31 thg 12, 2012
KỶ NIỆM CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG
- Mừng Kỷ Niệm 12 Năm Cung Hiến Thánh Đường (30.12.2000 - 30.12.2012) Đây cũng là dịp nhắc nhớ mọi người ý thức về Ngôi Thánh Đường: nơi tụ họp để thờ phượng và tôn vinh danh Chúa, tri ân quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý ân nhân xa gần và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã chung tay xây dựng để hình thành Gx. Thiên Ân hôm nay...
*Xin Click Vào Đây Để nhìn lại quãng thời gian 12 năm trước và cùng cảm tạ Hồng Ân.
- Chúc Mừng Kỷ Niệm Hôn Phối cho 92 đôi Hôn Phối (từ 20 năm - 60 năm), một chặng đường dài Hồng Ân, nhằm hun đúc gia tăng Tình yêu theo mẫu gương Gia Thất: Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Nêu gương sáng cho thế hệ trẻ về lòng chung thủy yêu thương trong gia đình.
27 thg 12, 2012
NIỀM VUI GIÁNG SINH
Trong niềm đợi mong ngày Đại Lễ Giáng Sinh, Cộng đoàn Giáo xứ vui mừng đón nhận 34 Anh chị em Dự tòng được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội chính thức gia nhập vào Đại gia đình Giáo Hội. Với những bước đi đầu tiên của người Kitô hữu, họ rất cần những gương sống đạo, lời cầu nguyện, sự quan tâm nâng đỡ của cộng đoàn: Con cùng một Cha trên trời. Ngoài ra còn có 07 anh chị cũng được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và 03 đôi Hôn Phối.
Xin chung lời cảm tạ Hồng Ân cho Niềm Vui Giáng Sinh nở hoa trên mọi người vừa nhận biết "Đấng Yêu Thương Ở Cùng Chúng Ta"
23 thg 12, 2012
Tháng 12 - Năm Đức Tin (Tuần 4)
ƠN GỌI VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Khai triển nội dung
1. “Mầu nhiệm con người chỉ được sáng tỏ trong ánh sáng của mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể”. Tại sao? Vì khi mặc khải cho chúng ta về mầu nhiệm của Chúa Cha và tình yêu của Ngài, Chúa Giêsu cũng chỉ cho chúng ta thấy ơn gọi cao cả và phẩm giá cao quý của con người (Hiến chế Gaudium et Spes, số 22). Trong mầu nhiệm Nhập Thể, cách nào đó, Con Thiên Chúa đã kết hợp với tất cả mọi người. Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Người đã thực sự nên giống chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.
2. Bằng cuộc sống làm người cũng như bằng cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu Kitô chỉ cho chúng ta thấy phẩm giá và ơn gọi đích thực của con người. Con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được ban cho một linh hồn thiêng liêng bất tử, có lý trí và ý chí tự do. Ngay từ lúc tượng thai, con người đã được quy hướng về Thiên Chúa và hạnh phúc vĩnh cửu: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, và tâm hồn con còn mãi băn khoăn khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa” (Thánh Augustinô). Vì thế, mỗi một con người, dù nhỏ bé và yếu đuối đến đâu (vd. thai nhi), vẫn phải được tôn trọng vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa.
3. Vì không ý thức đủ về phẩm giá và ơn gọi cao quý Chúa ban, nên nhiều khi chúng ta sống không xứng hợp với phẩm giá ấy; ngoài ra còn xúc phạm đến phẩm giá của người khác. Mừng kính mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa phải là cơ hội thúc đẩy người Kitô hữu tái khám phá và sống đúng với ơn gọi, phẩm giá của mình cũng như tôn trọng phẩm giá người khác.
Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)
Hỏi: Nền tảng phẩm giá con người là gì?
Thưa: Phẩm giá của con người bắt nguồn từ việc con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa. Được phú bẩm một linh hồn thiêng liêng và bất tử, có lý trí và ý chí tự do, con người được quy hướng về Thiên Chúa và được mời gọi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu cả hồn lẫn xác (số 358).
Hỏi: Tại sao phải tôn trọng sự sống con người?
Thưa: Vì sự sống con người có giá trị linh thánh. Không ai được phép trực tiếp hủy hoại một con người vô tội, vì điều này đối nghịch cách nghiêm trọng với phẩm giá con người và với sự thánh thiện của Đấng Tạo Hóa (số 466).
Ý cầu nguyện:
Cầu cho mọi người biết nhìn nhận phẩm giá cao quý của chính bản thân và của anh chị em chung quanh.
BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THẾ NÀY ?
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em".
18 thg 12, 2012
Tháng 12 - Năm Đức Tin (Tuần 3)
1. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Khi được loan báo rằng Mẹ sẽ hạ sinh “Con Đấng Tối Cao” bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã tin chắc chắn rằng Thiên Chúa làm được mọi sự (Lc 1,37-38). Mẹ đã sẵn sàng “xin vâng” với Lời Chúa. Khi bày tỏ sự vâng phục của đức tin như thế, Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Giêsu và với trọn tâm hồn. Trong các Sách Tin Mừng, Đức Maria được gọi là Thân Mẫu của Chúa Giêsu (Ga 2,1; 19,25; Lc 1,43). Quả thật, Đấng mà Mẹ đã cưu mang làm người bởi phép Chúa Thánh Thần, Đấng thật sự là con của Mẹ theo xác phàm, Đấng ấy chính là Con vĩnh cửu của Chúa Cha, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Maria trọn đời đồng trinh.
Ngay trong các công thức đức tin đầu tiên, Hội Thánh đã tuyên xưng rằng Chúa Giêsu được thụ thai trong lòng Trinh Nữ Maria hoàn toàn là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Các trình thuật Tin Mừng hiểu việc thụ thai đồng trinh như một công trình của Thiên Chúa, vượt quá mọi hiểu biết và khả năng của nhân loại (Mt 1,20). Việc suy niệm sâu xa hơn đã đưa Hội Thánh đến chỗ tuyên xưng Đức Maria thật sự và trọn đời đồng trinh.
3. Đức Maria vô nhiễm nguyên tội.
Để làm Mẹ Đấng Cứu độ, Đức Maria đã được Chúa ban cho các hồng ân xứng với nhiệm vụ cao cả ấy. Trong ngày Truyền Tin, sứ thần Gabriel đã chào Mẹ là “người đầy ơn phúc”. Qua các thế kỷ, Hội Thánh ý thức rằng vì Đức Maria được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc”, nên ngài đã được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Piô IX công bố năm 1854.
Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)
Hỏi: Tại sao Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa?
Thưa: Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa vì là Mẹ của Chúa Giêsu. Thật vậy, Đấng mà Mẹ đã thụ thai bởi tác động của Chúa Thánh Thần và đã thực sự trở nên con của Mẹ, Đấng ấy chính là Con hằng hữu của Thiên Chúa Cha. Đấng ấy là Thiên Chúa (số 95).
Hỏi: Câu “Đức Maria trọn đời đồng trinh” có nghĩa gì?
Thưa: Đức Maria trọn đời đồng trinh có nghĩa là Mẹ vẫn đồng trinh khi thụ thai Con mình, đồng trinh khi sinh con, vĩnh viễn đồng trinh. Khi các Sách Tin Mừng nói về “anh chị em của Chúa Giêsu” thì đó là những người bà con họ hàng gần của Chúa Giêsu, theo như cách nói quen dùng trong Kinh Thánh (số 99).
Ý cầu nguyện:
Cùng với Đức Maria, dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa (Kinh Ngợi Khen – Magnificat).
16 thg 12, 2012
Tháng 12 - Năm Đức Tin (Tuần 2)
TẠI SAO
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI ?
Khai triển nội dung
1. Ngôi Lời đã làm người để chúng ta nhận biết tình yêu cứu độ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi hiến ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16; 1Ga 4,9); “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và sai Con của Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).
2. Ngôi Lời đã làm người để trở thành gương mẫu thánh thiện cho chúng ta: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học cùng tôi…” (Mt 11,29). “Chính Thầy là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Trên núi Biến Hình, Chúa Cha đã truyền “Hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7). Chúa Giêsu chính là gương mẫu của các mối phúc thật và là chuẩn mực của Luật mới: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Vì thế, chiêm ngắm Chúa Giêsu và bước theo Người là con đường chắc chắn dẫn đến sự sống dồi dào, sự sống đời đời.
3. Ngôi Lời đã làm người để làm cho chúng ta được “thông phần bản tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4). Thánh Irênê dạy: “Chính vì điều này mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, đó là để cho loài người, khi kết hợp với Ngôi Lời của Thiên Chúa và nhận quyền làm nghĩa tử, thì được trở nên con cái Thiên Chúa”.
Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)
Hỏi: Tại sao Con Thiên Chúa đã làm người?
Thưa: Con Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần, vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, nghĩa là để chúng ta là những kẻ tội lỗi, được giao hòa với Thiên Chúa, để cho chúng ta biết được tình thương vô bờ bến của Người, để trở nên mẫu gương cho chúng ta về sự thánh thiện, và để cho chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa (số 85).
Hỏi: Trái tim của Đức Kitô nói lên điều gì?
Thưa: Đức Kitô biết và yêu thương chúng ta bằng trái tim của con người. Trái tim của Người bị đâm thâu để cứu độ chúng ta, là biểu tượng tình yêu vô biên của Người đối với Chúa Cha và đối với mỗi người (số 93).
Ý cầu nguyện:
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con giống như Trái tim Chúa.
15 thg 12, 2012
CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
9 thg 12, 2012
ƠN CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-kho-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên, Khan-na và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.
5 thg 12, 2012
Tháng 12 - Năm Đức Tin (Tuần 1)
Để đồng hành với các giáo xứ và các hội đoàn, các nhóm trong việc khai triển chủ đề hằng tháng, Tòa Tổng giám mục tiếp tục gửi tập Các Bài Giáo Lý Cộng Đồng. Những bài giáo lý này được sắp xếp theo hằng tuần và theo sát chủ đề của mỗi tháng. Trong mỗi bài, có phần khai triển nội dung đề tài, tiếp theo là một vài câu hỏi-thưa để ghi nhớ, cuối cùng là gợi ý cầu nguyện.
Hi vọng tập sách này sẽ giúp các cộng đoàn học hỏi và sống chủ đề mỗi tháng cách tích cực hơn.
Tháng 12 / 2012 trùng với Mùa Vọng, thời gian chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Vì thế, chủ đề giáo lý của tháng này là ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI : “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Chúng ta sẽ khai triển chủ đề này trong 4 tuần lễ :
Tuần 1: Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người;
Tuần 2: Tại sao Thiên Chúa xuống thế làm người?
Tuần 3: Vai trò của Đức Trinh Nữ Maria;
Tuần 4: Ơn gọi và phẩm giá con người.
1. Hội Thánh dùng từ “Nhập Thể” để diễn tả mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhận lấy bản tính nhân loại: “Ngôi Lời đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Trong một thánh thi do thánh Phaolô ghi lại, Hội Thánh hát mừng Đức Giêsu Kitô, “vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Phil 2,5-8).
2. Khi tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người, điều đó không có nghĩa là nơi Chúa Giêsu, có một phần là Thiên Chúa, còn một phần là người; cũng không có ý nói Chúa Giêsu là kết quả của sự pha trộn lẫn lộn giữa hai bản tính thần linh và nhân loại. Trong lịch sử, đã có những lạc thuyết chủ trương như trên. Nhưng Hội Thánh khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật một cách không thể tách biệt: “Cùng một Đấng duy nhất là Đức Kitô, là Chúa, là Con Một, phải được nhìn nhận trong hai bản tính một cách không lẫn lộn, không thay đổi, không phân chia, không tách biệt” (CĐ Calcêđônia).
3. Tin vào Con Thiên Chúa làm người là dấu hiệu đặc trưng của đức tin Kitô giáo: “Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra Thần Khí của Thiên Chúa: Thần Khí nào tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì Thần Khí ấy bởi Thiên Chúa” (1Ga 4,2).
Để ghi nhớ (Sách Toát Yếu GLHTCG)
Hỏi: Hai tiếng “Nhập Thể” có nghĩa là gì?
Thưa: Hội Thánh dùng từ “Nhập Thể” để gọi mầu nhiệm kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong Ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời. Để thực hiện công cuộc cứu độ chúng ta, Con Thiên Chúa đã hóa thành xác thể (Ga 1,14), trở thành con người thật. Tin vào mầu nhiệm Nhập Thể là dấu hiệu đặc trưng của đức tin Kitô giáo (số 86).
Hỏi: Đức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật như thế nào?
Thưa: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, không thể tách rời nhau trong sự duy nhất nơi Ngôi vị Thiên Chúa của Người. Chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng “được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Người đã thực sự trở thành con người, trở thành anh em của chúng ta, mà vẫn không ngừng là Thiên Chúa, là Đức Chúa của chúng ta (số 87).
Ý cầu nguyện:
Tạ ơn Thiên Chúa Tình Yêu đã đến chia sẻ phận người với chúng con.
3 thg 12, 2012
BƯỚC THEO THẦY
Tại Paris ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Phêrô Favre và sau đó với thánh Ignaxiô. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatiô thu phục. Năm 28 tuổi ngài cùng với nhóm bạn của thánh Ignatiô khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi, ngài chịu chức linh mục tại Venezia miền đông bắc nước Ý năm 1537. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.
Tháng 4.1541 ngài xuống tàu tại
Trong vòng 2 năm (1549-1551), ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản; trước khi ra đi ngài trao lại cho cho một linh mục Bồ Đào Nha; 20 năm sau cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người. Cuối cùng vì muốn vào Trung Quốc truyền đạo, ngài đã đến đảo Thượng Xuyên ngay cửa khẩu Quãng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung Quốc. Tiếc rằng tại đây ngài ngã bệnh và qua đời trong một chòi tranh chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về
Thánh Phanxicô Xaviê qua đời ngày 3.12.1552, được ĐTC Grêgôriô XV phong thánh cùng với thánh Ignatiô vào năm 1622 và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo. (x.Phụng vụ chư thánh tập 2, Lm Augustin Nguyễn Văn Trinh).
1 thg 12, 2012
CARITAS ThiênÂn - Hành Hương Đức Mẹ TàPao
* Thánh Lễ Tạ Ơn tại Nguyện đường trên đồi Đức Mẹ TàPao.