Ðể
đả phá sự kiêu ngạo, người Nhật Bản thường kể câu chuyện sau: Có một
nhà hiền triết nọ nổi tiếng về sự khôn ngoan và kiến thức. Ai ai cũng
tìm đến vấn kế.
Ðể kiểm chứng điều đó, một hôm có một giáo sư đại học đến xin tiếp kiến nhà hiền triết. Ông trang bị cho mình không biết bao lý lẽ và kiến thức.
Ðể kiểm chứng điều đó, một hôm có một giáo sư đại học đến xin tiếp kiến nhà hiền triết. Ông trang bị cho mình không biết bao lý lẽ và kiến thức.
Khi
ông giáo sư đại học an tọa trong phòng khách, nhàhiền triết mới đưa một
bình trà thật nóng ra tiếp khách .Ông bắt đầu rót nước vào tách của ông
giáo sư . Những giọt nước trà nóng hổi không mấy chốc đã tràn ra tách,
nhưng nhà hiền triết vẫn điềm nhiên rót tiếp. Nước tràn ra cả khay...
Ông giáo sư nhìn nước tràn ra khay rồi nghĩ thầm trong lòng: thì ra con
người mà thiên hạ tôn thờ như bậc thánh hiền chỉ là một con người lơ
đễnh, bất chấp... Không còn đủ kiên nhẫn nữa, vị giáo sư mới nói lớn:
"Thưa ngài tách trà đã đầy tràn, nước đang chảy lai láng ra bên ngoài cả
khay kìa".
Lúc
bấy giờ nhà hiền triết mới dừng tay lại và nói: "Cũng giống như tách
này, đầu óc của ông tràn đầy văn hóa, kiến thức, tư tưởng và những định
kiến. Nếu ông không dốc cạn tách trà của ông, thì làm sao tôi có thể nói
với ông về triết thuyết của tôi, bởi vì triết thuyết của tôi chỉ dành
cho những con người đơn sơ và cởi mở".
Có
dốc cạn tâm hồn, có trở nên nghèo nàn, con người mới có thể được Thiên
Chúa lấp đầy. Cái nghịch lý lớn nhất của cuộc đời là khi con người tìm
cách lấp đầy tâm hồn mình bằng những của cải chóng qua ở đời này, thì đó
cũng là lúc con người cảm thấy trống vắng nhất trong tâm hồn. Trái lại,
càng dốc cạn chính mình, càng trở nên nghèo nàn, con người càng được
Thiên Chúa lấp đầy, con người càng tìm thấy bình an và hạnh phúc đích
thực.
(Radio Veritas Asia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét