NHẦM LẪN KIM CƯƠNG VỚI THỦY TINH
Một lần vào năm 1820 ởLondon đã xảy ra một chuyện om sòm. Trong một buổi tối chiêu đãi các nhân vật quyền quý, một người thợ kim hoàn nổi tiếng đã nói với bá tước phu nhân (chủ nhân): “Thưa quý bà, trên ngón tay bà không phải là kim cương mà là đồ giả”.
Vào năm 1790, Straxơ – thợ kim hoàn người Viên, lần đầu đã điều chế được thủy tinh pha chì, còn gọi là phalê, với thành phần chì oxit PbO đến gần 50%. Tính chất quang học của thủy tinh này và kim cương khá giống nhau: Đều có “tia sáng” và “ánh kim cương”. Những mẩu vụn pha lê làm ta liên tưởng đến các hột xoàn. Những cục pha lê nhỏ gọi là “stras” theo tên Straxơ. Nhìn dạng bên ngoài của stras khó phân biệt với kim cương nhưng nếu tìm hiểu kỹ nó thì thấy độ cứng của nó không đạt: Nó không làm xước thủy tinh. Rõ ràng những hạt giả kim cương này đã được đem bán cho bá tước phu nhân và vì thế bà đã đeo hột xoàn lớn nhất.
Để nhuộm lại “Stras”, người ta thêm vào phối liệu nóng chảy một lượng nhỏ (0,0001%) vàng Au dưới dạng hợp chất bất kỳ của kim loại này và nhận được ngọc rubi giả màu đỏ rực. Cho coban oxit CoO vào thì sẽ biến “stras” thành thủy tinh xanh đẹp, giống như ngọc xaphia. Còn thêm vào phối liệu khi nấu pha lê một ít crôm (III) oxit (Cr2O3) thì làm cho “stras” giống như ngọc rubi (lumzud).
Một lần vào năm 1820 ở
Vào năm 1790, Straxơ – thợ kim hoàn người Viên, lần đầu đã điều chế được thủy tinh pha chì, còn gọi là phalê, với thành phần chì oxit PbO đến gần 50%. Tính chất quang học của thủy tinh này và kim cương khá giống nhau: Đều có “tia sáng” và “ánh kim cương”. Những mẩu vụn pha lê làm ta liên tưởng đến các hột xoàn. Những cục pha lê nhỏ gọi là “stras” theo tên Straxơ. Nhìn dạng bên ngoài của stras khó phân biệt với kim cương nhưng nếu tìm hiểu kỹ nó thì thấy độ cứng của nó không đạt: Nó không làm xước thủy tinh. Rõ ràng những hạt giả kim cương này đã được đem bán cho bá tước phu nhân và vì thế bà đã đeo hột xoàn lớn nhất.
Để nhuộm lại “Stras”, người ta thêm vào phối liệu nóng chảy một lượng nhỏ (0,0001%) vàng Au dưới dạng hợp chất bất kỳ của kim loại này và nhận được ngọc rubi giả màu đỏ rực. Cho coban oxit CoO vào thì sẽ biến “stras” thành thủy tinh xanh đẹp, giống như ngọc xaphia. Còn thêm vào phối liệu khi nấu pha lê một ít crôm (III) oxit (Cr2O3) thì làm cho “stras” giống như ngọc rubi (lumzud).
(Internet).
Biết bao điều trong cuộc sống “lấp lánh” nhưng không phải là kim cương, nhưng người ta chết vì nó. Người ta hủy hoại cuộc đời vì nó. Người ta sống lê lếch một cuộc đời vô nghĩa vì nó. Người ta tranh dành cấu xé nhau vì nó.
Bạn xem câu chuyện đời xưa “Trân Châu Bọt Nước” này nhé.
Thuở xưa có vị Hoàng đế nọ, có rất nhiều con trai, nhưng chỉ có một cô con gái, ông vô cùng nuông chiều công chúa bé bỏng này, cưng hơn hạt minh châu, tuyệt nhiên chẳng bao giờ quở trách, công chúa đòi hỏi gì cũng đều đáp ứng, cho dù cô ta muốn hái những vì sao ở trên trời, Hoàng đế cũng sẽ nghĩ cách hái xuống cho cô.
Một buổi trưa nọ, sau một trận mưa, trời rất trong sáng, công chúa dẫn nô tì đến hoa viên dạo chơi. Hoa cỏ, cây cối đã được nước mưa tẩy rửa trông thật mượt mà tươi đẹp, màu sắc rực rỡ, hương thơm thoang thoảng.
Công chúa bị mùi thơm của hoa sen trong hồ quyến rũ, cô đi đến bờ hồ, đột nhiên phát hiện cảnh sắc từ trước đến nay chưa từng thấy: trong quá trình bốc hơi, nước trong hồ đang nổi lên những bọt bong bóng lấp lánh đẹp vô cùng – những hạt “Trân Châu Bọt Nước” – ánh sáng lấp lánh như bong bóng nước.
Công chúa nghĩ: “Nếu đem những trân châu bọt nước này kết thành chuỗi, đeo trên đầu nhất định đẹp vô cùng”. Ý đã định, thế là cô bảo nô tì xuống hồ vớt lên, nhưng khi tay của nô tì vừa chạm đến, bọt nước liền tan ra không còn dấu tích. Loay hoay cả buổi mà công chúa không có được một hạt trân châu nào.
Nàng tức giận chạy về cung, kéo phụ hoàng đến bên bờ hồ, chỉ những hạt lấp lánh trong hồ, nói với cha: “Phụ hoàng! Phụ hoàng xưa nay rất yêu thương con, con muốn cái gì thì phụ hoàng cho con cái nấy. Trân châu trong hồ phụ hoàng thấy đó, đẹp biết bao, con muốn xâu nó lại thành hạt chuỗi, đeo lên trên đầu, phụ hoàng xem có được hay không ?”
Hoàng đế vô cùng thương yêu con gái, vuốt đầu công chúa, nói: “Đứa con gái ngốc của ta ơi! ‘Trân châu bọt nước’ tuy đẹp, nhưng nó là hư ảo không thực, làm sao có thể xâu thành chuỗi được ? Phụ vương sẽ cho con một xâu chuỗi khác bằng pha lê nhé ! Nhất định sẽ đẹp hơn trân châu bọt nước nhiều !”
“Không chịu ! Không chịu đâu ! Con chỉ muốn xâu chuỗi trân châu bọt nước, con không chịu pha lê đâu. Nếu phụ vương không cho con, thì con sẽ không sống nữa đâu đó !”. Công chúa kêu la khóc lóc.
Hoàng đế bó tay, đành phải triệu tập tất cả Đại thần đến hoa viên, lòng buồn rười rượi: “Các vị Đại thần, các vị đều là những người thông minh tuyệt đỉnh, nếu có ai kết những bọt nước lấp lánh kia thành chuỗi ngọc cho công chúa, ta sẽ trọng thưởng”.
Các Đại thần nhìn nhau, không biết phải làm thế nào, chỉ biết bẩm báo thật: “Bẩm bệ hạ, bọt nước hễ dụng vào thì vỡ ra ngay, làm sao có thể xâu lại được ?”.
“Ngay cả việc nhỏ như thế này mà các khanh cũng không có biện pháp, ân huệ của trẫm đối với các khanh thật vô ích, nếu không có biện pháp gì thỏa mãn ý nguyện của công chúa, các khanh đừng nghĩ sẽ còn sống mà đi vào hoàng cung”, Hoàng đế tức giận nói.
Chính ngay lúc này, từ trong quần thần bước ra một người râu tóc bạc phơ, ông ta tự tin nói: “Bệ hạ bớt giận ! Thần có một biện pháp giúp công chúa xâu những bọt nước kia thành chuỗi ngọc, có điều đôi mắt của thần rất kém, thực tế nhìn không thấy rõ hạt nào đẹp hạt nào xấu, phiền công chúa tự mình lựa chọn, công chúa chọn xong đưa cho thần, thần sẽ xâu lại, không biết được không ?”.
Công chúa nghe xong rất phấn khởi, cô liền khom người cố gắng múc lên những bọt nước mà mình thích. Nhưng, suốt cả buổi, cô chẳng vớt được gì cả.
Vị đại thần thông minh và hiểu biết kia nhìn vẻ mặt thất vọng của công chúa, hiền lành nói: “Trân châu bọt nước tự nó sinh diệt bất thường. Nếu lấy sự ham muốn của con người để dựng lên loại hư giả không thực này, cả đời cũng không thể đạt được”.
Suýt chút nữa, thì nhiều người mất mạng vì sự ham thích ngu ngơ của cô công chúa ngây thơ ấy rồi !
( Mai Nhật Thi )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét