Các
Thiên Thần của Thiên Chúa, nhất là Tổng lãnh Thiên Thần Michael, là Sứ giả của
Thiên Chúa gửi sai đến cùng đồng hành trợ giúp con người trong mọi hoàn cảnh
đời sống thể hiện tình bác ái vị tha.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael còn có danh hiệu “Quis ut Deus – Ai bằng Thiên Chúa”. Tổng lãnh Thiên Thần Michael ngày xưa đứng ra chống lại qủi dữ Luxiphe, sự tội lỗi. Ngài đứng về phía Thiên Chúa phù hộ cho con người. Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, không gì có thể thay thế vào chỗ Ngài được.
Tổng lãnh Thiên Thần Michael còn có danh hiệu “Quis ut Deus – Ai bằng Thiên Chúa”. Tổng lãnh Thiên Thần Michael ngày xưa đứng ra chống lại qủi dữ Luxiphe, sự tội lỗi. Ngài đứng về phía Thiên Chúa phù hộ cho con người. Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, không gì có thể thay thế vào chỗ Ngài được.
Tổng lãnh thiên thần Micae
Micae, danh từ Hêbrô
có nghĩa “Ai bằng Thiên Chúa” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa, được nói đến
trong sách Đamien (10, 13-21) và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (12,7)
như vị chiến thắng ma quỷ.
Thánh Micae đã chống
lại thần dữ để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội nhận thánh Micae
như Ðấng bảo trợ và tin rằng ngài vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngai
tòa Chúa. Ngài được tôn kính ngay từ những ngày xa xưa bên Đông phương. Tại Tây
phương, nhiều cuộc hiển linh của thánh Micae càng làm cho việc sùng kính khởi
sắc hơn, như tại núi Gargano miền nam nước Ý, dưới thời đức Gelase (192-196).
Tại Pháp, thánh Thiên
Thần là một thánh quan thầy. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cũng đã hiện ra với
nhiều người, đặc biệt năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và
Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng Ðức Micae tại Mont
Saint Michel. Từ đó, nơi đây đã trở nên một vị trí hành hương lớn.
Theo thánh nữ Jeanne
d’Arc, Thánh Micae đã thúc dục bà đi gặp vua Charles VII để lên đường đi cứu
nước
Thánh Micae là quan
thầy những người làm nghề phải dùng đến lò nung như người làm bánh, người thợ
rèn,… Thánh Thiên Thần cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố đã mang
tên Người. Thánh Micae cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp chết.
Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael
Danh xưng Raphael
tiếng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành” hoặc “Thầy thuốc của Thiên
Chúa”.
Sách Tobia cho biết,
chính ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông Tobit trong cơn hoạn
nạn. Trong câu chuyện này, ngài xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit là Tobia qua
những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật tốt đẹp:
Tobia kết hôn với Sarah, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản của gia
đình ông được hồi phục. Người đã cho hai cha con biết: “Ta là Raphael, một
trong bảy khâm sai của Thiên Chúa hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài
hiện diện.”
Mục đích của câu
chuyện là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời con
người và hằng nghe lời cầu xin. Raphael được cầu xin cho thể xác khang an, linh
hồn khỏe mạnh và là quan thầy người đi đường.
Trước đây, Thánh Raphael được giáo hội kính nhớ vào ngày 24 tháng 10 hằng năm. Điều này đã được thêm vào niên lịch Giáo Hội La Mã trong những năm 1921. Vào năm 1970, khi duyệt lại niên lịch, Giáo Hội đã đưa ngày lễ kính thánh Raphael vào chung một ngày với thánh Micae và thánh Gabriel.
Trước đây, Thánh Raphael được giáo hội kính nhớ vào ngày 24 tháng 10 hằng năm. Điều này đã được thêm vào niên lịch Giáo Hội La Mã trong những năm 1921. Vào năm 1970, khi duyệt lại niên lịch, Giáo Hội đã đưa ngày lễ kính thánh Raphael vào chung một ngày với thánh Micae và thánh Gabriel.
Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel
Gabriel,
danh xưng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa là sức mạnh”, cũng còn được gọi là “Sứ
thần truyền tin”, được gửi đến để báo tin Thiên Chúa can thiệp vào việc cứu rỗi
nhân loại và đấng Messia sẽ đến thực hiện. Gabriel được gửi đến với ngôn sứ
Danien (Dn 8, 16;9,21-27), với ông Giacaria và Đức Mẹ (Lc
1,11-38;8,16-27;9,21-27). Đây cũng là sứ thần đã nhiều lần hiện ra báo mộng cho
Thánh Giuse.
Việc tôn sùng thánh
Gabriel nổi bật vào thế kỷ X. Năm 1951, đức Piô XII đặt làm quan thầy các
chuyên viên truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại).
Thánh Bernard nhận
định: Trong tất cả các thiên thần, đức Gabriel đã được thấy là vị xứng đáng
loan báo những chương trình của Thiên Chúa cho Đức Mẹ và đón nhận lời fiat (xin
vâng) của Mẹ
Từ những thế kỷ đầu
của kỷ nguyên Kitô Giáo, đức tổng thần Gabriel đã được phụng vụ tôn kính. Vào
thế kỷ IX, tên ngài đã thấy xuất hiện trong danh bộ các thánh, được mừng vào
ngày 24 tháng 3, gắn liền với lễ Truyền Tin. Vào năm 1921, Đức Biển Đức XV
tuyên bố một ngày lễ kính tổng thần Gabriel trong toàn thể Giáo Hội. Hiện nay,
ngài được mừng chung với tổng thần Micae và tổng thần Raphael vào ngày 29 tháng
9
Cả 3 vị tổng lãnh
thiên thần: Micae, Raphael, Gabriel đều được Giáo Hội mừng kính vào ngày 29
tháng 9 hằng năm (lễ kính các tổng lãnh thiên thần)
Ngoài ra, theo một số
tài liệu, có tất cả 7 thiên thần quyền quý thường hầu cận bên Thiên Chúa. Sau 3
tổng lãnh thiên thần nêu trên, các vị còn lại là Uriel, Selphiel, Jegudiel, và
Barachiel
Trong bức
tranh vẽ trên trần nhà, tường vách thánh đường kính các Thiên Thần ở Palermo có
hình cùng tên và chức vị của bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần:
1.Michael - Victoriosus - Người chiến thắng
2.Gabriel – Nuntius - Sứ giả
3.Raphael – Medicus - Thầy thuốc
4.Uriel – Fortis Socius – Người đồng hành mạnh mẽ
5.Jehudiel – Remunerator - Người làm ơn
6.Barachiel – Adjutor - Người trợ giúp
7. Selphiel – Oarator - Người bầu cử
Tên Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng đầu bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa. Tiên Tri Daniel đã diễn tả Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa: “Thời đó, Michael là đấng vẫn thường che chở dân người.” ( Daniel 12,1).
1.Michael - Victoriosus - Người chiến thắng
2.Gabriel – Nuntius - Sứ giả
3.Raphael – Medicus - Thầy thuốc
4.Uriel – Fortis Socius – Người đồng hành mạnh mẽ
5.Jehudiel – Remunerator - Người làm ơn
6.Barachiel – Adjutor - Người trợ giúp
7. Selphiel – Oarator - Người bầu cử
Tên Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng đầu bảy vị Tổng lãnh Thiên Thần của Thiên Chúa. Tiên Tri Daniel đã diễn tả Tổng lãnh Thiên Thần Michael đứng về phía Thiên Chúa: “Thời đó, Michael là đấng vẫn thường che chở dân người.” ( Daniel 12,1).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét