30 thg 3, 2017

Giờ của Người chưa đến (31.3.2017 – Thứ Sáu Tuần 4 Mùa Chay)


Lời Chúa: Ga 7, 1-2.10.25-30
Khi ấy, Ðức Giêsu thường đi lại trong miền Galilê; Người không muốn đi lại trong miền Giuđê, vì người Do Thái tìm giết Người. Lễ Lều của người Do Thái gần tới, tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.
Bấy giờ có những người ở Giêrusalem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Ðấng Kitô? Ông ấy, chúng ta biết ông đến từ đâu rồi; còn Ðấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người đến từ đâu cả.”
Lúc giảng dạy trong Ðền Thờ, Ðức Giêsu nói lớn tiếng rằng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi đến từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Ðấng đã sai tôi là Ðấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến và chính Người đã sai tôi.” Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
Suy nim:
Lễ Lều là một đại lễ hàng năm qui tụ đông đảo dân chúng lên Đền thờ. 
Đây là một lễ rất vui, kéo dài cả tuần (Lv 23, 34-36). 
Mục đích chính là để tạ ơn Chúa vì hoa trái mùa màng Ngài ban, 
và còn để nhớ lại tình thương Chúa trong thời gian 40 năm đi trong hoang địa. 
Lễ Lều là một lễ hội tưng bừng và long trọng bậc nhất. 
Những người tham dự cắm trại trong các lều làm bằng cành lá, 
được dựng trên mái nhà, gần nhà hay ngoài đồng. 
Mỗi buổi sáng có lễ rước nước từ hồ Silôam để rưới lên bàn thờ. 
Mỗi tối, tiền đình phụ nữ nơi Đền thờ rực rỡ ánh nến và vang tiếng múa hát.
Đức Giêsu đã không muốn bỏ qua lễ hội này, 
dù lên Đền thờ Giêrusalem bây giờ thật là nguy hiểm đến tính mạng, 
vì người Do Thái, nghĩa là giới lãnh đạo Do Thái giáo, đang tìm cách giết Ngài. 
Đức Giêsu đã chọn giải pháp lên Đền thờ một cách kín đáo (c.10). 
Nhưng vào giữa kỳ lễ, Ngài đã giảng dạy công khai, không chút sợ hãi (c. 14). 
Đức Giêsu dám đối mặt với thế lực đang đe dọa Ngài. 
Ngài bình tĩnh giảng ngay nơi Đền thờ, 
trước những thượng tế, những người Pharisêu, và dân cư ngụ ở Giêrusalem. 
Họ chẳng dám làm gì Ngài, vì giờ của ngài chưa đến (c. 30).
Xảy ra cuộc tranh luận giữa Ngài với dân cư ngụ ở Giêrusalem. 
Chẳng có chút thiện cảm nào với Ngài, họ chỉ muốn làm hại Ngài. 
Họ tin vào điều này một cách vững chắc : 
“Khi Đấng Kitô đến, chẳng ai biết Người đến từ đâu” (c. 27). 
Nguồn gốc của Đấng Kitô, đối với họ, phải là một điều bí ẩn. 
Họ không tin Đức Giêsu là Kitô, bởi lẽ họ “biết ông này đến từ đâu.” 
Chắc họ đã nghĩ Đức Giêsu là dân vùng Nazareth, 
làm nghề thợ mộc, sống với cha mẹ là Giuse và Maria. 
Tự hào về cái biết đúng nhưng không đủ ấy của họ, 
đã khiến họ ngừng lại nơi nguồn gốc trần thế của Đức Giêsu.
Đức Giêsu thật là Đấng Kitô. 
Và đúng như dân Giêrusalem đã tin, nguồn gốc của Ngài thật không dễ biết. 
Đức Giêsu biết nguồn gốc của mình. 
Ngoài gốc nhân loại, Ngài còn gốc thần linh, gốc từ trời. 
Ngài không tự mình mà đến, nhưng từ Thiên Chúa chân thật mà đến. 
Ngài xuất thân từ Thiên Chúa và được Thiên Chúa sai đi (cc. 28-29).
Dân Giêrusalem không thấy được trọn vẹn con người Đức Giêsu. 
Họ đã giết Đấng Kitô đang ở gần bên họ, vì họ mơ một Đấng Kitô bí ẩn khác. 
Làm sao tôi có thể nhận ra Đức Kitô cao cả 
đang ở bên những người tầm thường tôi gặp mỗi ngày ?
Cầu nguyn:
Xin hãy dẫn dắt conđi từ cõi chết đến sự sống,
từ lầm lạc đến chân lý.
Xin hãy dẫn dắt conđi từ thất vọng đến hy vọng,
từ sợ hãi đến tín thác.
Xin hãy dẫn dắt conđi từ ghen ghét đến yêu thương,
từ chiến tranh đến hòa bình.
Xin hãy đổ đầy bình antrong trái tim chúng con,
trong thế giới chúng con,
trong vũ trụ chúng con.
(Chân phước Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

29 thg 3, 2017

Chúa Cha làm chứng cho tôi (30.3.2017 – Thứ năm Tuần 4 Mùa Chay)


Lời Chúa: Ga 5,31-47
31 Nếu tôi làm chứng về chính mình, thì lời chứng của tôi không thật.32 Có Đấng khác làm chứng về tôi, và tôi biết: lời Người làm chứng về tôi là lời chứng thật.33 Chính các ông đã cử người đến gặp ông Gio-an, và ông ấy đã làm chứng cho sự thật.34 Phần tôi, tôi không cần lời chứng của một phàm nhân, nhưng tôi nói ra những điều này để các ông được cứu độ.35 Ông Gio-an là ngọn đèn cháy sáng, và các ông đã muốn vui hưởng ánh sáng của ông trong một thời gian.36 Nhưng phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gio-an: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi.37 Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng đã làm chứng cho tôi. Các ông đã không bao giờ nghe tiếng Người, cũng chẳng bao giờ thấy tôn nhan Người.38 Các ông đã không để cho lời Người ở mãi trong lòng, bởi vì chính các ông không tin vào Đấng Người đã sai đến.39 Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi.40 Các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống.
41 Tôi không cần người đời tôn vinh.42 Nhưng tôi biết: các ông không có lòng yêu mến Thiên Chúa.43 Tôi đã đến nhân danh Cha tôi, nhưng các ông không đón nhận. Nếu có ai khác nhân danh mình mà đến, thì các ông lại đón nhận.44 Các ông tôn vinh lẫn nhau và không tìm kiếm vinh quang phát xuất từ Thiên Chúa duy nhất, thì làm sao các ông có thể tin được?
45 Các ông đừng tưởng là tôi sẽ tố cáo các ông với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các ông chính là ông Mô-sê, người mà các ông tin cậy.46 Vì nếu các ông tin ông Mô-sê, thì hẳn các ông cũng tin tôi, bởi lẽ ông ấy đã viết về tôi.47 Nhưng nếu điều ông ấy viết mà các ông không tin, thì làm sao tin được lời tôi nói? “
 Suy niệm:
 Để hiểu được bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cần đọc từ đầu chương năm.
Đức Giêsu chữa anh bất toại bên hồ nước gần Đền thờ Giêrusalem (cc. 1-9).
Anh được khỏi và vác chõng đi vào ngày sabát theo lệnh Đức Giêsu.
Chuyện đó dẫn đến việc người Do-thái chống đối ngài (c. 16).
Khi nghe ngài nói: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc”họ tìm cách giết ngài, vì cho rằng ngài mắc tội phạm thượng, 
dám gọi Thiên Chúa là Cha và coi mình ngang hàng với Thiên Chúa (c. 18).
Không chút sợ hãi, Đức Giêsu khẳng định quyền mình đã nhận được từ Cha :
quyền làm cho kẻ chết sống lại và quyền phán xét trong ngày sau hết (cc. 19-30).
Dù có quyền, lúc nào ngài cũng là Con làm theo ý Cha, Đấng sai ngài.
 Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu như người bị đứng trước tòa, bị kết án tử.
Vì không được tự làm chứng cho chính mình,
nên ngài phải tìm những lời chứng để biện hộ cho lời nói, việc làm của ngài.
Trước hết là lời chứng của Gioan Tẩy giả (cc. 33-35).
Ông là ngọn đèn làm chứng về ánh sáng, về Đức Giêsu (Ga 1, 8-9).
Nhưng người ta đã không đón nhận lời chứng ấy.
Kế đến là những công việc Cha giao mà ngài đã hoàn thành (c. 36).
Lẽ ra chúng phải là lời chứng thuyết phục cho thấy ngài được Cha sai.
Cuối cùng là lời chứng của Chúa Cha (cc. 37-40).
Cha làm chứng bằng những lời của Cha trong Kinh Thánh (c. 39).
Nhưng họ không giữ lời Cha ở lại trong lòng,
nên chẳng tin, cũng chẳng muốn đến với Đấng được Cha sai (c. 38. 40).
 Những lời chứng trên đây trở nên vô ích 
đối với những ai không có lòng yêu mến Thiên Chúa (c. 42),
không tìm vinh quang Thiên Chúa mà chỉ tôn vinh lẫn nhau (c.44).
Đức Giêsu đã phải chấp nhận sự từ khước này
mà ngài biết cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết.
Làm sao ta có thể ra khỏi những thành kiến để đón lấy sự thật, 
ra khỏi những tư lợi ích kỷ để dám tin vào tình yêu.
ra khỏi cái tôi chật hẹp để dám sống cho người khác.
Hãy tin vào Giêsu, Đấng được Cha sai (c. 38).
Hãy đến với Giêsu để được sống (40).
 LỜI NGUYỆN  
 Lạy Thiên Chúa, đây lời tôi cầu nguyện:
Xin tận diệt, tận diệt trong tim tôi
mọi biển lận tầm thường.
Xin cho tôi sức mạnh thản nhiên
để gánh chịu mọi buồn vui.

Xin cho tôi sức mạnh hiên ngang
để đem tình yêu gánh vác việc đời.

Xin cho tôi sức mạnh ngoan cường
để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó,
hay cúi đầu khuất phục trước ngạo mạn, quyền uy.

Xin cho tôi sức mạnh dẻo dai
để nâng tâm hồn vươn lên khỏi ti tiện hằng ngày.

Và cho tôi sức mạnh tràn trề
để âu yếm dâng mình theo ý Người muốn.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

28 thg 3, 2017

Không thể làm gì tự mình (29.3.2017 – Thứ tư Tuần 4 Mùa Chay)


Lời Chúa: Ga 5,17-30
17 Đức Giê-su đáp lại: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.”18 Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. 19 Đức Giê-su lên tiếng nói với họ rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy.20 Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc.21 Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý.22 Quả thật, Chúa Cha không xét xử một ai, nhưng đã ban cho người Con mọi quyền xét xử,23 để ai nấy đều tôn kính người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính người Con, thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai người Con.24 Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống.
25 Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến – và chính là lúc này đây – giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống.26 Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy,27 lại ban cho người Con được quyền xét xử, vì người Con là Con Người.28 Các ông chớ ngạc nhiên về điều này, vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con29 và sẽ ra khỏi đó: ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án.
30 Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi được nghe, và phán quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi. 
Suy niệm:
Văn Cao chẳng những là một nhạc sĩ tài hoa,
mà còn là một họa sĩ, một văn sĩ, một thi sĩ.
Có một bài thơ rất ngắn ông làm năm 1967, mang tựa đề là Không Đề.
Con thuyền đi qua
để lại sóng
đoàn tàu đi qua
để lại tiếng
đoàn người đi qua
để lại bóng
tôi không đi qua tôi
để lại gì?
Theo Văn Cao, chỉ ai đi qua mình, dám vượt qua cái tôi của mình,

người ấy mới có gì để lại cho hậu thế.
Đức Giêsu đã sống mầu nhiệm vượt qua suốt đời.
Ngài không sống cho mình, nhưng cho Thiên Chúa Cha.
Giới lãnh đạo Do-thái giáo coi Đức Giêsu là kẻ phạm thượng
vì Ngài đã dám nói : “Cha tôi vẫn làm việc, và tôi cũng làm việc” (c. 17).
Thật ra Đức Giêsu chẳng bao giờ phạm thượng đến Cha. 
Ngài không hề tự coi mình là Thiên Chúa (c. 18).
Đơn giản Ngài là Con, vâng phục Cha.
Đơn giản Ngài là người được Cha sai, chẳng hề làm theo ý riêng.
Sống tùy thuộc trọn vẹn vào Thiên Chúa Cha,
đó là nét nổi bật nơi con người của Đức Giêsu.
Con không thể làm hay nói bất cứ điều gì tự mình.
Con chỉ làm điều mình thấy Cha làm (c. 19). 
Con chỉ nói điều mình nghe Cha nói (Ga 8, 26).
Người ta tưởng Con bị vong thân, 
nhưng chính khi lệ thuộc vào Cha mà Con được tự do trọn vẹn.
Con thật là mình khi sống đúng bản chất của Con là quy hướng về Cha.
Mà bản chất của Cha là trao cho Con tất cả những gì Cha có.
Cha chẳng giữ cho riêng mình những gì có thể trao được.
Đơn giản vì Cha yêu Con (c. 20).
Cha cho Con được quyền tùy ý ban sự sống như Cha (c. 21).
Cha cho Con được như Cha, nghĩa là có sự sống nơi chính mình (c. 26).
Cha cho Con có toàn quyền xét xử (cc. 22. 27),
và có quyền gọi kẻ chết ra khỏi mồ để chịu phán xét (c. 28).
Cha muốn mọi người phải tôn kính Con như tôn kính Cha (c. 23).
Con được quyền năng như Cha là vì Con đã nhận tất cả từ Cha.
Tuy được chia sẻ mọi giàu sang của Cha,
nhưng Con chẳng quên Cha là nguồn cội, là cùng đích.
Mùa Chay, ta hãy đến với Giêsu, người Con yêu dấu, người được Cha sai.
Hãy sống lệ thuộc vào Thiên Chúa để được tự do hoàn toàn như Giêsu.
Tôi không đi qua tôi, để lại gì?Ta sẽ để lại được nhiều điều cho đời, nhờ biết vượt qua mình như Giêsu.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

27 thg 3, 2017

Muốn trở nên lành mạnh (28.3.2017 – Thứ ba Tuần 4 Mùa Chay)


Lời ChúaGa 5, 1-3a.5-16

1
 Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem.2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang.3Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó.
5 Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm.6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn trở nên lành mạnh không? “7Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi! “8 Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi! “9 Lập tức người ấy trở nên lành mạnh, vác chõng và đi được. Hôm đó lại là ngày sa-bát. 10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng! “11 Nhưng anh đáp: “Chính người đã làm tôi được lành mạnh: “Anh hãy vác chõng mà đi! “12 Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: “Vác chõng mà đi”? “13Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy.14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã trở nên lành mạnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! “15 Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát. 
 Suy niệm:
 Các Tin Mừng Nhất lãm chẳng khi nào nói đến chuyện 
Đức Giêsu chữa bệnh cho ai ở vùng Giêrusalem.
Riêng Tin Mừng Gioan nói đến chuyện ngài chữa bệnh cho một anh bất toại
tại một cái hồ, gần Cửa Chiên dẫn vào khuôn viên Đền thờ Giêrusalem.
Hồ Bết-da-tha này khá lớn, có hình chữ nhật, được ngăn làm hai phần.
Chính vì thế có đến năm hành lang, nơi đây người bệnh nằm la liệt.
Họ mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền khác nhau,
nhưng ai đến đây cũng nuôi hy vọng khỏi bệnh.
 Giữa bao người ốm đau tàn tật đó, dường như Đức Giêsu chỉ thấy một mình anh.
Ngài biết anh mắc bệnh đã lâu, nằm trên chõng một thời gian dài.
Ba mươi tám năm, thời gian bằng một nửa đời người.
Chính Đức Giêsu là người đến với anh và mở lời bằng một câu hỏi:
“Anh có muốn trở nên lành mạnh không ?” (c. 6).
Câu hỏi có vẻ thừa này thật ra lại chạm đến nỗi khát khao sâu thẳm của anh.
Nó đụng đến chờ đợi mòn mỏi của anh từ nhiều năm qua.
Anh bất toại không trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, người với anh vẫn còn xa lạ.
Nhưng anh lại muốn trải lòng cho người lạ này thấy cái ngõ cụt của mình,
những lý do khiến mình phải nằm ở đây lâu đến vậy.
“Tôi không có người đem tôi xuống hồ, khi nước động”: đó là lý do thứ nhất. 
Tôi không có được sự trợ giúp từ phía bạn bè thân thuộc.
Tôi cô đơn, trơ trọi một mình.
Giá mà tôi có ai đó giúp tôi lúc cơ may đến…
“Lúc tôi tới đó, thì người khác đã xuống trước tôi rồi” : đó là lý do thứ hai.
Khi phải lê đi bằng chính sức của mình, thì tôi bao giờ cũng là người đến sau.
Tôi đã cố gắng nhiều lần, nhưng luôn phải cam chịu thất bại.
Bây giờ tôi còn dám tin vào mình nữa không ?
 Anh bất toại mong có một người bạn đem anh xuống nước đầu tiên.
Anh mơ thấy ngày trồi lên từ hồ nước, ướt sũng, nhưng đi lại bình thường.
Anh chẳng tin rằng ngày ấy là hôm nay.
Người bạn anh mong đang ở gần, kéo anh ra khỏi nỗi cô đơn.
Anh sẽ được khỏi bệnh mà người vẫn khô ráo.
“Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi !”: đây là lời mời hay mệnh lệnh ?
Bất ngờ, nhanh chóng và dễ dàng, anh đã đứng lên và đi được.
Cái chõng đã vác anh, bây giờ anh vác nó.
Hãy nhìn những bước đi đầu tiên của người ba mươi tám năm bất toại.
Anh đã trở nên lành mạnh, dù anh không xin hay bày tỏ lòng tin nào (cc. 6, 9,14).
Giêsu đến với anh như một người bạn làm anh trở nên lành mạnh (cc. 11,15).
Vì chữa bệnh cho anh này vào ngày sabát, ngài đã bắt đầu bị chống đối (c.16).
Hôm nay Đức Giêsu cũng hỏi tôi : Con có muốn trở nên lành mạnh không?
Con có muốn ra khỏi sự bất toại kinh niên của mình không ?
Ngài mời tôi đứng lên và mạnh dạn bước đi, bỏ lại quá khứ tội lỗi.
Sau khi được chữa lành, ngài dặn tôi đừng phạm tội nữa (c. 14).
LỜI NGUYỆN
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Con ông sống (27.3.2017 – Thứ hai Tuần 4 Mùa Chay)


Lời Chúa: Ga 4, 43-54
43 Sau hai ngày, Đức Giê-su bỏ nơi đó đi Ga-li-lê.44 Chính Người đã quả quyết: ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình.45 Khi Người đến Ga-li-lê, dân chúng trong miền đón tiếp Người, vì đã được chứng kiến tất cả những gì Người làm tại Giê-ru-sa-lem trong dịp lễ, bởi lẽ chính họ cũng đã đi dự lễ. 46 Vậy Đức Giê-su trở lại Ca-na miền Ga-li-lê, là nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Ca-phác-na-um.47 Khi nghe tin Đức Giê-su từ Giu-đê đến Ga-li-lê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết.48 Đức Giê-su nói với ông: “Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu! “49 Viên sĩ quan nói: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất! “50 Đức Giê-su bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Ông tin vào lời Đức Giê-su nói với mình, và ra về.51 Ông còn đang đi xuống, thì gia nhân đã đón gặp và nói là con ông sống rồi.52 Ông hỏi họ con ông đã bắt đầu khá hơn vào giờ nào. Họ đáp: “Hôm qua, vào lúc một giờ trưa thì cậu hết sốt.”53 Người cha nhận ra là vào đúng giờ đó, Đức Giê-su đã nói với mình: “Con ông sống”, nên ông và cả nhà đều tin.54Đó là dấu lạ thứ hai Đức Giê-su đã làm, khi Người từ miền Giu-đê đến miền Ga-li-lê.
Suy nim:
Trong các sách Tin Mừng, chúng ta thường gặp nỗi sợ hãi, lo lắng 
của những bậc cha mẹ trước căn bệnh hiểm nghèo của con mình. 
Ông trưởng hội đường Giairô khẩn khoản nài xin Đức Giêsu 
Con bé nhà tôi gần chết. Xin Thầy đến và đặt tay trên nó” (Mc 5, 23). 
Bà dân ngoại gốc Canaan kêu lên: “Xin thương xót tôi,
vì con gái của tôi bị quỷ ám trầm trọng lắm”
 (Mt 15, 22). 

Người cha có đứa con bị động kinh cũng nài van Đức Giêsu: 
“Xin Thầy chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi” (Mc 9, 22). 
Trong bài Tin Mừng hôm nay viên sĩ quan, có lẽ của vua Hêrôđê, cũng năn nỉ: 
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất !” (c. 49). 
Bệnh tật và cái chết đang đe dọa đứa con khiến cha mẹ khổ đau và bối rối. 
Họ không muốn mất đứa con đã trở nên một phần của đời họ. 
Họ vội vã đến với Đức Giêsu như đến với một nơi có thể cấp cứu kịp thời. 
Họ tin vào sự hiện diện của Ngài, vào sự chữa lành mà Ngài đem lại.  
Lòng tin của viên sĩ quan đã lớn lên từ từ. 
Ông tin nhờ nghe người ta nói về những gì Đức Giê su đã làm ở vùng Giuđê. 
Ông gặp Ngài vì tin Ngài có thể chữa đứa con trai đang nguy tử của ông 
bằng cách đi với ông về nhà ở Caphácnaum (c. 49). 
Nhưng sau đó ông tin vào uy quyền của lời Đức Giêsu : 
“Ông cứ về đi, con ông sống!”nên ông vâng lời đi về nhà một mình (c.50). 
Chẳng cần sự hiện diện, chỉ cần lời của Ngài nói từ xa cũng đủ con ông khỏi bệnh. 
Lòng tin của ông được vững vàng hơn khi ông kiểm chứng và biết rõ 
chính vào giờ Ngài nói thì con mình được chữa lành (c. 53). 
Bây giờ hẳn ông đã tin trọn vẹn vào chính con người Đức Giêsu. 
Lòng tin ấy lôi cuốn cả gia đình ông tin theo. 
Sau khi dấu lạ xảy ra, không thấy nói gì về thái độ ngạc nhiên của gia quyến. 
Kết quả tuyệt vời của dấu lạ là chính lòng tin của mọi người trong nhà. 
Họ sẽ được ông kể cho nghe từng chi tiết câu chuyện gặp gỡ.
Trong tiệc cưới ở Cana, lòng tin của Đức Maria đã dẫn đến dấu lạ đầu tiên. 
Dấu lạ này đã khiến các môn đệ Đức Giêsu tin vào Ngài (Ga 2, 11). 
Trong dấu lạ thứ hai này ở Cana, lòng tin của viên sĩ quan, của một người cha, 
đã dẫn đến lòng tin của những người thân thuộc. 
Lòng tin thật sự bao giờ cũng có khả năng thu hút, lôi kéo, lan rộng. 
Ngay trước đoạn Tin Mừng này, 
chuyện người phụ nữ Samari cũng cho ta thấy điều đó. 
Từ lời chứng của chị, dân thành Xykha đã tin vào Đức Giêsu (Ga 4,39).
Đời chúng ta cũng có những lúc tưởng như tuyệt vọng, 
khi ta thấy tuột khỏi tay mình những gì rất quý mà mình muốn ôm giữ. 
Hãy nhìn lên thánh giá để khỏi mất lòng tin. 
Hãy chấp nhận đi vào những nẻo đường lạ lẫm mà Chúa đang mời gọi. 
Như viên sĩ quan, ta sẽ gặp tin vui ngay trên đường về nhà.
Cầu nguyn:
Lạy Cha từ ái,
đây là niềm tin của con.
Con tin Cha là Tình yêu,
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
|Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
được vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.
Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
đang chuyển mình tiến về với Cha,
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.
Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi dị biệt, thành kiến,
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

25 thg 3, 2017

Thầy là ánh sáng thế gian (26.3.2017 – Chúa nhật 4 mùa Chay năm A)


Lời Chúa (Ga 9,1-41)
1 Khi ấy Ðúc Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. 2 Các môn đệ hỏi Người: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này mới sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” 3Ðức Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.  Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. 4 Chúng ta phải làm những việc của Ðấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. 5 Bao lâu, Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian.”
6 Nói xong, Ðức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, 7 rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Xilôác mà rửa” (Xilôác có nghĩa là: người được sai phái).  Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được. 8 Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: “Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?” 9 Có người nói: “Chính hắn đó!”  Kẻ khác lại rằng: “Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!”  Còn anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!” 10 Người ta liền hỏi anh: “Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?” 11 Anh ta trả lời: “Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: “Anh hãy đến hồ Xilôác mà rửa.  Tôi đã đi, và sau khi rửa tôi nhìn thấy được.” 12 Họ lại hỏi anh: “Ông ấy ở đâu?” Anh ta đáp: “Tôi không biết.” 13Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. 14 Nhưng ngày Ðức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sabát. 15 Vậy, các người Pharisêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được.  Anh trả lời: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy.”
16 Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: “Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát”; kẻ thì bảo: “Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?”  Thế là họ đâm ra chia rẽ. 17 Họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?”  Anh đáp: “Người là một vị ngôn sứ!” 18 Người Do thái không tin là trước đây anh bị mù mà nay nhìn thấy được, nên gọi cha mẹ anh ta đến. 19 Họ hỏi: “Anh này có phải là con ông bà không?”  Ông bà nói là anh bị mù từ khi mới sinh, vậy sao bây giờ anh lại nhìn thấy được?” 20 Cha mẹ anh đáp: “Chúng tôi biết nó là con chúng tôi, nó bị mù từ khi mới sinh. 21 Còn bây giờ làm sao nó thấy được, chúng tôi không biết, hoặc có ai đã mở mắt cho nó, chúng tôi cũng chẳng hay.  Xin các ông cứ hỏi nó; nó đã khôn lớn rồi, tự nó nó nói về mình được.” 22 Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Do thái.  Thật vậy, người Do thái đã đồng lòng trục xuất khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô. 23 Vì thế, cha mẹ anh mới nói: “Nó đã khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó.”
24 Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa.  Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi.” 25 Anh ta đáp: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết.  Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” 26 Họ mới nói với anh: “Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?” 27 Anh trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe.  Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa?  Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?” 28 Họ liền mắng nhiếc anh: “Có mày mới là môn đệ ông ấy; còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của ông Môsê. 29 Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Môsê; nhưng chúng ta không biết ông ấy bởi đâu mà đến.” 30 Anh đáp: “Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt cho tôi! 31 Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. 32 Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. 33 Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì.” 34 Họ đối lại: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?”  Rồi họ trục xuất anh.
35 Ðức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh, và khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” 36 Anh đáp: “Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?” 37 Ðức Giêsu trả lời: “Anh đã thấy Người.  Chính Người đang nói với anh.” 38 Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin.”  Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người. 39 Ðức Giêsu nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại trở nên đui mù!” 40 Những người Pharisêu đang ở đó với Ðức Giêsu nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?” 41 Ðức Giêsu bảo họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội.  Nhưng giờ đây các ông nói rằng: “Chúng tôi thấy”, nên tội các ông vẫn còn!”
Suy Niệm
Ðức Giêsu đã chữa một người mù từ lúc mới sinh,
một người lớn lên trong bóng đêm dầy đặc.
Ngài cho anh được thấy ánh mặt trời lần đầu tiên,
thấy khuôn mặt của những người thân thuộc.
Nhưng quan trọng hơn, anh đã thấy và tin vào Ðức Giêsu,
Ðấng là Ánh Sáng của thế giới.
Sau khi được sáng măt,
anh đã bước vào một cuộc hành trình đức tin đầy cam go.
Lúc đầu, Ðức Giêsu chỉ là một người mà anh không rõ.
Sau đó, anh dám khẳng định trước mặt mọi người
Ngài là một ngôn sứ, là người bởi Thiên Chúa mà đến.
Cuối cùng, anh đã sấp mình để bày tỏ lòng tin vào Ngài.
Ðức tin của anh lớn lên qua những hiểm nguy và đe dọa.
Ngược với thái độ hồn nhiên và bình an của anh
là thái độ bối rối bất an của giới lãnh đạo.
Họ cứ hỏi đi hỏi lại về cách thức anh được chữa lành.
Cha mẹ của anh cũng được điều tra cẩn thận.
Trước những lập luận vững vàng của anh,
họ chỉ biết chê anh là dốt nát và tội lỗi.
Dựa vào một quan niệm hẹp hòi về việc giữ ngày sa bát,
họ khẳng định Ðức Giêsu đã phạm tội khi chữa bệnh,
tuy họ vẫn không hiểu tại sao một người tội lỗi
lại có thể mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh.
Giới lãnh đạo Do thái giáo không muốn coi Ðức Giêsu
là người của Thiên Chúa,
vì điều đó đòi họ phải thay đổi lối nghĩ và lối sống đạo,
thay đổi bộ mặt tôn giáo của cha ông,
nhất là đòi họ phải tin và theo Ngài.
Họ tự hào mình hiểu biết và đạo đức.
Chính niềm tự hào này đã khiến họ khép lại,
không có can đảm chấp nhận mình sai lầm,
và cố chấp ở lại trong bóng tối.
Mù không phải là một tội.
Cố ý không muốn thấy mới là tội đáng kể.
Chúng ta ai cũng sợ bị mù,
nhưng lắm khi ta lại tự làm cho mình nên mù lòa,
khi không chấp nhận thực tế về bản thân,
khi né tránh sự thật và không muốn nghe ai.
Như những người mù xem voi,
mỗi người chúng ta chỉ thấy một phần của thực tại,
một phần nhỏ của chân lý.
Cần khiêm tốn để nhận mình mù,
mù về chính mình, mù về lãnh vực mình thông thạo,
vì điều mình biết chỉ là phần nổi của tảng băng,
vì con voi không giống như cái cột nhà hay cái quạt.
Thay vì cãi nhau do có cái nhìn khác nhau,
chúng ta có thể bổ túc cho nhau,
để dần dần đến gần chân lý trọn vẹn.
Cầu Nguyện
Như thánh Phaolô trên đường về Ðamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

24 thg 3, 2017

Tôi là nữ tỳ của Chúa (25.3.2017 – Thứ Bảy – Lễ Truyền Tin)


LỜI CHÚA: Lc 1, 26-38 
26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. 28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. 30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! ” 35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi. 
SUY NIỆM 
Chín tháng trước khi mừng lễ Giáng Sinh, Giáo hội mừng lễ Truyền Tin.
Lễ Truyền Tin là lễ trọng, lễ Con Thiên Chúa xuống thế giới này làm người.
Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm lớn, đã bắt đầu từ giây phút này đây. 
Nhưng sự trọng thể và lớn lao ấy lại diễn ra rất đỗi bình thường và bé nhỏ.
Galilê là vùng đất của dân ngoại, Nadarét chỉ là một tỉnh nhỏ ít danh tiếng.
Đây là nơi sinh sống của Chị Maria, một thiếu nữ đã đính hôn với ông Giuse.
Sứ thần Gáprien được Thiên Chúa sai đến với người trinh nữ Do-thái ấy
vào lúc Chị đang sống đời sống thường nhật như các cô gái khác.
Chị sống bên cha mẹ, chờ ngày về nhà chồng.
Chị có biết đời mình sắp bước vào một khúc quanh mới không ?
Thiên Chúa cần Chị Maria cho công trình cứu độ thế giới của Ngài.
Lễ Truyền Tin là lễ Thiên Chúa hỏi ý một thụ tạo, một thiếu nữ nhỏ bé.
Ngài tôn trọng tự do mà Ngài đã ban cho Chị, Ngài cần sự ưng thuận của Chị.
Qua trung gian sứ thần Gáprien, Thiên Chúa muốn Chị làm Mẹ của Con Ngài.
Người Con ấy là Vua thuộc dòng Đavít, là Đấng Mêsia, là Con Thiên Chúa.
Chị Maria đã hết sức bối rối trước lời chào của sứ thần. 
Lời chào ấy khiến Chị phải suy nghĩ và sợ hãi (c. 29, 30).
Và khi được báo tin mình sẽ thụ thai, 
Chị đã hỏi lại : “Việc ấy sẽ xảy ra như thế nào?”
vì cho đến nay Chị vẫn còn là trinh nữ, chưa về chung sống với Giuse (c. 34).
Trước khi nói tiếng Xin Vâng, Chị Maria đã suy nghĩ cầu nguyện nhiều.
Chị biết mình được Thiên Chúa mời gọi bước vào cuộc phiêu lưu.
Cuộc hôn nhân với Giuse, người mà Chị yêu mến, hẳn sẽ không như cũ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Chị mang thai bây giờ ? Giuse sẽ nghĩ sao ?
Ai sẽ tin chuyện Chị được thụ thai bởi Thánh Thần (c. 35)?
Maria đã nói tiếng Xin Vâng không phải vì thấy rõ con đường Chúa muốn.
Xin Vâng là mềm mại, buông mình để Chúa dẫn đi giữa đêm đen,
yên tâm không phải vì mình làm chủ được tương lai, 
nhưng vì tin nó nằm trong tay Chúa.
Xin Vâng là để cho những dự tính và ước mơ của mình bị tan vỡ.
Chị Maria đã dám chấp nhận mọi hậu quả khi nói tiếng Xin Vâng.
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa.” (c. 38).
Tiếng Xin Vâng của Chị Maria đã cho Con Thiên Chúa có chỗ trong thế giới.
Nhờ những tiếng Xin Vâng của tôi, Đức Giêsu đi vào được thế giới hôm nay.
Tôi có kiên nhẫn cưu mang ngài trong đời tôi, để cho ngài lớn lên cứng cáp,
trước khi sinh ra ngài cho môi trường tôi đang sống không ?
LỜI NGUYỆN
Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,
xin gìn giữ nơi con quả tim của trẻ thơ
tinh tuyền và trong ngần như dòng suối.
Xin ban cho con quả tim đơn sơ,
mau quên những nỗi buồn phiền.
Một quả tim hào hiệp dám hiến thân,
dịu dàng để cảm thông.
Một quả tim trung thành và quảng đại,
không quên ơn, không báo oán.
Xin tạo cho con quả tim hiền từ và khiêm tốn,
yêu mà không mong được yêu lại,
hân hoan xóa mình đi
để Con của Mẹ có chỗ trong lòng người khác.
Một quả tim vĩ đại và bất khuất,
không khép lại trước những kẻ vô ơn,
không chán nản trước người lạnh nhạt.
Một quả tim khắc khoải
lo tìm vinh danh Chúa Giêsu Kitô,
quả tim mang vết thương vì yêu Ngài,
vết thương chỉ lành
khi được sống với Ngài trên trời. Amen. 
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

23 thg 3, 2017

Điều răn đứng đầu (24.3.2017 – Thứ sáu Tuần 3 Mùa Chay)

Lời Chúa: Mc 12, 28b-34
28 Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và những người thuộc nhóm Xa-đốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giê-su đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu? “29 Đức Giê-su trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.31 Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.”32 Ông kinh sư nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác.33 Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.”34Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu! ” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa. 
Suy niệm:
Giữa một rừng 365 điều cấm làm và 248 điều phải làm dựa theo Luật,
các rabbi thường tranh luận với nhau xem điều răn nào đứng đầu.
Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của vị kinh sư bằng lời mở đầu của kinh Shema,
kinh này được người Do-thái đọc sáng chiều mỗi ngày :
“Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi,
tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí tuệ ngươi, tất cả sức lực ngươi”
 (Đnl 6, 4).

Đó là điều răn đứng đầu, điều răn thứ nhất trong mọi điều răn (c. 29).
Tuy nhiên, Đức Giêsu còn muốn thêm một điều răn thứ hai nữa.
“Ngươi phải yêu mến người thân cận với ngươi như chính mình ngươi” (Lv 19,18).
Và ngài kết luận : “Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn nhũng điều răn đó” (c.31).
Đức Giêsu tóm gọn mọi luật lệ trong hai điều răn, bằng hai câu trích trong sách thánh.
Cả hai đều bị chi phối bởi một động từ duy nhất : yêu mến.
Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến tha nhân : 
đó là câu trả lời của Đức Giê su cho ông kinh sư Do-thái cách đây hai ngàn năm.
Đó cũng là câu trả lời của ngài cho các kitô hữu hôm nay.
Ngài mời ta hãy để lòng yêu mến thấm vào mọi lãnh vực của cuộc sống.
Điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa, yêu Ngài với tất cả con người mình (c.30).
yêu Ngài một cách tuyệt đối, và đặt Ngài lên trên mọi người, mọi sự khác,
vì chỉ mình Ngài là Tạo Hóa, tất cả mọi sự khác chỉ là thụ tạo.
Chúng ta yêu mến Thiên Chúa để đáp lại tình Ngài yêu mến chúng ta trước.
Ăn ngay ở lành không đủ. 
Theo đạo không phải chỉ là chuyện ăn ngay ở lành.
Tình yêu đối với tha nhân không thay thế được tình yêu đối với Thiên Chúa.
Nhưng tình yêu đối với Thiên Chúa lại đòi hỏi tình yêu đối với tha nhân.
Thương người như thể thương thân. 
Nhưng đối với tôi thương thân là gì ? Tôi cần gì trong cuộc sống ?
Cảm thông, khoan dung, trung tín, tôn trọng, khích lệ, nâng đỡ, hiền từ…
Tôi biết người khác cũng cần những điều ấy như tôi, và tôi muốn trao cho họ.
Có một cuộc đối thoại thực sự và thân tình giữa ông kinh sư với Đức Giêsu.
Ông hỏi, nhưng không có ý thử ngài.
Câu trả lời của Đức Giêsu khiến ông hoàn toàn nhất trí.
Ông thấy lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn hơn mọi lễ vật trong Đền thờ,
dù ông không coi thường việc dâng lễ vật cho Thiên Chúa.
Phụng vụ phải đi kèm với cuộc sống mến yêu.
Mùa Chay là thời gian trở lại với trái tim của mình
để xem Thiên Chúa có chỗ nào trong trái tim đó.
Chỉ khi tim tôi bị tình yêu Thiên Chúa chinh phục và chiếm trọn, 
nó mới có thể mở ra đến vô cùng trước tha nhân.
 Lời nguyện:
 Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

22 thg 3, 2017

Người mạnh hơn (23.3.2017 – Thứ năm Tuần 3 Mùa Chay)


Lời Chúa: Lc 11, 14-23

Bấy giờ Đức Giê-su trừ một tên quỷ, và nó là quỷ câm. Khi quỷ xuất rồi, thì người câm nói được. Đám đông lấy làm ngạc nhiên.15 Nhưng trong số đó có mấy người lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ.”16 Kẻ khác lại muốn thử Người, nên đã đòi Người một dấu lạ từ trời.17 Nhưng Người biết tư tưởng của họ, nên nói: “Nước nào tự chia rẽ thì sẽ điêu tàn, nhà nọ đổ xuống nhà kia.18 Nếu Xa-tan cũng tự chia rẽ chống lại chính mình, thì nước nó tồn tại sao được? … bởi lẽ các ông nói tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ.19Nếu tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ, thì con cái các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông.20 Còn nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.21 Khi một người mạnh được vũ trang đầy đủ canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn.22 Nhưng nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy vũ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được. 23 “Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là phân tán.
Suy niệm:
Đức Giêsu vừa mới trục xuất được một quỷ câm.
Khi quỷ xuất ra thì người câm nói ngay được (c. 14).
Cùng với sự ngạc nhiên thích thú của đám đông,
còn có sự vu khống xuyên tạc của một số người khác.
Họ cho rằng chẳng qua Đức Giêsu chỉ là kẻ dựa dẫm Bêendêbun.
Bêendêbun là tên của một vị thần ở vùng Canaan.
Người Do-thái vẫn coi các thần dân ngoại là ma quỷ (1Cr 10, 19-20).
Ở đây, Bêendêbun chính là quỷ vương, là Xatan (c. 18).
Như thế Đức Giêsu bị tố cáo là người cùng phe với quỷ,
dùng tay tướng quỷ để trừ các quỷ nhỏ.
Đức Giêsu cho thấy sự sai lầm của lập luận này.
Ngài nhắc đến nước của Xatan, một nước hiện vẫn còn đứng vững (c. 18).
Nước ấy chưa sụp đổ vì không có sự chia rẽ giữa các quỷ với nhau,
nên không thể bảo là Ngài dùng quỷ vương để trừ quỷ nhỏ.
Vả lại, có những người Do-thái khác cũng trừ quỷ như Ngài.
Có ai dám bảo là họ thông đồng với quỷ vương không ? (c. 19).
Đức Giêsu vén mở cho thấy ý nghĩa của việc Ngài trừ quỷ.
“Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ,
thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (c. 20).
Nước Thiên Chúa đến qua việc Đức Giêsu giải phóng.
Ngài giải phóng con người khỏi bệnh tật thân xác.
Ngài trả lại cho con người khả năng nghe, nói, nhìn.
Ngài kéo người bất toại đứng lên, đi được, đưa tay ra.
Ngài trả người phong về với cộng đoàn, đưa người chết ra khỏi mộ.
Trên hết, Ngài giải phóng con người khỏi sự chật hẹp của lòng mình.
Ngài mở con người ra trước nỗi đau và cô đơn của anh em.
Ngài nâng con người lên tới tầm cao của trái tim Thiên Chúa.
Như thế là con người được thật sự tự do.
Chỗ nào có tự do thật sự, chỗ đó có Nước Thiên Chúa.
Chỗ nào có Nước Thiên Chúa, chỗ đó nước của Xatan phải lui đi.
Cuộc chiến giữa Nước Thiên Chúa và nước Xatan vẫn tiếp diễn,
nhưng Nước Thiên Chúa đã đến rồi, ngón tay Thiên Chúa ở đây.
Chúa Giêsu vẫn tiếp tục trừ quỷ và mời chúng ta cộng tác.
Làm sao để con người hôm nay không còn bị ám bởi bất cứ thụ tạo nào,
không sụp lạy trước bao ngẫu tượng mới của thời đại?
Quỷ vẫn là kẻ mạnh, được vũ trang đầy đủ, đứng canh nhà của nó (c. 21).
Nhưng Thiên Chúa và Chúa Giêsu lại là người mạnh hơn (c. 22).
Người mạnh hơn tấn công, tước vũ khí và phân chia chiến lợi phẩm.
Trong cuộc chiến này, chúng ta không có quyền mập mờ, hàng hai.
Mùa Chay mời chúng ta đứng hẳn về phía Giêsu,
vì ai không ở với Giêsu là chống lại Ngài,
ai không thu góp với Giêsu là phân tán (c. 23).
Hãy quyết định dứt khoát để cùng với Giêsu chiến đấu cho Nước Cha.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

CHẠNH LÒNG


Giữa dòng đời đầy ngược xuôi trăm nẻo, ồn ào náo nhiệt của xã hội ngày hôm nay, con người có xu hướng chạy tìm, hưởng thụ để thỏa mãn thể xác và khoái lạc tức thời. Chính điều đó, họ đã để lại những vết thương lòng, những nỗi ám ảnh không bao giờ tẩy xóa được trên những người xấu số. Những nạn nhân đó là ai? Là những người phụ nữ và trẻ em cả nam lẫn nữ. Thật đau xót khi có những vết thương có thể sớm được chữa lành theo năm tháng, nhưng có những vết thương đã ăn sâu trong lòng họ mà không có cách nào có thể chữa trị hoặc tẩy xóa được.
Những ngày qua, xã hội đang chứng kiến hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em đang được phanh phui và tạo nên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ. Đó là một mối hiểm họa đang đe dọa và dập tắt những tâm hồn trong trắng của tuổi thơ của các em.
Theo thống kê của Mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNET), trung bình có hơn 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục mỗi năm, tức 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Đây là một nỗi đau dai dẳng mà các em phải hứng chịu suốt cả cuộc đời và phải sống trong tình trạng  hoang mang bất ổn.
Như câu chuyện của cô ca sĩ Tiên Tiên đã phải trải qua suốt tuổi thơ sợ hãi. Nhận thức non nớt của một đứa trẻ bị tổn thương. Ca sĩ Tiên Tiên đã từng thừa nhận rằng: trong những ngày tháng là nạn nhân bị xâm hại, cô có cảm giác sống mà như chết. Tiên Tiên nói rằng: “Đó là khoảng thời gian dài đen tối và kinh khủng nhất” . Là người bị hãm hại nhưng cô vẫn không dám mở miệng để nói ra điều đó với bất cứ ai, kể cả người thân yêu nhất là mẹ cô… Cô vẫn âm thầm mang theo mình nhát cắt đau đớn trong lo âu và buồn chán .
Hay một vụ khởi tố gần đây, người bị hãm hại là bé gái có tên là T.Y.N đang trong tình trạng hoảng loạn. Theo chia sẻ của gia đình, tết vừa qua là những ngày ác mộng của  gia đình, khi nhìn bé gái liên tục khóc lóc và sợ hãi mỗi khi có người động vào người.
Tại sao vậy? Các em đang ở trong độ tuổi hồn nhiên, tuổi trong sáng nhất, đẹp nhất cuộc đời của một con người. Tuổi mà người ta thường ví được như: “tờ giấy trắng” hay “tuổi thần tiên”. Thế mà sức sống đã bị dập tắt bởi những kẻ chỉ muốn thỏa mãn một chút khoái lạc dục vọng của mình. Những kẻ đã làm hư nát đi cuộc đời của những đứa trẻ mới lớn như cây non mới nảy mầm.
Các em chưa nhận thức được tính dục là gì. Có lẽ không có tội nào đáng bị trừng phạt nặng hơn là tội động chạm đến thân thể và phần sâu kín của một đứa trẻ. Với một đứa trẻ bị xâm hại, giờ phút kinh hoàng chống trả yếu ớt, chống trả lại hành vi đê tiện của những kẻ xem đó là trò chơi, là thú vui để thỏa mãn những ham muốn của mình.
Thật là một cảm giác thật khủng khiếp mà các em hứng chịu. Một nỗi sợ hãi tột cùng, một cảm giác hoảng loạn sống không bằng chết khi cơ thể của mình bị phơi bày. Với một đứa trẻ bị xâm hại như thế, nếu sống được và lớn lên sau này dù có được chữa trị bằng cách nào đi nữa thì nỗi ám ảnh tâm lý vẫn là vết sẹo đã hằn sâu trong tâm trí các em. Các em sống bằng con người của mình nhưng tâm trí như trở thành một con người khác. Với các em đã là nỗi đau, nhưng đối với những bậc làm cha làm mẹ của các em lại là một nỗi lo âu. Khi chứng kiến con mình phải vật vã, sợ hãi trong đem khuya vì di chứng của những kẻ xâm hại, họ có thể sống sao được.
Là những người có cuộc sống hạnh phúc, chúng ta được lớn lên trong sự che chở của cha mẹ và của bao người khác, chúng ta sẽ làm gì khi nhìn thấy các em bị lạm dụng, tuổi thơ bị đánh cắp, vết thương dày vò các em khi các em bắt đầu có nhận thức xã hội. Lúc đó những gì tốt đẹp nhất của tuổi thơ chỉ là những ngày ám ảnh. Vết thương tâm hồn khiến các em nhìn cuộc sống dưới lăng kính vỡ, sự căm phẫn, uất ức có thể khiến cuộc sống méo mó lệch lạc. Rồi định kiến, tiếng đời luôn rình rập, vùi dập tương lai của các em. Là những người may mắn, chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ, chăm sóc và đòi lại quyền cho các em vì cuộc sống, tương lai của đất nước nói chung và tương lai của các em nói riêng.
Nhung Trần

21 thg 3, 2017

Kiện toàn (22.3.2017 – Thứ Tư Tuần 3 Mùa Chay)


  • Lời Chúa : Mt 5,17-19
 17 “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. 
 Suy niệm
 Vào thời Tin Mừng Mátthêu được viết, các người Do-thái thuộc Hội Đường 
thường chỉ trích các người Do-thái đã tin vào Đức Giêsu Kitô,
coi họ như những người đã bỏ Luật Môsê, bỏ cái cốt lõi của Do-thái giáo.
Đức Giêsu của Mátthêu đã bác bỏ lối hiểu sai này.
“Thầy không đến để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn” (c. 17).
Kiện toàn là đưa Luật Môsê đến chỗ thành tựu, hoàn hảo, 
bởi lẽ nó có những hạn chế, bất toàn, 
do Thiên Chúa phải nương theo trình độ lúc đó của Dân Ngài.
Kiện toàn là giải thích lại Luật Môsê theo đúng ý Thiên Chúa.
Chẳng ai biết Ý Thiên Chúa Cha bằng Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Hơn ai hết, Đức Giêsu có quyền nói lên ý nghĩa mới mẻ của Lề Luật.
Có một dòng chảy liên tục trong khoa sư phạm của Thiên Chúa.
Ngài huấn luyện Dân Ngài qua Môsê và các ngôn sứ trong lịch sử.
Đỉnh cao nhất là Đức Giêsu, Đấng vén mở trọn vẹn ý định của Thiên Chúa.
Đức Giêsu không phá những công trình đi trước, ngài kiện toàn.
Lời giáo huấn của ngài vừa liên tục với, 
vừa vượt qua Giao Ước thứ nhất còn khiếm khuyết.
Vượt qua về chiều rộng,
khi ngài mời ta đi xa hơn chuyện không được giết người,
mà còn không được có hành vi, lời nói giận ghét anh em (Mt 5, 22).
Vượt qua về chiều sâu,
khi ngài đòi ta không được giữ Luật kiểu giả hình bên ngoài,
nhưng phải khởi đi từ trái tim, từ cái tâm bên trong (cc. 27-28),
khi ngài đưa ra những đòi hỏi tận căn trước đây chưa hề có
về việc chẳng những không được trả thù mà còn yêu kẻ thù (cc. 38-48).
Mọi lề luật đều qui về điều răn chính yếu là yêu thương.
Phải yêu như Cha trên trời mới trở thành con cái Cha (c. 45).
 Đức Giêsu mời chúng ta nghiêm túc giữ Luật Môsê đã được ngài kiện toàn.
Luật ấy là lời giáo huấn của ngài mà các môn đệ đã nghe.
Con người thời nay thích tự do nên dị ứng với luật lệ.
Nhưng giữ luật không phải là chuyện của nô lệ hay trẻ con.
Khi tránh được thói nệ luật, cứng nhắc bám vào mặt chữ, 
ta có thể giữ luật như cách biểu lộ hồn nhiên tình yêu với Chúa và tha nhân.
Trung tín với những đòi hỏi nhỏ bé của các điều răn chỉ vì yêu,
và “dạy người ta mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 20),
đó là con đường dẫn đến hạnh phúc mai sau cho người môn đệ.
 Lời nguyện:
 Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
 Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J