31 thg 10, 2014

Chữa khỏi và cho về (31.10.2014 – Thứ Sáu Tuần 30 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 14, 1-6

1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.2 Và kìa trước mặt Đức Giê-su, có một người mắc bệnh phù thũng.3 Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: “Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không? “4 Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về.5 Rồi Người nói với họ: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát? “6 Và họ không thể đáp lại những lời

Suy niệm:

Sau khi dự nghi thức ở hội đường vào ngày sabát,
người ta thường mời khách về nhà dùng bữa trưa.
Bữa ăn này đã được chuẩn bị từ ngày hôm trước.
Hôm nay Đức Giêsu lại được một người Pharisêu mời dùng bữa.
Đây là lần thứ ba Ngài được mời ăn như thế (x. Lc 7, 36; 11, 37).
Và đây cũng là lần thứ ba có sự căng thẳng
vì Ngài chữa bệnh trong ngày sabát (x. Lc 6, 6; 13, 10).
Những người Pharisêu trong bữa ăn hôm nay chăm chú nhìn Ngài (c. 1).

Chúng ta không rõ người mắc bệnh phù thũng có là khách không.
Hay phải chăng anh ấy là người không mời mà đến?
Nếu là khách thì tại sao Đức Giêsu lại cho anh về sau khi chữa khỏi?
Dù sao thì anh ấy cũng đang đứng trước mặt Đức Giêsu (c. 2).
Ngài thấy những dấu hiệu của bệnh phù thũng nơi thân xác anh.
Trên người anh có chỗ sưng lên vì nước bị ứ lại.
Chính Đức Giêsu là người chủ động đặt vấn đề với người Pharisêu.
“Có được phép chữa bệnh trong ngày sabát không ?” (c. 3).
Hiển nhiên đối với họ, chỉ được phép chữa những bệnh nhân hấp hối.
Anh bị phù thũng không nằm trong diện này.
Vậy mà họ đã giữ thái độ thinh lặng trước câu hỏi đó (c. 4).

Đức Giêsu đã chữa bệnh cho anh chỉ bằng một cử chỉ đỡ lấy.
Không có lời nói nào kèm theo.
Có lẽ anh đã đi về nhà, lòng vui sướng vì được khỏi bệnh.
Đức Giêsu đã muốn biện minh cho hành vi chữa bệnh trong ngày sabát
bằng một câu hỏi về cách ứng xử trong một trường hợp cụ thể (c. 5).
“Giả như các ông có đứa con trai hoặc con bò sa xuống giếng,
các ông lại không kéo nó lên ngay lập tức, dù là ngày sabát sao?”
Họ đã không thể đưa ra câu trả lời,
vì dĩ nhiên là phải kéo nó lên ngay, trước khi nó chết dưới giếng.
Đối với Đức Giêsu, chữa bệnh đơn giản là kéo một người lên ngay.
Dù Ngài không phủ nhận tầm quan trọng của việc giữ ngày sabát,
nhưng ngày sabát lại không cấm làm điều phải làm, đó là chữa bệnh.

Rõ ràng Đức Giêsu quan tâm đến nhu cầu của con người.
Nếu để đến hôm sau mới chữa cho anh phù thũng thì cũng được.
Nếu để bà còng lưng mười tám năm chịu thêm một ngày cũng không sao.
Nhưng Ngài muốn giải phóng con người ngay lập tức, khi có thể được.
Ngài muốn làm vơi nỗi đau kéo dài đã lâu của con người.
Chính vì bà còng lưng đã mười tám năm đau khổ
nên không cần kéo dài thêm, dù chỉ một ngày nữa.
Luật lệ đạo đời nhằm phục vụ cho hạnh phúc thực sự của con người.
Trong cuộc sống hôm nay, có nhiều việc cần làm ngay.
Có bao mảnh đời sắp bị đổ vỡ, có những nguy cơ đe dọa nhân phẩm,
có những người trẻ đứng trên bờ vực, có những thai nhi bị chối từ.
Làm sao chúng ta không dửng dưng với những em nhỏ ở kề miệng giếng,
và không quay lưng với những người đã sa xuống vực sâu?

Cầu nguyện:

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm
về cảnh nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,

vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


30 thg 10, 2014

HALLOWEEN: Nguồn gốc và những cảnh giác


Ngày lễ đang dần thu hút sự quan tâm của giới trẻ vì nó khuyến khích giới trẻ sáng tạo để vui chơi giải trí. Nhiều người không thích lễ hội này vì họ đã từng kinh nghiệm những cảnh rùng rợn hay bị kinh hãi quá độ vì những trò nhát ma. Có lẽ nhiều người đã không biết về nguồn gốc tôn giáo của lễ hội này, và họ chắc phải ngạc nhiên lắm khi thấy lễ hội đã đi quá xa cái nguồn cội của nó
Lễ hội Halloween được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Mười hàng năm ở nhiều nơi trên thế giới, càng ngày được nhiều người Việt trẻ ưa thích. Vào ngày này, các bạn trẻ thi đua mặc những bộ đồ kỳ quái tự sáng chế hay được may sẵn để vui chơi và cũng để “nhát ma” người khác. Ở nhiều nơi, các người tham dự lễ hội không mặc những đồ ma quái, mà thay vào đó là những bộ cánh của các nhân vật xuất hiện trong phim ảnh như Batman, Superman, Peter Pan v.v.. hay đơn giản hơn là những trang phục giả làm các thứ rau quả trái cây hay những con thú. Dù gì đi nữa, ngày lễ đang dần thu hút sự quan tâm của giới trẻ vì nó khuyến khích giới trẻ sáng tạo để vui chơi giải trí. Nhiều người không thích lễ hội này vì họ đã từng kinh nghiệm những cảnh rùng rợn hay bị kinh hãi quá độ vì những trò nhát ma. Có lẽ nhiều người đã không biết về nguồn gốc tôn giáo của lễ hội này, và họ chắc phải ngạc nhiên lắm khi thấy lễ hội đã đi quá xa cái nguồn cội của nó.

Halloween là từ rút gọn của “All Hallows Eve” trong tiếng Anh, nghĩa là “ngày vọng trước ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ”.  Từ “hallow” ở đây đồng nghĩa với holy = thánh.  Trước thế kỷ X, Lễ Các Thánh được cử hành vào ngày 13 tháng 5 trong mùa Phục Sinh.  Thời đó, dân xứ Celtic mừng ngày đầu năm mới vào ngày 1 tháng 1, lúc họ đã thu hoạch xong mùa màng và chuẩn bị cho mùa đông tới. Như dân Việt Nam mừng Tết Nguyên Đán, họ cũng có hội hè long trọng và những nghi thức tưởng nhớ những người đã khuất.  Vào năm 835, Giáo hội mới dời ngày lễ các thánh tới ngày 1 tháng 11 với chủ ý biến ngày lễ hội đầu năm của người Celtic thành một ngày lễ Công Giáo.

Việc cầu nguyện cho người chết và niềm tin phục sinh thật ra đã có trong thời Cựu Ước (2 Macabê, 44-46). Khi ấy, dân Do Thái đã tin rằng việc cầu nguyện và dâng hiến lễ vật sẽ làm đẹp lòng Chúa và giúp cho người chết được sống lại. Tập tục đó vẫn được tiếp tục qua thời Tân Ước, khi cộng đoàn các tín hữu tập hợp lại, cử hành nghi thức bẻ bánh và đồng thời nghe lại những câu chuyện sống đạo anh hùng của các thánh tử đạo, hay còn gọi là những chứng nhân anh dũng của đức Tin (từ ‘martyr’ trong tiếng Hy Lạp nghĩa là chứng nhân), dù đã chết nhưng vẫn không tách rời khỏi Nhiệm Thể Chúa Kitô. Dần dần, các cộng đoàn mở rộng việc tưởng nhớ đến những tín hữu đã tử vì đạo nhưng không được biết tới, và đến những tín hữu là chứng nhân sống Tin Mừng nhưng không tử đạo mà sau này thánh Phanxicô Salê gọi họ là các thánh nhân.

Riêng về Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn, năm 1048, một tu viện trưởng đã đề xướng cử hành lễ này vào ngày 2 tháng 11  như một liên kết và một nối dài hợp lý hợp tình cho Lễ Các Thánh Nam Nữ.  Trước đó, các giáo hội địa phương không có một thánh lễ cầu chung cho các linh hồn, nhưng chỉ cử hành thánh lễ hằng năm vào ngày lễ giỗ cho một người nào đó đã qua đời. Chỉ bắt đầu vào thế kỷ thứ VII, các tu viện mới có lệ cử hành thánh lễ cầu hồn hằng năm cho tất cả những tu sĩ đã chết và lệ đó đã phổ biến ra giáo dân. Vì thế ngày nay, giáo hội dùng hai lễ này để nhắc nhở cho tất cả các tín hữu, còn sống hay đã chết, được hợp nhất với nhau trong một nhiệm thể, và  ngày lễ vọng cho hai Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn chính là ngày lễ hội Halloween.


Khi phong trào Cải Cách bắt đầu vào thế kỷ XVI, những người Tin Lành đã dần bác bỏ tín điều các thánh thông công và tập tục cầu nguyện cho người chết. Từ đó, ngày vọng Lễ Các Thánh Nam Nữ (Halloween) không còn cái ý nghĩa nguyên thủy của nó nữa.  Halloween đã bị thương mại hóa và biến thành một lễ hội trần tục như Lễ Giáng Sinh. Lễ hội đã mất tính thánh thiêng và người tham dự lễ hội không còn biết đến những vị thánh tốt lành, những mối tương quan gắn bó giữa người sống và người chết cũng như vận mệnh của con người. Lễ hội Halloween ngày nay đã khoác một hình thức mới vang vọng âm hưởng của những ma thuật hay những tập tục mê tín dị đoan về người chết đã có trước thời Kitô giáo. 

Bởi thế, các bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mình đang rục rịch chuẩn bị cho ngày hội Halloween. Có nên cho phép hay cấm cản chúng đi chơi với bạn bè trong ngày lễ hội này?  Có nên để chúng giả trang thành ma quỷ hay những nhân vật quái đản để hù dọa hay làm kinh hãi người chung quanh? Đã có những ý kiến của các chuyên gia, chẳng hạn cha Joan Maria Canals (L'Osservatore Romano, số báo 30/10/2009), cho rằng lễ hội Halloween ngày nay bằng phim ảnh, đồ trang trí, quần áo hoá trang đang đầu độc giới trẻ bằng cách đưa chúng tiếp cận những hình ảnh phù thủy, thần tiên và một thế giới đầy ma thuật với những cảm giác kinh hãi và chết chóc. Giáo hội Công Giáo tại Ý đã kêu gọi tẩy chay cái lễ hội cổ vũ cho văn hoá tử thần và đã bị thương mại hoá, đồng thời kêu gọi các tín hữu về nguồn bằng cách có những hoạt động lành mạnh hơn và đúng với ý nghĩa của hai ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ và Lễ Các Linh Hồn. 

Thế nhưng thật là khó cho cha mẹ để nói không với con cái mình khi chúng muốn tham gia lễ hội Halloween, vì đối với chúng lễ hội thật là vui, thật là cuốn hút với những trò chơi vui nhộn, và những lối trang điểm hay mặc trang phục thật lạ mắt, đầy sáng tạo tuy đôi lúc cũng làm cho chúng sợ.  Quyết định cho các con tham dự hay không tham dự là  tuỳ vào cha mẹ và tuỳ vào hoàn cảnh của từng gia đình, cũng như nội dung của các hoạt động được tổ chức trong ngày đó. Tuy nhiên, điều quan trọng trước tiên mà Cha mẹ cần làm là hướng dẫn cho các con ý nghĩa đích thực của ngày lễ này. Tiếp đến, dạy cho chúng biết cách sống đạo trong mối liên hệ với Thiên Chúa, và dạy cho chúng về
sự khác biệt giữa văn hoá sự sống và văn hoá tử thần, về sự hiện diện và hoạt động của ma quỷ. Hãy dạy cho chúng tránh xa những hành động xúc phạm đến Thiên Chúa như cúng kiến quỷ ma, hay cầu cơ lên đồng.

Nhiệm vụ của Cha Mẹ là giữ cho con trẻ được an toàn, giữ sao cho chúng khỏi bị tổn thương tinh thần vì những cảnh quá kinh hãi. Thêm vào đó, cha mẹ có thể giúp con cái lựa chọn những trang điểm, trang phục thích hợp và những nơi có các hoạt động lành mạnh cho ngày lễ này. Lễ hội Halloween được tổ chức mỗi nơi mỗi khác, vì thế, các bậc cha mẹ có thể lâm vào những hoàn cảnh không biết phải quyết định sao, trong trường hợp đó, hãy cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần và đừng quên hỏi ý kiến các linh mục hay người thân quen có kinh nghiệm và uy tín.
 
 Lucas Khổng Kim Quang 

LỄ HỘI HALLOWEEN



Lễ hội gây tranh luận: Hàng năm, người Công giáo và người ngoài Kitô giáo tranh luận: Lễ hội Halloween là ngày lễ hội ma quỷ hay chỉ là lễ hội thế tục? Trẻ em Công giáo có nên mặc đồ như ma quỷ? Lễ này có tốt khi trẻ em sợ hãi? Vấn đề là lịch sử lễ hội Halloween, thực sự lễ này có nguồn gốc Kitô giáo khoảng 1.300 năm.


Nguồn gốc Kitô giáo của kễ hội Halloween: Halloween nghĩa là “không có gì tự nó”, viết tắt từ cụm từ “All Hallows Eve” (nghĩa đen là “vọng các thánh”, tiếng Việt gọi là “ma lộ hình”), và nó chỉ định ngày trước Lễ Các Thánh (vigil of All Hallows Day). “Hallow” là danh từ trong cổ ngữ Anh, nghĩa là “thánh”. Là thành ngữ, nó có nghĩa là làm cho cái gì đó trở nên thánh hoặc tôn kính cái đó là thánh. Lễ Các Thánh vào ngày 1-11, ngày đền ơn đáp nghĩa (Holy Day of Obligation), cả ngày lễ vọng và ngày chính lễ đều được cử hành từ đầu thế kỷ VIII, khi 2 lễ này được ĐGH Grêgôriô III thiết lập ở Rôma. Một thế kỷ sau, ĐGH Grêgôriô IV mở rộng cho cả Giáo hội.
Nguồn gốc ngoại giáo của lễ hội Halloween: Mặc dù những năm qua người Công giáo và người ngoài Kitô giáo quan ngại về “nguồn gốc ngoại giáo” của lễ hội Halloween, thực ra không có gì. Các nỗ lực đầu tiên cho thấy có mối liên hệ giữa ngày trước Lễ Các Thánh, và lễ hội thu hoạch của người Celtic là lễ hội Samhain có sau 1.000 năm so với Lễ Các Thánh trở nên phổ biến hoàn vũ, không có chứng cớ về việc ĐGH Grêgôriô III hoặc ĐGH Grêgôriô IV biết lễ hội Samhain.
Tuy nhiên, theo văn hóa nông dân Celtic, các yếu tố của lễ hội thu hoạch còn lại, ngay cả trong những người Kitô giáo, như Cây Giáng Sinh (Cây Noel) có nguồn gốc từ truyền thống người Đức tiền Kitô giáo chứ không là nghi thức ngoại giáo.
Kết hợp ngoại giáo và Kitô giáo: Các yếu tố Celtic gồm đêm đốt lửa mừng (như lửa trại), chạm trổ củ cải đỏ (ở Mỹ dùng trái bí), đi từ nhà này sang nhà khác, nhận sự thết đãi – như trong đêm vọng Giáng sinh, người ta đi từ nhà này sang nhà khác để hát những bài hát giáng sinh và nhận sự thết đãi. Nhưng phương diện “huyền bí” của lễ hội Halloween – ma quỷ và yêu tinh – thực sự có nguồn gốc từ đức tin Công giáo. Người Công giáo tin rằng, vào thời điểm nào đó trong năm (Lễ Giáng Sinh là dịp khác), tấm màn ngăn cách thế gian với luyện hình, thiên đàng, và cả hỏa ngục, trở nên mỏng hơn, các linh hồn nơi luyện hình và ma quỷ có thể được nhìn thấy. Như vậy, trang phục truyền thống Halloween thuộc về niềm tin Kitô giáo cũng như truyền thống Celtic.
Người chống Kitô giáo tấn công lễ hội Halloween (lần 1): Sự tấn công hiện nay vào lễ hội Halloween không là lần đầu. Thời hậu Cải cách ở Anh quốc, Lễ Các Thánh và lễ vọng đều bị áp chế, và tục lệ nông dân Celtic kết hợp với lễ hội Halloween bị đặt ngoài vòng pháp luật. Lễ Giáng Sinh và các truyền thống xoay quanh lễ này bị tấn công, Quốc hội Thanh giáo (Puritan Parliament) cấm Lễ Giáng Sinh từ năm 1647. Tại Mỹ, các tín đồ Thanh giáo (Puritans) không mừng Lễ Giáng Sinh và lễ hội Halloween. Dân nhập cư Công giáo Đức khôi phục lễ Giáng Sinh và dân nhập cư Công giáo Ai-len khôi phục lễ hội Halloween hồi thế kỷ XIX.

Hãy đừng hóa trang thành MA QUỶ trong dịp lễ Halloween . Hãy biến ngày lễ HALLOWEEN thành HOLY WEEN , nghĩa là ăn mặc hoặc hóa trang như các Thánh .Chúng ta là con cái của Chúa không phải là con cái Ma quỷ . Hãy biến đêm của Sợ Hãi thành 1 đêm của niềm vui Thánh Thiêng.

Thương mại hóa lễ hội Halloween: Tiếp tục sự phản đối lễ hội Halloween là cách thể hiện của chủ nghĩa chống Công giáo (kể cả định kiến chống Ai-len). Nhưng đầu thế kỷ XX, Halloween (cũng như Lễ Giáng Sinh) đã bị thương mại hóa. Các lễ phục và các đồ trang trí làm sẵn, kể cả kẹo đặc biệt, đều có sẵn nhiều, và nguồn gốc Kitô giáo của lễ hội này bị áp chế. Có nhiều phim kinh dị, nhất là phim ác liệt hồi thập niên 1970 và 1980, làm cho lễ hội Halloween mang tiếng xấu, như những người thờ cúng ma quỷ đ

Người chống Kitô giáo tấn công lễ hội Halloween (lần 2): Một sự phản ứng mới đối với lễ hội Halloween từ phía những người ngoài Kitô giáo bắt đầu từ thập niên 1980, một phần vì cho rằng lễ hội Halloween là “đêm của ma quỷ”, một phần vì truyền thuyết về chất độc và lưỡi dao lam trong kẹo Halloween, và một phần vì sự minh nhiên chống Công giáo. Jack Chick, một người theo trào lưu chính thống chống Công giáo dữ dội đã góp phần làm những cuốn sách nhỏ khôi hài về Kinh thánh, làm thay đổi nhãn quan người ta. Cuối thập niên 1990, nhiều cha mẹ Công giáo, do không biết về nguồn gốc chống Công giáo đối với lễ hội Halloween, đã nghi ngờ lễ hội Halloween và thay đổi cách vui lễ hội này.

Thay thế các hoạt động của lễ hội Halloween: Mỉa mai thay, một trong những cách phổ biến nhất của người Kitô giáo vui lễ hội Halloween là “Lễ hội Thu hoạch”, nó trở nên phổ biến trong lễ hội Samhain của người Celtic hơn là trong Lễ Các Thánh của Công giáo. Không có gì sai với việc mừng lễ hội thu hoạch, nhưng không cần bỏ cách mừng lễ hội liên quan lịch phụng vụ Công giáo.
Một cách khác phổ biến trong người Công giáo là “Bữa Tiệc Lễ Các Thánh”, thường tổ chức vào ngày lễ hội Halloween và lễ phục (giống các thánh hơn giống ma quỷ), và kẹo nữa. Đó là nỗ lực Công giáo hóa một lễ hội vốn dĩ mang tính Kitô giáo rồi.

An toàn và sợ hãi: Các bậc cha mẹ quyết định con cái họ có thể tham gia an toàn trong các hoạt động của lễ hội Halloween hay không, trong thế giới ngày nay, có thể hiểu rằng nhiều người chọn sai. Một mối quan ngại thường thái quá là hậu quả của sự sợ hãi có thể ảnh hưởng trẻ em. Dĩ nhiên, một số trẻ em rất nhạy cảm, nhưng đa số đều thích được sợ và làm người khác sợ (dĩ nhiên, trong giới hạn – ví dụ, sợ ma mà ai cũng thích nghe truyện ma!). Lễ hội Halloween cung cấp một môi trường có cấu trúc về nỗi sợ. Chính nỗi sợ cũng có phương diện tích cực.

Quyết định: Cuối cùng, nếu bạn chọn cách cho con cái tham gia lễ hội Halloween, hãy nhấn mạnh nhu cầu an toàn thể lý (kể cả việc kiểm tra kẹo khi chúng về nhà), và giải thích về nguồn gốc lễ hội Halloween cho con cái biết. Trước khi cho con cái đi dự lễ hội này, hãy cùng nhau cầu nguyện với Tổng lãnh Thiên thần Micae, và nói rằng người Công giáo chúng ta tin có ma quỷ. Hãy giải thích mối liên quan minh nhiên của chiều tối trước Lễ Các Thánh và giải thích cách mừng lễ này, để chúng biết Lễ Các Thánh KHÔNG là “ngày buồn chán khi chúng ta phải tới nhà thờ trước khi ăn kẹo”.

Hãy khôi phục lễ hội Halloween cho Kitô giáo bằng cách trả lại nguồn gốc cho Giáo hội Công giáo!

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholicism.ab

Hôm nay, ngày mai (30.10.2014 – Thứ Năm Tuần 30 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 13, 31-35

Khi ấy, có mấy người Pharisêu đến thưa Ðức Giêsu rằng: “Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hêrôđê đang muốn giết ông!” Người bảo họ: “Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: “Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất. Tuy nhiên, hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giêrusalem thì không được. Giêrusalem, Giêrusalem! Người giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Ðã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các người không chịu. Thì này, nhà các người sẽ bị bỏ mặc cho các người. Mà Ta nói cho các người hay: các người sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến thời các người nói: ‘Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!’”

Suy niệm:

Sống là bước đi mỗi ngày trong cuộc hành trình, phiêu lưu.
Hơn ai hết Đức Giêsu đã sống phận người của mình như thế.
Cuộc sống nay đây mai đó, không chỗ tựa đầu.
Cuộc sống bấp bênh, sống nhờ lòng tốt của người khác.
Hơn thế nữa, cuộc sống này còn bị đe dọa bởi quyền bính đạo đời.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, vài người Pharisêu báo tin cho Đức Giêsu
về việc tiểu vương Hêrôđê muốn giết Ngài (c. 31).
Họ khuyên Ngài nên ra khỏi vùng đất dưới quyền của Hêrôđê,
vì chính ông này đã giết ngôn sứ Gioan Tẩy giả.

Đức Giêsu lộ vẻ ung dung, không sợ hãi gì.
Ngài gọi Hêrôđê là con cáo, một con vật ranh mãnh quỷ quyệt (c. 32).
Đe dọa của ông ta không làm Ngài chùn bước.
Ngài vẫn tiếp tục làm điều đã làm như trừ quỷ và chữa bệnh.
Hôm nay, ngày mai, ngày mốt vẫn cứ như thế.
“Tôi phải tiếp tục đi” (c. 33).
Đức Giêsu biết rất rõ mình đang đi đâu và đến đâu.
Ngài sẽ tiếp tục lên đường, không phải vì sợ quyền lực của Hêrôđê,
nhưng vì Ngài chấp nhận ở dưới quyền của Thiên Chúa.
Ngài hướng tới Giêrusalem, nơi nhiều ngôn sứ đã chịu bách hại.
Đức Giêsu ý thức mình là một ngôn sứ của Thiên Chúa.
Số phận của Ngài cũng chẳng hơn gì bao ngôn sứ khác.
Cái chết đang chờ đợi Ngài ở Giêrusalem.

Giêrusalem là nơi đáng sợ, nhưng cũng là nơi đáng thương.
Đức Giêsu đã âu yếm gọi hai lần: “Giêrusalem, Giêrusalem!”
Ngài tự ví mình như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh.
“Đã bao lần Ta muốn… nhưng các ngươi lại không muốn” (c. 34).
Một tình yêu bị từ chối nên thốt lên những lời thở than.
Vị ngôn sứ Giêsu phải dừng bước khi con người khép lòng mình lại.
Án phạt đến từ thái độ từ khước của con người,
giống như đàn gà con không để cho gà mẹ chở che dẫn dắt.
“Nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi” (c. 35).
Thiên Chúa bỏ đền thờ, bỏ thành thánh Giêrusalem mà đi,
để mặc cho quân thù vây hãm và tiêu hủy.
Nhưng rồi sẽ đến ngày Đức Giêsu trở lại trong vinh quang.
Lúc ấy mọi người sẽ tung hô: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.

Chúng ta cũng có sứ mạng làm ngôn sứ như Đức Giêsu.
Những đe dọa, đụng chạm đến an toàn là điều không tránh khỏi.
Nhưng chúng ta vẫn được mời gọi đi đến cùng con đường của mình,
với một tinh thần bất khuất, không gì lay chuyển.
Vẫn phải trung thành với việc được Thiên Chúa giao,
dù điều đó dẫn ta đến với cái chết.
Trước một Giêrusalem thù nghịch, xin có được đảm lược của Giêsu.
Trước một Giêrusalem từ khước, xin có được lòng nhân hậu.
Để trái tim chúng ta biết kết hợp đảm lược với lòng nhân.

Cầu nguyện:

Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,
các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu
trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết
và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,
các ngài đã chiến thắng khải hoàn.

Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài
biết can trường sống đức tin của bậc cha anh
trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,
biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu
bằng một đời hiến thân phục vụ.

Ước gì ngọn lửa đức tin
mà các ngài đã thắp lên
bằng cuộc sống và cái chết,
được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.

Ước gì máu thắm của các ngài
thấm vào mảnh đất quê hương
để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.


Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

29 thg 10, 2014

LỜI NÓI


Lời nói không là dao... mà khiến lòng đau nhói...
Lời nói không là khói...mà khóe mắt lại cay cay... 
                                               (Trần Hiếu Thiên)
Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, có 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng…Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na…Trong vùng không đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…
Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắn nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời dèm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm…
Một lần quá đỗi tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết. Cái chết của cô làm cho tên khốn kiếp đã tung những tin đồn không hay về cô vô cùng ân hận và hối lỗi…Hắn cảm thấy bị lương tâm dằn vặt… Hắn tìm đến cụ già nhất làng và là người hiểu biết nhất để kể hết mọi chuyện và xin ông một lời khuyên.
Cụ già nghe xong mọi chuyện không nói gì dẫn hắn lên trên ngọn đồi của làng.Cụ xé chiếc gối và thả xuống.Những bông gòn theo gió bay đi mọi hướng. Cụ già bảo hắn đi nhặt lại những bông gòn đó rồi dồn lại vào gối. Hắn ngạc nhiên lắm, vì làm sao có thể nhặt được đấy đủ. Cụ già nhìn hắn rồi nghiêm nghị nói:
- Những lời do con người nói ra cũng như những bông gòn kia vậy, không thể nào lấy lại được. Khi lời đã nói ra thì làm sao có thể rút lại được.
(Sưu tầm)

CHÚ RÙA


Một gia đình nhà rùa nọ muốn làm một chuyến du ngoạn và cắm trại ngoài trời. Mấy chú rùa đã ròng rã chuẩn bị cho cuộc đi chơi này trong vòng bảy năm. Khi mọi sự đã sẳn sàng, gia đình rùa bắt đầu lên đường tìm một nơi thích hợp cho cuộc cắm trại. Vào năm thứ hai của cuộc hành trình, mấy chú rùa đã tìm được một chỗ vừa ý. Trong vòng sáu tháng các chú rùa lo dọn dẹp chỗ ở, mở các giỏ thức ăn đem theo, và sắp xếp mọi sự đâu vào đấy. Tuy nhiên, lúc đó các chú rùa mới phát hiện ra một điều là đã quên đem muối. Cả nhà rùa đồng ý với nhau, nếu cuộc cắm trại ngoài trời mà không có muối thì thật là không thú vị chút nào.
Sau một cuộc thảo luận dài, chú rùa trẻ nhất được tuyển chọn để đi về nhà lấy muối. Tuy là chú rùa nhanh nhảu nhất trong họ hàng chậm chạp của nhà rùa, khi được chọn, chú rùa trẻ này đã cằn nhằn khóc lóc. Cuối cùng, nó cũng đồng ý đi về nhà lấy muối với một điều kiện là: không ai được ăn cho đến khi nó trở lại. Cả nhà rùa đồng ý và chú rùa ra đi.

Ba năm trôi qua, chú rùa con vẫn chưa trở lại, rồi năm, sáu năm trôi qua cũng không thấy bóng dáng chú rùa con đâu. Đến năm thứ bảy, con rùa lớn tuổi nhất không thể kiềm chế được cơn đói, liền tuyên bố rằng nó sẽ phải ăn thôi và bắt đầu tháo miếng bánh mì sandwich ra. Ngay lúc đó, chú rùa con bất ngờ xuất hiện từ phía sau bụi cây và la lên. “Thấy chưa! Tôi biết là các anh, các bác sẽ không chờ tôi mà! Bây giờ tôi sẽ không đi lấy muối nữa đâu.”

Cũng giống như chú rùa con này, nhiều người trong chúng ta sống thiếu tin tưởng hay không bao giờ tin tưởng vào anh chị em xung quanh. Chúng ta nghĩ xấu cho anh chị em mình và mong đợi họ sẽ trở nên xấu như điều chúng ta thầm nghĩ. Chúng ta lãng phí cả cuộc đời mình để chờ đợi người khác sống theo sự mong đợi tiêu cực của chúng ta. Chúng ta tạo cớ cho anh chị em vấp phạm và rồi bắt lỗi họ. Chúng ta không nhìn vào những thiện chí cố gắng của anh chị em mà chỉ nhìn vào lỗi lầm của họ để lên án, chỉ trích.

Thiên Chúa không hề đối xử với chúng ta như vậy. Cho dù chúng ta có xấu xa hèn hạ thế nào, Ngài vẫn chấp nhận và tin tưởng chúng ta. Ngài luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Khi chúng ta sa ngã, lỗi lầm, Ngài tha thứ và quên đi tất cả, rồi Ngài cho chúng ta cơ hội khác để làm lại từ đầu.

Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về cách đối xử với anh chị em xung quanh. Chúa không nhìn vào lầm lỗi của kẻ khác để lên án nhưng nhìn đến thiện chí cố gắng của họ và sẵn sàng tha thứ, đón nhận họ.

Câu chuyện ông Giakêu là một thí dụ điển hình. Không như những người Biệt phái và Luật sĩ, Chúa Giêsu không nhìn Giakêu như một người tội lỗi vì ngành nghề thu thuế và chức vụ đứng đầu của ông, nhưng Chúa đã nhìn đến thiện chí cố gắng của ông: vì muốn biết Chúa, ông đã cố gắng trèo lên cây sung để trông cho thấy mặt Ngài. Chúa đã bỏ qua lỗi lầm của ông và đã đến thăm nhà ông: “này Giakêu, xuống mau đi vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón tiếp Người. Ông Giakêu đã thưa với Chúa rằng: “thưa Ngài, này đây phân nửa gia sản của tôi, tôi cho người nghèo, và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 5 – 6, . Cái nhìn tích cực và cách đối xử quảng đại của Chúa Giêsu đã làm cho ông Giakêu hoán cải và trở thành người tốt hơn. Đây cũng là cái nhìn và cách thức Chúa muốn chúng ta đối xử với nhau.

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa luôn thương yêu và chấp nhận chúng con cho dù chúng con có nhiều khuyết điểm lỗi lầm. Chúa luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng con và nhìn đến thiện chí cố gắng của mỗi người chúng con. Xin cho chúng con đừng bao giờ ngã lòng trông cậy vào tình yêu Chúa nhưng biết vươn lên sống tốt đẹp hơn. Xin cũng giúp chúng con biết nâng đỡ, khích lệ anh chị em xung quanh bằng cách luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho họ và nhìn đến thiện chí cố gắng của họ như chính Chúa Giêsu đã nêu gương và dạy chúng con. Amen. 

Đặng Thế Dũng

Cửa hẹp (29.10.2014 – Thứ tư Tuần 30 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 13, 22-30
Hồi ấy, trên đường lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được. Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’ Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi’. Nhưng ông sẽ đáp với anh em: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’. Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”
Suy nim:
Cuộc đời thật ra gồm nhiều cửa hẹp. 
Cửa hẹp khi thi vào đại học. 
Cửa hẹp khi đi xin việc làm. 
Cửa hẹp khi muốn đưa trái banh vào lưới. 
Sống là phấn đấu bước qua nhiều cửa hẹp.
Cửa càng hẹp, càng phải cố gắng nhiều. 
Cửa hẹp mà vào được mới quý. 
Nếu thiên đàng có cửa, 
thì hẳn vào cửa thiên đàng chẳng phải như dạo chơi. 
“Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp” (Lc 13,24), 
vì “cửa hẹp dẫn đến sự sống” (Mt 7,14).
Chiến đấu ở đây là chiến đấu với chính mình, 
với cái tôi cồng kềnh của mình, 
nặng nề vì những vun vén cá nhân, 
phình to vì tự hào và tham vọng. 
Thật ra cửa vào sự sống không hẹp 
nhưng hẹp vì cái tôi của tôi to quá. 
Cần nỗ lực liên tục để giữ cho cái tôi nhỏ lại, 
khiêm hạ trước Thiên Chúa, cởi mở trước anh em. 
Cần có một cái tôi như trẻ thơ 
mới được vào Nước Trời (Mt 18,3). 
Cái tôi của chúng ta luôn có khuynh hướng bành trướng 
nhờ thu tích nơi mình tri thức, tiền bạc, khả năng. 
Cả kinh nghiệm, tuổi tác, đạo đức, chức vụ, 
cũng có thể làm cái tôi xơ cứng và khép lại. 
Ðể “người lớn” trở nên hồn hậu như trẻ thơ, 
cần phải biến đổi và tự hạ (x. Mt 18,3-4). 
Ðây thật là một cuộc chiến với chính mình. 
Khi hủy mình ra không, ta sẽ dễ đi qua cửa hẹp.
Nhiều người Do Thái đến chậm, khi cửa đã đóng. 
Họ gõ cửa và đòi vào. 
Họ tưởng thế nào mình cũng có một chỗ nơi bàn tiệc, 
bởi lẽ mình đã từng ngồi đồng bàn với Ðức Giêsu, 
và đã nhiều lần nghe Ngài giảng dạy. 
Tiếc thay, tương quan đó lại quá hời hợt 
đến độ Chúa phải lên tiếng nói với họ: 
“Ta không biết các anh từ đâu đến!”
Chúa cũng có thể nói với chúng ta như vậy, 

dù chúng ta đã dự lễ, rước lễ, nghe giảng, tĩnh tâm… 
Chúa vẫn không quen biết chúng ta 
vì chúng ta chẳng để cho Ngài đi vào đời mình. 
Chúng ta vẫn là những người xa lạ trước mắt Chúa.
Ðời sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu liên tục. 
Chiến đấu để qua cửa hẹp nhờ bỏ cái tôi ích kỷ. 
Chiến đấu để vào trước khi cửa đóng lại. 
Cứu độ là một ơn Chúa ban, 
nhưng ta phải nỗ lực mới dám đưa tay đón nhận. 
Ước gì chúng ta đừng tự hào vì đã biết Chúa, 
nhưng phải làm sao để Chúa biết ta và reo lên: 
“Ðây là đầy tớ tốt lành và trung tín.”

Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con dám hành động
theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Chúa.
Xin dạy con biết theo Chúa vô điều kiện,
vì xác tín rằng
Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,

và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.
Lạy Chúa Giêsu trên thập giá,
xin cho con dám liều theo Chúa
mà không tính toán thiệt hơn,
anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ,
can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim,
và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa.
Ước gì khi dâng lên Chúa
những hy sinh làm cho tim con rướm máu,
con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt
của người một lòng theo Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

28 thg 10, 2014

Gọi và chọn (28.10.2014 – Lễ thánh Simon và thánh Giuđa, tông đồ)


Lời Chúa: Lc 6, 12-19

12 Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa.13 Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.14 Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô,15 Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích,16 Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.17 Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn18 đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành.19 Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

Suy niệm:

 Theo Tin Mừng Luca, Đức Giêsu thường cầu nguyện
vào những thời điểm quan trọng.
Ngài cầu nguyện khi nhận phép rửa của Gioan Tẩy giả (3, 21).
Ngài cầu nguyện một mình trước khi loan báo cuộc khổ nạn (9, 18).
Khi đang cầu nguyện trên núi, Ngài được hiển dung (9, 29).
Khi đứng trước cái chết gần kề, Ngài cầu nguyện trong xao xuyến (22, 41).
Lúc bị treo trên thập giá, Ngài cũng cầu nguyện cho kẻ giết mình (23, 34).
Đức Giêsu suốt đời là con người cầu nguyện.
Cầu nguyện đối với Ngài đơn giản là một cuộc gặp gỡ Cha.
Ngài thích gặp Cha vì Ngài là người con thảo hiếu.
Ngài cần gặp Cha vì Ngài là người được Cha sai, để làm việc Cha giao.

 Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy một lần cầu nguyện đặc biệt của Ngài.
Đức Giêsu vẫn thích cầu nguyện trên núi.
Núi cao làm Ngài thấy nhẹ nhàng và gần Cha trên trời hơn.
Tối hôm nay, Ngài muốn dành nhiều giờ để gặp Cha
trước khi đi đến một quyết định quan trọng,
quyết định chọn những môn đệ thân tín nhất mà Ngài gọi là tông đồ,
để đi sát với Ngài hơn và cộng tác với Ngài trong sứ vụ.
Đức Giêsu không chọn theo ý mình.
Ngài muốn gặp Thiên Chúa là Cha của Ngài để hỏi ý (c. 12).
Tìm ý Cha, ngay cả đối với Đức Giêsu, cũng không phải là quá dễ dàng.
Ngài đã thức suốt một đêm để cầu nguyện,
để tìm xem Cha muốn Ngài chọn ai trong số những môn đệ ở đây.
“Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con…
Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con…” (Ga 17, 6).
Đức Giêsu coi các tông đồ là một quà tặng của Cha.
Bởi đó, thật ra Ngài chỉ chọn những người Cha đã chọn,
Ngài chỉ muốn những người Ngài biết Cha muốn (Mc 3, 13).
Khi làm người ở đời, chúng ta cũng phải chọn như Đức Giêsu.
Cuộc đời là một chuỗi những chọn lựa.
Những chọn lựa nhỏ và lớn làm nên cuộc đời.
Chúng ta có thể chọn dựa trên ý thích hay phán đoán riêng của mình.
Nhưng chúng ta cũng có thể chọn dựa trên ý Đấng Tạo Hóa.
Điều này đòi chúng ta phải ra khỏi mình, không coi mình là trung tâm.
Thánh Inhaxiô mời người làm linh thao
“không ước muốn sức khỏe hơn bệnh tật, giàu sang hơn nghèo khổ,
danh vọng hơn nhục nhã, sống lâu hơn chết yểu,
và tương tự như thế đối với mọi sự khác.”
Khi có thái độ siêu thoát như trên, ta mới có thể chọn điều Chúa muốn.

 Sau một đêm cầu nguyện, đến sáng Đức Giêsu mới quyết định.
Ngài gọi và chọn nhóm Mười Hai tông đồ theo ý Cha.
Chúng ta cũng được gọi và chọn, dù là giáo dân hay tu sĩ.
Chúng ta cũng rất khác nhau như mười hai khuôn mặt các vị tông đồ.
Chỉ mong chúng ta đừng dùng tự do mình để trở nên kẻ phản bội.

 Cầu nguyện:

 Lạy Chúa,
chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,
một người đánh cá ít học và đã lập gia đình,
để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Chúa xây dựng Giáo Hội
trên một tảng đá mong manh,
để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.

 Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con
theo Chúa, sống cho Chúa,
đặt Chúa lên trên mọi sự:
gia đình, sự nghiệp, người yêu.

 Chúng con chẳng thể nào từ chối
viện cớ mình kém đức kém tài.
Chúa đưa chúng con đi xa hơn,
đến những nơi bất ngờ,
vì Chúa cần chúng con ở đó.

Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,
bỏ mái nhà êm ấm để lên đường,
hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.j.

27 thg 10, 2014

Đứng thẳng được (27.10.2014 – Thứ hai Tuần 30 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 13, 10-17

10 Ngày sa-bát kia, Đức Giê-su giảng dạy trong một hội đường.11 Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được.12 Trông thấy bà, Đức Giê-su gọi lại và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền! “13 Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.14 Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức Giê-su đã chữa bệnh vào ngày sa-bát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: “Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sa-bát! “15 Chúa đáp: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước?16 Còn bà này, là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sa-bát sao? “17 Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện.

Suy niệm:

Trong dòng tiến hóa từ vượn lên đến người,
có một thay đổi bên ngoài khá rõ nét.
Càng tiến hóa thì lưng con vật càng thẳng hơn.
Khi con người có thể đứng thẳng, tầm nhìn sẽ rộng hơn, xa hơn.
Hai chi trước được tự do nên có thể làm được nhiều điều phức tạp.
Đứng thẳng đúng là một nét đặc trưng của con người.

Người phụ nữ trong bài Tin Mừng hôm nay bị còng lưng đã lâu.
Mười tám năm không thể nào đứng thẳng lên được (c. 11).
Lưng bà còng hẳn xuống khiến tầm nhìn của bà bị giới hạn.
Có lẽ bà chỉ nhìn thấy mảnh đất nhỏ trước mặt hơn là thấy bầu trời cao.
Bệnh này thật khó chịu, khiến bà đi đứng khó khăn.
Vậy mà bà vẫn có mặt ở hội đường vào ngày sabát, khi Đức Giêsu giảng.
Dù bà thấp vì còng lưng, Ngài vẫn trông thấy bà.
Dù bà chẳng xin gì, Ngài vẫn chủ động gọi để gặp bà (c. 12).

 Đức Giêsu nhìn thấy sự trói buộc do cơn bệnh dai dẳng.
“Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền.”
Chữa bệnh chính là đem lại giải thoát cho người phụ nữ.
Hơn nữa, Đức Giêsu còn đặt tay trên bà như một cử chỉ yêu thương.
Tức khắc bà còng lưng đã có thể đứng thẳng lên được.
Điều mơ ước từ mười tám năm, bỗng chốc thành hiện thực.
Bà có thể nhìn thấy bầu trời và cất lời tôn vinh Đấng ngự trên đó (c. 13).
Đức Giêsu coi bệnh của bà như một sự trói buộc của Xatan (c. 16).
Không phải chỉ là trói buộc bằng dây như người ta cột bò lừa (c. 15),
mà là trói buộc bằng xiềng xích.
Chính vào ngày sabát, Đức Giêsu đã cởi xiềng xích đó cho bà,
để bà được tự do, được đứng thẳng như một người bình thường.
Bà còng lưng bị trói buộc bởi gánh nặng của bệnh tật.
Nhưng có bao thứ trói buộc khác làm con người mất tự do.
Như người phụ nữ này, chúng ta muốn và cố làm cho mình đứng thẳng,
nhưng hoàn toàn bó tay từ nhiều năm qua.
Có những thứ trói buộc do tác động bên ngoài,
|nhưng có thứ xiềng xích do chính chúng ta đúc nên để tự giam mình.
Tôi bị trói buộc bởi lòng ích kỷ, tham vọng, thèm muốn…
Chúng ta cần thú nhận mình không tự giải thoát mình được,
không tự đứng thẳng được, không tự cắt đứt những thứ trói buộc mình.
Chúng ta cần Đức Giêsu đặt tay của Ngài trên đời ta để ta được tự do.

Đâu phải chỉ người phụ nữ còng lưng mới bị trói buộc.
Tôi cũng bị trói buộc bởi những giá trị mập mờ của thế tục.
Làm sao để tôi được tự do với cái cell phone tôi đang dùng,
với những hình ảnh mà tôi tìm kiếm trên internet,
với lối sống mà ngày nay bao người coi là đáng ước mơ?
Xin cho tôi không chỉ cúi xuống nhìn thấy miếng đất be bé trước mặt,
nhưng có thể ngước lên để thấy bầu trời mênh mông trên cao.

Cầu nguyện:

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.

(R. Tagore)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

26 thg 10, 2014

Hai điều răn (26.10.2014 – Chúa nhật 30 Thường niên năm A)


Lời Chúa: (Mt 22, 34-40)

34 Một hôm, khi nghe tin Ðức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?” 37 Ðức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Ðó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”.

Suy Niệm

Chúng ta thường ngại xét mình trước khi xưng tội.
Nếu xét mình sơ sài dựa trên Mười Ðiều Răn,
có khi ta thấy mình chẳng có tội gì nghiêm trọng:
không trộm cắp, không tham lam, không giết người…
Thật ra xét mình không phải là làm bản tự kiểm
trước một danh sách những luật cấm và luật buộc,
cho bằng là đặt mình trước Thiên Chúa và tha nhân.
Tôi phải thành thật tự hỏi:
Tôi có thực sự yêu mến Thiên Chúa không?
Tôi có thực sự yêu mến anh chị em tôi không?

Tất cả điều răn được tóm trong một động từ: yêu.
Tình yêu là cốt lõi của đời sống Kitô hữu,
vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8).
Yêu là bước vào một đại dương mênh mông,
là dấn thân trên một con đường dài hun hút.
Chúng ta chẳng bao giờ thấy mình yêu đủ.
Tình yêu cứ vẫy gọi ở phía trước,
và mở ra những cánh cửa không ngờ.
Giới hạn tình yêu là bóp chết tình yêu.

Chẳng có động từ nào bị hiểu sai cho bằng động từ yêu.
Báo chí phim ảnh làm cho ta nghĩ rằng
yêu chỉ là chuyện quan hệ giữa hai cô cậu.
Hành vi chiếm đoạt theo bản năng lại được gọi là yêu.
Chúng ta cần trả lại ý nghĩa cao đẹp cho động từ này.
Yêu mến Thiên Chúa là điều răn số một.
Không phải chỉ dành cho Ngài phần lớn trái tim,
Ngài đòi tất cả trái tim của tôi, tất cả con người của tôi.
Hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn.
Ai trong chúng ta dám tự hào
mình đã sống trọn vẹn điều răn thứ nhất?

Càng lúc tôi càng thấy Chúa bị mất chỗ trong tim tôi.
Tôi không có giờ cầu nguyện và tĩnh tâm.
Chúa Nhật là ngày tranh thủ làm thêm.
Mối lo toan quá mức về cuộc sống vật chất
làm đời sống thiêng liêng bị sa sút.
Ðiều răn thứ hai cũng quan trọng không kém:
yêu người thân cận như chính mình.
Chúng ta yêu bản thân mình biết chừng nào!
Chúng ta chỉ muốn điều tốt cho mình
đến nỗi lắm khi làm điều xấu cho người khác.
Cần coi tha nhân như một cái tôi khác của mình.
Họ cũng cần được tôn trọng, cảm thông và yêu mến.
Có biết bao thiệt hại tôi đã gây cho anh em tôi.
Thái độ sống của tôi đã làm khổ bao người khác.

Hai điều răn trên không thể tách rời nhau.
Yêu Thiên Chúa chắc chắn dẫn đến yêu tha nhân.
Tình yêu tha nhân cần đặt nền trên Thiên Chúa.
Người Kitô đi từ nhà thờ ra chợ
rồi lại từ chợ vào nhà thờ.
Ngoài chợ, họ gặp Chúa nơi anh em.
Trong nhà thờ, họ gặp anh em nơi Chúa.

 Cầu Nguyện

Lạy Chúa,
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
và trái tim được lớn lên mãi.

Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hoá.

Chúng con thích Chúa
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đưa chúng con lên cao.

Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết nắm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


Chúa Nhật XXX Thường Niên - Năm A



in Mừng Mt 22,34-40
           
Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?” Đức Giê-su đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”


Sunday XXX in Ordinary Time - Year A

  Gospel Mt 22,34-40

When the Pharisees heard that Jesus had silenced the Sadducees,
they gathered together, and one of them,
a scholar of the law tested him by asking,
"Teacher, which commandment in the law is the greatest?"
He said to him,
"You shall love the Lord, your God,
with all your heart,
with all your soul,
and with all your mind.
This is the greatest and the first commandment.
The second is like it:
You shall love your neighbor as yourself.
The whole law and the prophets depend on these two commandments."

25 thg 10, 2014

Tìm trái mà không thấy (25.10.2014 – Thứ bảy Tuần 29 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 13, 1-9
(1) Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Ðức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. (2) Ðức Giêsu đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Galilê đó có tội lỗi hơn hết mọi người Galilê khác bởi lẽ họ đã chịu đau khổ như vậy sao? (3) Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. (4) Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôa đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? (5) Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”.  (6) Rồi Ðức Giêsu kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, (7) nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?” (8) Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. (9) May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi”.
Suy nim:
 Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo hai lần (cc. 3, 5).
“Nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
Đức Giêsu đi từ những chuyện đau thương chết choc
của một số người ở Galilê và Giêrusalem,
để nhắc nhở người nghe ra khỏi sự tự mãn của mình mà sám hối.
Dụ ngôn cây vả sẽ cho thấy thế nào là sám hối theo cái nhìn của Ngài.
Đơn giản sám hối là sinh trái.
Trái là điều ông chủ có ý nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho.
Ông không trồng vả để lấy củi hay bóng mát.
Cây vả có chỗ trong khu vườn và cũng có chỗ trong tâm trí ông.
Ông có một người làm vườn.
Hẳn người này đã hết sức chăm bón cho cây vả để nó sinh trái.
Ba năm trôi qua, cứ đến mùa vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Những hành vi này được lặp lại như một điệp khúc mỗi năm (cc. 6-7).
Ông chủ đi từ hy vọng đến thất vọng.
Cái háo hức khi lần đầu đến cây tìm trái chẳng còn.
Ông đã kiên nhẫn, đã chờ, không phải một năm, mà ba năm.
“Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất” (c. 7).
Rõ ràng quyết định này không do sự tàn ác hay nóng nảy.
Chặt đi khi chẳng còn gì để hy vọng, khi chờ đợi đã mỏi mòn.
Cây vả đã lấy màu mỡ của đất trồng nho, mà không sinh trái.
Nó không đáp ứng ước mơ tự nhiên của ông chủ,
người đã cho nó hiện hữu ở trong khu vườn này.
“Xin cứ để cho nó lại năm nay nữa” (c. 8).
Lời xin của người làm vườn, người đã chăm sóc cây vả từ nhiều năm.
Người ấy xin cho cây vả một cơ hội,
cơ hội duy nhất và cuối cùng để tránh cái chết chắc chắn.
“Tôi sẽ vun xới, bón phân. May ra sang năm nó có trái…”
Cây vả cằn cỗi vẫn còn được hy vọng, còn được chăm sóc.
Không thấy ông chủ phản đối, chắc ông đồng ý chờ thêm một năm.
Cả ông chủ cũng nuôi lại niềm hy vọng.
Cuối cùng cây vả cằn cỗi này có ra trái không, có bị chặt không?
Dụ ngôn không cho ta câu trả lời.
Vì câu trả lời nằm ở chính tôi.
Tôi chính là cây vả ấy.
Tôi đã được trồng, được yêu, được hy vọng, được chờ, được chăm bón.
Bao điều lớn nhỏ Chúa làm cho đời tôi từ trước đến nay.
Hoa trái của cây vả đời tôi có tương xứng với những gì Chúa ban không?
Tôi suy nghĩ về sự kiên nhẫn của Chúa và cả sự thất vọng của Ngài nữa.
Chúa vẫn muốn cho tôi tiếp tục sống trên đời.
Mỗi ngày sống là quà tặng của lòng thương xót.
Còn sống là còn cơ hội để sinh trái, để bày tỏ lòng sám hối ăn năn.
Dù sao câu kết của người làm vườn tốt bụng vẫn là một đe dọa.
“Nếu không ông cứ chặt nó đi!” (c. 9).
Cầu nguyn:
 Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
 Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
 Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

24 thg 10, 2014

LÀ BẠN HAY THÙ ?



Ngày xưa, có một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân.Người nông dân bảo người hàng xóm rằng, hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời đó đã bị bỏ ngoài tai.

Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng. Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ báo quan.

Vị quan chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói: – Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì? Một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?

Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan nghe vậy bèn phán:

- Được, vậy ta sẽ chỉ cho anh cách để vừa bảo vệ đàn cừu, vừa giữ được một người bạn.Người nông dân bèn nghe theo lời chỉ dẫn của vị quan.

Về nhà, người nông dân liền làm theo những gì vị quan đã dạy. Anh ta bắt 3 con cừu tốt nhất của mình đem tặng cho 3 cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui, quấn quýt chơi với 3 con cừu. Để bảo vệ đồ chơi mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.

Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thực phẩm và phô-mai do mình làm ra. Và chỉ trong một thời gian ngắn, 2 người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.Theo petalia


Nhận xét thời đại này (24.10.2014 – Thứ sáu Tuần 29 Thường niên)


Lời Chúa: Lc 12, 54-59
54 Đức Giê-su cũng nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: “Mưa đến nơi rồi”, và xảy ra đúng như vậy.55 Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: “Trời sẽ oi bức”, và xảy ra đúng như vậy.56 Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?57 “Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải?58 Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục.59 Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.”
Suy niệm:
Tục ngữ ca dao nước ta không thiếu những câu nói về thời tiết. 
Kinh nghiệm dân gian cho phép dự đoán những gì sắp xảy ra. 
Có những dấu hiệu báo trước cơn mưa hay dông bão. 
“Sấm đàng đông vừa trông vừa chạy, sấm đàng nam vừa làm vừa chơi.”
Người dân nước Paléttin cũng có những kinh nghiệm tương tự. 
“Mây kéo lên ở phía tây” là mây đến từ biển Địa Trung Hải. 
Khi thấy mây từ biển tiến vào, người ta đoán mưa đến nơi rồi (c. 54). 
Khi thấy gió từ phương nam thổi đến, 
luồng gió nóng từ vùng núi Ả-rập, 
người ta biết ngay thời tiết sẽ hết sức oi bức (c. 55). 
“Và xảy ra đúng như vậy”, Đức Giêsu nhắc lại câu này hai lần. 
Ngài cho thấy dự đoán của dân chúng về thời tiết ít khi sai. 
Họ khá bén nhạy trước những dấu hiệu thay đổi nhỏ của trời đất.
Tiếc là dân chúng thời Đức Giêsu lại không đủ bén nhạy 
để có thể nhận biết được ý nghĩa của những dấu chỉ 
đang diễn ra trước mắt họ. 
Đức Giêsu ngạc nhiên vì những người cùng thời với Ngài 
không thấy được cái độc nhất vô nhị của thời đại họ đang sống. 
Họ không cảm thấy hạnh phúc khi được Thiên Chúa đến viếng thăm. 
Chính vì thế ơn cứu độ của Thiên Chúa có thể bị quên lãng. 
“Hỡi những kẻ đạo đức giả!” Đức Giêsu đã gọi họ như thế (c. 56). 
Tại sao các anh nhạy bén trước điều này, mà lại thờ ơ trước điều kia?
Thiếu bén nhạy về mặt tôn giáo cũng là cơn bệnh của con người thời nay.
Thiên Chúa vẫn nói với con người hôm nay qua các dấu chỉ. 
Vấn đề là làm sao đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ đó. 
Thiên Chúa không hiện ra để dạy con người biết tôn trọng trái đất. 
Nhưng những hậu quả mà con người phải chịu là lời nhắc nhở của Ngài. 
Khi trái đất ấm dần lên, khi băng tan ra và mực nước biển dâng cao, 
một số phần đất của quê hương ta sẽ bị chìm dưới nước. 
Khi người dân chặt phá rừng, thì lụt lội và hạn hán là chuyện dĩ nhiên. 
Cơn bệnh của thế kỷ cũng có thể là một lời nhắc nhở. 
Thiên Chúa mời gọi vợ chồng sống chung thủy trong hôn nhân, 
và mời các bạn trẻ sống trong sạch trước khi lập hôn ước. 
Ngay cả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng là một dấu chỉ. 
Con người được mời gọi tìm ra những cơ cấu kinh tế vững vàng hơn, 
để không bị một số ít nhà tư bản hay nước tư bản thao túng.
Mở mắt to để thấy, mở tai to để nghe, đó phải là thái độ của Kitô hữu, 
vì hôm nay Thiên Chúa vẫn nói, vẫn làm nơi Đức Kitô, Con của Ngài. 
Ngài vẫn nói với chúng ta qua hơn 90% người Việt Nam chưa biết Chúa. 
Ngài vẫn nói với ta khi có những bạn trẻ Kitô hữu nghiện ngập, hư hỏng. 
Ngài vẫn mời chúng ta làm một điều gì đó cho bao người nghèo khó, 
cho trẻ em thất học, cho những phụ nữ lỡ làng, cho những người neo đơn. 
Chỉ xin cho ta cảm được chút gió nhẹ của Chúa trong đời ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, đây là ước mơ của con về thế giới:
Con mơ ước tài nguyên của cả trái đất này
là thuộc về mọi người, mọi dân tộc.
Con mơ ước
không còn những Ladarô đói ngồi ngoài cổng,
bên trong là người giàu yến tiệc linh đình.
Con mơ ước mọi người đều có việc làm tốt đẹp,
không còn những cô gái đứng đường
hay những người ăn xin.
Con mơ ước
những ngưòi thợ được hưởng lương xứng đáng,
các ông chủ coi công nhân như anh em.
Con mơ ước
tiếng cười trẻ thơ đầy ắp các gia đình,
các công viên và bãi biển đầy người đi nghỉ.
Lạy Chúa của con,
con ước mơ một thế giới đầy màu xanh,
xanh của rừng, xanh của trời, xanh của biển,
và xanh của bao niềm hy vọng
nơi lòng những ai ham sống và ham dựng xây.
Nếu Chúa đã gieo vào lòng con những ước mơ,
thì xin giúp con thực hiện những ước mơ đó.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.