1 thg 9, 2018

Ghế chủ tọa


Ghế chủ tọa (P1)

VÀI NÉT LỊCH SỬ
Ghế chủ tọa ngày xưa chính là chỗ ngồi hay ngai tòa của vị giám mục địa phương trong nhà thờ của ngài, tức nhà thờ chánh tòa. Trước tiên, chiếc ghế này được đặt ở ngay phía đầu của cung thánh (apse), Đức Giám mục sẽ chủ tọa cử hành phụng vụ và giảng dạy ở đây.
Đến thế kỷ thứ IV, chiếc ghế này mới trở nên như một ngai tòa khi các giám mục bắt đầu trở thành như những viên chức nhà nước với đẳng cấp nghị viện. Trong khi cử hành Phụng vụ Lời Chúa, cộng đoàn tụ họp chung quanh ngai tòa các Sách Thánh, hay chung quanh chỗ liên quan đến ngai tòa này, tức là ghế giám mục, được triển khai từ tòa Môsê. Trong thánh đường Tây phương, ghế giám mục thường đặt trên bục cao phía sau bàn thờ để giám mục có thể nhìn thấy toàn thể cộng đoàn tín hữu và mọi người cũng có thể nghe được tiếng nói của ngài. Hai bên ghế giám mục, có hai chiếc ghế dài hình vòng cung dành cho các linh mục, các phó tế và các thừa tác viên khác không có ghế dành riêng. Việc bố trí như thế vẫn duy trì cho mãi đến thế kỷ XIV.


Trong một số trường hợp, Hội Thánh bên Đông phương có những sáng kiến độc đáo liên quan đến cách bố trí thánh đường. Chẳng hạn trong thánh đường thuộc giáo phái Nestôriô, có hai cái bục cao: một bục dành để kê bàn thờ, còn một cái bục khác đặt giữa thánh đường, trên đó có ghế dành cho giám mục và các thừa tác viên. Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, Đức Giám mục và các thừa tác viên sẽ rời ghế của mình. Họ tiến tới bàn thờ để bắt đầu phần Phụng vụ Thánh Thể.
Đến thế kỷ thứ XIV, trong các thánh đường Tây phương, bàn thờ được dời vào sát tường. Bàn thờ thường có cái giá phía trước mà khung sườn của cái giá này sát với bức tường dành cho các tranh ảnh thánh nên vị trí của chiếc ghế giám mục không thể ở phía đầu cung thánh được nữa. Thế là ghế giám mục và chủ tế phải chuyển dời sang một bên cung thánh, chính xác là phía Tin Mừng, tức phía bên trái của bàn thờ khi nhìn từ trên bàn thờ xuống lòng nhà thờ. Trong cung thánh cũng có các hàng ghế dành cho hàng giáo sĩ, kinh sĩ, đan sĩ và tu sĩ. Vì thế, dân chúng ngày càng lùi lại phía cuối thánh đường. Kết quả là đôi khi những người tham dự không còn nhìn thấy bàn thờ nữa bởi lẽ bàn thờ bị che khuất bởi các bức tường hay vách ngăn trang trí. Dân chúng bắt đầu thích tập trung chú ý vào những bàn thờ và nhà nguyện phụ có mặt trong thánh đường hơn là bàn thờ chính.1
Ngày nay, vị trí của chiếc ghế giám mục vẫn ở đó, tức là ở về một bên của cung thánh, nếu như kiến trúc của tòa nhà thờ không cho phép bố trí ghế giám mục trở lại vị trí thích hợp thuở ban đầu, tức là phía chóp đầu của cung thánh. Dĩ nhiên, bàn thờ hiện nay không dính sát vào bức tường ở phía đầu cung thánh nữa, cho nên khi thi hành một số nghi thức phụng vụ, chẳng hạn như nghi thức truyền chức, các giúp lễ sẽ mang và đặt ở phía trước bàn thờ một chiếc ghế dành cho vị giám mục phong chức.    
Với sự lớn mạnh của Giáo hội, cần thiết phải có một chiếc ghế dành cho vị chủ tế để ngài chủ tọa trên cộng đồng trong cử hành phụng vụ.


Ý NGHĨA GHẾ CHỦ TỌA
Vị tư tế là mục tử của Dân Chúa. Ghế của ngài trong nhà thờ phản ánh chức năng chủ tọa hơn là quyền hành của người ngồi ở đó. Ghế này có cùng một chức năng như là người đứng đầu bàn tiệc trong phòng ăn hay thủ trưởng của một phòng ban trong công ty.
Trong phụng vụ, ghế chủ tọa là dấu hiệu chỉ ra chức vụ của vị tư tế là chủ tọa cộng đoàn và điều khiển kinh nguyện (QCSL 310; XD 63). Theo Sách Các Phép số 881, ghế chủ tọa là một biểu tượng mà tại nơi này, vị chủ tế sẽ thực hiện chức năng chủ tọa cộng đoàn và hướng dẫn kinh nguyện của cộng đoàn phụng vụ. Vai trò của vị chủ sự là quan trọng và là trọng tâm trong bất cứ nghi thức phụng vụ nào, cho nên ghế chủ tọa nói lên phẩm giá của ngài xét như là người chủ tọa cộng đoàn nhân danh Chúa Kitô (XD 63).
Ý nghĩa thần học của ghế chủ tọa [xét như là một vị trí quan trọng mà từ đó vị tư tế chủ tọa thánh lễ] bắt nguồn từ cathedra hay ghế của Đức Giám mục trong giáo phận của ngài. Chiếc ghế này được đặt trong ngôi nhà thờ chính (chánh tòa) của giáo phận. Ghế chủ tọa, theo phụng vụ Rôma, không chỉ là một chiếc ghế vật chất hay là một đối tượng vật chất bên trong thánh đường, mà còn là biểu tượng vừa cho quyền bính của Đức Giám mục, vừa cho mối hiệp thông của Đức Giám mục với Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám mục khác trên toàn thế giới.2Đây là lý do phát sinh ra lễ kính ngai tòa thánh Phêrô hay lập Tông tòa thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng và Giám mục tiên khởi, được mừng vào ngày 22 tháng Hai. Vào thời kỳ hậu Công đồng Vatican II, ghế của giám mục được hiểu là ghế của người chủ trì và điều hành đời sống phụng vụ cũng như là thầy dạy của giáo phận tại địa phương;3 nó không chỉ là chỗ để ngồi, nhưng còn là dấu chỉ “sự hiệp nhất các tín hữu” (LNGM 42).
Như vậy, từ ghế giám mục mà ghế chủ tọa trong mỗi nhà thờ giáo xứ có được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Bởi vì Đức Giám mục không thể có mặt ở khắp nơi trong giáo phận của mình để chủ tọa trên mọi thành viên trong tất cả những giờ phụng vụ, cho nên mới phân thành các giáo xứ, và trong mỗi giáo xứ đều có vị mục tử thế vào vị trí của Đức Giám mục. Vì lý do này, khi cung hiến thánh đường mới, thông thường, chính Đức Giám mục giáo phận sẽ ngồi vào ghế chủ tọa. Ngài là mục tử và thầy dạy cao nhất trong nhà thờ giáo phận của mình, nên ngài là người đầu tiên ngồi vào ghế mà trong tương lai, chính ngài sẽ dạy đoàn chiên của mình qua các vị mục tử do ngài bổ nhiệm để coi sóc giáo xứ. Ghế chủ tọa trở thành cathedra tạm thời cho Đức Giám mục trong nghi lễ cung hiến thánh đường. Rồi đây, ghế chủ tọa sẽ đại diện cho quyền giảng dạy của Đức Giám mục khi vị linh mục chủ tế ngồi vào đó. Khi Đức Giám mục viếng thăm giáo xứ và chủ sự buổi cử hành phụng vụ, ngài sẽ ngồi lại vào ghế chủ tọa xét như là một ghế giám mục tạm thời hay là sự nối dài hữu hình ghế giám mục tại nhà thờ chánh tòa của ngài. 


THỰC HÀNH
1] Chỉ một ghế chủ tọa
Ghế giám mục tại nhà thờ chánh tòa là dấu hiệu hàng đầu của thẩm quyền giảng dạy, quyền bính mục vụ của Đức Giám mục cũng như là dấu hiệu sự hiệp nhất các tín hữu mà vị giám mục là chủ chăn của đoàn chiên (LNGM 42). Do đó, để diễn tả một cách thích hợp chức vụ đó, sẽ chỉ có duy nhất một ghế giám mục được đặt ở một nơi trong nhà thờ chánh tòa, để từ đây, ngài chủ tọa cử hành phụng vụ trên toàn thể giáo phận (LNGM 47). Tùy thuộc vào thiết kế của nhà thờ chánh tòa, sách LNGM số 47 phát biểu rằng, nên đôn cao ghế giám mục lên để mọi thành viên trong cộng đoàn nhà thờ có thể thấy ngài, nhưng không nên trang trí ghế giám mục lộng lẫy quá đáng hay có tán che phía trên (DX 70).
Cũng vậy, tại các thánh đường giáo xứ, sẽ chỉ có một chiếc ghế chủ tọa vừa khác biệt vừa nổi bật hơn tất cả những chiếc ghế khác dành cho phó tế, cho các vị đồng tế hay cho các linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế (QCSL 310). Ghế chủ tọa trở thành như một dấu chỉ chức vụ của linh mục chủ tế chủ tọa trên cộng đồng và hướng dẫn kinh nguyện của cộng đồng ngay tại nơi của Đức Giám mục.   
Không cần đặt hai bên ghế chủ tọa các ghế dành cho giúp lễ bàn thờ. Việc sắp xếp này nảy sinh từ các thánh lễ Misa hát trọng thể thời tiền Công đồng Vatican II khi thầy phó tế và thầy phụ phó tế hỗ trợ vị tư tế. Như QCSL 310 nói rõ: “Còn ghế cho các người giúp khác phải đặt sao cho phân biệt rõ ràng với ghế của hàng giáo sĩ và cho các người giúp có thể thi hành phận vụ mình cách dễ dàng trong cử hành phụng vụ”.
Khi đoàn đồng tế hiện diện, những người tham dự  phải nhận ra rằng chủ tọa là chức năng của duy một người chứ không phải của cả một ủy ban cho nên phải có một ghế chủ tọa mà thôi. Cung thánh không nên sắp xếp theo kiểu làm cho người ta trông đoàn đồng tế như thể là một ban quản trị nhà trường đang chủ tọa trên các sinh viên hay như một ban giám đốc công ty xí nghiệp đang cùng nhau điều khiển một cuộc họp các cổ đông. Các vị đồng tế nên ngồi một cách bình thường ở hai bên vì đúng ra các ngài là một thành phần của cộng đoàn hơn là những nhân vật thêm vào cho vị chủ tế. 4
Khi Đức Giám mục chủ tọa trong nhà thờ chánh tòa của mình, ngài ngồi vào ghế giám mục của mình. Khi các Đức Giám mục hay các vị giám chức khác cùng hiện diện trong cử hành đó, phải chuẩn bị cho các ngài những chỗ ngồi khác, tại một nơi thuận tiện, nhưng không được giống như ghế giám mục chánh tòa (LNGM 30).
Khi một linh mục chủ tế tại nhà thờ chánh tòa, ngài không được ngồi vào ghế giám mục chánh tòa bởi vì một ghế dành cho linh mục chủ tế được định vị ở một nơi khác trong nhà thờ chánh tòa, tách biệt khỏi ghế giám mục. Điều quan trọng là mọi người phải thấy được chiếc ghế này. Nó diễn tả chức năng chủ tọa của vị chủ sự trên cộng đồng và hướng dẫn kinh nguyện cộng đoàn (LNGM 47).
Như vậy, tại nhà thờ chánh tòa sẽ luôn luôn có “hai” ghế chủ tọa - một cái dành cho Đức Giám mục khi ngài hiện diện, và một cái kia dành cho linh mục chủ tế khi Đức Giám mục khuất diện. Điều này có nghĩa là vẫn chỉ sử dụng một chiếc ghế chủ tọa trong khi cử hành phụng vụ mà thôi. Sự khéo léo ở đây chính là làm sao để kích cỡ của ghế chủ tọa dành cho linh mục chủ tế phải nhỏ hơn và đơn giản hơn ghế giám mục, vì từ ghế giám mục mà chiếc ghế này đón nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.
Lm Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể SSS(cgvdt.vn)
___________________________
1  Xc. A. G. Martimort, “Structure and Laws of the Liturgical Celebration” trong A. G. Martimort (ed.), The Church at Prayer: An Introduction to the Liturgy, Vol. I (Minnesota: The Liturgical Press, 1987), 204-205.
 Xc. Kevin W. Irwin, Responses to 100 Questions on the Mass (Paulist Press, 1999), 46.
3  Xc. Richard S. Vosko, God’s House is Our House (Collegeville, Minesota: Liturgical Press, 2006), 93.
 Xc. Dennis C. Smolarski, sj, How not to Say Mass (Liturgy Training Publications, 2002), 43.

Ghế chủ tọa (P2)

Ghế chủ tọa (P2)

2] Vị trí của ghế chủ tọa 
Vị trí chính xác của ghế chủ tọa không được xác định một cách cụ thể trong bất kỳ tài liệu phụng vụ chính thức nào. Nó tùy thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như vị trí của nhà tạm..., nghĩa là tùy tình hình cụ thể của cung thánh. Tuy nhiên, nên đặt ghế chủ tọa ở xa bàn thờ và giảng đài, xét như là những điểm trung tâm và hội tụ của cung thánh, để dân chúng có thể chú tâm nhiều hơn đến hành vi phụng vụ diễn ra tại hai nơi này. 
Dẫu sao, ghế của Đức Giám mục nên đứng riêng ra tại một vị trí ổn định thường xuyên và được đôn cao lên để mọi thành viên trong cộng đồng nhà thờ chánh tòa có thể thấy ngài và ngài có thể thấy cộng đoàn phụng vụ một cách rõ ràng. Ghế giám mục đừng bao giờ đối diện với bức tường nhà thờ như đã từng xảy ra trong một số nhà thờ chánh tòa cổ xưa. Dù ghế giám mục cố định, nhưng trong những dịp hay biến cố đặc biệt, vị trí của nó cũng có thể được thay đổi.1 Ghế này không nên giống như một ngai tòa và vị trí của ghế giám mục phải chỉ ra rằng ngài đang chủ tọa trên toàn thể cộng đồng (LNGM 47; QCSL 310). Tốt hơn, nên sắp xếp ghế giám mục ở về một bên của cung thánh, còn ghế cho vị linh mục khi chủ tọa thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa sẽ ở vị trí đối xứng với ghế giám mục chánh tòa.   


Trường hợp ghế chủ tọa tại các nhà thờ giáo xứ, Quy chế Tổng quát Sách Lễ Roma số 310 đề cập như sau:
Ghế của vị chủ tế phải nói lên vai trò chủ tọa cộng đoàn và điều khiển kinh nguyện. Do đó, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, hướng về giáo dân, trừ phi lối kiến trúc thánh đường hoặc những hoàn cảnh khác không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc hiệp thông giữa vị tư tế và giáo dân trở nên khó khăn, hoặc vì Nhà tạm chiếm chỗ giữa phía sau bàn thờ. Phải tránh mọi thứ ngai tòa. Nên chúc lành cho ghế, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức trong Sách Nghi thức Rôma.  Cũng đặt ghế trong cung thánh cho các vị đồng tế và các linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế, các vị này phải mặc áo “các phép”. Ghế của thầy phó tế được đặt gần ghế chủ tế. Còn ghế cho các người giúp khác phải đặt sao cho phân biệt rõ ràng với ghế của hàng giáo sĩ và cho các người giúp có thể thi hành phận vụ mình cách dễ dàng.
Cần phải nói thêm rằng kiểu dáng và vị trí của ghế chủ tọa phải phân biệt với ghế dành cho phó tế và bất cứ chỗ ngồi nào khác dành cho hàng giáo sĩ (XD 63; 65).
Tác giả Hovda nhắc nhở rằng ghế chủ tọa không thể sử dụng theo ý của mình.2 Chúng ta không thể sử dụng và đặt ghế chủ tọa chỗ nào cũng được vì nó đại diện cho vai trò của tư tế. Linh mục chủ tế không chỉ là người đứng đầu nhóm, đúng hơn, như Đức Giám mục công bố trong Lời nguyện phong chức, ngài còn là thành viên của gia đình giáo phận, ngài hợp nhất với các Đức Giám mục “để van nài lòng thương xót của Chúa cho các linh hồn đã được giao phó cho họ và cho toàn thể thế giới”.
Theo Quy chế Tổng quát Sách Lễ Roma số 310 được trích dẫn ở trên, vị trí thích hợp nhất cho ghế chủ tọa là ở chính giữa, phía đầu cung thánh, sau bàn thờ và đối diện với dân chúng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vị trí ở phía đầu cung thánh thường không thích hợp lắm. Bởi vì, một mặt, nếu Nhà tạm được đặt ở trung tâm của cung thánh phía sau bàn thờ thì ghế ở đầu cung thánh sẽ có thể che chắn Nhà tạm và thường cản trở việc lấy hay cất Mình Thánh Chúa; mặt khác, do cần nâng cao ghế chủ tọa hơn cấp của bàn thờ để bảo đảm cho toàn thể cộng đoàn có thể nhìn thấy chủ tế nên ghế chủ tọa dễ biến thành một thứ như ngai tòa mà điều ta phải tránh là ghế chủ tọa quá xa hay quá to lớn và long trọng như một thứ ngai tòa (QCSL 310; DX 70). Như vậy, ta không nên đặt ghế chủ tọa ở vị trí đó bất cứ khi nào và nơi nào Nhà tạm được đặt ở trung tâm của cung thánh phía sau bàn thờ. Trong trường hợp này, giải pháp được đưa ra là đặt ghế chủ tọa ở vị trí đầu cung thánh nhưng dịch sang một bên phải hay bên trái của Nhà tạm. Giải pháp khác là đặt ghế chủ tọa đối xứng với giảng đài và vẫn đối diện với dân chúng.


Những điểm thực hành liên quan khác là:
- Không nên đặt ghế chủ tọa dựa vào bức tường bên hông bởi vì: 1] Thứ nhất, nó chống lại nguyên tắc có thể nhìn thấy chủ tế và làm cho mọi người khó nghe thấy ngài; 2] Thứ hai, điều này còn kéo theo việc tách biệt cả vị chủ tế lẫn các thừa tác viên khác - những người ngồi đằng sau hay bên cạnh chủ tế - ra khỏi cộng đoàn.    
- Ghế chủ tọa nên có phẩm chất cao quý hơn là những chiếc ghế khác trong nhà thờ về hình dáng lẫn chất liệu bởi vì cùng với bàn thờ và giảng đài, ghế chủ tọa là một trong ba điểm tập trung của cử hành Thánh Thể và là ba đối tượng vật chất quan trọng nhất nơi cung thánh. Tốt hơn, ghế chủ tọa phải hòa hợp cho đồng bộ với bàn thờ và giảng đài cũng như với kiến trúc của thánh đường.
- Ghế chủ tọa phải là chiếc ghế thực sự. Nghĩa là nó phải khác với chiếc ghế dài “sedilia” (có chỗ dựa lưng) hay khác với chiếc ghế dài “scamnun” (không có chỗ dựa lưng hay tay ghế). Hai loại này đã từng được sử dụng trước Công đồng Vatican II và nay phải thay thế chúng bằng ghế chủ tọa đích thực. Để giúp cho chủ tế sử dụng ghế một cách dễ dàng và thuận tiện, trừ phi lưng ghế dựa sát vào bức tường phía đầu cung thánh, nên sắp xếp ghế chủ tọa thế nào để có một khoảng không chung quanh và không được làm cho khu vực chung quanh ghế chủ tọa nên bừa bộn bởi hoa, nến hay bất cứ thể loại trang trí nào.  
- Không nên để trên ghế chủ tọa các thứ như: giấy tờ, sách vở, Sách Lễ, sách hát hay bất cứ thứ gì khác bởi vì chúng làm mất đi phẩm giá của ghế chủ tọa. Nếu muốn, có thể đặt tất cả những thứ này trên một cái bàn nhỏ đặt bên cạnh ghế chủ tọa. Tuy nhiên, ngay cả trên chiếc bàn nhỏ này, cũng phải tránh để đồ đạc cách bừa bộn.
Theo Eugene Walsh,ss: “Nguyên tắc mang tính quyết định hơn tất cả những yếu tố khác là vị trí tốt nhất cho vị chủ tế phải là nơi làm cho ngài hiện diện ngay lập tức đối với cộng đoàn cử hành… Không có gì gây cản trở cho sự tiếp xúc trực tiếp của ngài với cộng đoàn… Vị chủ tế không cần một ngai tòa… nhưng nên có một cái ghế thu hút mọi người về phía chủ tọa…. Vì dấu hiệu mạnh mẽ nhất của sự lãnh đạo, nên vị chủ tế cần ngồi ở vị trí cách biệt”.3
Ghế chủ tọa nên được đặt phía sau bàn thờ hay gần bàn thờ, ở một chỗ thuận tiện và ở độ cao mà dân chúng có thể thấy các cử chỉ của vị chủ tế - người chủ tọa của cộng đoàn phụng vụ - cũng như có thể nghe những lời của ngài. Cần cân nhắc kích cỡ và kiến trúc của nhà thờ cho việc sắp xếp ghế chủ tọa thế nào để vị tư tế làm chủ tọa cộng đoàn chứ không như thể thống trị. Cộng đoàn Dân Chúa phải cảm nhận rằng vị chủ tế của họ không ở quá xa hay tách rời họ, nhưng ngài như là một thành phần tham dự vào phụng vụ một cách tích cực và hỗ tương.4 Ghế chủ tọa nên là một chiếc ghế phẩm chất tốt và đẹp được thiết kế hay chọn lựa hòa hợp với kiểu dáng của giáo đường và không quên đem lại thoải mái cho chủ tế (QCSL 309). Như đã nói ở trên, tại nhà thờ chánh tòa, ngoài ghế của Đức Giám mục giáo phận, còn cần sắp xếp thêm một chiếc ghế đặc biệt khác nữa được dự liệu làm ghế chủ tọa cho vị linh mục chủ tế.
Chỗ ngồi cho các phó tế, thầy giúp lễ và chưởng nghi được xếp hai bên của ghế chủ tọa hay ghế ngồi của Đức Giám mục để họ dễ dàng thi hành các chức năng quan trọng. Cũng cần những chỗ ngồi khác cho các vị đồng tế. Những người giúp lễ không bao giờ chiếm những chỗ này. Nếu có thể, các lễ sinh không nên ngồi đối diện với dân chúng như thể họ đang chủ tọa. Ghế cho họ có thể đặt để ở cung thánh hay gần cung thánh (QCSL 310; LNGM 50), tốt nhất là gần bàn đồ lễ và dọc theo hai bên để họ có thể dễ dàng lại gần và nhanh chóng tới chỗ để các sách phụng vụ và các vật dụng thánh. Tuy nhiên cung thánh đừng bao giờ “chen chúc” quá nhiều ghế đơn, ghế dài và ghế quỳ.5 Những chiếc ghế dành cho lễ sinh hay các thừa tác viên khác đừng bao giờ nổi bật hơn cả ghế dành cho linh mục và phó tế.6
Người giúp lễ sẽ giữ sách mỗi khi chủ tế đọc bất kỳ bản văn nào tại ghế chủ tọa. Một cái giá sách đơn giản có thể được đặt trước ghế chủ tọa chỉ trong lúc cử hành thánh lễ mà không có giúp lễ.7  
Không như bàn thờ và giảng đài, ghế chủ tọa không nhất thiết phải cố định hay không thể di dời. Dù vậy, giáo dân không được sử dụng ghế này trong buổi cử hành Lời Chúa với Hiệp lễ hay cử hành phụng vụ Chúa nhật không có linh mục.8 Họ nên ngồi bất cứ chỗ nào khác nơi cung thánh. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, phó tế lại có thể sử dụng ghế chủ tọa. Nhưng những trường hợp khác, chẳng hạn khi cử hành Bí tích Thánh Tẩy, chứng hôn, hay chúc lành, dường như tốt hơn cả, chỗ ngồi thông thường dành cho thầy phó tế là bên cạnh ghế chủ tọa.9
(còn nữa)
Lm Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể SSS(cgvdt.vn)
_____________________________________
1 Richard S. Vosko, God’s House is Our House, 94.
2 Xc. Ibid.
3 Eugene Walsh, Practical Suggestions for Celebrating Sunday Mass (Old Hickory, Tenn. : Pastoral Arts Associates of North America, 1978), 18-19.
Xc. David McNorgan, Preparing the Enviroment for Worship (Ottawa, Canada: Novalis, St. Paul University., 1997), 33.
Peter Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite (USA: Ignatius, 2004), no. 55.
6 Xc. Mary Patricia Storms – Paul Turner, Guide Ministers of Liturgical Enviroment (Chicago: Liturgy Training Publications, 2009), 7.
7 Peter Elliott, op. cit, no. 56.
8 Bộ Phụng Tự, Hướng dẫn Cử hành Phụng vụ Chúa nhật khi không có linh mục (1988), số 40. 
9 Mark G. Boyer, The Liturgical Enviroment, 2nd Edition (Collegeville, Minesota: Liturgical Press, 2004), 65.

Ghế chủ tọa (P2)

2] Vị trí của ghế chủ tọa 

Vị trí chính xác của ghế chủ tọa không được xác định một cách cụ thể trong bất kỳ tài liệu phụng vụ chính thức nào. Nó tùy thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như vị trí của nhà tạm..., nghĩa là tùy tình hình cụ thể của cung thánh. Tuy nhiên, nên đặt ghế chủ tọa ở xa bàn thờ và giảng đài, xét như là những điểm trung tâm và hội tụ của cung thánh, để dân chúng có thể chú tâm nhiều hơn đến hành vi phụng vụ diễn ra tại hai nơi này. 
Dẫu sao, ghế của Đức Giám mục nên đứng riêng ra tại một vị trí ổn định thường xuyên và được đôn cao lên để mọi thành viên trong cộng đồng nhà thờ chánh tòa có thể thấy ngài và ngài có thể thấy cộng đoàn phụng vụ một cách rõ ràng. Ghế giám mục đừng bao giờ đối diện với bức tường nhà thờ như đã từng xảy ra trong một số nhà thờ chánh tòa cổ xưa. Dù ghế giám mục cố định, nhưng trong những dịp hay biến cố đặc biệt, vị trí của nó cũng có thể được thay đổi.1 Ghế này không nên giống như một ngai tòa và vị trí của ghế giám mục phải chỉ ra rằng ngài đang chủ tọa trên toàn thể cộng đồng (LNGM 47; QCSL 310). Tốt hơn, nên sắp xếp ghế giám mục ở về một bên của cung thánh, còn ghế cho vị linh mục khi chủ tọa thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa sẽ ở vị trí đối xứng với ghế giám mục chánh tòa.   


Trường hợp ghế chủ tọa tại các nhà thờ giáo xứ, Quy chế Tổng quát Sách Lễ Roma số 310 đề cập như sau:
Ghế của vị chủ tế phải nói lên vai trò chủ tọa cộng đoàn và điều khiển kinh nguyện. Do đó, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, hướng về giáo dân, trừ phi lối kiến trúc thánh đường hoặc những hoàn cảnh khác không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc hiệp thông giữa vị tư tế và giáo dân trở nên khó khăn, hoặc vì Nhà tạm chiếm chỗ giữa phía sau bàn thờ. Phải tránh mọi thứ ngai tòa. Nên chúc lành cho ghế, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức trong Sách Nghi thức Rôma.  Cũng đặt ghế trong cung thánh cho các vị đồng tế và các linh mục hiện diện trong buổi cử hành mà không đồng tế, các vị này phải mặc áo “các phép”. Ghế của thầy phó tế được đặt gần ghế chủ tế. Còn ghế cho các người giúp khác phải đặt sao cho phân biệt rõ ràng với ghế của hàng giáo sĩ và cho các người giúp có thể thi hành phận vụ mình cách dễ dàng.
Cần phải nói thêm rằng kiểu dáng và vị trí của ghế chủ tọa phải phân biệt với ghế dành cho phó tế và bất cứ chỗ ngồi nào khác dành cho hàng giáo sĩ (XD 63; 65).
Tác giả Hovda nhắc nhở rằng ghế chủ tọa không thể sử dụng theo ý của mình.2 Chúng ta không thể sử dụng và đặt ghế chủ tọa chỗ nào cũng được vì nó đại diện cho vai trò của tư tế. Linh mục chủ tế không chỉ là người đứng đầu nhóm, đúng hơn, như Đức Giám mục công bố trong Lời nguyện phong chức, ngài còn là thành viên của gia đình giáo phận, ngài hợp nhất với các Đức Giám mục “để van nài lòng thương xót của Chúa cho các linh hồn đã được giao phó cho họ và cho toàn thể thế giới”.
Theo Quy chế Tổng quát Sách Lễ Roma số 310 được trích dẫn ở trên, vị trí thích hợp nhất cho ghế chủ tọa là ở chính giữa, phía đầu cung thánh, sau bàn thờ và đối diện với dân chúng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vị trí ở phía đầu cung thánh thường không thích hợp lắm. Bởi vì, một mặt, nếu Nhà tạm được đặt ở trung tâm của cung thánh phía sau bàn thờ thì ghế ở đầu cung thánh sẽ có thể che chắn Nhà tạm và thường cản trở việc lấy hay cất Mình Thánh Chúa; mặt khác, do cần nâng cao ghế chủ tọa hơn cấp của bàn thờ để bảo đảm cho toàn thể cộng đoàn có thể nhìn thấy chủ tế nên ghế chủ tọa dễ biến thành một thứ như ngai tòa mà điều ta phải tránh là ghế chủ tọa quá xa hay quá to lớn và long trọng như một thứ ngai tòa (QCSL 310; DX 70). Như vậy, ta không nên đặt ghế chủ tọa ở vị trí đó bất cứ khi nào và nơi nào Nhà tạm được đặt ở trung tâm của cung thánh phía sau bàn thờ. Trong trường hợp này, giải pháp được đưa ra là đặt ghế chủ tọa ở vị trí đầu cung thánh nhưng dịch sang một bên phải hay bên trái của Nhà tạm. Giải pháp khác là đặt ghế chủ tọa đối xứng với giảng đài và vẫn đối diện với dân chúng.


Những điểm thực hành liên quan khác là:
- Không nên đặt ghế chủ tọa dựa vào bức tường bên hông bởi vì: 1] Thứ nhất, nó chống lại nguyên tắc có thể nhìn thấy chủ tế và làm cho mọi người khó nghe thấy ngài; 2] Thứ hai, điều này còn kéo theo việc tách biệt cả vị chủ tế lẫn các thừa tác viên khác - những người ngồi đằng sau hay bên cạnh chủ tế - ra khỏi cộng đoàn.    
- Ghế chủ tọa nên có phẩm chất cao quý hơn là những chiếc ghế khác trong nhà thờ về hình dáng lẫn chất liệu bởi vì cùng với bàn thờ và giảng đài, ghế chủ tọa là một trong ba điểm tập trung của cử hành Thánh Thể và là ba đối tượng vật chất quan trọng nhất nơi cung thánh. Tốt hơn, ghế chủ tọa phải hòa hợp cho đồng bộ với bàn thờ và giảng đài cũng như với kiến trúc của thánh đường.
- Ghế chủ tọa phải là chiếc ghế thực sự. Nghĩa là nó phải khác với chiếc ghế dài “sedilia” (có chỗ dựa lưng) hay khác với chiếc ghế dài “scamnun” (không có chỗ dựa lưng hay tay ghế). Hai loại này đã từng được sử dụng trước Công đồng Vatican II và nay phải thay thế chúng bằng ghế chủ tọa đích thực. Để giúp cho chủ tế sử dụng ghế một cách dễ dàng và thuận tiện, trừ phi lưng ghế dựa sát vào bức tường phía đầu cung thánh, nên sắp xếp ghế chủ tọa thế nào để có một khoảng không chung quanh và không được làm cho khu vực chung quanh ghế chủ tọa nên bừa bộn bởi hoa, nến hay bất cứ thể loại trang trí nào.  
- Không nên để trên ghế chủ tọa các thứ như: giấy tờ, sách vở, Sách Lễ, sách hát hay bất cứ thứ gì khác bởi vì chúng làm mất đi phẩm giá của ghế chủ tọa. Nếu muốn, có thể đặt tất cả những thứ này trên một cái bàn nhỏ đặt bên cạnh ghế chủ tọa. Tuy nhiên, ngay cả trên chiếc bàn nhỏ này, cũng phải tránh để đồ đạc cách bừa bộn.
Theo Eugene Walsh,ss: “Nguyên tắc mang tính quyết định hơn tất cả những yếu tố khác là vị trí tốt nhất cho vị chủ tế phải là nơi làm cho ngài hiện diện ngay lập tức đối với cộng đoàn cử hành… Không có gì gây cản trở cho sự tiếp xúc trực tiếp của ngài với cộng đoàn… Vị chủ tế không cần một ngai tòa… nhưng nên có một cái ghế thu hút mọi người về phía chủ tọa…. Vì dấu hiệu mạnh mẽ nhất của sự lãnh đạo, nên vị chủ tế cần ngồi ở vị trí cách biệt”.3
Ghế chủ tọa nên được đặt phía sau bàn thờ hay gần bàn thờ, ở một chỗ thuận tiện và ở độ cao mà dân chúng có thể thấy các cử chỉ của vị chủ tế - người chủ tọa của cộng đoàn phụng vụ - cũng như có thể nghe những lời của ngài. Cần cân nhắc kích cỡ và kiến trúc của nhà thờ cho việc sắp xếp ghế chủ tọa thế nào để vị tư tế làm chủ tọa cộng đoàn chứ không như thể thống trị. Cộng đoàn Dân Chúa phải cảm nhận rằng vị chủ tế của họ không ở quá xa hay tách rời họ, nhưng ngài như là một thành phần tham dự vào phụng vụ một cách tích cực và hỗ tương.4 Ghế chủ tọa nên là một chiếc ghế phẩm chất tốt và đẹp được thiết kế hay chọn lựa hòa hợp với kiểu dáng của giáo đường và không quên đem lại thoải mái cho chủ tế (QCSL 309). Như đã nói ở trên, tại nhà thờ chánh tòa, ngoài ghế của Đức Giám mục giáo phận, còn cần sắp xếp thêm một chiếc ghế đặc biệt khác nữa được dự liệu làm ghế chủ tọa cho vị linh mục chủ tế.
Chỗ ngồi cho các phó tế, thầy giúp lễ và chưởng nghi được xếp hai bên của ghế chủ tọa hay ghế ngồi của Đức Giám mục để họ dễ dàng thi hành các chức năng quan trọng. Cũng cần những chỗ ngồi khác cho các vị đồng tế. Những người giúp lễ không bao giờ chiếm những chỗ này. Nếu có thể, các lễ sinh không nên ngồi đối diện với dân chúng như thể họ đang chủ tọa. Ghế cho họ có thể đặt để ở cung thánh hay gần cung thánh (QCSL 310; LNGM 50), tốt nhất là gần bàn đồ lễ và dọc theo hai bên để họ có thể dễ dàng lại gần và nhanh chóng tới chỗ để các sách phụng vụ và các vật dụng thánh. Tuy nhiên cung thánh đừng bao giờ “chen chúc” quá nhiều ghế đơn, ghế dài và ghế quỳ.5 Những chiếc ghế dành cho lễ sinh hay các thừa tác viên khác đừng bao giờ nổi bật hơn cả ghế dành cho linh mục và phó tế.6
Người giúp lễ sẽ giữ sách mỗi khi chủ tế đọc bất kỳ bản văn nào tại ghế chủ tọa. Một cái giá sách đơn giản có thể được đặt trước ghế chủ tọa chỉ trong lúc cử hành thánh lễ mà không có giúp lễ.7  
Không như bàn thờ và giảng đài, ghế chủ tọa không nhất thiết phải cố định hay không thể di dời. Dù vậy, giáo dân không được sử dụng ghế này trong buổi cử hành Lời Chúa với Hiệp lễ hay cử hành phụng vụ Chúa nhật không có linh mục.8 Họ nên ngồi bất cứ chỗ nào khác nơi cung thánh. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, phó tế lại có thể sử dụng ghế chủ tọa. Nhưng những trường hợp khác, chẳng hạn khi cử hành Bí tích Thánh Tẩy, chứng hôn, hay chúc lành, dường như tốt hơn cả, chỗ ngồi thông thường dành cho thầy phó tế là bên cạnh ghế chủ tọa.9
(còn nữa)
Lm Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể SSS(cgvdt.vn)
_____________________________________
1 Richard S. Vosko, God’s House is Our House, 94.
2 Xc. Ibid.
3 Eugene Walsh, Practical Suggestions for Celebrating Sunday Mass (Old Hickory, Tenn. : Pastoral Arts Associates of North America, 1978), 18-19.
Xc. David McNorgan, Preparing the Enviroment for Worship (Ottawa, Canada: Novalis, St. Paul University., 1997), 33.
Peter Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite (USA: Ignatius, 2004), no. 55.
6 Xc. Mary Patricia Storms – Paul Turner, Guide Ministers of Liturgical Enviroment (Chicago: Liturgy Training Publications, 2009), 7.
7 Peter Elliott, op. cit, no. 56.
8 Bộ Phụng Tự, Hướng dẫn Cử hành Phụng vụ Chúa nhật khi không có linh mục (1988), số 40. 
9 Mark G. Boyer, The Liturgical Enviroment, 2nd Edition (Collegeville, Minesota: Liturgical Press, 2004), 65.

-----------------------------------------------
Ghế chủ tọa (P3)

3] Những phần chủ sự cử hành từ ghế chủ tọa
Đầu lễ, đang khi cộng đoàn đứng hát Ca Nhập lễ, vị chủ tế đi vào cung thánh. Ngài tiến lên hôn bàn thờ, rồi tùy nghi xông hương thánh giá và chung quanh bàn thờ. Sau đó, tư tế đi đến ghế chủ tọa. Từ ghế chủ tọa, tư tế và giáo dân làm dấu Thánh giá. Rồi vị tư tế hướng về giáo dân, dang tay, dùng một trong các công thức đã soạn sẵn mà chào họ. Sau đó, chính vị tư tế [hay một thừa tác viên khác] nói một vài lời vắn tắt dẫn giáo dân vào thánh lễ ngày hôm ấy. Tiếp theo là Nghi thức Sám hối. Khi luật đòi hỏi thì hát hoặc đọc kinh Vinh Danh sau Nghi thức Thống hối. Tiếp đó, linh mục mời giáo dân cầu nguyện. Mọi người cùng với vị tư tế thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Ðoạn vị tư tế dang tay đọc lời nguyện nhập lễ; đọc xong, giáo dân tung hô: “Amen” (QCSL 123-127).


Vị tư tế ngồi tại ghế chủ tọa trong lúc Lời Chúa được công bố: Bài đọc I, II và Thánh vịnh Đáp ca (QCSL 128-130). Nếu phó tế hiện diện, thầy ngồi gần vị tư tế (QCSL 310), và nếu thầy công bố Tin Mừng thì vị tư tế sẽ chúc lành cho thầy (QCSL 175) đang khi đứng tại ghế chủ tọa.
Theo quy định của QCSL tại các số 131-134 và số 212, nơi chọn lựa đầu tiên để giảng lễ là đứng tại ghế chủ tọa. Giảng lễ tại đây có hai ý nghĩa: i] Thứ nhất, nhấn mạnh đến cương vị của tư tế là thầy dạy, người lãnh đạo và thánh hóa cộng đoàn; ii] Thứ hai, tư tế là đại diện của Đức Giám mục tại giáo xứ. Tại ghế chủ tọa, tư tế thi hành chức năng như vị mục tử của đoàn chiên. Quyền bính này đến từ Đức Giám mục và ghế giám mục là dấu chỉ quyền bính giảng dạy của ngài trong giáo phận.     
Sau khi giảng, chủ tế ngồi tại ghế chủ tọa thinh lặng giây lát (QCSL 66). Nếu có đọc kinh Tin Kính, đang khi đứng tại ghế chủ tọa, tư tế dẫn cộng đoàn vào phần tuyên xưng đức tin. Lời nguyện tín hữu sau kinh Tin Kính cũng được chủ tế điều khiển từ ghế chủ tọa trong khi những ý nguyện được loan báo từ giảng đài hay từ một nơi nào khác thích hợp (QCSL 71). Bằng việc chủ tọa lời nguyện tín hữu từ ghế chủ tọa, tức là những lời dẫn nhập vào lời nguyện tín hữu và lời nguyện kết thúc được thể hiện bởi tư tế, ngài nhấn mạnh đến chức vụ của mình là người hướng dẫn kinh nguyện của cộng đồng. Năng lực thánh hóa này, vị tư tế tiếp nhận từ Đức Giám mục khi vị chủ chăn giáo phận tín nhiệm trao phó các tín hữu trong một giáo xứ cho linh mục chăm sóc.
Khi kết thúc phần lời nguyện tín hữu, chủ tế ngồi tại ghế chủ tọa. Đang khi đó, các thừa tác viên phụng vụ lo chuẩn bị bàn thờ, thu gom của lễ của dân chúng và lễ vật được mang lên cung thánh. Chủ tế hay phó tế đón nhận những lễ vật từ các thành viên của cộng đoàn tại một nơi thích hợp rồi đem chúng lên bàn thờ (QCSL 73).   
Sau phần hiệp lễ, thừa tác viên cất Mình Thánh Chúa và tráng chén, chủ tế có thể trở về ghế chủ tọa, ngồi thinh lặng trong giây lát hay tham gia vào ca hát (QCSL 163-164). Rồi ngài đứng tại ghế chủ tọa để đọc lời nguyện hiệp lễ (QCSL 165).
Cũng đứng tại ghế chủ tọa, tư tế có thể loan báo ngắn gọn tin tức, tiếp theo là lời chào, chúc lành và giải tán dân chúng (QCSL 166-168).


Tóm lại, ngoại trừ kinh Tạ Ơn, tất cả những lời nguyện thuộc chủ tế đều được tư tế đọc tại ghế chủ tọa. Sự nối kết mà dân chúng thấy được giữa vị chủ tế và ghế chủ tọa cung cấp một biểu tượng thống nhất cho kinh nguyện chung. Nếu vị chủ tế đứng tại bàn thờ để cử hành nghi thức đầu lễ, ngài sẽ lôi kéo một cách sai lầm những người tham dự vào Phụng vụ Thánh Thể trước thời gian của phần này. Tương tự như vậy, chủ tế nên đọc lời nguyện hiệp lễ từ ghế chủ tọa hơn là tại bàn thờ bởi vì việc chia sẻ tại bàn thờ đã hoàn tất và chúng ta đang thực hiện một sự dịch chuyển trở về với cuộc sống hằng ngày. Sử dụng ghế chủ tọa như một tiêu điểm vào lúc thích hợp trong thánh lễ là chúng ta tôn trọng hình dáng năng động của phụng vụ và những thay đổi của tiêu đểm diễn ra suốt hành vi nghi thức.1
4] Chỗ ngồi cho thừa tác viên khác và cho cộng đoàn
QCSL xác định rằng chỗ ngồi dành cho các thừa tác viên không chức thánh phải phân biệt cách tỏ tường với ghế dành cho giáo sĩ (QCSL 310). Tuy nhiên, những chỗ ngồi đó phải giúp cho các nhân vật như: giúp lễ, thầy đọc sách, thầy giúp lễ, độc viên, thừa tác viên Thánh Thể hoàn thành chức năng của họ cách dễ dàng (QCSL 310). Giải pháp tốt nhất là dành cho các tác viên giúp lễ chỗ ngồi ở gần lối vào cung thánh, hay nếu có thể, ở hàng ghế dài phía trước mà từ đó họ dễ dàng hỗ trợ cho vị tư tế.  Đối với các tác viên khác như thừa tác viên Thánh Thể, thầy đọc sách, thầy giúp lễ, độc viên, họ nên ngồi cùng với các thành viên của cộng đoàn, họ sẽ tiến lên phía trước để thi hành tác vụ của mình, và trở lại vị trí khi làm xong.
Chỗ ngồi dành cho dân chúng đương nhiên là ở lòng nhà thờ, điều quan trọng là phải làm thế nào để họ có thể tham dự vào cử hành phụng vụ vừa cả bằng con mắt thể xác vừa cả con mắt tâm hồn. Nghĩa là, họ có thể thấy được chủ tế và các thừa tác viên khác khi những người này đang đọc hay điều khiển kinh nguyện. Hơn nữa, họ có thể dễ dàng nghe thấy chủ tế, phó tế, những người đọc Sách Thánh… (QCSL 311). Chỗ ngồi của các tín hữu cũng phải làm sao để họ dễ dàng và thuận tiện hòa vào các tư thế, cử điệu do cử hành phụng vụ đòi hỏi, đặc biệt là trong việc hình thành nên cuộc rước hiệp lễ (QCSL 311).


Một đề nghị đáng được quan tâm là sử dụng phối hợp vừa các ghế dài vừa các ghế đơn trong nhà thờ. Cách thức này làm cho chỗ ngồi dành cho các tín hữu vừa cố định vừa có thể thay đổi và giúp cho các hành động phụng vụ khác nhau được thuận lợi. Cần tránh sắp đặt chỗ ngồi của dân chúng quá xa cung thánh bởi chúng cản trở sự tham dự tích cực của họ vào cử hành phụng vụ (XD 87).  
5] Chỗ ngồi cho ca đoàn và không gian cho các nhạc cụ
Chỗ ngồi cho ca đoàn và không gian cho các nhạc cụ được xác định một cách rõ rệt trong:
QCSL số 312: Phải dựa vào cấu trúc của thánh đường mà xếp chỗ cho ca đoàn, để cho thấy bản chất của ca đoàn là thành phần của cộng đoàn tụ họp và giữ một phận vụ riêng biệt, để ca đoàn dễ dàng thực hiện phận vụ mình, và mọi ca viên thuận lợi tham dự đầy đủ vào Thánh lễ, nghĩa là tham dự bí tích Thánh Thể”. 
QCSL số 313: Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được…”.
Như vậy, từ những hướng dẫn này, dù chỗ ngồi cho ca đoàn và các nhạc công khác biệt với những người khác nhưng phải loại trừ những vị trí hay cách sắp xếp nào tách rời nhạc công hay ca viên khỏi phần còn lại của cộng đồng. Vị trí của ca đoàn phải tỏ cho thấy sự hiện diện của họ như là thành phần của cộng đoàn phụng tự (QCSL 294; DX 96).
Không đòi hỏi toàn bộ dân chúng thấy ca đoàn, nhưng nghe thấy họ là một vấn đề chính yếu. Tuy nhiên, đối với người đánh nhịp cộng đồng và các lĩnh xướng viên, cộng đồng tham dự phải thấy được và nghe được họ bởi vì họ là người hướng dẫn phụng tự cho mọi người trong những thời khắc họ đang thực hành âm nhạc và họ phục vụ như là “mối liên kết” thấy được giữa ca đoàn và cộng đồng. Điều này có nghĩa là họ nên ở phía trước cộng đoàn hơn là ở phía sau. Lý tưởng là nếu hát cộng đồng, người ta nên thấy được lĩnh xướng viên hơn là nghe thấy họ bởi vì tiếng hát của lĩnh xướng viên không được lấn át cộng đồng. Ca trưởng và lĩnh xướng viên phải có thể chú ý được vào các hành động phụng vụ đang diễn ra tại bàn thờ, giảng đài, ghế chủ tọa, giếng rửa tội…
Nếu do cấu trúc của nhà thờ, như tại các nhà thờ mới được thiết kế và xây dựng gần đây, các nhạc công và ca viên thường ở gần cung thánh, thì vẫn phải phản ánh được sự thánh thiện của tác vụ âm nhạc; đừng để xảy ra tình trạng quá đông đúc đến độ nhồi nhét, vô tổ chức, hay che khuất và làm lu mờ bất kỳ một thừa tác viên nào khác tại cung thánh; cũng đừng gây chia lòng chia trí cho người khác khi họ hướng về hành động phụng vụ đang diễn ra ở cung thánh (XD 89-90; DX 97). Người xướng thánh vịnh nên ngồi ở vị trí dễ dàng đi tới giảng đài để thi hành nhiệm vụ.
Lm Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể SSS(cgvdt.vn)
Chữ viết tắt:
QCSL = Quy chế Tổng quát Sách Lễ Roma (2002).
LNGM = Sách Lễ nghi Giám mục (1984).
DX = Dựng xây từ những Viên đá Sống động (2006).
XD = Built on Living Stones (Washington, D.C, 2000).
__________________________________
1 David McNorgan, Preparing the Enviroment for Worship, 33

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét