 thg 11, 2012
LOGO NĂM ĐỨC TIN 2012
Ý nghĩa Logo:
Một chiếc thuyền, hình ảnh của Giáo Hội đang chèo chống trên những làn sóng của thế gian, mà cột buồm của nó là cây thánh giá, và những cánh buồm được làm nổi lên bởi các mẫu tự IHS (có nghĩa: Đức Giêsu Đấng Cứu Độ Nhân Loại). Phía nền sau là một hình mặt trời biểu tượng Thánh Thể.
Một trang web đa ngôn ngữ (www.annusfidei.va) cũng như các ứng dụng cho điện thoại di động sẽ cho phép theo dõi các biến cố, sự kiện của Năm Đức Tin.
*Một chiếc thuyền, hình ảnh của Giáo Hội đang chèo chống trên những làn sóng của thế gian.
*Cột buồm của chiếc thuyền là cây thánh giá, và những cánh buồm là kết hợp bởi các mẫu tự JHS(Có nghĩa: Đức Giêsu Đấng Cứu Độ Nhân Loại).
*Phía nền sau là một hình mặt trời biểu tượng Thánh Thể.
Ý Nghĩa Logo Năm Đức Tin:
9 thg 11, 2012
4 thg 11, 2012
Nguồn gốc Lễ Các Thánh
Tuy vậy, Giáo Hội muốn vị thánh nào biết rõ ngày tử đạo thì có lễ riêng, còn các vị không rõ ngày thì lễ chung vào một ngày. Ví dụ: Có ngày lễ riêng kính Thánh Gio-an Tẩy Giả bị xử trảm, và lễ chung kính các thánh tử đạo vào Chúa Nhật sau Lễ Hiện Xuống. Ðến khi thể thức phong thánh được thiết lập, số các thánh tăng thêm, và trong lịch Phụng Vụ có lễ Các Thánh Hiển Tu, các Thánh Ẩn Tu, v.v..
Chính Ðức Gíáo Hoàng Grêgôriô III ( 731-41 ) đã dành một nhà nguyện tại Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phê-rô, ở Rô-ma, để cung hiến kính Các Thánh Nam Nữ và đặt ngày 1.11 cố định là Lễ Các Thánh Nam Nữ.
Về sau, Ðức Grêgôriô IV ( 827-44 ) mở rộng Lễ 1.11 cho cả Giáo Hội hoàn vũ, và Ðức Urbanô IV ( 1261-64 ) minh định: “Ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ 1.11 được Giáo Hội lập ra để kính nhớ tất cả các thánh, dù biết rõ hay không biết rõ, hầu bổ túc các thiếu sót trong việc giáo hữu mừng kính các thánh vào các ngày lễ trong năm phụng vụ” (Cat. Enc., Volume I, by Kevin Knight 1999).
Cũng theo Francis Mershman, lễ tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời được Giáo Hội mừng vào ngày 2.11. Căn bản thần học về lễ này dựa vào niềm tin rằng: Những ai chết trong ân sủng và trong ơn nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng.
Giáo Hội gọi luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Khi trình bày giáo lý của đức tin về Luyện Ngục tại Công Ðồng Florencia và Trento, cũng như dựa vào một số bản văn Thánh Kinh (1 Cr 3, 15; 1 Pr 1, 7), Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện như sau: “Ðối với một số lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán Xét theo như những gì mà Ðấng là Chân Lý đã dạy ..” (Giáo Lý, 1030-1031).
Vào thời Giáo Hội tiên khởi, người Ki-tô hữu có thói quen ghi tên các giáo hữu đã qua đời vào “danh sách những người đã ra đi” để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ. Các Dòng Bênêđitô có nghi thức tưởng nhớ đến các thành viên tu sĩ đã qua đời. Tại Tây-ban-nha, có ngày cầu cho các linh hồn vào Chúa Nhật 2 Mùa Chay, hoặc Thứ Bảy trước Lễ Hiện Xuống. Tại Ðức, từ khoảng cuối thế kỷ 10, có lễ cầu hồn vào 1.10. Lễ này được Giáo Hội chấp thuận.
Khởi đầu từ tu viện Cluny, năm 1080, các tu hội Bênêđitô mỗi năm dành một ngày cầu cho Các Ðẳng Linh Hồn. Sau đó, lễ lan qua Bỉ, Pháp, Ý vào ngày 15.10 và chuyển đến ngày 2.11. Riêng tại Tây- ban-nha, Bồ-đào-nha và Mỹ La-tinh, ngày 2.11, các Linh Mục làm ba lễ. Giáo hữu trình thỉnh nguyện thư xin tổ chức lễ cầu hồn trong Giáo Hội hoàn vũ và Ðức Giáo Hoàng Leo XIII ( 1878-1903 ) ban chỉ thị làm lễ Cầu Hồn “Requiem” cho Các Ðẳng.
Trong các Giáo Hội theo nghi lễ Hy-lạp và Acmenia cũng có ngày Lễ Cầu Hồn.
Sưu tầm