Ngày xưa người ta quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân”, quan niệm sống đầy tính luân thường đạo lý và nhân bản, nhưng ngày nay người ta “chỉnh sửa” quan niệm đó thành “nam nữ cọ cọ sát thân”. Cách nghĩ quá “thoáng” như vậy trở thành táo bạo và tội lỗi !
Người
ta còn cho rằng cứ sống thử trước, nếu hợp thì… sống tiếp, không hợp
thì chia tay. Quá dễ dãi! Và quan niệm mà người ta cho là tân kỳ và
thoáng như vậy lại chỉ là quan niệm sai lầm mà thôi. Sự bất ổn gia đình
tiếp tục tăng ở Hoa Kỳ mặc dù giảm tỷ lệ ly hôn đối với các gia đình.
Các nhà nghiên cứu nói rằng mức tăng về việc sống thử (sống chung chạ
như vợ chồng mà không kết hôn) là một phần của vấn nạn gia đình.
Ngày
nay, tỷ lệ ly hôn cao. Nhiều người muốn cứu vãn hôn nhân của mình đang
trên bờ vực thẳm ly hôn, người ta đã phải đôn đáo tìm nhà tư vấn. Vì
thế, các trung tâm tư vấn (tình yêu, hôn nhân, gia đình, và các vấn đề
khác) lần lượt xuất hiện nhiều, ngay cả báo chí cũng thường có mục tư
vấn, và các đài phát thanh hoặc truyền hình cũng có các chương trình tư
vấn.
Giáo
sư W. Bradford Wilcox, thuộc ĐH Virginia và Trung tâm Hôn nhân và Gia
đình của Viện Giá trị Hoa Kỳ (Institute for American Values’ Center for
Marriage and Families) tại New York, nhận xét: “Tỷ lệ ly hôn đối với các
cặp vợ chồng đã trở lại mức mà chúng tôi thấy trước cuộc cách mạng ly
hôn hồi thập niên 1970. Tuy nhiên, tính bất ổn gia đình lại đang gia
tăng đối với con cái người Mỹ. Điều này có vẻ chiếm một phần vì nhiều
cặp vợ chồng có con cái sống thử, và điều này rất bất ổn”.
Ngày
nay, hơn 40% thanh thiếu niên Hoa Kỳ đều sống thử. Họ muốn có kinh
nghiệm chia tay của cha mẹ hơn so với những đứa con của các cặp vợ chồng
kết hôn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ chia tay cao hơn so với những đứa con của
các cặp sống thử, lên tới 170%. Việt Nam cũng đang có nguy cơ tương tự,
đạo đức luân lý suy thoái nên sự “dễ dãi” về tình dục cũng dần dần
“thoáng” hơn!
GS
Bradford Wilcox nói rằng con cái của các cha mẹ sống thử sẽ bị rắc rối
nhiều hơn về các vấn đề xã hội và tình cảm (lạm dụng ma túy, trầm cảm,
bỏ học sớm, yêu đương nhăng nhít,…) so với những đứa con có cha mẹ kết
hôn hẳn hoi. Nghiên cứu này được thực hiện với 250 bài viết về hôn nhân
& gia đình ở Hoa Kỳ và khắp thế giới. Nghiên cứu này cũng phân tích
các dữ liệu của số liệu Khảo sát Xã hội tổng quát và Khảo sát Thu nhập
và Tham gia Chương trình (General Social Survey and the Survey of Income
and Program Participation).
Bản
tường trình cho biết thêm: “Dù chúng ta thành công hay thất bại trong
việc xây dựng văn hóa hôn nhân lành mạnh thì rõ ràng cũng là mối quan
tâm chung hợp pháp và là vấn đề tối quan trọng nếu chúng ta muốn đảo
ngược tình trạng cách ly khỏi nhịp phát triển xã hội của các thành viên
dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta: giới lao động, dân
nghèo, dân tộc thiểu số, và con cái”.
Con
cái của các cặp sống thử có thể bị lạm dụng về thể lý, tình dục hoặc
tình cảm gấp 3 lần so với con cái của các cặp vợ chồng vẫn nguyên vẹn
hôn nhân. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện tính bất ổn gia đình cũng
góp phần phan biệt giai cấp, phe cánh. Con cái của các cha mẹ có học
thức thấy cuộc sống gia đình họ ổn định, còn con cái của các cha mẹ ít
học lại thấy cuộc sống gia đình họ càng ngày càng bất ổn. Những người
sống dư dả tận hưởng gia đình “vững mạnh và ổn định”, còn những người
khác đối mặt với gia đình “càng bất ổn, càng bất hạnh và càng mất tác
dụng”.
Ly
hôn liên quan con cái trở lại mức trước khi luật hôn nhân thay đổi để
dễ ly hôn hơn. Khoảng 23% con cái có cha mẹ kết hôn đầu thập niên 1960
đều biết cha mẹ ly hôn khi chúng được 10 tuổi. Cũng gần tương đương tỷ
lệ đó đối với con cái có cha mẹ kết hôn năm 1997.
Các
tác giả của bản tường trình kết luận rằng hôn nhân nguyên vẹn giữa cha
mẹ vẫn là “tiêu chuẩn vàng” đối với đời sống gia đình tại Hoa Kỳ. Ngày
16-8-2011, Viện Giá trị Hoa Kỳ cho biết: “Con cái có thể phát triển tốt
hơn về kinh tế, xã hội và thể chất nếu chúng sống trong các gia đình
theo chuẩn này”. Hôn nhân là “điều tốt quan yếu của cộng đồng” với nhiều
lợi ích về kinh tế, sức khỏe, giáo dục và an toàn, giúp ích hơn cho xã
hội và chính phủ phục vụ công ích.
Lợi
ích của hôn nhân cũng lan rộng tới người nghèo, giới lao động và dân
tộc thiểu số, mặc dù có việc suy yếu hôn nhân trong 4 thập niên qua.
Viện Giá trị Hoa Kỳ kết luận: “Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm
ẩn đối với chất lượng và tính ổn định của đời sống con cái trong các
gia đình ngày nay”.
Tóm
lại, sống thử hoàn toàn bất lợi – cả về tâm lý lẫn sinh lý, kéo theo hệ
lụy làm suy giảm sức khỏe, điều mà khoa học cũng đã chứng minh. Xưa
nay, xã hội vẫn đề cao việc “nam nữ thọ thọ bất thân”, chỉ bắt đầu
“chuyện ấy” trong đêm động phòng, dành cho nhau những giây phút thăng
hoa cao thượng nhất, và nhiều tôn giáo cũng khuyến cáo chuyện sống thử
hoặc “ăn cơm trước kẻng”.
Trầm Thiên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét