Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”. Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”
28 thg 9, 2013
Chúa Nhật XXVI Thường Niên - Năm C
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”. Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. Ông Áp-ra-ham đáp: “Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”
Người phú hộ và Lazarô
Người phú hộ và Lazarô
(Lc 16:19-26)
Bài trích Tin Mừng theo Thánh Luca,Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người Biệt Phái rằng: “Có ông phú hộ kia ăn mặc toàn gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng chẳng ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xẩy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn người phú hộ kia cũng chết và được an táng. Trong hoả ngục phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên, thấy đàng xa có Abraham và Lazarô động lòng Ngài liền cất tiếng van xin rằng: “Lạy Cha Abraham! Xin thương xót tôi và sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này!”. Abraham trả lời: “Hỡi con! Suốt đời con gặp toàn sự lành, còn Lazarô gặp toàn khốn khổ, vậy bây giờ Lazarô đựợc an ủi ở chốn này, còn con thì phải khốn cực. Vả lại, giữa chúng ta có một vực thẳm ngăn cách, không ai có thể từ đây qua đó hoặc từ đó qua đây được”.
Chia Sẻ
Nhiều người có ý nghĩ rằng: Thiên Chúa nhân từ vô cùng, thì chắc chắn Ngài không phạt ai mãi mãi trong hỏa ngục, và do đó, không có hoả ngục! Đó là một ý nghĩ sai lầm! Bài Tin Mừng trên đây, Chúa Giêsu đã xác quyết có hỏa ngục, nơi giam cầm mãi mãi những người cố tình phạm trọng tội, nhất là tội thiếu yêu thương, không muốn chia xẻ những gì mình có cho người túng thiếu, khổ cực! và hình phạt vô cùng thảm khốc sẽ đến cho họ sau kiếp sống vắn vỏi này!
Người phú hộ: Ăn mặc toàn gấm vóc lụa là, quần áo lộng lẫy, ngày nào cũng yến tiệc linh đình, ăn toàn cao lương, mỹ vị, không thiếu sơn hào hải vị. Ông là một người giầu, một trọc phú điển hình thời Chúa Giêsu, giầu theo kiểu đại phú gia La-Mã lúc bấy giờ. Ông quá giầu: Vì ngày nào cũng yến tiệc linh đình, không như những người giầu vừa vừa, chỉ mở đại tiệc dăm ba lần trong năm!
Lazarô: Một người cùng khổ nhất trong xã hội, vừa ốm đau, ghẻ lở khắp mình, phải đi ăn xin cơm thừa canh cặn của những người khá giả để sống qua ngày! Lazarô và nhà phú hộ là hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược: Một người quá giầu còn Lazarô lại ở mức cùng tận của cái nghèo! Tên Lazarô có nghĩa là Chúa thương giúp. Trong Tin Mừng có 2 người khác nhau cùng có tên là Lazarô: một người mà Tin Mừng Thánh Gioan nói tới trong đoạn XI, là em của Bà Martha và Maria, được Chúa cho sống lại sau khi đã chết 4 ngày. Còn Lazarô là người cùng khổ mà Chúa Giêsu nói tới. Ông là người duy nhất được Chúa đặc biệt nói rõ tên trong các câu chuyện Tin Mừng.
** Giầu không phải là tội, tuy nhiên, giầu mà không biết chia xẻ, không biết xót thương những người nghèo khổ, thì đó mới là tội. Người phú hộ, quá dư thừa, ngày nào cũng yến tiệc linh đình, đồ ăn thừa mứa, trong khi Lazarô chỉ ước ao những mụn bánh rớt xuống từ bàn ăn của ông phú hộ, nhưng cũng không ai thèm cho! Mà Lazarô có ở đâu xa, ông nằm ăn xin ngay bên cổng của người phú hộ, thế nhưng ông phú hộ đã không thèm để mắt tới! Nếu ông ta đã quan tâm thì đâu Lazarô có phải túng thiếu, khổ sở tận cùng như thế! Ông ta chỉ cần sai đầy tớ đem cho Lazarô chút cơm thừa, canh cặn thì Lazarô đã hạnh phúc lắm rồi! Nhưng mơ ước quá nhỏ bé đó đã trở thành ảo vọng, vì ông phú hộ đâu thèm xót thương thân phận hẩm hiu thê thảm ấy, thê thảm còn hơn con vật nữa! Một cảnh thật thê lương: Lazarô nằm teo-tóp, chốc lở đầy mình, không một ai thương cảm, chỉ có những con chó đến liếm những mụn ghẻ chốc của ông mà thôi! Mà sự cảm thông, chia xẻ đây có làm bớt đi gia tài kếch xù của ông ta đâu! Và sự chia sớt này chỉ cần ông ta để tâm một chút thì đã dễ dàng đem lại hạnh phúc cho Lazarô, nhưng ông ta đã không làm!
** Người phú hộ ăn uống dư thừa, tiêu sài hoang phí cho riêng mình nhưng từ chối chia xẻ cả những đồ ăn thừa mứa đối với Lazarô, một người đói nghèo, cùng khổ, để làm giảm bớt một chút nào tình cảnh nghèo khó... Đó là một trọng tội đối với Thiên Chúa. Ông không thèm để mắt tới một người khốn cùng, túng đói, khốn khổ hơn cả một con vật, ngày ngày ăn xin ngay trước cổng nhà mình, thì làm sao đáng Chúa xót thương?
** Trong đoạn Tin Mừng trên, Chúa Giêsu vẽ ra 2 cảnh hoàn toàn trái ngược: Một cảnh ở trần thế: đó là cảnh tưng bừng náo nhiệt, ăn sài cao lương mỹ vị dư thừa nơi nhà ông phú hộ, với cảnh cùng khổ của của Lazarô, thiếu thốn cả những gì cần thiết nhất để sống còn. Một cảnh khác ở kiếp sau: Đó là cảnh hạnh phúc bất tận nơi Thiên Quốc mà Abraham, Lazarô và các con Chúa được hưởng sau kiếp sống vắn vỏi này, đối chiếu với cảnh lửa hồng nung nấu, tuyệt vọng hoàn toàn của người phú hộ bị trầm luân muôn kiếp.
Bị nung nấu trong lửa chẳng hề tắt, ông phú hộ chỉ dám xin tổ phụ Abraham sai Lazarô nhúng một đầu ngón tay vào nước để nhỏ xuống, cho ông ta đỡ khát một chút, nhưng không được, vì có một vực thẳm ngăn cách 2 bên, không thể có ai còn giúp đỡ nhau được nữa! Bởi vì đã hết giờ Cứu Độ! Sự chết đã vĩnh viễn đóng kín mọi cánh cửa hy vọng nơi các linh hồn bị trầm đọa muôn kiếp! Không còn cơ hội để thay đổi số phận được nữa! Sự ngăn cách giữa Thiện-ác trong kiếp sau là sự ngăn cách vĩnh viễn, không bao giờ có thể thay đổi được!... Khi còn đang sống, thì bất cứ lúc nào, chúng ta lắng nghe và thực thi Lời Chúa để sống Yêu Thương, thì số phận tức khắc thay đổi, nhưng sau khi chết, thì hoàn toàn bất di bất dịch: Hoặc thiên thu hạnh phúc hay đời đời khốn khổ!
** Ở đời này, có khi chúng ta cũng gặp nhiều nghịch cảnh, túng thiếu, gian truân... nhưng nếu cứ bước đi trên đường giáo huấn của Chúa để sống trong tình thương, yêu Chúa và tha nhân, thì chắc chắn, tương lai tốt đẹp sẽ đến, Thiên Chúa sẽ trọng thưởng các con của Ngài thiên thu hạnh phúc trên Nước Trời. Muốn thế, chúng ta đừng nhắm mắt, bịt tai trước những thống khổ, túng thiếu của tha nhân, nhất là những người cùng khổ bên cạnh chúng ta.
Sự đau khổ túng thiếu đời này chưa phải là cùng tận, chỉ là một thử thách chóng qua, chúng ta cứ vững tâm sống trong Thánh Luật Yêu Thương của Chúa, thì tương lai rực rỡ sẽ đến và thay đổi hoàn toàn số phận chúng ta trong Cõi thiên thu vĩnh hằng!
Nguồn: chanthienmy.org
27 thg 9, 2013
Thánh Vinhson Phaolo (Vincent de Paul)
Các thánh là những người đã tâm niệm và sống hoàn toàn giới luật “mến Chúa yêu người”. Các thánh hiểu hơn ai hết rằng: “Làm vinh danh Chúa là tìm hạnh phúc cho tha nhân”. Vì thế, chúng ta không lạ gì thấy vòm trời Giáo hội lung linh nhiều ngôi sao bác ái! Thánh Vinh Sơn mà chúng ta đọc truyện hôm nay là một trong những ngôi sao đặc biệt ấy!…
Thánh nhân chào đời ngày 24 tháng 4 năm 1581 tại làng Rouy, một làng nhỏ xinh xinh gần kề bên thành phố Dax. Thánh nhân thuộc gia đình trung nông, cha là Gioan Phaolô, và mẹ là Betran Moras. Cả hai là những công dân uy tín, những tín hữu đầy đức tin. Vì thế, dù hoàn cảnh kinh tế chật vật, ông bà cũng gây nên một gia đình hạnh phúc với sáu mặt con, hai trai bốn gái mà Vinh Sơn là con thứ ba.
Vinh Sơn lớn lên với tinh thần đơn sơ, để thông cảm với mọi người, nhất là cảnh tần tảo sớm hôm của cha mẹ. Đó phải chăng là mầm non bác ái Chúa đã sớm trồng vào tâm hồn cậu. Vì thế cậu không ngần ngại giúp đỡ cha mẹ trong những công việc vừa sức. Chưa đầy tám tuổi, cậu đã dẫn chiên đến những đồng cỏ non xanh, rạch nước suối trong. Dẫn chiên về, cậu giúp mẹ thu xếp việc nhà, như nhào bột, kín nước… Song đối lại với tinh thần trọng việc xác, Vinh Sơn còn có một trí khôn minh mẫn, nhiều sáng kiến, trổi vượt hơn anh chị em và các bạn cùng tuổi. Thấy cậu có tư chất thông minh, ông bà Phaolô không ngần ngại hy sinh công việc và tiền bạc cho con theo học. Trí đã sáng lại cần mẫn, Vinh Sơn học chưa đầy sáu tháng đã chiếm giải nhất và trổi vượt các bạn. Nhưng để bảo đảm việc học, để giúp phần nào số chi tiêu của gia đình, Vinh Sơn đã đánh bạo xin một chân làm việc trong xưởng đóng giầy…
Trí thông minh và đời sống nhân đức của Vinh Sơn mỗi ngày một sáng tỏ như ánh bình minh buổi đẹp trời. Nhờ đó, dù mới 15 tuổi, ngài đã được cha hiệu trưởng thuộc dòng thánh Phanxicô giới thiệu với đức giám mục, xin cho nhập hàng giáo sĩ và chịu phép cắt tóc. Ngày 23.9 năm 1600, vừa lúc Vinh Sơn 19 tuổi, Bề trên gọi thầy chịu chức linh mục. Sau đó, cha Vinh Sơn vẫn được tiếp tục học tại Đại học đường Saragossa và Tôlôsa. Suốt mười năm cần cù với sách vở, cha chuyên nghiên cứu khoa giáo sử, thần học, Kinh thánh và xã hội học.
Cha Vinh Sơn chịu chức linh mục vào giữa thời Giáo hội Pháp suy đồi: bản phúc trình của Đức Hồng Y đặc sứ Rêđixiđê đệ lên Đức Clêmentê VIII (1592-1605), cũng đủ cho chúng ta thấy rõ tình trạng Giáo hội Pháp bấy giờ đã đồi bại đến mức nào! Thêm vào đó, cảnh nghèo đói và tội ác mỗi ngày một lan tràn, thay thế cho tình thương và nghĩa cử. Trước thảm cảnh điêu tàn và vô luân ấy, những người có tâm hồn bác ái làm sao khỏi mủi lòng! Tinh thần bác ái của Phúc âm lúc này dâng cao trong tâm hồn cha Vinh Sơn. Thông cảm nỗi khổ cực của dân chúng, nhận thức đời sống quá tầm thường của giáo sĩ, cha Vinh Sơn buộc mình không sống xa hoa, hay chạy theo mốt của thời đại. Cha nỗ lực hoạt động xin Chúa thay đổi tình trạng đau thương…
Trước khi cha Vinh Sơn bắt tay vào việc cải cách đời sống các linh mục, người ta kể rằng Chúa Quan phòng đã dun dủi cho một góa phụ thành Tôlôsa cống hiến cho cha tất cả gia tài. Với món tiền đó, cha Vinh Sơn bắt đầu cuộc hành trình sang Phi châu truyền giáo và cứu đỡ những người bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bắt. Trên đường vượt trùng dương, cha phải vượt qua nhiều gian lao, bão táp và nguy hiểm. Dầu vậy vẫn không thoát, con thuyền của cha vô tình lọt vào ổ phục kích của quân cướp. Cha Vinh Sơn bị bắt bán cho một ngư ông. Nhưng vì cha không quen nghề, ngư ông lại bán cha cho một chủ hãng luyện kim khí, là một tín đồ trung thành của Hồi giáo.
Mấy tháng sau, ông chết, vợ ông lại bán cho một người Pháp tên là Gautier, một linh mục phá giới và hiện sống với ba vũ nữ. Thời gian vắn vỏi nhưng đời sống của cha Vinh Sơn đã có nhiều ảnh hưởng trong gia đình chủ nô. Khâm phục đời sống thánh thiện của cha, ông Gautier đã hối hận về cuộc đời quá khứ và quyết trở về với Thiên Chúa. Chính ông đã xuất của đem cha Vinh Sơn trở lại đất Pháp. Sau hai năm lưu lạc, sống vất vưởng nơi quê người, cha Vinh Sơn sung sướng trở về Pháp và được tháp tùng Đức Khâm sứ sang Motôriô, sang Rôma. Ngài lưu lại đấy học thêm thần học và triết lý.
Nhưng học chưa hết chương trình thì Đức Hồng Y Ossat gọi cha về Paris. Kỳ này dù bị bệnh, cha Vinh Sơn cũng không ngừng việc truyền giáo. Cha đã khuất phục được nhiều chúa trùm thệ phản trở lại đạo công giáo. Nhiều phụ nữ quí tộc, nghe lời cha cởi áo đời xin vào tu viện. Hơn thế, công chúa Magarita Valois, con vua Henri II, nhận cha làm cha linh giám. Nhờ sự dìu dắt của cha, công chúa mỗi ngày một thêm thánh thiện và bác ái. Công chúa đã giúp cha nhiều tiền bạc để thực hiện công tác xã hội như giúp đỡ người nghèo, các bệnh nhân và cô nhi quả phụ…
Thời này, cha Vinh Sơn giao tiếp thân mật với Đức Hồng Y Berulle và cha Bourdoise. Với tình tri kỷ theo tinh thần Chúa Kitô và nhờ ơn Chúa, sau những lần tĩnh tâm, ba vị quyết tâm giúp nhau truyền giáo theo ba phương diện: Đức Berulle kiên tâm lập dòng “Anh em rao giảng” (Oratores); cha Bourdoise hiến thân làm tông đồ cho chính hàng giáo sĩ Pháp, và sau cùng lập một cộng đồng ở nhà xứ Nicôla. Riêng cha Vinh Sơn, cha đã đáp lại trung thành ơn kêu gọi đi giúp những người nghèo khổ. Địa điểm hoạt động đầu tiên của cha là Clichy, một xứ đạo vừa bé nhỏ vừa rất khô khan. Nhưng nhờ sự tận tâm và gương sáng của Cha, xứ Clichy dần dần tăng tiến về cả tinh thần lẫn vật chất. Ai có thể kể được những kết quả truyền giáo cha Vinh Sơn đã gặt hái được tại đây! Địa điểm thứ nhì của cha vừa rộng rãi hơn, vừa thuận lợi hơn cho công việc hoạt động là Chantillon. Hưởng ứng lời cha kêu gọi, nhiều gia đình quí phái dâng nhà cửa để cha lập cơ sở cải huấn những người xấu nết, làm bệnh viện thâu nhận các bệnh nhân, và mở hội quán dạy giáo lý cho những người tân tòng.
Cán bộ của cha hầu hết là những thanh nữ thuộc gia đình trâm anh thế phiệt, hay những thanh niên đã đứng tuổi và có hạnh kiểm tốt. Tại Clichy cũng như tại Chantillon, họ là những đoàn viên tiên khởi và cốt cán của hội “Bác ái” là ngày 22.9.1623, Cha Vinh Sơn được Đức Tổng Giám mục Paris cho phép thành lập. Nhờ ơn Chúa, hội phát triển mau lẹ sang các miền lân cận. Hai tiểu tổ ở Clichy và Chantillon ví được như hai rạch khe nhỏ chảy trên sườn đồi mà ngày nay, nhờ ơn Chúa Quan phòng, đã thành con sông lớn toả ra nhiều nhánh, mang nước bác ái thấm nhuần mọi dân tộc, mọi tầng lớp nhân loại…
Theo ý muốn của cha Vinh Sơn, phận sự của hội là thương giúp người nghèo, lấy Chúa Giêsu làm bổn mạng, với khẩu hiệu căn bản: “Hãy thương yêu như Cha Ta hằng thương yêu”.
Hoạt động bác ái của cha Vinh Sơn khiến nhiều người phải thán phục. Trong số những người có cảm tình sâu xa nhất, ta phải kể ông Philippe Emmanuel Gondi, tổng giám đốc trại tù khổ sai ở Pháp. Ông giúp cha có đủ điều kiện lui tới viếng thăm đám người trong ngục tù. Cha cầm lòng sao được trong cảnh sống thiếu vệ sinh, thiếu cơm ăn áo mặc, thiếu những nhu cầu cần yếu để sống xứng đáng nhân phẩm và địa vị người con của Thiên Chúa. Cha nỗ lực hoạt động, với sự cộng tác của đoàn con bác ái và sự ủng hộ nhiệt liệt của các người hảo tâm. Thiên Chúa và các đấng thay quyền Người tỏ ra rất bằng lòng với công việc truyền giáo của cha. Theo lời yêu cầu của nhiều công chức cao cấp, ngày 7.11.1619, Hoàng đế Luy ký sắc lệnh chính thức cử cha Vinh Sơn làm tổng tuyên úy các trại giam. Cha có đặc quyền lựa chọn các cha tuyên úy khác cho mỗi trại. Bằng nhẫn nại, hy sinh, và bác ái, cha Vinh Sơn đã chu toàn nhiệm vụ, đem về cho Chúa nhiều linh hồn.
Một đối tượng nữa lôi cuốn tâm hồn bác ái của cha Vinh sơn là tình trạng sa sút của Giáo hội Pháp đương thời. Theo các sử gia, tình trạng ấy xảy ra là do hàng linh mục hầu như mất tinh thần trách nhiệm. Gia nhập hàng giáo sĩ đối với các vị không có nghĩa là để chấp nhận những mệt nhọc phiền toái, mà là để được thuộc về “giai cấp thứ nhất trong vương quốc Pháp”. Các vị đó không được đào tạo kỹ lưỡng: trình độ chỉ ở mức biết đọc biết viết, thêm vào đó một vài khái niệm về các nghi thức. Các vị chỉ học những nghi thức ấy để làm những cử chỉ, chứ không để có một phong cách sống xứng chức linh mục. Thành ra, tại các thành phố, các linh mục và đan sĩ tràn ngập, sống nhàn rỗi, trở nên có thể nói là sa đoạ. Chỉ tại Paris đã có đến mười nghìn linh mục như thế! Tại các làng mạc miền quê, bao vị chủ chăn gây gương mù gương xấu, dốt nát, lười biếng. Các vị nổi tiếng vì nết xấu hơn là nhân đức: có những lần các vị được khiêng từ quán rượu về nhà xứ vì đã quá chén. Cho nên giáo hữu không được học hỏi về đức tin, không biết thế nào là bổn phận kitô hữu. Ngay trong các trường học công giáo nội trú, cũng có học sinh lên rước lễ lấy bánh thánh làm keo dán...
Trước tình trạng đó, cha Vinh sơn rất đau lòng. Sau khi bàn bạc với thánh Giám mục Phanxicô Salê, Hồng Y Désulle, linh mục Olien. Cha quyết định tụ tập một số linh mục đạo đức, có tâm huyết, có học thức tương đối về thần học, lập thành một tu hội truyền giáo (Congrégation de la mission). Tu hội thành hình vào năm 1625, và phát triển khả quan. Ngày 12.6.1633, Toà thánh gửi sắc chỉ “Salvatonin nostri” đặt nền tảng pháp lý cho tu hội. Mục đích của tu hội là huấn luyện thanh niên thành những linh mục tốt, có nhân đức và khả năng, để truyền giáo trong dân chúng. Trung tâm tu hội đặt tại giáo xứ Saint Lajare, do đó các thành viên có tên gọi là Lajaristes.
Dầu bận bịu với tu hội, cha cũng không quên giới nghèo khổ và bệnh nhân. Cha tìm cách kéo dài công việc cha đã làm cho họ. May mắn, cha gặp được cô Louise de Marilla, một phụ nữ quý phái ở Paris. Gọi là cô nhưng thật ra Lonise là một quả phụ. Cô nhận cha Vinh sơn làm linh hướng: một bà quý phái Paris làm con thiêng liêng một linh mục giai cấp quê mùa chất phác. Nhưng cả hai đã làm nên một công trình ngoại hạng. Đó là dòng tu Nữ Tử Bác Ái (Filles de la Charité). Hội dòng nhóm lên từ năm 1633 và được công nhận năm 1655. Khác với các dòng nữ đương thời phải tu trong nội vi kín, dòng Nữ Tử Bác Ái dấn thân vào đời săn sóc bệnh nhân, người nghèo khổ, trẻ em bị bỏ rơi. Đó là dòng nữ đầu tiên vào đời, không nội vi kín trong Giáo hội. Dòng thành công mỹ mãn vì hợp với nhu cầu thời đại và con người muôn thuở. Hiện nay dòng có trên 40.000 nữ tu và hoạt động tại gần 80 quốc gia trên thế giới. Trên danh nghĩa, thánh nữ Lonise de Marilla là nhà sáng lập dòng Nữ Tử Bác Ái, nhưng thực chất dòng lại là công trình của thánh Vinh sơn Phaolô. Cho đến nỗi, qua bốn thể kỷ, người ta vẫn gọi đó là dòng của thánh Vinh sơn Phaolô.
Ngoài hai hội dòng đó, tinh thần bác ái của cha Vinh sơn còn trải sang ba tổ chức bác ái gây tiếng vang khá rộng. Đó là tu hội Anh em thánh Vinh sơn Phaolô (Frères de Saint Vincent de Paul), tu hội Bác ái (Fils de la Charité) và hội bác ái thánh Vinh sơn Phaolô (Conférence de Saint Vincent de Paul). Hội này dành cho giáo dân thực thi bác ái trong quần chúng, cũng đã lan tràn khắp thế giới.
Nhiệm vụ truyền giáo, nêu cao ngọn đèn bác ái và hướng dẫn lớp người đau khổ về với Chúa đã khiến cha Vinh Sơn hết dẻo dai: sinh lực cha mỗi ngày một mòn yếu, thêm vào đó cha còn phải mang chứng bệnh phong thấp bất kham. Lúc đầu con bệnh còn nhẹ, cha có thể làm lễ và chủ tọa các buổi họp đoàn “con bác ái”; nhưng năm 1660, bệnh trở nên trầm trọng, cha Vinh Sơn nằm liệt trên giường, chỉ rước Mình Chúa như của ăn đàng. Thấy cha quá đau yếu vì cơn bệnh cốt khí với những ung nhọt mọng nước vàng, nhiều người đến thăm tỏ dấu thương hại, nhưng cha Vinh Sơn vẫn tươi tỉnh, điềm nhiên nói với họ: “Ôi! Chúa còn chịu đau đớn hơn tôi gấp ngàn vạn lần”. Cha chịu như thế cho đến chiều ngày 27.9.1660, thì được Chúa cất về trời cách êm ái. Cha hưởng thọ 84 tuổi. Tiếng chuông báo tử ngân vang khắp xứ, gợi lên trong lòng mọi người một nỗi buồn thấm thía. Ngày 28.9, ngày lễ an táng di hài cha Vinh Sơn, quang cảnh phố xá vô tình trở nên nhộn nhịp. Trên các nẻo đường từng đoàn người chen nhau đến viếng xác và mộ cha. Họ tin tưởng vào lời bầu cử của cha trên nơi vĩnh cửu.
Mà thực, lòng chân thành ước nguyện của họ đã được đáp lại bằng nhiều phép lạ. Ở đây chỉ xin đan cử vắn tắt vài trường hợp: Một chị dòng thánh Biển Đức là Monmiraille phải chứng nhọt kinh niên rất đau đớn và thối tha. Chị đã được khỏi cách lạ lùng nhờ lời cầu nguyện và quyền phép của cha Vinh Sơn. Ông Phanxicô Richer, một thương gia ở Paris, bị bệnh đau màng óc lâu năm. Ông chạy chữa đã nhiều nhưng vẫn không khỏi, thế mà chỉ sau một giờ cầu nguyện bên mộ cha Vinh Sơn, ông đã được khỏi hoàn toàn.
Chuẩn nhận lòng sùng kính cha Vinh Sơn mỗi ngày một phổ biến trong giáo dân, Giáo hội, năm 1727, nhằm ngày lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Giáo Hoàng Clêmentê XII truyền ghi Á Thánh Vinh Sơn vào sổ các vị Hiển Thánh. Sau cùng Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, năm 1885, lại đặt thánh Vinh Sơn làm bổn mạng các phong trào từ thiện.
Giáo hội đã đặt cha Vinh sơn lên bàn thờ, đã tôn cha làm bổn mạng các phong trào từ thiện không những vì nhận thấy huân công xứng đáng của cha, nhưng còn muốn cho mọi người theo gương thánh nhân, thực hiện bác ái, như ngài đã noi gương chính Chúa Kitô vậy.
HẠNH CÁC THÁNH
TÌNH CA XÓT THƯƠNG
Sinh hoạt định kỳ " GÓC CAFE GIESU" tháng 9.
Chủ đề:" Tình Ca Xót Thương" do Giới Trẻ Thiên Ân thực hiện.
Nhạc: "Vì xưa Ta đói" - Sáng tác: Lm. Thành Tâm
Tiếng hát: Nhóm AC&M
Chủ đề:" Tình Ca Xót Thương" do Giới Trẻ Thiên Ân thực hiện.
Nhạc: "Vì xưa Ta đói" - Sáng tác: Lm. Thành Tâm
Tiếng hát: Nhóm AC&M
22 thg 9, 2013
GƯƠNG TỐT CỦA NGƯỜI XẤU
Chúa Nhật XXV thường niên - Năm C
1. Câu 8 là bài học con cái ở đời này tỏ ra khôn khéo với đời hơn con cái sự sáng. Điều đó có nghĩa là nếu các Kitô hữu cũng hăng hái khéo léo trên đường hành đạo như người đời khéo tìm của cải tiền bạc thì tốt biết bao. Nếu người ta chú tâm đến linh hồn cũng như việc buôn bán làm ăn thì họ đã tốt hơn nhiều. Nhưng thực ra người ta luôn luôn đổ nhiều thì giờ, tiền bạc, công sức vào những lạc thú, vui chơi đời này gấp 20 lần hơn vào các công việc Hội Thánh của mình. Đạo của chúng ta chỉ trở thành thực tại và hữu hiệu khi nào chúng ta đầu tư vào đó nhiều thì giờ, sức lực như vào các việc thế tục.
2. Câu 9 là bài học của cải vật chất nên dùng để giữ tình bạn. Điều này có thể làm trong hai cách:
a. Làm việc đó cho đời sau. Các rapbi Do Thái có câu “kẻ giầu giúp kẻ nghèo ở đời này, nhưng kẻ nghèo giúp kẻ giầu trong đời sau”. Khi chú giải chuyện người giầu ngu dại xây kho lẫm lớn hơn để tích của. Ambrose có nói: “Lòng của người nghèo, nhà của bà goá, miệng của trẻ nhỏ là những kho vựa còn mãi đời đời”. Người Do Thái tin rằng của bố thì cho người nghèo được ghi vào trương mục đời sau của kẻ cho. Sự giầu có thật của con người không tuỳ những gì mình nắm giữ, nhưng ở những gì mình cho đi.
b. Làm việc đó cho đời này. Người ta có thể dùng của cải một cách ích kỷ, hoặc có thể dùng để giúp cho đời sống dễ chịu hơn, không những cho chính mình, mà còn cho bạn bè và những người chung quanh mình nữa. Biết bao nhà học giả đời đời mang ơn một người nào đó đã dùng tiền bạc mình để giúp học bổng cho mình theo đuổi việc học. Biết bao người đã mang ơn một người bạn giàu có đã tài trợ cho họ trong cơn túng cực một cách thực tế. Tự bản chất, của cải không phải là tội lỗi nhưng đòi trách nhiệm thực hiện chức năng của nó và người nào dùng của cải để giúp đỡ tha nhân túng cực, kẻ ấy đã làm trong trách nhiệm của mình.
3. Câu 10,11 là bài học về cách thi hành việc nhỏ, qua đó, sẽ chứng tỏ người đó có xứng đáng hay không xứng đáng để trao phó những việc lớn. Điều này đúng trong các việc đời này, không ai được cất nhắc lên vị trí cao hơn nếu lúc ở địa vị thấp, người đó đã không chứng tỏ được khả năng và lòng ngay thẳng. Nhưng Chúa Giêsu đã áp dụng nguyên tắc đó vào đời sau. Ngài phán “ở thế gian các ngươi chịu trách nhiệm về những của cải không thực sự thuộc về mình. Các ngươi không thể mang theo mình những của cải đó khi chết. Những của cải đó chỉ cho các ngươi vay mượn. Các ngươi là người quản lý của đó, vì theo bản chất, những của đó không là của các ngươi vĩnh viễn. Nhưng trái lại, ở trên trời, các ngươi sẽ được những của cải thuộc về các ngươi một cách thiết thực, vĩnh viễn và bất di dịch. Những của mà các ngươi sẽ được trên trời lại tuỳ theo cách các ngươi dùng của cải dưới đất. Của cải mà các ngươi sẽ được làm tài sản riêng tuỳ ở cách các ngươi sử dụng những của cải mà các ngươi chỉ làm quản lý”.
4. Câu 13 đặt ra luật: không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ. Chủ chiếm hữu nô lệ cách tuyệt đối. Ngày nay thì đầy tớ hay công nhân có thể làm hai công việc một cách dễ dàng, và có thể làm việc cho hai chủ. Anh ta có thể đảm nhận một công tác trong giờ bình thường và một công tác khác trong giờ rảnh rỗi. Tỉ dụ có người làm thư ký ban ngày và làm ca sĩ vào ban tối. Nhiều người làm thêm để kiếm tiền hay làm theo sở thích trong những giờ tự do. Thế nhưng một nô lệ không có giờ tự do, mọi giây phút trong ngày, tất cả sức lực của anh ta thuộc về chủ. Anh ta không có thì giờ riêng nào. Cũng vậy, phục vụ Chúa không thể nào là một công việc bán thời gian hay công việc của giờ rảnh rỗi. Ai đã chọn phục vụ Chúa thì tất cả thì giờ, tất cả sức lực của người ấy đều thuộc về Chúa trọn vẹn. Chúa là chủ tuyệt đối trên mọi người chủ, chúng ta hoặc thuộc trọn vẹn về Chúa hay không thuộc về Ngài chút nào.
Người Quản lý bất trung
GƯƠNG TỐT CỦA NGƯỜI XẤU
Đây là một dụ ngôn rất khó cắt nghĩa. Câu chuyện bao gồm những tên lưu manh mà người ta có thể gặp ở bất cứ nơi đâu. Tên quản gia này là một tên lưu manh. Hắn vốn là một nô lệ, tuy vậy hắn được giao trách nhiệm điều hành gia sản của chủ. Tại Palestine có nhiều địa chủ hay đi vắng, nên tất cả công việc của ông ta được trao trong tay người quản gia của ông. Tên quản gia trong câu chuyện này đã ăn cắp khéo léo. Các con nợ cũng là những tên lưu manh. Chắc chắn món nợ của họ là tiền thuế đất. Thuế đất ở Palestine thường được trả cho chủ đất không bằng tiền mà là hiện vật, thường là một phần hoa lợi của đám đất cho thuê. Quản gia này biết rằng hắn sẽ mất chức quản gia, vì thế nảy ra một sáng kiến. Hắn ghi sổ một cách gian lận để các con nợ được trả ít hơn cho chủ. Điều này có hai công hiệu. Thứ nhất, các con nợ sẽ phải mang ơn hắn. Thứ hai, còn có hiệu lực hơn, là hắn làm cho con nợ cũng liên luỵ về hành động gian dối của hắn, và nếu lâm vào tình trạng bế tắc thì hắn ở vào một thế mạnh để thực hiện những vụ tống tiền. Chính chủ hắn cũng là một thứ lưu manh nữa, bởi vì, thay vì khó chịu về hành động này, ông ta lại khen nó thông minh. Điều khó giải thích dụ ngôn này là bởi Luca đã gồm vào đó bốn bài học khác nhau.1. Câu 8 là bài học con cái ở đời này tỏ ra khôn khéo với đời hơn con cái sự sáng. Điều đó có nghĩa là nếu các Kitô hữu cũng hăng hái khéo léo trên đường hành đạo như người đời khéo tìm của cải tiền bạc thì tốt biết bao. Nếu người ta chú tâm đến linh hồn cũng như việc buôn bán làm ăn thì họ đã tốt hơn nhiều. Nhưng thực ra người ta luôn luôn đổ nhiều thì giờ, tiền bạc, công sức vào những lạc thú, vui chơi đời này gấp 20 lần hơn vào các công việc Hội Thánh của mình. Đạo của chúng ta chỉ trở thành thực tại và hữu hiệu khi nào chúng ta đầu tư vào đó nhiều thì giờ, sức lực như vào các việc thế tục.
2. Câu 9 là bài học của cải vật chất nên dùng để giữ tình bạn. Điều này có thể làm trong hai cách:
a. Làm việc đó cho đời sau. Các rapbi Do Thái có câu “kẻ giầu giúp kẻ nghèo ở đời này, nhưng kẻ nghèo giúp kẻ giầu trong đời sau”. Khi chú giải chuyện người giầu ngu dại xây kho lẫm lớn hơn để tích của. Ambrose có nói: “Lòng của người nghèo, nhà của bà goá, miệng của trẻ nhỏ là những kho vựa còn mãi đời đời”. Người Do Thái tin rằng của bố thì cho người nghèo được ghi vào trương mục đời sau của kẻ cho. Sự giầu có thật của con người không tuỳ những gì mình nắm giữ, nhưng ở những gì mình cho đi.
b. Làm việc đó cho đời này. Người ta có thể dùng của cải một cách ích kỷ, hoặc có thể dùng để giúp cho đời sống dễ chịu hơn, không những cho chính mình, mà còn cho bạn bè và những người chung quanh mình nữa. Biết bao nhà học giả đời đời mang ơn một người nào đó đã dùng tiền bạc mình để giúp học bổng cho mình theo đuổi việc học. Biết bao người đã mang ơn một người bạn giàu có đã tài trợ cho họ trong cơn túng cực một cách thực tế. Tự bản chất, của cải không phải là tội lỗi nhưng đòi trách nhiệm thực hiện chức năng của nó và người nào dùng của cải để giúp đỡ tha nhân túng cực, kẻ ấy đã làm trong trách nhiệm của mình.
3. Câu 10,11 là bài học về cách thi hành việc nhỏ, qua đó, sẽ chứng tỏ người đó có xứng đáng hay không xứng đáng để trao phó những việc lớn. Điều này đúng trong các việc đời này, không ai được cất nhắc lên vị trí cao hơn nếu lúc ở địa vị thấp, người đó đã không chứng tỏ được khả năng và lòng ngay thẳng. Nhưng Chúa Giêsu đã áp dụng nguyên tắc đó vào đời sau. Ngài phán “ở thế gian các ngươi chịu trách nhiệm về những của cải không thực sự thuộc về mình. Các ngươi không thể mang theo mình những của cải đó khi chết. Những của cải đó chỉ cho các ngươi vay mượn. Các ngươi là người quản lý của đó, vì theo bản chất, những của đó không là của các ngươi vĩnh viễn. Nhưng trái lại, ở trên trời, các ngươi sẽ được những của cải thuộc về các ngươi một cách thiết thực, vĩnh viễn và bất di dịch. Những của mà các ngươi sẽ được trên trời lại tuỳ theo cách các ngươi dùng của cải dưới đất. Của cải mà các ngươi sẽ được làm tài sản riêng tuỳ ở cách các ngươi sử dụng những của cải mà các ngươi chỉ làm quản lý”.
4. Câu 13 đặt ra luật: không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ. Chủ chiếm hữu nô lệ cách tuyệt đối. Ngày nay thì đầy tớ hay công nhân có thể làm hai công việc một cách dễ dàng, và có thể làm việc cho hai chủ. Anh ta có thể đảm nhận một công tác trong giờ bình thường và một công tác khác trong giờ rảnh rỗi. Tỉ dụ có người làm thư ký ban ngày và làm ca sĩ vào ban tối. Nhiều người làm thêm để kiếm tiền hay làm theo sở thích trong những giờ tự do. Thế nhưng một nô lệ không có giờ tự do, mọi giây phút trong ngày, tất cả sức lực của anh ta thuộc về chủ. Anh ta không có thì giờ riêng nào. Cũng vậy, phục vụ Chúa không thể nào là một công việc bán thời gian hay công việc của giờ rảnh rỗi. Ai đã chọn phục vụ Chúa thì tất cả thì giờ, tất cả sức lực của người ấy đều thuộc về Chúa trọn vẹn. Chúa là chủ tuyệt đối trên mọi người chủ, chúng ta hoặc thuộc trọn vẹn về Chúa hay không thuộc về Ngài chút nào.
NƯỚC THIÊN CHÚA HAY TIỀN CỦA ?
NƯỚC THIÊN CHÚA HAY TIỀN CỦA ? HÃY CHỌN LỰA !
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” Người quản gia liền nghĩ bụng: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu.” Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.” Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: “Một ngàn thùng lúa.” Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.” Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em? Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được
21 thg 9, 2013
THÁNH MATTHEO: Tác Giả Sách Tin Mừng
Thánh Matthêu – Người thu thuế: Tác Giả Sách TIN MỪNG.
- Bị ám sát vào năm 60 A.D.
HÃY NGHE NÓI VỀ NGÀI
Trong ngày lễ mừng kính thánh Tông đồ Mátthêu, Lời Chúa được chọn theo phụng vụ liên quan đến ơn gọi của thánh nhân. Qua những thuật ngữ hầu như đồng nhất với những điều mà người ta tìm thấy trong Tin Mừng theo thánh Máccô và Luca: đó là việc nhấn mạnh trên sự tương phản giữa nghề nghiệp của ông - làm việc ở trạm thu thuế cho đế quốc Rôma, Mátthêu bị gán vào quân tội lỗi - và lời kêu gọi của Chúa Giêsu, cũng như trên tính nhanh nhẹn và dứt khoát về câu trả lời, được diễn đạt bằng thái độ của ông: Ông đứng dậy và đi theo Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, thánh Máccô và Luca đưa ra những chi tiết khác. Thánh Luca nhấn mạnh Mátthêu từ bỏ mọi sự (15,28), thánh Máccô chỉ ra nguồn gốc của Mátthêu: Con trai ông Anphê (2,14). Và cả hai đều gọi ông bằng tên Do Thái: Lêvi. Tuy vậy, bằng việc thêm vào những chi tiết chính xác, Mátthêu có một câu chuyện giản dị nhất, được rút ngắn thành một bản phác họa, và ông tự gọi mình bằng tên mới. Như thể con người cũ trong ông đã chết thật sự khi Chúa Giêsu nhìn ông. Như thể ông chỉ còn muốn biết con người mới đã được sinh ra trong ông qua lời mời gọi của Chúa Giêsu. Ông đã được trở nên người rao giảng Tin Mừng. Lòng nhân từ phát xuất từ tình yêu vô biên của Thiên Chúa nối kết những người đang ngồi lì một chỗ trong tội lỗi, và vực họ đứng lên cho một đời sống mới.
- Bị ám sát vào năm 60 A.D.
HÃY NGHE NÓI VỀ NGÀI
Trong ngày lễ mừng kính thánh Tông đồ Mátthêu, Lời Chúa được chọn theo phụng vụ liên quan đến ơn gọi của thánh nhân. Qua những thuật ngữ hầu như đồng nhất với những điều mà người ta tìm thấy trong Tin Mừng theo thánh Máccô và Luca: đó là việc nhấn mạnh trên sự tương phản giữa nghề nghiệp của ông - làm việc ở trạm thu thuế cho đế quốc Rôma, Mátthêu bị gán vào quân tội lỗi - và lời kêu gọi của Chúa Giêsu, cũng như trên tính nhanh nhẹn và dứt khoát về câu trả lời, được diễn đạt bằng thái độ của ông: Ông đứng dậy và đi theo Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, thánh Máccô và Luca đưa ra những chi tiết khác. Thánh Luca nhấn mạnh Mátthêu từ bỏ mọi sự (15,28), thánh Máccô chỉ ra nguồn gốc của Mátthêu: Con trai ông Anphê (2,14). Và cả hai đều gọi ông bằng tên Do Thái: Lêvi. Tuy vậy, bằng việc thêm vào những chi tiết chính xác, Mátthêu có một câu chuyện giản dị nhất, được rút ngắn thành một bản phác họa, và ông tự gọi mình bằng tên mới. Như thể con người cũ trong ông đã chết thật sự khi Chúa Giêsu nhìn ông. Như thể ông chỉ còn muốn biết con người mới đã được sinh ra trong ông qua lời mời gọi của Chúa Giêsu. Ông đã được trở nên người rao giảng Tin Mừng. Lòng nhân từ phát xuất từ tình yêu vô biên của Thiên Chúa nối kết những người đang ngồi lì một chỗ trong tội lỗi, và vực họ đứng lên cho một đời sống mới.
Một nữ ấn sĩ Huynh đoàn Giêrusalem
20 thg 9, 2013
VẦNG TRĂNG THÁNH THỂ
Cùng chung niềm vui lễ hội Trăng Rằm, Cha Phụ tá Giuse Đoàn Công Tuyên, Tuyên úy đoàn Thiếu Nhi Thiên Ân đã dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu bình an cho các em lúc 17g45. Tham dự Thánh lễ còn có quý Soeur trợ úy, các Anh chị HT, đông đảo các em và cộng đoàn tham dự.
Sau thánh lễ các em tham dự múa lân, rước đèn vòng quanh khuôn viên nhà thờ, ngoài các em Thiếu nhi trong giáo xứ còn một số đông các em bên ngoài cũng đến chung vui buổi tối vui đêm nay. 900 phần quà đã được chia sẻ cho tất cả các em không phân biệt lương giáo.
Sau phần rước đèn múa lân, Cha Chánh xứ Giuse Lê Hoàng gửi lời chào đến các em Thiếu nhi và cộng đoàn tham dự, chúc các em đêm trăng thanh bình thật nhiều niềm vui và tuyên bố Đêm văn nghệ mang chủ đề " VẦNG TRĂNG THÁNH THỂ " bắt đầu:
Sau thánh lễ các em tham dự múa lân, rước đèn vòng quanh khuôn viên nhà thờ, ngoài các em Thiếu nhi trong giáo xứ còn một số đông các em bên ngoài cũng đến chung vui buổi tối vui đêm nay. 900 phần quà đã được chia sẻ cho tất cả các em không phân biệt lương giáo.
Sau phần rước đèn múa lân, Cha Chánh xứ Giuse Lê Hoàng gửi lời chào đến các em Thiếu nhi và cộng đoàn tham dự, chúc các em đêm trăng thanh bình thật nhiều niềm vui và tuyên bố Đêm văn nghệ mang chủ đề " VẦNG TRĂNG THÁNH THỂ " bắt đầu:
EVA, CAIN, SA-UN THỜI HIỆN ĐẠI!
Mở
lại những trang đầu của sách Sáng Thế, người ta đọc và thấy những trang
sách ghi lại tình cảm hết sức tốt đẹp giữa Thiên Chúa và con người. Cứ
chiều chiều, Thiên Chúa đến và đi dạo với hai ông bà trong vườn địa
đàng. Trong cuộc đi dạo ấy, ắt hẳn Thiên Chúa như người tình đến thỏ
thẻ, thủ thỉ với hai ông bà và hai ông bà cũng thỏ thẻ tâm sự với Chúa.
“Mối tình đầu” trong sách Sáng Thế Ký thật nên thơ.
“Mối
tình đầu” đang triển nở một cách tốt đẹp bỗng dưng con rắn dữ xuất
hiện. Nó đã gieo những lời ngon ngọt rằng khi ăn “trái ấy” vào thì ông
bà sẽ bằng Thiên Chúa. Nhưng Khi ăn vào rồi thì sự thật lại khác. Sự
thật chính là sự tan vỡ của mối tình đầu lãng mạn mà Thiên Chúa dành cho
con người. Eva muốn bằng Thiên Chúa, muốn đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc
đời mình nên bóp nghẹt sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa bằng hành
động hái trái cấm.
Tưởng
chừng kinh nghiệm của hai ông bà nguyên tổ sẽ là kinh nghiệm quý báu
cho con cháu. Nhưng không, trường hợp hai đứa con đầu lòng của ông bà đã
đi theo vết xe cũ của cha mẹ. Không đơn giản như hai ông bà mà Cain đã
cam tâm giết em mình là Aben. Cain và Aben là hai anh em ruột thịt hằng
ngày vẫn yêu mến, hoà thuận với nhau. Thế rồi, sau khi thu hoạch hoa màu
lợi tức, hai anh em cùng nhau dâng của lễ đầu mùa lên Thiên Chúa. Thiên
Chúa nhận lễ vật của Aben mà từ khước lễ vật của Cain. Thế là từ đó,
trong Cain phát sinh lòng ghen tỵ. Lòng ghen tị lớn dần lấn át cả tình
anh em ruột thịt khiến Cain dụ em ra đồng và xông vào đánh chết em mình.
Chính lòng ghen tị trong tâm hồn Cain là nguyên nhân chính xui khiến
anh giết chết Aben.
Một trường hợp tương tự khác là vua Sa-un và Đavít.
Thời
ấy, Gô-li-át, một kiện tướng của quân Philitinh, một người khổng lồ có
sức mạnh vô địch, khiêu chiến với quân Ít-ra-en. Trong hàng ngũ quân Ít-
ra-en, không ai dám đương đầu với tên khổng lồ ấy. May thay, Đa-vít
xuất hiện kịp thời. Cậu dùng ná bắn lủng trán Gô-li-át, rồi dùng chính
gươm của y mà chặt đầu y. Quân Ít-ra-en thừa thắng xông lên như nước vỡ
bờ, đánh tan quân địch không còn manh giáp. Sau đó, phụ nữ từ các thành
Ít-ra-en tuôn ra các ngã đường chào mừng vua Sa-un chiến thắng và ca
tụng Đa-vít như vị anh hùng kiệt xuất: "Vua Sa-un giết được một ngàn,
còn Đa-vít giết được hàng vạn" (I Sm 18, 6-8). Lời ca tụng đó làm cho
lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Sa-un. Nhà vua tìm mọi cách tiêu
diệt Đa-vít và cuối cùng đem quân truy lùng tận những hang núi sâu, mưu
toan tiêu diệt vị anh hùng tài năng và dũng cảm này.
Eva,
Cain, Sa-un vẫn vịn vào cái lý cái lẽ ác tâm sẵn có trong lòng mình để
hại người công chính. Eva, Cain, Sa-un chỉ đăm đăm vào cái tôi của mình,
vào lợi danh của mình mà quên đi tình Chúa – tình người.
Những
bài học về Eva, Cain, Sa-un lẽ ra là bài học quý báu cho con người,
nhưng ngày nay vẫn nổi lên quá nhiều khuôn mặt của Eva, Cain và Sa-un.
Điều đáng tiếc là dẫu cho có nhiều tiếng kêu ai oán về hành động giết
người, nhưng ngày nay vẫn có quá nhiều khuôn mặt Eva, Cain và Sa-un thời
hiện đại. Eva, Cain và Sa-un vẫn cứ giả điếc làm ngơ để mặc cho sự dữ
tiếp diễn để thoả mãn dục vọng đen tối của mình.
Giả
như Cain và Eben là người dưng nước lã để Cain giết Aben thì nhẹ tôi
nhưng đàng này lại là anh em cùng cha cùng mẹ. Cain và Aben đã hơn một
lần ăn chung, uống chung, ngủ chung và thậm chí bú chung dòng sữa mẹ
nhưng Cain đã quên đi mối tình ruột thịt ấy.
Sa-un
và Đavit cũng vậy. Cả hai như là người một nhà vì sau khi thắng trận
Sa-un đã gả con gái lớn của vua cho Đavit. Như một nhà, ấy vậy mà Sa-un
đã ra tay sát hại Đavit.
Đứng
trước sự ác, sự dữ lan tràn mặt đất như thế này chắc có lẽ không còn
con đường nào khác là con đường lặng thinh và cầu nguyện. Tiếng kêu ai
oán về tình Chúa - tình người, về lòng nhân hình như cứ như vô vọng
trước những con người như Eva, Cain và Sa-un thời hiện đại.
Có
thể ngày hôm nay người ta thiếu đời sống cầu nguyện, thiếu đời sống kết
hợp mật thiết với Chúa nên sự ác và sự dữ hoành hành một cách khốc liệt
như thế này! Cố lên và cố lên! Thêm một lời cầu nguyện cho Eva, cho
Cain và cho Sa-un thời hiện đại. Biết đâu Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi
lòng của những Eva, Cain và Sa-un thời hiện đại.
Thanh Tâm
15 thg 9, 2013
LỄ TRAO HỌC BỔNG
Sau Thánh lễ Thiếu Nhi 7g30 hôm nay, Chúa Nhật 15-09-2013.
Cha Chánh Xứ Giuse Lê Hoàng và cha Phụ tá Giuse Đoàn Công Tuyên, Tuyên úy Thiếu Nhi đã trao Quà & Học bổng cho 33 em trúng tuyển vào các trường Đại Học và Cao Đẳng trong kỳ tuyển sinh vừa qua niên học 2013-2014.
Đại diện các em nhận quà đã phát biểu cảm tưởng: tri ân Cha Chánh xứ, cộng đoàn giáo xứ đã quan tâm nâng đỡ và khuyến khích các em trên bước đường học vấn. Bài hát "Công ơn Cha Mẹ" cũng được trình bài thay cho tâm tình cảm tạ và tri ân của các em đối với Phụ huynh, Gia đình.
Sau đó Cha Chánh xứ, Phụ Huynh và các em họp mặt trong buổi Tiệc ngọt thân mật chia sẻ niềm vui gia đình. Đại diện quý phụ huynh cũng nói lên cảm nhận hôm nay với mong ước được hợp tác với giáo xứ cùng chăm lo cho các em về vật chất cũng như tinh thần.
Sau cùng cha Chánh xứ cũng nhắn nhủ các Bạn Trẻ cố gắng học tốt trau dồi kiến thức Đạo cũng như Đời. Ngài mời gọi và mong ước sẽ tạo được một Nhóm Sinh Hoạt Sinh Viên dành cho các bạn nhằm tạo sân chơi bổ ích với tinh thần chia sẻ và phục vụ, liên kết tất cả những người Con trong cùng một Cha trên trời và Anh em nhau trong một Gia đình giáo xứ.
Cha Chánh Xứ Giuse Lê Hoàng và cha Phụ tá Giuse Đoàn Công Tuyên, Tuyên úy Thiếu Nhi đã trao Quà & Học bổng cho 33 em trúng tuyển vào các trường Đại Học và Cao Đẳng trong kỳ tuyển sinh vừa qua niên học 2013-2014.
Đại diện các em nhận quà đã phát biểu cảm tưởng: tri ân Cha Chánh xứ, cộng đoàn giáo xứ đã quan tâm nâng đỡ và khuyến khích các em trên bước đường học vấn. Bài hát "Công ơn Cha Mẹ" cũng được trình bài thay cho tâm tình cảm tạ và tri ân của các em đối với Phụ huynh, Gia đình.
Sau đó Cha Chánh xứ, Phụ Huynh và các em họp mặt trong buổi Tiệc ngọt thân mật chia sẻ niềm vui gia đình. Đại diện quý phụ huynh cũng nói lên cảm nhận hôm nay với mong ước được hợp tác với giáo xứ cùng chăm lo cho các em về vật chất cũng như tinh thần.
Sau cùng cha Chánh xứ cũng nhắn nhủ các Bạn Trẻ cố gắng học tốt trau dồi kiến thức Đạo cũng như Đời. Ngài mời gọi và mong ước sẽ tạo được một Nhóm Sinh Hoạt Sinh Viên dành cho các bạn nhằm tạo sân chơi bổ ích với tinh thần chia sẻ và phục vụ, liên kết tất cả những người Con trong cùng một Cha trên trời và Anh em nhau trong một Gia đình giáo xứ.
14 thg 9, 2013
Chúa Nhật XXIV Thường Niên - Năm C
Tin Mừng Lc 15,1-32
Khi ấy, tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức Giê-su mà nghe Người giảng. Những người phái Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.” Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn. “Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.” Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.” Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.” Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng. Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khoẻ.” Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!” Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã mất, mà nay lại tìm thấy”.
13 thg 9, 2013
SUY TÔN THÁNH GIÁ (Lễ 14-09)
PHÚC ÂM: Ga 3, 13-17
"Con Người phải bị treo lên".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Nicôđêmô rằng: "Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời.
"Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ".
Sự Chiến Thắng của Thánh Giá
Vào đầu thế kỷ thứ tư, Thánh Helena, mẹ của Hoàng Ðế La Mã Constantine, đến Giêrusalem để tìm kiếm các nơi linh thiêng mà Ðức Kitô đã từng đặt chân đến. Thánh nữ san bằng Ðền Aphrodite (thần Hy Lạp) mà truyền thống cho rằng được xây trên phần mộ của Ðấng Cứu Thế, và sau đó Constantine đã xây Ðền Mộ Thánh lên trên. Trong cuộc đào xới, các công nhân tìm thấy ba thập giá. Truyền thuyết nói rằng một thập giá được coi là của Ðức Giêsu khi thập giá ấy chữa lành một phụ nữ đang hấp hối khi thập giá chạm vào bà.
Ngay sau đó, thập giá ấy trở nên mục tiêu cho sự sùng kính. Vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh ở Giêrusalem, theo lời một nhân chứng, thập giá được lấy ra khỏi hộp đựng bằng bạc, và được đặt trên bàn cùng với tấm bảng nhỏ có ghi hàng chữ mà Philatô đã ra lệnh treo trên đầu Ðức Giêsu. Sau đó "từng người một đến kính viếng; tất cả đều cúi đầu; trước hết họ dùng trán sau đó dùng mắt để chạm đến thập giá và tấm bảng; và sau khi hôn kính thập giá họ mới lui bước."
Cho đến ngày nay, các Giáo Hội Ðông Phương, Công Giáo cũng như Chính Thống Giáo đều cử hành ngày Tôn Kính Thánh Giá vào tháng Chín để kỷ niệm ngày cung hiến Ðền Mộ Thánh. Ngày lễ này được du nhập vào niên lịch Tây Phương trong thế kỷ thứ bảy sau khi Hoàng Ðế Heraclius khôi phục được thập giá này khỏi tay người Ba Tư mà họ đã chiếm đoạt vào năm 614, trước đó 15 năm. Theo một truyện kể, vị hoàng đế định tự mình vác thập giá ấy vào Giêrusalem, nhưng không thể nào tiến bước được cho đến khi ông cởi bỏ phẩm phục sang trọng vua chúa và trở nên một người nghèo hèn đi chân đất.
Ngày nay thập giá là biểu tượng chung cho đức tin Kitô Hữu. Biết bao thế hệ các nghệ nhân đã biến thập giá thành một sản phẩm nghệ thuật để rước hoặc mang trên người như đồ trang sức. Ðối với con mắt của các Kitô Hữu tiên khởi, thập giá không đẹp đẽ gì. Nó được dựng bên ngoài các cổng thành, trên đó có treo xác chết như đe dọa bất cứ ai không tuân lệnh nhà cầm quyền La Mã -- kể cả các lạc giáo không chịu thờ cúng các tà thần của người La Mã. Mặc dù các tín hữu đề cập đến thập giá như một khí cụ trong sự cứu chuộc, ít khi thập giá xuất hiện trong nghệ thuật Kitô Giáo cho đến sau khi Constantine ban bố sắc lệnh khoan dung.
Lời Trích
Lời Trích
"Thập giá Ðức Kitô thật tráng lệ là dường nào! Nó đem lại sự sống chứ không phải cái chết; sự sáng chứ không phải tối tăm; thiên đàng chứ không phải sự mất mát. Ðó là mảnh gỗ mà trên đó Chúa Giêsu, như một chiến sĩ cao cả, bị thương tích nơi chân tay và cạnh sườn, nhưng nhờ đó đã chữa lành các thương tích của chúng ta. Cây trái cấm đã tiêu hủy chúng ta, bây giờ một cây khác đem lại sự sống cho chúng ta"
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu! Con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã dùng Thập Giá để cứu độ con, xin cho con trong từng ngày sống luôn biết hướng về Thập Giá Chúa, để con cảm nghiệm ra được tình Chúa đã yêu thương con, xin gìn giữ con để con không sống đối nghịch với Thập Giá Chúa.
Xin cho con cũng biết dùng chính Thập Giá đời con để được thông phần với Chúa trong chương trình cứu độ chính bản thân con và mọi người.
Xin Chúa đồng hành và giúp con luôn yêu như Chúa đã yêu con, tha thứ như Chúa đã tha thứ cho con, và luôn tín thác vào Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống. Nhờ đó mà con được Chúa yêu thương, nhờ đó mà hình ảnh của Chúa được tỏ lộ qua đời sống của con.Amen
Nguồn: http://www.cuocdoidanghien.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)