6 thg 9, 2012

QUÁI DỊ TIẾNG LÓNG



Chỉ mới bước vào đầu năm học mà không ít giáo viên dạy văn các trường PTTH đã ngao ngán trước “tài” sáng tác văn chương bằng tiếng lóng của một số học sinh.
Dường như cách xài tiếng lóng của giới trẻ hiện nay đang là "mốt".
Đây là kết quả của thói quen blog, chat trên mạng, nhắn tin qua điện thoại di động mà nếu gia đình và nhà trường không kịp ngăn ngừa thì rất dễ dẫn đến những hệ quả xấu trong lối suy nghĩ và ứng xử của các em

Photobucket
 Thật khó để hiểu nội dung cho suôn sẻ vì lối viết Tây - ta lẫn lộn.

  • Với cách “hành văn” của giới teen hiện nay, khó có cha mẹ nào hiểu được vì tiếng lóng của tuổi trẻ bây giờ không theo bất cứ qui luật, nguyên tắc nào.
Chẳng hạn một bạn chat như sau: “Hum ni hok bit lèm j, đg ngồi pùn. Mi đến chỏ đéy rùi đợi tau” (hôm nay không biết làm gì, đang ngồi buồn. Mày đến chỗ đấy rồi đợi tao).

Đọc dòng chữ này nếu nắm được qui tắc xài tiếng lóng của tuổi teen là giữ nguyên chữ cái đầu rồi nói chệch đi các nguyên âm, phụ âm đi sau (như “hok” là hông, “bit” là biết...) thì sau đó phụ huynh cũng có thể giải mã được nội dung câu chữ, nhưng đến khi các bạn xài tiếng lóng bằng tiếng Anh thì cha mẹ thật sự “bó tay”.

Có bạn “oánh” hàng chữ như sau: No have water mother”. Câu này được giải nghĩa theo kiểu dịch từng từ, nghĩa là: “Chẳng có nước m. gì”(!).

Còn với câu “Give me beg a word soldier black peace” thì phải hiểu câu đó là “Cho tôi xin một chữ binh huyền (bình) yên”! Đến mức này thì bất cứ vị phụ huynh nào cũng phải toát mồ hôi hột, bởi mớ tiếng lóng quá “siêu hiện đại” của tuổi teen thế hệ 9X.

So với những tiếng lóng mà teen thế hệ 8X hay dùng như Like afternoon - thích thì chiều, No four go - vô tư đi, Know die no - biết chết liền... thì quả 8X chưa bõ bèn gì so với 9X.
Tuy nhiên, tiếng lóng của tuổi teen không chỉ dừng lại ở chừng mực đó.
Để hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, các teen thỏa thuận những qui ước ngầm như đổi chữ cái tiếng Việt sang con số (A=1, B=2, C=3...), thay chữ bằng biểu tượng, thậm chí viết tắt cả tiếng Anh như “hello (xin chào)” thì viết thành số “2”, U là viết tắt của chữ you (anh), “G9” là viết tắt chữ “good night”...

Vì vậy khi đọc hàng chữ “Ilu, Sul, G9” thì phụ huynh đừng nghĩ là con mình đang học toán với những mệnh đề mà hàng ký tự trên có nghĩa là: “I love you, see you later, good night” (Em yêu anh, hẹn gặp lại, ngủ ngon nhé”!

Ở giới trẻ hiện nay, rõ ràng đây là một hiện tượng không hay trong giao tiếp vì nó không làm phong phú thêm kho từ vựng, mà còn khiến tiếng Việt bị tối tăm!

(Trích từ Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét