World Cup 2014
World
Cup 2014 đang sôi nổi diễn ra tại quốc gia Brazil từ 12-6 tới
13-7-2014, sau 64 năm, và đây là World Cup lần thứ 20 của FIFA, với các
đội bóng của 32 quốc gia tham dự, trong đó có 13 quốc gia thuộc Âu châu.
Tất cả có 64 trận đấu.
Olympic
là đại hội thể thao lớn nhất hành tinh với nhiều môn thể thao, nhưng có
thể nói rằng World Cup đã “vượt mặt” về tầm ảnh hưởng, dù đó chỉ là đại
hội thể thao của riêng môn túc cầu (bóng đá).
Đại hội thể thao không chỉ là đua sức về thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và hòa bình của nhân loại. World Cup cũng không ngoài mục đích này, tức là để thắt chặt tình yêu thương giữa các dân tộc.
Có
nhiều môn thể thao, nhưng có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là môn túc cầu, hấp
dẫn cả người chơi lẫn người xem – dù là xem qua màn ảnh nhỏ. Và vì thế,
môn túc cầu được mệnh danh là môn “thể thao vua”. Thật vậy, túc cầu có
nhiều người yêu thích tới mức cuồng nhiệt như các tín đồ, và người ta
vui đùa gọi họ là “tín đồ của túc cầu giáo”.
World
Cup 2014 diễn ra tại 12 thành phố được chọn để tổ chức các trận đấu:
Belo Horizonte, Brasilia, Cuiaba, Curitiba, Fortaleza, Manuas, Natal,
Porto Alegre, Recife, Salvador, Sao Paulo và Rio de Janeiro – nơi trận
chung kết sẽ thi đấu tại sân vận động Estádio Mário Filho, thường được
gọi là Maracanã. Sân vận động này đã diễn ra trận chung kết World Cup
năm 1950.
Nói
đến quốc gia Brazil, chắc hẳn chúng ta còn nhớ “vua bóng đá” Pelé
(Edson Arantes do Nascimento, sinh 23-10-1940), một trong những cầu thủ
bóng đá nổi tiếng nhất trong lịch sử của bộ môn này, đặc biệt là cú sút
lọt lưới “độc nhất vô nhị” từ giữa sân (60m). Được phát hiện từ khi còn
rất trẻ, Pelé bắt đầu chơi cho Câu lạc bộ Santos Futebol khi mới 15
tuổi, vào đội tuyển quốc gia khi 16 tuổi và lần đầu đoạt World Cup khi
mới ở tuổi 17. Dù có nhiều lời mời từ các câu lạc bộ của Âu châu, Pelé
vẫn rất trung thành với câu lạc bộ của mình và đã chơi cho câu lạc bộ
này trong suốt hai thập kỷ cho đến năm 1975, khi ông từ giã sân cỏ.
Ông
là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển Túc cầu Quốc gia
Brasil và ông cũng là người duy nhất trong lịch sử môn thể thao vua
giành được 3 World Cup dưới cương vị một cầu thủ. Ông cũng là cầu thủ
duy nhất ghi được 1.281 bàn thắng trong suốt sự nghiệp cầu thủ, với 22
năm thi đấu.
Mỗi
làn World Cup, rất nhiều người được “no nê” trong các “bữa tiệc túc
cầu”, và mãn nhãn khi chăm chú theo dõi 22 chàng nghệ sĩ thể thao, với
màu áo khác nhau, cố gắng thể hiện hết tài nghệ của mình qua các đường
bóng. Mỗi nhóm-mười-một phải hiểu ý nhau và khéo léo kết hợp sao cho có
thể đưa bóng vào khung thành của đối phương trong thời gian sớm nhất,
càng nhiều càng tốt.
Tinh
thần World Cup là tinh thần thượng võ, thế nhưng vẫn có những người cố ý
chơi xấu, trừ trường hợp vô ý, thế nên phải có trọng tài để phân xử.
Tuy nhiên, trọng tài cũng là con người nên vẫn mắc sai lầm như thường,
thậm chí còn thiên vị. Nói chung là “nhân vô thập toàn”. Có những người
phạm lỗi thì bị phạt, trực tiếp hoặc gián tiếp nếu ở gần khung thành,
cũng có thể bị phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ.
Không
chỉ vậy, người ta còn “ăn gian” nhiều kiểu, kể cả ăn gian tuổi hoặc sử
dụng doping. Hội thảo châu Âu đầu tiên về doping (Uriage, 1963) đã định
nghĩa: “Doping là sử dụng những chất và những biện pháp nhằm tăng
một cách nhân tạo thành tích thể thao, làm tổn hại đến tinh thần thể
thao chân chính và đến sự lành mạnh về thể chất, tâm lý đạo đức của vận
động viên”. Còn Ủy ban Olympic Hoa Kỳ (USOC – United States Olympic Committee) cũng đưa ra định nghĩa về doping: “Đó
là việc một vận động viên thi đấu, uống, hoặc dùng bất cứ chất gì lạ
đối với cơ thể, hoặc bất cứ chất sinh lý gì với liều lượng không bình
thường, hoặc dùng cách không bình thường để đưa vào cơ thể với ý định
duy nhất là làm tăng một cách giả tạo và không ngay thẳng thành tích thi
đấu của vận động viên” (MOA/USOC và NGB, 1985). Ðịnh nghĩa này đã
được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC – International Olympic Committee) chấp
nhận. Con người “nhân chi sơ tính bổn thiện”, nhưng cuộc sống và “bộ
ba” tham-sân-si đã khiến người ta biến chất. Và vì thế mà cần có luật để
chấn chỉnh, sửa phạt, với hy vọng đưa con người trở lại “tính bổn
thiện” nguyên trạng.
Mỗi
lần World Cup, người ta phấn khởi theo dõi để giải trí, tiếng hô và
tiếng cười vang dội, thế nhưng cũng không ít người phải ngậm ngùi rơi
nước mắt hoặc phải nuốt nước mắt vào trong. Nguyên nhân là người ta biến
World Cup thành một cuộc đỏ đen, cá độ để ăn thua và sát phạt nhau tới
bến, tiền cá độ tính hằng chục triệu đồng, thậm chí có người thua độ còn
phải bán cả xe hoặc nhà cửa. Người thua ngậm đắng, còn vợ con người
thua phải ngậm cay!
Không
chỉ vậy, như dịp World Cup 2014 này, suốt một tháng trời chúng ta cứ
chờ chực thức tới sáng thì còn gì là sức khỏe? Khổ thân mình đã đành,
còn lây khổ sang người thân nữa. Cái tốt đâu chưa thấy mà chỉ thấy cái
hại!
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Liệu cơm gắp mắm”.
Không ai cấm vui, vì niềm vui giúp người ta thêm sức mạnh để chống chọi
với nỗi khổ thường nhật vì kế sinh nhai. Nhưng phải liệu sức mình, đừng
phung phí sức khỏe, vì như vậy không chỉ hại thân mình mà còn liên lụy
thân nhân. Người ta phải biết nghĩ tới mình vì yêu mình, nhưng người ta
cũng phải nghĩ tới người khác vì thương người khác.
World
Cup có những điều tích cực thì cũng có những điều tiêu cực. Thật vậy,
World Cup là dịp để người ta sử dụng “lưỡi lam” bằng cách tăng giá các
mặt hàng mà dân ghiền bóng đá ưa thích. Điều đó liên lụy tới cuộc sống
của người dân. Có những thứ “nhờ” World Cup, cũng có những thứ “vì”
World Cup. Hệ lụy có thể tốt hoặc xấu, cần phải cảnh giác. Chẳng hạn,
“vì” World Cup mà người ta có thể phạm pháp bởi thua độ: Cãi vã, ẩu đả,
trộm cắp, giết người,...
World
Cup còn là dịp để người ta “ăn theo” nhiều dịch vụ bất nhân khác như
kinh doanh phụ nữ, mại dâm, buôn bán ma túy,... Đặc biệt là tại chính
các nơi diễn ra các trận đấu.
Phàm
điều gì cũng có mặt phải và mặt trái, tích cực và tiêu cực. Hãy cố gắng
hành động theo hướng tích cực đúng như tinh thần của World Cup. Nhờ đó,
chúng ta khả dĩ có được niềm vui đích thực mà sống tốt hơn.
Thánh Phaolô nói: “Vui với người vui, khóc với người khóc”
(Rm 12:15). Cả thế giới phấn khởi đón chào World Cup, vì thế chúng ta
có thể “vô cảm” sao được chứ? Tuy nhiên, đừng say mê đến độ bất chấp mọi
thứ. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn”
(Rm 12:16). Thiên Chúa vui thích ở giữa chúng ta, Ngài cũng rất vui khi
thấy chúng ta vui, nhưng Ngài muốn chúng ta vui có chừng mực, đừng thái
quá, vì cái gì thái quá cũng hóa bất cập.
World Cup tưng bừng. Cứ vui hết mình. Nhưng Chúa Giêsu không muốn chúng ta vui quá mà giả dối hoặc lọc lừa nhau: “Hễ CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”
(Mt 5:37). Cái gì tốt cho mình thí cũng có thể tốt cho người khác, cái
gì xấu cho mình thì cũng có thể xấu cho người khác, vì xã hội luôn có
tính liên đới, đừng nghĩ việc mình làm “miễn nhiễm” với mọi người. Thật
vậy, đúng như Thánh Phaolô nói: “Mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể” (Rm 12:5).
Ca khúc chính thức của World Cup 2014 gởi tới toàn thế giới một thông điệp đoàn kết và hiệp nhất: We Are One – Chúng ta là Một. Rất hợp Ý Chúa, vì chính Chúa Giêsu cũng luôn mong muốn chúng ta nên một, vì Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một,
như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như
vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ
vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17:20-23).
Lạy Chúa Giêsu, xin ở giữa chúng con khi chúng con tận hưởng niềm vui World Cup. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét