31 thg 5, 2014
Maria ở lại độ ba tháng – Thứ Bảy – Đức Maria thăm viếng Bà Êlisabeth
Lời Chúa: Lc 1, 39-56
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabeth. Bà Êlisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Bấy giờ bà Maria nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn!
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời.
Bà Maria ở lại với bà Êlisabeth độ ba tháng, rồi trở về nhà.
Suy niệm:
Từ Nadarét, Chị Maria đã phải đi 160 cây số để đến nhà ông bà Dacaria.
Ngày nay, người ta cho rằng nhà của ông bà tư tế này là ở En Kerem,
một ngôi làng nằm trên đồi, vây bọc bởi những cây ô liu và vườn nho,
cách Giêrusalem 6 cây số về hướng tây.
Cuộc hành trình vất vả, dài như cuộc hành hương lên Đền Thánh.
Chị Maria không đi một mình, chắc Chị đi với một người bà con.
Hơn nữa, chị đi với Giêsu đang lớn lên trong lòng Chị.
Khi nghe sứ thần nói bà chị họ Êlisabeth già nua đang mang thai,
Maria thấy mình có bổn phận phải vội vã lên đường.
Chị muốn đem đến cho bà Êlisabeth sự hiện diện của Chị.
Một sự hiện diện khiêm tốn và lịch sự.
Chị đã mở lời chào khi vừa bước vào nhà ông bà tư tế Dacaria.
Chúng ta không rõ Maria đã chào như thế nào,
nhưng lời chào của Chị đã làm bật dậy nơi bà Êlisabeth
một chuỗi những âm vang mạnh mẽ và bất ngờ.
Tai vừa nghe lời chào của cô em Maria,
Êlisabeth thấy thai nhi trong lòng mình nhảy lên vì vui sướng (cc. 41, 44).
Lập tức bà được đầy tràn Thánh Thần.
Thánh Thần đã khiến bà nhận ra những mầu nhiệm lớn lao
đang diễn ra trong cuộc hạnh ngộ ở đây, vào giây phút này.
Êlisabeth lớn tiếng ca ngợi Maria là người phụ nữ diễm phúc nhất.
Maria có phúc vì được chọn làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu độ (c. 42),
và vì đã tin Chúa sẽ thực hiện những gì Người nói với mình (c. 45).
Ngỡ ngàng và ngây ngất trong hạnh phúc, Êlisabeth kêu lên :
“Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa của tôi đến với tôi thế này?” (c. 43).
Như thế mầu nhiệm ẩn kín nơi Chị Maria, bà Êlisabeth đã biết.
Ngược lại, khi thấy bà chị họ của mình mang thai,
Maria xác tín hơn vào những lời sứ thần đã nói với mình.
Một sự hiện diện mang tính phục vụ.
Maria đã ở với bà Êlisabeth độ ba tháng để giúp bà trong lúc sinh nở.
Tất cả những việc trong nhà, hẳn chị Maria đã tận tâm chu tất.
Khi Chị nhận mình là nữ tỳ của Chúa (Lc 1, 38),
khi bà Êlisabeth gọi Chị là Mẹ của Chúa tôi (c. 43),
thì Chị lại trở nên nữ tỳ phục vụ bà chị họ cao niên.
Sự hiện diện của Chị đem lại cho cả nhà niềm vui và hạnh phúc.
Giêsu vẫn lớn lên từng ngày trong Chị, và Chị cảm nhận điều đó.
Lời ca Magnificat chẳng phải chỉ được cất lên một lần.
Lời ngợi khen ấy thấm nhuần cuộc sống của Chị.
Mãi mãi Chị là nữ tỳ hèn mọn được Thiên Chúa cúi xuống (c. 48).
Và Chị biết mình cũng phải cúi xuống để phục vụ tha nhân.
Mọi cuộc gặp gỡ của chúng ta hằng ngày đều có tính linh thánh.
Trong niềm vui của Thánh Thần, ta vừa cho đi, vừa nhận lãnh,
vừa ngợi khen Chúa, vừa phục vụ con người.
Ước gì chúng ta thấy mình lớn lên nhờ dám mở ra để gặp gỡ.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria,
khi đọc Phúc Âm,
lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu
trong mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.
Xin Mẹ dạy chúng con
đừng sợ lên đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu
để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
30 thg 5, 2014
Lòng anh em sẽ vui – Thứ Sáu Tuần 6 Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 16, 20-23a
Khi
ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ
khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn,
nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn
bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ
đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã
sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng
Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em,
không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa.
Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ
ban cho anh em nhân danh Thầy.”
Hiếm khi một đoạn Tin Mừng ngắn
mà lại có nhiều từ nói đến niềm vui, nỗi buồn như vậy.
Khi sắp bước vào cuộc Khổ nạn,
Đức Giêsu không giấu các môn đệ về những thử thách đang chờ họ.
Khóc lóc, lo buồn, than van là những điều họ sẽ phải trải qua (c. 20).
Nhưng tâm trạng đó chỉ là tạm thời.
Niềm vui khi thấy Thầy phục sinh mới là điều còn mãi (c. 22).
Không có một Kitô giáo buồn.
Niềm vui là một trong những nét đặc trưng của Kitô giáo,
bởi lẽ Kitô giáo phát sinh từ Tin Mừng rộn rã, từ tiếng reo Halleluia :
Đức Kitô đã sống lại rồi và đang ở giữa cộng đoàn tín hữu.
Niềm vui ấy vẫn được diễn tả qua nhiều hình thức,
qua tiếng chuông chiều cao vút của nhà thờ,
qua các bài thánh ca dìu dặt đưa hồn bay lên gặp Đấng Tuyệt đối,
qua những nụ cười tươi và tà áo muôn màu của giáo dân đi lễ mỗi Chúa nhật.
Nhưng niềm vui không chỉ có ở nơi nhà thờ, mà còn ở mọi nơi.
Niềm vui trên khuôn mặt một nữ tu cúi xuống vết thương của người phong.
Niềm vui háo hức của một thanh niên bỏ tất cả để xin vào nhà Tập.
Niềm vui bình an của những vị tử đạo Việt Nam trên đường ra pháp trường.
Không thể hình dung một Kitô giáo mà không có niềm vui.
Kitô giáo buồn thì chẳng phải là Kitô giáo nữa.
Thế giới hôm nay có quá nhiều cách để làm cho người ta vui.
Niềm vui dường như có thể mua được bằng tiền.
Người ta tưởng càng sở hữu nhiều, càng hưởng thụ nhiều thì càng vui.
Nhưng chính lúc đó người ta lại rơi vào sự buồn chán.
Thế giới hôm nay là một thế giới buồn.
Ba mươi ngàn người Nhật tự tử trong một năm.
Hiện nay ở Hàn Quốc đang lan rộng tình trạng tự tử tập thể.
Khi đời sống vật chất quá đầy đủ, thừa mứa,
người ta lại không biết mình sống để làm gì.
Kitô giáo phải có khả năng đem lại niềm vui cho thế giới,
không phải thứ niềm vui rẻ tiền, vì mua được một trận cười thâu đêm,
nhưng là thứ niềm vui của người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Người mẹ phải chịu buồn phiền, đau đớn khi sinh con,
nhưng sinh rồi thì vui sướng, chẳng còn nhớ đến chuyện vượt cạn (c. 21).
Kitô giáo không né tránh đau khổ, cũng không tìm con đường diệt khổ,
nhưng đón lấy đau khổ và tìm thấy ý nghĩa của nó trong tình yêu.
Như người mẹ chịu đau để đứa con chào đời,
người Kitô hữu vui sướng vì thấy hoa trái của những gian truân thử thách.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu,
các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,
nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười
khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.
Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.
Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau
khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.
Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.
Nụ cười ấy hòa với niềm vui
của người được lành bệnh.
Lạy Chúa Giêsu,
có những niềm vui
Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay,
có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.
Xin dạy chúng con biết tươi cười,
cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con.
Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống,
dù không phải tất cả đều màu hồng.
Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản,
nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.
Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc,
vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương
và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
29 thg 5, 2014
LÀM SẠCH ĐÔI MẮT CỦA MÌNH
Một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn vào một căn nhà mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn sáng, cô vợ thấy một người phụ nữ láng giềng đem phơi quần áo vừa giặt. Cô bảo: “Quần áo còn bẩn quá, rõ bà này chẳng biết giặt. Có lẽ bà ta cần loại xà phòng khác tốt hơn.”
Anh chồng nhìn qua rồi im lặng. Và cứ mỗi lần thấy người láng giềng phơi quần áo, thì cô vợ trẻ lại có lời phê phán…
Một
tháng sau, vào một buổi sáng, cô vợ trẻ ngạc nhiên khi thấy quần áo
người láng giềng đem phơi sạch sẽ, và cô nói với chồng: “Anh xem kìa, bà
ta đã học được cách giặt giũ. Không biết ai đã dạy cho bà ấy….”
Anh chồng đáp: “Không, sáng nay anh dậy sớm và đã lau khung cửa kính nhà mình ấy chứ!”
………..
Cuộc
đời cũng thế! Sạch hay bẩn đều tùy thuộc vào mức độ sạch của khung cửa
để nhìn những việc hiện hữu quanh ta. Con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta hãy
lau sạch cửa sổ tầm hồn của mình để nhìn cuộc đời tươi đẹp hơn nhé!
(Sưu tầm)
Nỗi buồn trở thành niềm vui – Thứ năm Tuần 6 Phục sinh
Lời Chúa: Ga 16, 16-20
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.” Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giêsu hỏi nhau: “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: ‘Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy’ và ‘Thầy đến cùng Chúa Cha’?” Vậy các ông nói: “ ‘Ít lâu nữa’ nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!” Đức Giêsu biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: ‘Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy’. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.”
Suy Niệm:
Trong bầu khí của bữa Tiệc Ly,
Thầy Giêsu nói với các môn đệ một câu đối với họ là khó hiểu:
“Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy,
rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (c. 16).
Câu này có thể dễ hiểu với chúng ta
vì chúng ta biết rõ cái chết trên thập giá đang chờ Thầy Giêsu.
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi,
cái chết này sẽ khiến các môn đệ không còn được thấy Thầy nữa.
Chúng ta cũng biết rằng chỉ một thời gian ngắn sau,
Thầy Giêsu lại được phục sinh, và đã hiện ra cho các môn đệ thấy.
Mất Thầy là một thử thách lớn trong đời người môn đệ.
Thầy là chỗ dựa, là lý do khiến họ chấp nhận cuộc sống bấp bênh này.
Chính Thầy đã gọi, đã kéo họ ra khỏi gia đình và nghề nghiệp ổn định
để lang thang đó đây, sống nhờ lòng tốt của những người nghe giảng.
Gần ba năm sống bên Thầy, chia sẻ ngọt bùi, thành công thất bại,
tình Thầy trò gần gũi như tình bạn hữu.
Bây giờ mất Thầy, họ sẽ đi đâu và đi với ai?
Cái chết trên thập giá của Thầy là đại tang của một người thân.
Nỗi đau này được nhân lên nhiều lần
vì họ đã không dám có mặt để lo liệu việc mai táng.
“Anh em sẽ khóc lóc và than van… Anh em sẽ buồn phiền…” (c.20).
Khi tảng đá đã khép kín ngôi mộ, chẳng còn thấy Thầy nữa,
khi thế gian và thủ lãnh của nó hả hê vui sướng vì chiến thắng,
liệu các môn đệ có vượt qua được nước mắt đau đớn này không ?
“Ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy… (c. 16)
và nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (c. 20).
Anh em sẽ lại thấy Thầy lúc Thầy hiện ra gặp anh em sau phục sinh,
lúc Thầy sai Thánh Thần đến ở với và nâng đỡ anh em,
và nhất là lúc Thầy đồng bàn với anh em trong bữa tiệc Thiên quốc.
Khi gặp lại Thầy và nhận ra Thầy đang sống,
thế nào anh em cũng hết phiền muộn đắng cay.
Nỗi buồn của anh em tan biến khi anh em biết rằng
Thầy mới là người chiến thắng.
Đời sống người Kitô hữu đan xen giữa vui với buồn.
Có lúc thấy mất Chúa và mất hướng, thấy thất vọng và buồn chán.
Chúng ta phải chia sẻ cuộc Khổ nạn và cái chết của Chúa mỗi ngày.
Nhưng rồi ngày nào đó, Chúa lại đến thăm, lại tỏ mình, lại vỗ về an ủi.
Niềm vui trong ta như sống lại với bao hy vọng dâng trào.
Chỉ xin đừng bỏ đi khi thấy Chúa vắng bóng và thất bại trong đời ta.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
có những ngày con cảm thấy
đời sống thật nặng nề ;
có những lúc con muốn buông trôi,
để mặc cho dòng đời đưa đẩy ;
có những khoảng thời gian dài,
con như mảnh đất khô khan cằn cỗi.
Xin cho con ánh sáng của Chúa
để con biết lối mà đi.
Xin cho con tấm bánh của Chúa
để con có sức mà dấn bước.
Xin cho con Lời của Chúa
để con vững một niềm tin.
Xin cho con sự sống của Chúa
để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn,
niềm vui và sáng tạo.
Lạy Chúa Giêsu,
con thấy mình cần Chúa
trong mỗi giây phút của cuộc đời.
Ước gì ai gặp con
cũng gặp được sự hiện diện của Chúa..
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
28 thg 5, 2014
Dẫn đến toàn bộ sự thật –Thứ tư Tuần 6 Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 16, 12-15
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng nghe gì, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Cha có, đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.”
SUY NIỆM:
Làm người ở đời, một trong những điều rất khó
là sống bình an hạnh phúc với người khác.
Trong gia đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế giới,
đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho nhau.
Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ.
Một triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.”
Mục tiêu của giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang,
mà còn là huấn luyện nên những người biết sống với và sống cho người khác.
Để được vậy, cần giúp người ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình.
Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng ta biết cách sống với người khác.
là sống bình an hạnh phúc với người khác.
Trong gia đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế giới,
đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho nhau.
Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ.
Một triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.”
Mục tiêu của giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang,
mà còn là huấn luyện nên những người biết sống với và sống cho người khác.
Để được vậy, cần giúp người ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình.
Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng ta biết cách sống với người khác.
Ba Ngôi sống tùy thuộc lẫn nhau.
Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17).
Khi rời bỏ thế gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7).
Chấp nhận được sai phái là chấp nhận tùy thuộc.
Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì,
và chỉ nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50),
thì Thánh Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13).
Thánh Thần chỉ loan báo điều mình đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14),
và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã nói (Ga 14, 26).
Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự tùy thuộc.
Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17).
Khi rời bỏ thế gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7).
Chấp nhận được sai phái là chấp nhận tùy thuộc.
Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì,
và chỉ nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50),
thì Thánh Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13).
Thánh Thần chỉ loan báo điều mình đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14),
và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã nói (Ga 14, 26).
Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự tùy thuộc.
Ba Ngôi sống cho nhau.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4),
thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu
bằng việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14).
Chính Chúa Cha cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1).
Ba Ngôi không tìm vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ.
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” (c. 15).
“Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10).
Cha là nguồn mạch trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang.
Và Con cũng chẳng giữ gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4),
thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu
bằng việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14).
Chính Chúa Cha cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1).
Ba Ngôi không tìm vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ.
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” (c. 15).
“Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10).
Cha là nguồn mạch trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang.
Và Con cũng chẳng giữ gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Đến giờ phút chia tay, nhưng Thầy Giêsu phải khiêm tốn nhìn nhận rằng
mình còn nhiều điều chưa nói hết (c. 12).
Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong,
tuy công việc vẫn còn dang dở.
Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời gian để chín.
Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác,
mình không làm được hết mọi sự.
Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho ta,
nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu,
vào Sự Thật trọn vẹn (c. 13).
mình còn nhiều điều chưa nói hết (c. 12).
Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong,
tuy công việc vẫn còn dang dở.
Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời gian để chín.
Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác,
mình không làm được hết mọi sự.
Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho ta,
nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu,
vào Sự Thật trọn vẹn (c. 13).
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.
Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống,
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.
Xin cho chúng con biết say mê sự sống,
và gieo vãi sự sống khắp nơi.
và gieo vãi sự sống khắp nơi.
Ước gì Chúa ban cho nhân loại
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
27 thg 5, 2014
Có lợi cho anh em – Thứ ba Tuần 6 Mùa Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 16, 5-11
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử; về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”
SUY NIỆM:
Người Pháp vẫn thường nói: ra đi là chết một chút.
Cuộc chia ly nào cũng đem lại những mất mát buồn phiền.
Khi biết mình sắp phải chia tay Thầy,
các môn đệ cũng không tránh khỏi tâm trạng đó (c.6).
Gần ba năm sống bên Thầy, tuy ngắn ngủi nhưng có bao là kỷ niệm.
“Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy” (c. 5).
Thầy Giêsu đã an ủi bằng cách nói rằng mình đi để dọn chỗ cho họ.
Rồi Thầy trò lại được chung sống bên nhau (Ga 14, 1-3).
Chuyện Thầy về với Cha lẽ ra phải làm họ vui sướng,
vì Thầy được Cha tôn vinh (Ga 14, 28).
Cuộc chia ly nào cũng đem lại những mất mát buồn phiền.
Khi biết mình sắp phải chia tay Thầy,
các môn đệ cũng không tránh khỏi tâm trạng đó (c.6).
Gần ba năm sống bên Thầy, tuy ngắn ngủi nhưng có bao là kỷ niệm.
“Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy” (c. 5).
Thầy Giêsu đã an ủi bằng cách nói rằng mình đi để dọn chỗ cho họ.
Rồi Thầy trò lại được chung sống bên nhau (Ga 14, 1-3).
Chuyện Thầy về với Cha lẽ ra phải làm họ vui sướng,
vì Thầy được Cha tôn vinh (Ga 14, 28).
Nhưng lý do chính khiến Thầy ra đi là nhằm lợi ích cho môn đệ.
“Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em ;
nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (c. 7).
Rõ ràng sau khi Đức Giêsu chết, phục sinh, hiện ra nhiều lần và lên trời,
sau khi các môn đệ không còn thấy Ngài nữa,
thì Đấng Bảo Trợ bắt đầu đóng một vai trò quan trọng.
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, sẽ làm công việc của một người Thầy.
“Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại
mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).
Thầy Thánh Thần giúp ta hiểu được và đến được với Thầy Giêsu.
Thánh Thần như người phụ đạo, tiếp nối việc giảng dạy của Thầy Giêsu.
Thánh Thần còn là người làm chứng cho Thầy Giêsu nữa,
để các môn đệ cũng can đảm trở nên chứng nhân cho Thầy (Ga 15, 26-27).
“Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em ;
nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (c. 7).
Rõ ràng sau khi Đức Giêsu chết, phục sinh, hiện ra nhiều lần và lên trời,
sau khi các môn đệ không còn thấy Ngài nữa,
thì Đấng Bảo Trợ bắt đầu đóng một vai trò quan trọng.
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, sẽ làm công việc của một người Thầy.
“Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại
mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).
Thầy Thánh Thần giúp ta hiểu được và đến được với Thầy Giêsu.
Thánh Thần như người phụ đạo, tiếp nối việc giảng dạy của Thầy Giêsu.
Thánh Thần còn là người làm chứng cho Thầy Giêsu nữa,
để các môn đệ cũng can đảm trở nên chứng nhân cho Thầy (Ga 15, 26-27).
“Thầy đi thì có lợi cho anh em” (c.7).
Khi Đức Giêsu hoàn tất phần công việc Cha giao cho mình (Ga 17, 4; 19, 30),
Ngài chuyển giao mọi việc còn lại cho Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ.
Ngài tìm điều có lợi hơn cho sự lớn lên của các môn sinh,
dù Ngài rất yêu họ và muốn được sống gần họ (Ga 13, 1; 17, 24).
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14, 18).
Đức Giêsu đến với môn đệ bằng việc sai Thánh Thần.
Đúng là họ sẽ chẳng bao giờ mồ côi, vì họ đã có một Đấng Bảo Trợ.
Khi Đức Giêsu hoàn tất phần công việc Cha giao cho mình (Ga 17, 4; 19, 30),
Ngài chuyển giao mọi việc còn lại cho Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ.
Ngài tìm điều có lợi hơn cho sự lớn lên của các môn sinh,
dù Ngài rất yêu họ và muốn được sống gần họ (Ga 13, 1; 17, 24).
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14, 18).
Đức Giêsu đến với môn đệ bằng việc sai Thánh Thần.
Đúng là họ sẽ chẳng bao giờ mồ côi, vì họ đã có một Đấng Bảo Trợ.
Trong cuộc sống lắm khi người Kitô hữu thấy Chúa Kitô như vắng mặt.
Buồn chán, thất vọng, xao xuyến, sợ hãi, khô khan chiếm lấy lòng mình.
Không phải lúc nào cũng thấy Chúa gần bên, ấm áp và thân thiện.
Những lúc khó khăn đó lại có thể là dịp để ta tập yêu Ngài cách nhưng không,
tin Ngài chỉ tìm điều có ích hơn cho ta,
và kiên nhẫn đợi chờ quà tặng bất ngờ do Ngài gửi đến.
Buồn chán, thất vọng, xao xuyến, sợ hãi, khô khan chiếm lấy lòng mình.
Không phải lúc nào cũng thấy Chúa gần bên, ấm áp và thân thiện.
Những lúc khó khăn đó lại có thể là dịp để ta tập yêu Ngài cách nhưng không,
tin Ngài chỉ tìm điều có ích hơn cho ta,
và kiên nhẫn đợi chờ quà tặng bất ngờ do Ngài gửi đến.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin Ngài hãy đến như cơn gió mát
thổi vào đời con,
thổi vào Giáo Hội,
thổi vào thế giới,
để đem lại cho chúng con
sự tươi mới nhẹ nhàng, sự tự do thanh thoát.
xin Ngài hãy đến như cơn gió mát
thổi vào đời con,
thổi vào Giáo Hội,
thổi vào thế giới,
để đem lại cho chúng con
sự tươi mới nhẹ nhàng, sự tự do thanh thoát.
Xin Ngài hãy đến như dòng nước trong
chảy vào đời con,
chảy vào Giáo Hội,
chảy vào thế giới,
để cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi,
và làm bật dậy
những mầm xanh sự sống nơi chúng con.
chảy vào đời con,
chảy vào Giáo Hội,
chảy vào thế giới,
để cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi,
và làm bật dậy
những mầm xanh sự sống nơi chúng con.
Xin Ngài hãy đến như ngọn lửa hồng
chiếu sáng đời con,
chiếu sáng Giáo Hội,
chiếu sáng thế giới,
để chúng con không còn đồng lõa với tối tăm,
nhưng mang trong tim một ước mơ nóng bỏng,
đó là làm cho vũ trụ này rực sáng Tình yêu.
chiếu sáng đời con,
chiếu sáng Giáo Hội,
chiếu sáng thế giới,
để chúng con không còn đồng lõa với tối tăm,
nhưng mang trong tim một ước mơ nóng bỏng,
đó là làm cho vũ trụ này rực sáng Tình yêu.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
26 thg 5, 2014
Làm chứng về Thầy – Thứ hai Tuần 6 Mùa Phục sinh
Lời Chúa: Ga 15,26 – 16,4a
Khi
ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà
Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật
phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em
cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu. Thầy đã nói với anh
em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. Họ sẽ khai trừ anh em khỏi
hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng
thờ Thiên Chúa. Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng
chẳng biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến
giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.”
Suy niệm:
Chúng ta thường cầu xin Chúa Thánh Thần
trước một cuộc tĩnh tâm, một hội nghị hay một cuộc gặp gỡ tìm ý Chúa.
Thánh Thần cho ta ánh sáng để quyết định.
Nhưng Thánh Thần cũng là Đấng ban sức mạnh đỡ nâng,
nhất là lúc Giáo Hội gặp gian nan thử thách.
trước một cuộc tĩnh tâm, một hội nghị hay một cuộc gặp gỡ tìm ý Chúa.
Thánh Thần cho ta ánh sáng để quyết định.
Nhưng Thánh Thần cũng là Đấng ban sức mạnh đỡ nâng,
nhất là lúc Giáo Hội gặp gian nan thử thách.
Bài Tin Mừng hôm nay vẫn nằm trong bối cảnh của sự bách hại.
Các môn đệ sẽ bị ghét bỏ, bắt bớ (Ga 15, 18-20).
Hơn nữa, họ còn bị trục xuất khỏi hội đường và bị giết (Ga 16, 2).
Sau khi Đức Giêsu về trời, ai sẽ là người đứng ra bảo trợ họ?
Ai sẽ là người giúp họ can đảm để làm chứng cho Đấng phục sinh?
Đức Giêsu trả lời: chính Thánh Thần, Đấng mà Ngài sai đến từ nơi Cha.
Thánh Thần từ từ tỏ mình ra như một Đấng, một ngôi vị có thực,
đang hiện diện trong lòng từng Kitô hữu và trong cộng đoàn.
Thánh Thần là Đấng ở với anh em,
ở giữa anh em và ở trong anh em (Ga 14, 16-17).
Các môn đệ sẽ bị ghét bỏ, bắt bớ (Ga 15, 18-20).
Hơn nữa, họ còn bị trục xuất khỏi hội đường và bị giết (Ga 16, 2).
Sau khi Đức Giêsu về trời, ai sẽ là người đứng ra bảo trợ họ?
Ai sẽ là người giúp họ can đảm để làm chứng cho Đấng phục sinh?
Đức Giêsu trả lời: chính Thánh Thần, Đấng mà Ngài sai đến từ nơi Cha.
Thánh Thần từ từ tỏ mình ra như một Đấng, một ngôi vị có thực,
đang hiện diện trong lòng từng Kitô hữu và trong cộng đoàn.
Thánh Thần là Đấng ở với anh em,
ở giữa anh em và ở trong anh em (Ga 14, 16-17).
Như thế Đức Giêsu thực sự chẳng lìa xa chúng ta.
Ngài vẫn hiện diện liên tục bên chúng ta, nhờ Thánh Thần Ngài sai đến.
Giáo Hội sơ khai đã có kinh nghiệm sâu xa về Đấng Bảo trợ này,
đặc biệt trong giai đoạn bị bách hại.
Stêphanô là người đầy Thánh Thần (Cv 6, 5).
Khi ông tranh luận với những người Do thái cứng lòng,
Thánh Thần đã ban cho ông lời lẽ khôn ngoan không ai địch nổi (Cv 6, 10).
Trong Thánh Thần, ông đã làm chứng cho Đức Giêsu phục sinh,
Đấng đang đứng bên hữu Thiên Chúa (Cv 7, 55-56).
Chính lời chứng này đã đưa ông đến cái chết tử đạo đầu tiên.
đặc biệt trong giai đoạn bị bách hại.
Stêphanô là người đầy Thánh Thần (Cv 6, 5).
Khi ông tranh luận với những người Do thái cứng lòng,
Thánh Thần đã ban cho ông lời lẽ khôn ngoan không ai địch nổi (Cv 6, 10).
Trong Thánh Thần, ông đã làm chứng cho Đức Giêsu phục sinh,
Đấng đang đứng bên hữu Thiên Chúa (Cv 7, 55-56).
Chính lời chứng này đã đưa ông đến cái chết tử đạo đầu tiên.
Cái chết của Stêphanô nhắc ta nhớ lời hứa của Đức Giêsu.
Giờ bị thẩm tra là giờ thánh, giờ làm việc của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Khi đứng trước các nhà lãnh đạo, Đức Giêsu khuyên ta đừng lo phải nói gì,
“vì trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết điều phải nói” (Lc 12,12),
đến nỗi “không phải chính anh em nói,
mà là Thần khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10, 20).
Cái chết của bất kỳ vị tử đạo nào cũng là một sự kết hợp diệu kỳ
giữa lời chứng bằng máu của họ với lời chứng của Thánh Thần ở trong họ.
“Người sẽ làm chứng về Thầy, anh em cũng làm chứng
vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27).
Chẳng bao giờ các Kitô hữu hết gặp khó khăn khi còn sống ở đời này,
hết phải làm chứng cho Đức Giêsu trước một thế giới thù nghịch.
Chẳng phải bách hại chỉ có dưới thời các vua triều Nguyễn.
Cuộc sống tiện nghi, dễ chịu thời nay cũng là một thứ bách hại nhẹ nhàng,
khiến nhiều Kitô hữu bị vướng vào và dễ dàng bước qua thập giá.
Xin Thánh Thần thêm sức cho ta khi ta phải lội ngược dòng.
hết phải làm chứng cho Đức Giêsu trước một thế giới thù nghịch.
Chẳng phải bách hại chỉ có dưới thời các vua triều Nguyễn.
Cuộc sống tiện nghi, dễ chịu thời nay cũng là một thứ bách hại nhẹ nhàng,
khiến nhiều Kitô hữu bị vướng vào và dễ dàng bước qua thập giá.
Xin Thánh Thần thêm sức cho ta khi ta phải lội ngược dòng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa là Thần Khí Sự Sống và Tình Yêu,
xin ban cho con
một thời để yêu và một thời để sống;
để con sống vì tình yêu Thiên Chúa,
để con yêu vì cuộc sống muôn loài.
xin ban cho con
một thời để yêu và một thời để sống;
để con sống vì tình yêu Thiên Chúa,
để con yêu vì cuộc sống muôn loài.
Xin dạy con biết yêu những điều tốt đẹp, cao quý
và biết ghét những điều đê tiện, xấu xa.
Xin dạy con luôn sống vì những điều mình yêu,
và dám chết vì những điều mình ghét.
và biết ghét những điều đê tiện, xấu xa.
Xin dạy con luôn sống vì những điều mình yêu,
và dám chết vì những điều mình ghét.
Xin cho con biết đưa tình yêu vào cuộc sống
để mỗi giây phút sống
con đều cảm nhận được niềm hạnh phúc yêu thương.
Xin cho con biết đưa cuộc sống vào tình yêu
để từng giây phút yêu,
con đều làm cho cuộc sống thêm giá trị.
để mỗi giây phút sống
con đều cảm nhận được niềm hạnh phúc yêu thương.
Xin cho con biết đưa cuộc sống vào tình yêu
để từng giây phút yêu,
con đều làm cho cuộc sống thêm giá trị.
Cuối cùng,
xin cho con biết hòa nhập cả hai nên một:
để sống là yêu và yêu là sống,
vì hiểu được rằng Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu. Amen.
(NNS)xin cho con biết hòa nhập cả hai nên một:
để sống là yêu và yêu là sống,
vì hiểu được rằng Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
25 thg 5, 2014
Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm A
Tin Mừng Ga 14,15-21
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Sunday VI of Easter - Year A
Gospel Jn 14,15-21
Jesus said to his disciples:
“If you love me, you will keep my commandments.
And I will ask the Father,
and he will give you another Advocate to be with you always,
the Spirit of truth, whom the world cannot accept,
because it neither sees nor knows him.
But you know him, because he remains with you,
and will be in you.
I will not leave you orphans; I will come to you.
In a little while the world will no longer see me,
but you will see me, because I live and you will live.
On that day you will realize that I am in my Father
and you are in me and I in you.
Whoever has my commandments and observes them
is the one who loves me.
And whoever loves me will be loved by my Father,
and I will love him and reveal myself to him.”
“If you love me, you will keep my commandments.
And I will ask the Father,
and he will give you another Advocate to be with you always,
the Spirit of truth, whom the world cannot accept,
because it neither sees nor knows him.
But you know him, because he remains with you,
and will be in you.
I will not leave you orphans; I will come to you.
In a little while the world will no longer see me,
but you will see me, because I live and you will live.
On that day you will realize that I am in my Father
and you are in me and I in you.
Whoever has my commandments and observes them
is the one who loves me.
And whoever loves me will be loved by my Father,
and I will love him and reveal myself to him.”
Anh em cũng sẽ sống – Chúa nhật 6 Phục sinh năm A
Lời Chúa : (Ga 14,15-21)
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 15 “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. 16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. 17 Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người; còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. 18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy đến cùng anh em. 19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. 20 Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. 21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Suy Niệm
Marina Picasso là cháu của họa sĩ nổi tiếng Pablo Picasso.
Từ năm 73-75, bà phải chịu nhiều cái tang lớn:
ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời.
Ðây thật là những mất mát không sao bù đắp,
dù bà năm trong tay một gia sản khổng lồ.
Năm 1990, bà nhận các em bé Việt Nam làm con nuôi,
và giúp cho các trẻ mồ côi được có nơi ăn học.
Từ lúc ấy, bà thấy một sự thay đổi nơi nội tâm:
“Nhờ giúp đỡ con em của nước này
mà tôi đã tìm lại được chính mình.
Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại,
và tôi muốn phân phát sự sống đó cho các em.”
Hẳn có những Kitô hữu đã trải qua kinh nghiệm của Marina,
kinh nghiệm thấy mình được sống lại
nhờ biết ra khỏi nỗi đau của mình
để cúi xuống trên nỗi đau của người khác.
Kinh nghiệm tìm lại được chính mình trong bình an,
khi không còn bận tâm lo cho mình nữa,
kinh nghiệm thấy sự sống được nhân lên gấp bội
khi được đem chia sẻ tận tình.
Kitô giáo là tôn giáo của Ðấng đã sống lại,
Ðấng đang sống sự sống tràn trề của Thiên Chúa.
Ðức Giêsu phục sinh không chỉ hiện ra một đôi lần,
Ngài muốn ở mãi bên chúng ta cho đến tận thế.
Một sự hiện diện hai chiều, thâm sâu và mới mẻ:
“Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em” (c.20)
Một sự hiện diện đem lại sức sống dồi dào:
“Vì Thầy sống và anh em cũng sẽ sống” (c.19).
Kitô hữu tự bản chất là người đã được phục sinh,
nhờ thông hiệp với Ðấng đang sống là Ðức Kitô.
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Ðức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Mùa Phục sinh nhắc ta nhìn lại sư sống nơi mình.
Lắm khi tôi sống èo uột, chỉ vì không dám yêu thương.
Bắt đầu yêu thương là bắt đầu thấy Chúa tỏ mình,
thấy sự sống Chúa bùng lên mạnh mẽ.
Thế giới hôm nay cố làm cho cuộc sống được bảo đảm hơn,
tiện nghi hơn và kéo dài hơn.
Nhưng thế giới hôm nay vẫn đầy nguy hiểm.
Mạng sống bi đe dọa bởi chiến tranh, tội ác, đói nghèo…
Cuộc sống bị héo úa vì không tìm thấy ý nghĩa.
Thế giới đói khát sự sống đích thực.
Nếu chúng ta thật sự là người đang sống trong Ðức Kitô,
chúng ta có thể trao cho thế giới sự sống đó
qua việc phục vụ trong yêu thương.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
xin ban cho con sự sống của Chúa,
sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa,
bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa,
niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa,
hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa,
Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Lời Chúa : (Ga 14,15-21)
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 15 “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. 16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. 17 Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người; còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. 18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy đến cùng anh em. 19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. 20 Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. 21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Suy Niệm
Marina Picasso là cháu của họa sĩ nổi tiếng Pablo Picasso.
Từ năm 73-75, bà phải chịu nhiều cái tang lớn:
ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời.
Ðây thật là những mất mát không sao bù đắp,
dù bà năm trong tay một gia sản khổng lồ.
Năm 1990, bà nhận các em bé Việt Nam làm con nuôi,
và giúp cho các trẻ mồ côi được có nơi ăn học.
Từ lúc ấy, bà thấy một sự thay đổi nơi nội tâm:
“Nhờ giúp đỡ con em của nước này
mà tôi đã tìm lại được chính mình.
Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại,
và tôi muốn phân phát sự sống đó cho các em.”
Từ năm 73-75, bà phải chịu nhiều cái tang lớn:
ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời.
Ðây thật là những mất mát không sao bù đắp,
dù bà năm trong tay một gia sản khổng lồ.
Năm 1990, bà nhận các em bé Việt Nam làm con nuôi,
và giúp cho các trẻ mồ côi được có nơi ăn học.
Từ lúc ấy, bà thấy một sự thay đổi nơi nội tâm:
“Nhờ giúp đỡ con em của nước này
mà tôi đã tìm lại được chính mình.
Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại,
và tôi muốn phân phát sự sống đó cho các em.”
Hẳn có những Kitô hữu đã trải qua kinh nghiệm của Marina,
kinh nghiệm thấy mình được sống lại
nhờ biết ra khỏi nỗi đau của mình
để cúi xuống trên nỗi đau của người khác.
Kinh nghiệm tìm lại được chính mình trong bình an,
khi không còn bận tâm lo cho mình nữa,
kinh nghiệm thấy sự sống được nhân lên gấp bội
khi được đem chia sẻ tận tình.
kinh nghiệm thấy mình được sống lại
nhờ biết ra khỏi nỗi đau của mình
để cúi xuống trên nỗi đau của người khác.
Kinh nghiệm tìm lại được chính mình trong bình an,
khi không còn bận tâm lo cho mình nữa,
kinh nghiệm thấy sự sống được nhân lên gấp bội
khi được đem chia sẻ tận tình.
Kitô giáo là tôn giáo của Ðấng đã sống lại,
Ðấng đang sống sự sống tràn trề của Thiên Chúa.
Ðức Giêsu phục sinh không chỉ hiện ra một đôi lần,
Ngài muốn ở mãi bên chúng ta cho đến tận thế.
Một sự hiện diện hai chiều, thâm sâu và mới mẻ:
“Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em” (c.20)
Một sự hiện diện đem lại sức sống dồi dào:
“Vì Thầy sống và anh em cũng sẽ sống” (c.19).
Kitô hữu tự bản chất là người đã được phục sinh,
nhờ thông hiệp với Ðấng đang sống là Ðức Kitô.
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Ðức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Ðấng đang sống sự sống tràn trề của Thiên Chúa.
Ðức Giêsu phục sinh không chỉ hiện ra một đôi lần,
Ngài muốn ở mãi bên chúng ta cho đến tận thế.
Một sự hiện diện hai chiều, thâm sâu và mới mẻ:
“Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em” (c.20)
Một sự hiện diện đem lại sức sống dồi dào:
“Vì Thầy sống và anh em cũng sẽ sống” (c.19).
Kitô hữu tự bản chất là người đã được phục sinh,
nhờ thông hiệp với Ðấng đang sống là Ðức Kitô.
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi,
mà là Ðức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Mùa Phục sinh nhắc ta nhìn lại sư sống nơi mình.
Lắm khi tôi sống èo uột, chỉ vì không dám yêu thương.
Bắt đầu yêu thương là bắt đầu thấy Chúa tỏ mình,
thấy sự sống Chúa bùng lên mạnh mẽ.
Thế giới hôm nay cố làm cho cuộc sống được bảo đảm hơn,
tiện nghi hơn và kéo dài hơn.
Nhưng thế giới hôm nay vẫn đầy nguy hiểm.
Mạng sống bi đe dọa bởi chiến tranh, tội ác, đói nghèo…
Cuộc sống bị héo úa vì không tìm thấy ý nghĩa.
Thế giới đói khát sự sống đích thực.
Nếu chúng ta thật sự là người đang sống trong Ðức Kitô,
chúng ta có thể trao cho thế giới sự sống đó
qua việc phục vụ trong yêu thương.
Lắm khi tôi sống èo uột, chỉ vì không dám yêu thương.
Bắt đầu yêu thương là bắt đầu thấy Chúa tỏ mình,
thấy sự sống Chúa bùng lên mạnh mẽ.
Thế giới hôm nay cố làm cho cuộc sống được bảo đảm hơn,
tiện nghi hơn và kéo dài hơn.
Nhưng thế giới hôm nay vẫn đầy nguy hiểm.
Mạng sống bi đe dọa bởi chiến tranh, tội ác, đói nghèo…
Cuộc sống bị héo úa vì không tìm thấy ý nghĩa.
Thế giới đói khát sự sống đích thực.
Nếu chúng ta thật sự là người đang sống trong Ðức Kitô,
chúng ta có thể trao cho thế giới sự sống đó
qua việc phục vụ trong yêu thương.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
xin ban cho con sự sống của Chúa,
sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
xin ban cho con sự sống của Chúa,
sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa,
bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa,
niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa,
hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa,
Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
24 thg 5, 2014
Thế gian ghét anh em – Thứ bảy Tuần 5 Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 15, 18-21
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”
SUY NIỆM:
Khi Đức Giêsu còn sống bên các môn đệ,
chưa xảy ra chuyện các môn đệ bị thù ghét một cách nghiêm trọng.
Nhưng khi Tin Mừng Gioan được viết gần xong, thì chuyện đó đã xảy ra rồi.
Các Kitô hữu gốc Do thái đã bị trục xuất ra khỏi hội đường,
và người Rôma đã bách hại các Kitô hữu không nương tay.
Bài Tin Mừng hôm nay là một lời tiên báo của Đức Giêsu
về số phận của các Kitô hữu, trong mọi thời đại.
Đức Giêsu đã nói đến việc mình tự nguyện hy sinh mạng sống,
vì Ngài là Mục tử nhân lành muốn bảo vệ đàn chiên (Ga 10, 11. 17-18).
Ngài sẽ phải chiến đấu gay gắt để chống lại sói dữ hay kẻ trộm.
Đức Giêsu cũng nói đến việc Ngài sẽ hy sinh mạng sống
cho bạn hữu của mình là các môn đệ (Ga 15, 12-13).
Ngài sẽ xung đột với tên Thủ lãnh thế gian (Ga 14, 30).
Thế gian là một thế lực thù ghét và âm mưu chống lại Ngài.
Một số nhà lãnh đạo Do thái giáo đã đứng hẳn về phía thế gian ấy.
Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá là đỉnh điểm của sự thù ghét.
Thủ lãnh thế gian đã có được một chiến thắng tạm thời.
Nhưng chính sự thua cuộc của Đức Giêsu lại vén mở tình yêu Thiên Chúa,
và là khởi đầu cho một chiến thắng vẻ vang hơn, chiến thắng chính Tử thần.
Những môn đệ Đức Giêsu cũng phải chia sẻ số phận của Thầy.
Không phải các môn đệ luôn luôn được thế gian đón nhận.
“Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em.” (c. 20).
“Nếu thế gian ghét anh em,
hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước khi nó ghét anh em” (c. 18).
Bị ghét bỏ, bị bắt bớ, bị giết hại: đó là thân phận của Thầy Giêsu,
và của những học trò đi theo Thầy, mãi đến tận thế.
Nếu thế gian có thái độ thù nghịch với các Kitô hữu,
lý do là vì họ không thuộc về thế gian, và đã được tách khỏi thế gian (c. 19).
Tuy nhiên, họ vẫn không bị cất khỏi thế gian (Ga 17, 15),
mà còn được sai vào trong thế gian để biến đổi thế gian đó (Ga 17, 18).
Chính cái thế giằng co thuộc về bản chất của người Kitô hữu:
vừa ở trong thế gian, lại vừa không thuộc về nó,
vừa được chọn ra khỏi thế gian, lại vừa được sai vào trong nó,
đã đưa người môn đệ vào những thách đố khôn lường.
Theo một nghiên cứu năm 2002 của nhà báo người Ý, ông Antonio Socci,
có khoảng 70 triệu người Kitô hữu chết vì đức tin trong 20 thế kỷ qua.
Nhưng chỉ riêng trong thế kỷ 20, đã có hơn 45 triệu người bị chết.
Chúng ta không kiểm chứng được nghiên cứu của ông này,
nhưng chúng ta biết cuộc bách hại các Kitô hữu vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Xin được ơn thuộc trọn về Giêsu dù phải lội ngược dòng với thế gian.
CẦU NGUYỆN:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin cho các kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
23 thg 5, 2014
Yêu thương nhau như Thầy – Thứ sáu Tuần 5 Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 15, 12-17
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
SUY NIỆM:
Tôn giáo nào cũng dạy người ta phải yêu nhau.
Từ bi hỷ xả của Phật giáo hay tứ hải giai huynh đệ của Khổng giáo.
Đức Giêsu đã coi việc yêu thương nhau là một điều răn, một lệnh truyền.
Nhưng lệnh truyền này có nét mới mẻ:
“Anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em” (c. 12).
Nét mới mẻ và đáng sợ nằm ở chữ như.
Chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo.
Đức Giêsu soi sáng ý nghĩa của chữ như trong câu sau,
khi Ngài nói đến tình yêu của mình đối với các môn đệ:
“Không ai có tình yêu lớn hơn
tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (c. 13).
Chết cho các bạn của mình là hành vi lớn nhất của tình yêu.
Thập giá là biểu hiện của tình yêu lớn nhất, tình yêu hiến mạng.
Đức Giêsu đòi buộc các môn đệ phải yêu nhau đến mức đó.
Người Kitô hữu được mời gọi yêu nhau đến mức đó.
“Như Cha đã yêu Thầy thế nào, Thầy cũng yêu anh em như vậy.
Anh em hãy ở lại trong tình yêu của của Thầy” (c. 9).
Có một dòng suối tình yêu chảy tràn từ Cha đến Thầy Giêsu,
và từ Thầy Giêsu đến với các môn đệ.
Ở lại trong tình yêu của Thầy chính là để cho dòng suối đó tiếp tục chảy,
qua tình yêu giữa các môn đệ với nhau.
Dòng suối ngừng chảy sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp.
Giữa Thầy Giêsu và các môn đệ không phải chỉ có tình Thầy trò,
mà còn có tình bạn thân thiết (c. 14).
Một đặc tính của tình bạn là dám chia sẻ cho nhau những điều riêng tư.
Thầy Giêsu cho các môn đệ biết việc mình làm,
và biết những gì Thầy đã nghe được từ nơi cung lòng Cha (c. 15).
Như thế đời sống thầm kín giữa Thầy với Cha, Thầy đã vén mở.
Thầy Giêsu sống như một người bạn bên cạnh các môn đệ.
Và Ngài cũng muốn họ sống như những người bạn bên nhau.
Dám sống cho nhau và dám chết cho nhau.
Chỉ khi họ sống với nhau như những người bạn đích thực,
các môn đệ mới thật là bạn của Giêsu (c. 14).
Tình bạn đối với Giêsu khiến ta có tình bạn đối với nhau.
Tình bạn ta có đối với nhau minh chứng về tình bạn ta đang có với Giêsu.
Trong đời thường, chúng ta ít có cơ hội hy sinh mạng sống cho nhau.
Nhưng chúng ta lại có rất nhiều cơ hội hy sinh những điều đáng quý khác,
như thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, uy tín, quyền lợi, dự tính, ảnh hưởng…
Những hy sinh này đụng đến cái tôi của ta và làm ta đau nhói.
Mong các Kitô hữu biết yêu nhau để người ta biết chúng ta là ai (Ga 13, 35).
CẦU NGUYỆN:
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm
về cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”
SUY NIỆM:
Tôn giáo nào cũng dạy người ta phải yêu nhau.
Từ bi hỷ xả của Phật giáo hay tứ hải giai huynh đệ của Khổng giáo.
Đức Giêsu đã coi việc yêu thương nhau là một điều răn, một lệnh truyền.
Nhưng lệnh truyền này có nét mới mẻ:
“Anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em” (c. 12).
Nét mới mẻ và đáng sợ nằm ở chữ như.
Chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo.
Đức Giêsu soi sáng ý nghĩa của chữ như trong câu sau,
khi Ngài nói đến tình yêu của mình đối với các môn đệ:
“Không ai có tình yêu lớn hơn
tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (c. 13).
Chết cho các bạn của mình là hành vi lớn nhất của tình yêu.
Thập giá là biểu hiện của tình yêu lớn nhất, tình yêu hiến mạng.
Đức Giêsu đòi buộc các môn đệ phải yêu nhau đến mức đó.
Người Kitô hữu được mời gọi yêu nhau đến mức đó.
“Như Cha đã yêu Thầy thế nào, Thầy cũng yêu anh em như vậy.
Anh em hãy ở lại trong tình yêu của của Thầy” (c. 9).
Có một dòng suối tình yêu chảy tràn từ Cha đến Thầy Giêsu,
và từ Thầy Giêsu đến với các môn đệ.
Ở lại trong tình yêu của Thầy chính là để cho dòng suối đó tiếp tục chảy,
qua tình yêu giữa các môn đệ với nhau.
Dòng suối ngừng chảy sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp.
Giữa Thầy Giêsu và các môn đệ không phải chỉ có tình Thầy trò,
mà còn có tình bạn thân thiết (c. 14).
Một đặc tính của tình bạn là dám chia sẻ cho nhau những điều riêng tư.
Thầy Giêsu cho các môn đệ biết việc mình làm,
và biết những gì Thầy đã nghe được từ nơi cung lòng Cha (c. 15).
Như thế đời sống thầm kín giữa Thầy với Cha, Thầy đã vén mở.
Thầy Giêsu sống như một người bạn bên cạnh các môn đệ.
Và Ngài cũng muốn họ sống như những người bạn bên nhau.
Dám sống cho nhau và dám chết cho nhau.
Chỉ khi họ sống với nhau như những người bạn đích thực,
các môn đệ mới thật là bạn của Giêsu (c. 14).
Tình bạn đối với Giêsu khiến ta có tình bạn đối với nhau.
Tình bạn ta có đối với nhau minh chứng về tình bạn ta đang có với Giêsu.
Trong đời thường, chúng ta ít có cơ hội hy sinh mạng sống cho nhau.
Nhưng chúng ta lại có rất nhiều cơ hội hy sinh những điều đáng quý khác,
như thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, uy tín, quyền lợi, dự tính, ảnh hưởng…
Những hy sinh này đụng đến cái tôi của ta và làm ta đau nhói.
Mong các Kitô hữu biết yêu nhau để người ta biết chúng ta là ai (Ga 13, 35).
CẦU NGUYỆN:
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm
về cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
22 thg 5, 2014
Niềm vui trọn vẹn – Thứ năm Tuần 5 Mùa Phục sinh
LỜI CHÚA:Ga 15, 9-11
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
SUY NIỆM:
Kitô giáo gắn liền với thánh giá.
Kitô hữu suy tôn thánh giá, hôn kính thánh giá.
Thánh giá không chỉ có mặt trong nhà thờ hay trên các đồ thánh,
mà còn đi suốt hành trình cuộc đời của một tín hữu,
từ giếng nước rửa tội đến khi ra nghĩa trang.
Thánh giá nhắc cho ta về một cái chết khủng khiếp và bi đát,
nhưng đời Kitô hữu lại không bao giờ là cuộc đời buồn.
Ngược lại, niềm vui tươi tắn là nét đặc trưng của Kitô giáo.
Trước khi bước vào cái chết, Đức Giêsu đã nói về niềm vui của mình:
“Thầy đã nói với anh em những điều ấy,
để niềm vui của Thầy ở trong anh em,
và để niềm vui của anh em được trọn vẹn” (c. 11).
Trong Tin Mừng Gioan ba lần Thầy Giêsu nói đến niềm vui trọn vẹn.
“Con nói những điều này lúc còn ở thế gian
để họ được hưởng niềm vui trọn vẹn của con” (Ga 17,13).
Thầy Giêsu còn thúc giục các môn đệ hãy xin Cha nhân danh Thầy:
“Cứ xin đi, anh em sẽ được,
để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16, 24).
Rõ ràng Thầy Giêsu quan tâm đến niềm vui nơi tâm hồn người môn đệ.
Niềm vui của họ bắt nguồn từ niềm vui sâu kín trong lòng Thầy.
Thầy Giêsu tặng cho họ niềm vui của chính mình,
và Ngài muốn niềm vui đó phải được trọn vẹn ngay từ đời này,
bất chấp mọi đe dọa, bách hại, hiểm nguy, thống khổ.
Nỗi buồn và khóc than của thập giá rồi sẽ đến,
“nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16, 20).
Thầy Giêsu là người có niềm vui trong tâm hồn,
vì Thầy luôn ở lại trong tình yêu của Chúa Cha, Đấng sai Thầy.
Để được ở lại trong hạnh phúc của tình yêu ấy,
Thầy đã một mực tuân giữ các lệnh truyền của Cha (c. 10b).
Thầy Giêsu cũng mong các môn đệ giữ các lệnh truyền của Thầy,
để họ được ở lại trong tình yêu của Thầy (c. 10a).
Vì lệnh truyền của Thầy Giêsu là lệnh truyền Thầy nhận từ Cha,
nên ai giữ lệnh Thầy truyền
cũng được hạnh phúc ở lại trong tình yêu của Cha và Con.
Con người hôm nay khao khát một niềm vui trọn vẹn.
Và con người tưởng mình có thể tìm được
bằng việc thỏa mãn những đòi hỏi ích kỷ của mình.
Nhưng tiếc thay khoái lạc vô độ chỉ đem lại sự buồn chán và nô lệ.
Chỉ tình yêu biết trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền.
Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu!
Hãy tuân giữ các lệnh truyền của Thầy!
Lệnh truyền lớn nhất là yêu thương như Thầy đã yêu.
Rồi chúng ta sẽ nếm được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc
ngay trong cuộc sống đầy nước mắt ở đời này.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu,
các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,
nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười
khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.
Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.
Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau
khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.
Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.
Nụ cười ấy hòa với niềm vui
của người được lành bệnh.
Lạy Chúa Giêsu,
có những niềm vui
Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay,
có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.
Xin dạy chúng con biết tươi cười,
cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con.
Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống,
dù không phải tất cả đều màu hồng.
Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản,
nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.
Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc,
vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương
và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
SUY NIỆM:
Kitô giáo gắn liền với thánh giá.
Kitô hữu suy tôn thánh giá, hôn kính thánh giá.
Thánh giá không chỉ có mặt trong nhà thờ hay trên các đồ thánh,
mà còn đi suốt hành trình cuộc đời của một tín hữu,
từ giếng nước rửa tội đến khi ra nghĩa trang.
Thánh giá nhắc cho ta về một cái chết khủng khiếp và bi đát,
nhưng đời Kitô hữu lại không bao giờ là cuộc đời buồn.
Ngược lại, niềm vui tươi tắn là nét đặc trưng của Kitô giáo.
Trước khi bước vào cái chết, Đức Giêsu đã nói về niềm vui của mình:
“Thầy đã nói với anh em những điều ấy,
để niềm vui của Thầy ở trong anh em,
và để niềm vui của anh em được trọn vẹn” (c. 11).
Trong Tin Mừng Gioan ba lần Thầy Giêsu nói đến niềm vui trọn vẹn.
“Con nói những điều này lúc còn ở thế gian
để họ được hưởng niềm vui trọn vẹn của con” (Ga 17,13).
Thầy Giêsu còn thúc giục các môn đệ hãy xin Cha nhân danh Thầy:
“Cứ xin đi, anh em sẽ được,
để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16, 24).
Rõ ràng Thầy Giêsu quan tâm đến niềm vui nơi tâm hồn người môn đệ.
Niềm vui của họ bắt nguồn từ niềm vui sâu kín trong lòng Thầy.
Thầy Giêsu tặng cho họ niềm vui của chính mình,
và Ngài muốn niềm vui đó phải được trọn vẹn ngay từ đời này,
bất chấp mọi đe dọa, bách hại, hiểm nguy, thống khổ.
Nỗi buồn và khóc than của thập giá rồi sẽ đến,
“nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16, 20).
Thầy Giêsu là người có niềm vui trong tâm hồn,
vì Thầy luôn ở lại trong tình yêu của Chúa Cha, Đấng sai Thầy.
Để được ở lại trong hạnh phúc của tình yêu ấy,
Thầy đã một mực tuân giữ các lệnh truyền của Cha (c. 10b).
Thầy Giêsu cũng mong các môn đệ giữ các lệnh truyền của Thầy,
để họ được ở lại trong tình yêu của Thầy (c. 10a).
Vì lệnh truyền của Thầy Giêsu là lệnh truyền Thầy nhận từ Cha,
nên ai giữ lệnh Thầy truyền
cũng được hạnh phúc ở lại trong tình yêu của Cha và Con.
Con người hôm nay khao khát một niềm vui trọn vẹn.
Và con người tưởng mình có thể tìm được
bằng việc thỏa mãn những đòi hỏi ích kỷ của mình.
Nhưng tiếc thay khoái lạc vô độ chỉ đem lại sự buồn chán và nô lệ.
Chỉ tình yêu biết trao đi mới đem lại niềm vui chân thật và lâu bền.
Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu!
Hãy tuân giữ các lệnh truyền của Thầy!
Lệnh truyền lớn nhất là yêu thương như Thầy đã yêu.
Rồi chúng ta sẽ nếm được thứ niềm vui khôn tả của thiên quốc
ngay trong cuộc sống đầy nước mắt ở đời này.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu,
các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,
nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười
khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.
Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.
Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau
khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.
Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.
Nụ cười ấy hòa với niềm vui
của người được lành bệnh.
Lạy Chúa Giêsu,
có những niềm vui
Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay,
có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.
Xin dạy chúng con biết tươi cười,
cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con.
Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống,
dù không phải tất cả đều màu hồng.
Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản,
nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.
Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc,
vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương
và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
21 thg 5, 2014
Thầy là cây nho – Thứ tư Tuần 5 Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 15, 1-8
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
SUY NIỆM:
Cây nho là một cây quen thuộc trên đất Palestin. Người ta trồng nho để ăn trái hay làm rượu. Đức Giêsu đã từng thấy những cây nho với những cành nho trĩu quả. Ngài muốn dùng hình ảnh này để nói lên tương quan giữa Ngài với môn đệ. “Thầy là cây nho, anh em là cành” (c. 5).
Cành sống được, sinh trái được, là nhờ còn gắn liền với cây. Dòng nhựa nguyên từ cây sẽ nuôi sống cành. Như cành không tự mình sinh trái được (c. 4), người môn đệ cũng chẳng làm gì được nếu không gắn bó với Thầy (c. 5).
Có một lối nói đặc biệt để diễn tả sự gắn bó này: ở lại trong. Cụm từ này được nhắc lại sáu lần như một điệp khúc (cc. 4-7). “Anh em hãy ở lại trong Thầy”: một lời kêu mời tha thiết của trái tim.
Thầy Giêsu như xin các môn đệ đừng quay lưng trước tình yêu, vì tình yêu cần được đáp trả mới nên trọn vẹn. “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em” (c. 4). Cành nho không có tự do để chọn ở lại hay không ở lại. Chỉ con người mới có thể tự nguyện ở lại hay cố tình từ chối.
Nhưng ở lại trong Thầy cũng có nhiều cấp độ. Chắc chúng ta đã ở lại trong Chúa Giêsu phục sinh đến một mức nào đó. Và cây đời của chúng ta đã sinh hoa trái ít nhiều. Nhưng chúng ta vẫn cần ở lại hơn để có trái nhiều hơn. Càng ở lại sâu, càng có trái nhiều, trái ngon, trái tồn tại mãi (cc. 5.8.16).
Trái tỷ lệ thuận với việc chúng ta ở lại trong Chúa. Nét đặc sắc làm nên đời người Kitô hữu chính là chuyện của cây và cành. Cây và cành cùng sẻ chia một dòng nhựa sống. Kitô hữu không chỉ sống với Giêsu, sống như Giêsu, sống cho Giêsu, mà còn sống trong Giêsu, sống sự sống của Chúa Giêsu phục sinh.
Chưa sống trong Giêsu, chưa thực sự là Kitô hữu.
Chúng ta cũng không quên vai trò của Thiên Chúa Cha người trồng nho. Cây nho Giêsu được Cha vun trồng chăm bón. Các cành nho không sinh trái thì bị Cha chặt đi. Các cành đã sinh trái thì được Cha cắt tỉa để sinh trái hơn (c. 2). Cha cắt tỉa không vì độc ác, nhưng vì yêu, vì muốn điều tốt hơn cho cành nho. Chữ hơn giúp chúng ta hiểu được những cắt tỉa đau đớn trong đời mình. Có thể nói chính Đức Giêsu cũng đã được Cha cắt tỉa qua khổ đau, nhục nhã và cái chết kinh hoàng. Không phải vì Ngài chưa thanh sạch, nhưng để Ngài giống và gần ta hơn.
“Điều làm Cha được tôn vinh là anh em sinh trái nhiều” (c. 8). Vinh quang của Cha không nghịch với sự triển nở thật sự của con người. Sự èo uột, cằn cỗi của chúng ta mới là nỗi nhục cho Thiên Chúa. Hãy sinh trái nhiều nhờ chấp nhận những cắt tỉa của Cha qua lời của Giêsu.
CẦU NGUYỆN:
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì con cần có Chúa hiện diện
để con khỏi quên Chúa.
Chúa thấy con dễ bỏ Chúa biết chừng nào.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì con yếu đuối,
con cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ.
Không có Chúa,
con đâu còn nồng nhiệt hăng say.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn,
cuộc đời qua đi, vĩnh cửu gần đến.
Con cần được thêm sức mạnh
để khỏi ngừng lại dọc đường.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì con cần Chúa trong đêm tối cuộc đời.
Con không dám xin những ơn siêu phàm,
chỉ xin ơn được Ngài hiện diện.
Xin ở lại với con
vì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa
và không đòi phần thưởng nào khác
ngoài việc được yêu Chúa hơn.
(Cha Piô)
Lm.Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
20 thg 5, 2014
Bình an cho anh em – Thứ ba Tuần 5 Mùa Phục sinh
LỜI CHÚA: Ga 14, 27-31a
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin. Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy.”
SUY NIỆM:
Con người thời nay gần như có mọi sự.
Nhưng tiếc thay nhiều người lại không có một điều rất quan trọng,
đó là bình an ở nơi tâm hồn.
Nhiều người bị mất ngủ, căng thẳng, suy sụp, chán đời, tự tử.
Có người rơi vào tình trạng nghiện ngập, bạo hành hay trụy lạc.
Gia đình cũng chẳng bình an khi gặp cảnh xung đột, ly dị, ngoại tình.
Con người nôn nóng đi tìm bình an.
Có người tìm đến những giáo phái, liệu pháp tâm lý hay đơn giản là tập thở.
Bình an phải chăng chỉ là kết quả của cố gắng từ phía con người?
Tự sức con người có thể tạo ra bình an cho mình, gia đình và thế giới không?
Khi thấy các môn đệ xao xuyến và sợ hãi trước việc Thầy sắp ra đi,
Đức Giêsu đã nói câu mà chúng ta không ngừng lặp lại trong mỗi Thánh lễ.
“Thầy để lại bình an cho anh em.
Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (c. 27).
Bình an là quà tặng cao quý của Thầy Giêsu
khi Thầy sắp trở về với Cha qua cái chết thập giá (c. 28).
Bình an cũng là quà tặng của Chúa Giêsu phục sinh
khi Ngài hiện ra cho các môn đệ đang đóng cửa vì sợ hãi:
“Bình an cho anh em” (Ga 20, 19.21.26).
Như thế các môn đệ vẫn phải luôn bình an trước và sau cái chết của Thầy.
Đời sống Kitô hữu được bình an không phải vì không gặp sóng gió,
nhưng là bình an giữa những sóng gió.
“Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an.
Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó.
Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).
Bình an của chúng ta dựa trên chiến thắng của Đức Giêsu.
“Trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng
nhờ Đấng đã yêu chúng ta” (Rm 8, 37).
Đức Giêsu nhìn nhận thế gian có khả năng ban cho chúng ta bình an.
Nhưng Ngài phân biệt thứ bình an ấy với thứ bình an của Ngài.
Chúng ta tự hỏi mình có tìm bình an dựa trên sự vững bền mong manh
của tiền bạc, sắc đẹp, chức quyền, tài năng, tri thức không?
Sự bình an mà chúng ta nhận được và trao cho nhau trong mỗi Thánh lễ
có thật sự gây âm vang trong cuộc sống đời thường của ta không?
CẦU NGUYỆN:
Giữa những ồn ào của đám đông,
giữa những sôi nổi của thành công
và ê chề của thất bại,
xin dành một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa những đam mê quay cuồng,
giữa những khát khao thèm muốn
và những trói buộc của sợ hãi, âu lo,
xin giữ một cõi rất riêng cho Giêsu.
Giữa lúc bị cuộc đời từ khước,
giữa lúc bơ vơ đi trong đêm mênh mông,
chẳng có ai để cậy dựa,
xin trở về với cõi riêng bên Giêsu,
để một mình ở đó,
trầm lắng và bình an.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)