MẾN YÊU HẰNG NGÀY – THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Thứ 3, 12-03-2019 (Mt 6, 7-15)
“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
SUY NIỆM
“”Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6, 14-15).
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày một khuôn mẫu mà chúng ta cần làm theo và chuyện xảy ra nếu ta không bước theo lí tưởng đó: Tha thứ và được tha thứ. Cả hai đều cần phải được theo đuổi và đều quan trọng như nhau.
Khi ta hiểu được việc tha thứ cách đúng đắn, việc làm ấy sẽ dễ dàng để theo đuổi và thực hành hơn rất nhiều, so với khi ta không hiểu ý nghĩa thực sự của việc tha thứ. Khi đó, ta thường coi đây là một gánh nặng và khó hiểu, và từ đó, ta không theo đuổi việc làm ấy nữa.
Có lẽ thử thách lớn nhất ngăn cản ta tha thứ tha nhân là sự biến mất của sự công bằng trong lòng. Điều này càng đúng hơn khi người có lỗi “quên” xin tha thứ. Ngược lại, khi người lỗi phạm xin tha thứ và bày tỏ sự thống hối, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và ta có khả năng sẽ bỏ qua việc đòi hỏi người kia bồi thường cho mình. Nhưng khi người kia không tỏ ra ăn năn mà vẫn được tha thứ, ta sẽ có khuynh hướng nghĩ rằng mọi thứ thật không công bằng, suy nghĩ đó khó mà bỏ đi trong lòng ta.
Một điều rất quan trọng nữa là ta không nên ngụy biện cho lỗi lầm của người khác. Ta tha thứ không có nghĩa là tội lỗi đó chưa từng xảy ra, càng không có nghĩa là mọi thứ đều ổn khi người này làm việc đó. Trái lại, tha thứ là tập trung và thừa nhận tội lỗi đó đã xảy ra. Điều này cực kì quan trọng, vì, chỉ khi ta hiểu và công nhận tội lỗi đó đã xảy ra, việc tha thứ mới có thể đến cách tự nhiên được. Từ đó, sự công bằng mới có thể xuất hiện. Sự công bằng ấy tràn đầy lòng thương xót và yêu mến, vì thế nó sẽ có hiệu ứng cao hơn trên người tha thứ, hơn là người được tha thứ.
Khi đề nghị tha thứ từ lòng thương mến dành cho người khác, chúng ta trở nên tự do từ tội lỗi. Lòng thương mến là cách mà Thiên Chúa bỏ đi sự đau đớn trong lòng chúng ta và cho ta sự hưởng sự tha thứ của Người ngày sau nhiều hơn mức ta xứng đáng chỉ với công sức của ta.
Sự tha thứ không đi đôi với sự hoà thuận. Sự hoà thuận chỉ có thể xảy ra khi người có lỗi ăn năn thống hối và được tha thứ. Sự ăn năn hối cải đưa sự công bằng lên một tầm cao mới, và biến hoá tội lỗi ấy thành một ân huệ. Và khi biến hoá rồi, tội lỗi ấy có thể giúp mối quan hệ của hai bên trở nên sâu sắc hơn.
Bạn hãy suy nghĩ xem đâu là người bạn cần tha thứ nhất và việc gì người đó làm đã xúc phạm bạn. Đừng ngại ngùng đề nghị tha thứ người ấy, cũng như đừng sợ làm điều ấy. Lòng thương mến bạn đưa ra sẽ đưa lòng thương mến của Chúa theo cách mà ta không thể làm theo sức của mình. Việc tha thứ ấy cũng sẽ cho bạn tự do từ tội lỗi của mình, và cho bạn cơ hội được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của mình.
Lạy Cha, con là tội nhân cần lòng thương xót của Cha. Xin Cha hãy giúp con có được lòng ăn năn cho tội lỗi của mình và biết tìm đến Cha để có được điều đó. Xin Cha giúp con cũng biết tha thứ cho người khác và để cho sự tha thứ ấy đi sâu vào lòng con và trở nên dấu chỉ của Lòng Thương Xót của Cha.
Lạy Chúa Giê -su, con tin vào Chúa.
——
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/2-first-week-of-lent/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét