Saint Vincent De Paul
Hàng năm khi đến ngày 27 – 9, chúng ta lại nhớ đến một mẫu gương điển hình sống đức ái như Chúa Kitô đã dạy, sẵn sàng cứu giúp những người cùng khốn nhất, đó chính là vị tông đồ của người nghèo, Thánh Vinh sơn Phaolô.
1. Vị tông đồ của người nghèo
Thánh Vinh sơn Phaolô sinh ngày 24 – 4 – 1581, trong một gia đình nông dân tại Gát – côn, nước Pháp. Sau khi theo học trường các cha dòng Phan sinh tại Dax, rồi học đại học ởToulouse , Cha được thụ phong linh mục và đi phục vụ một giáo xứ ở Pari.
Thánh Vinh sơn Phaolô sinh ngày 24 – 4 – 1581, trong một gia đình nông dân tại Gát – côn, nước Pháp. Sau khi theo học trường các cha dòng Phan sinh tại Dax, rồi học đại học ở
Trong thời gian đầu phục vụ, Thánh nhân đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi cha linh hướng Piere de Bérulle và Thánh Francois de Sales, để từ đó hướng tới việc tận hiến cho Chúa bằng cách phục vụ những người nghèo khổ, bần cùng nhất.
Năm 1617, Cha được chỉ định làm tuyên úy cho các tù nhân tại Gondi. Đây là giai đoạn thực tế giúp cha sống gần gũi với những người bất hạnh và thấm thía nỗi khổ vật chất cũng như tinh thần của họ. Như dấu chỉ thúc đẩy con tim tràn đầy yêu thương, Thánh nhân đã vươn cao lý tưởng phục vụ cách có hệ thống và rộng lớn hơn.
Linh đạo sống của Ngài được khởi đi từ việc tập hợp các “nữ tỳ người nghèo”, để sáng lập Tu Hội Nữ Tử Bác Ái, nhằm hướng khả năng phục vụ hữu hiệu hơn. Nhờ sự trợ giúp của Thánh nữ Louise de Marillac, Tu Hội Nữ Tử Bác Ái do Thánh Vinh sơn sáng lập ngay từ đầu đã cho thấy khả năng phục vụ phi thường và nhanh chóng lan rộng.
Thánh nhân cũng đặc biệt đề cao vai trò của các mục tử trong tương quan đức ái với người nghèo. Năm 1625, Người sáng lập Tu hội “Linh mục thừa sai” để giúp đào tạo các giáo sỹ theo tinh thần công đồng Trente, và nâng đỡ những người nghèo, đặc biệt là những người nghèo ở vùng quê. Như vậy, công việc giúp đỡ người nghèo của Thánh nhân đã hội tụ được những nguồn lực có tính quyết định cho cả lộ trình đồng hành với người nghèo của Người.
Thánh nhân cũng đặc biệt đề cao vai trò của các mục tử trong tương quan đức ái với người nghèo. Năm 1625, Người sáng lập Tu hội “Linh mục thừa sai” để giúp đào tạo các giáo sỹ theo tinh thần công đồng Trente, và nâng đỡ những người nghèo, đặc biệt là những người nghèo ở vùng quê. Như vậy, công việc giúp đỡ người nghèo của Thánh nhân đã hội tụ được những nguồn lực có tính quyết định cho cả lộ trình đồng hành với người nghèo của Người.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy những nét chính yếu trong linh đạo của Thánh Vinh sơn Phaolô, qua bút ký của Ngài cho các nữ tử bác ái. Với Ngài, con đường nên thánh được khởi đi từ việc nhận ra “hiện thân của Con Thiên Chúa, Đấng đã muốn là người nghèo”:
“… Chính chúng ta phải nghiệm điều đó, và phải xử sự như Đức Kitô là quan tâm đến người nghèo túng, an ủi, giúp đỡ và bảo lãnh cho họ… Quả thật, Đức Kitô đã muốn sinh ra là người nghèo, đã kết nạp những người nghèo làm môn đệ. Người đã trở thành kẻ phục vụ người nghèo, nên đã chia sẻ thân phận của họ…”
Việc phục vụ người nghèo với Thánh nhân, không phải theo một vài hình thức ban ơn phô trương, mà được xuất phát từ chính con tim biết “hiểu hoàn cảnh của họ mà thông cảm với họ. Sao cho tâm hồn chúng ta cũng rung động như Thánh Phaolô tông đồ, khi Người nói: "Tôi trở nên tất cả cho mọi người…”.
Đức ái với người nghèo trong linh đạo của Thánh Vinh sơn Phaolô hệ tại ở hành động phục vụ và nhận biết những nhu cầu cấp thiết nơi người nghèo: “phải ưu tiên phục vụ người nghèo, không được trì hoãn… Vậy khi chị em bỏ đọc kinh nguyện để giúp đỡ người nghèo thì hãy nhớ rằng, đó là chị em phục vụ Thiên Chúa” (Kinh Sách, Các bài đọc).
2. “Linh đạo người nghèo” của Thánh Vinh sơn Phaolô vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta ngày hôm nay.
Phải chăng chúng ta đang quên đi sứ mạng “ưu tiên phục vụ người nghèo” do những cám dỗ của tiện nghi vật chất ? Phải chăng những lợi lộc và danh vọng thấp hèn đã khiến chúng ta lãnh cảm trước “hiện thân của Con Thiên Chúa” ?
Con đường và tinh thần phục vụ của Thánh Vinh sơn Phaolô một lần nữa khích lệ và mời gọi chúng ta hãy trở nên bạn hữu của những người bần cùng khốn khổ. Theo gương Thánh nhân, mỗi chúng ta hãy là tông đồ nhỏ đem ngọn lửa tình yêu Chúa đến an ủi, vực dậy những người cùng khốn. Chúng ta hãy nhớ lời của chính Thánh nhân:
“Yêu Chúa thôi, chưa đủ, nếu tôi không yêu thương anh em. Ưu tư, lao tâm, khổ trí của tôi, chính là người nghèo”.
Thánh Vinh sơn Phaolô qua đời ngày 27.9.1660 tại Paris và được phong thánh năm 1737. Năm 1883, Ngài được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII tôn làm bổn mạng tất cả các nhóm, các công việc bác ái Công giáo.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét