CHUYỆN THỨ NHẤT
Sau khoảng một tháng học trường quốc tế:
Mẹ ơi, ba làm nghề gì vậy mẹ?
…
Nghề đó có to hơn tổng giám đốc không?
…
Tại sao nhà bạn M đi xe hơi mà nhà mình không có xe hơi hả mẹ?
…
Mẹ nói ba mua xe hơi đi mẹ. Nhà mình có xe hơi bạn L mới cho con đóng kịch chung.
…
Mai mẹ đừng đi đón con nữa nhen mẹ. Mẹ nói chị Lài đón con đi, cho giống mấy bạn.
…
Mẹ, áo của mẹ có phải là hàng hiệu không mẹ?
…
CHUYỆN THỨ HAI
Cháu
tôi không giải kịp bài toán cuối cùng của bài kiểm tra chất lượng. 8
điểm. Cô giáo phê: “Ẩu”. Chị tôi la con một trận cái tội ẩu, rồi qua nhà
hàng xóm hỏi thăm. Nhà hàng xóm có con học cùng lớp với thằng cháu
tôi. Con bé bên đó cũng đang khóc nỉ non: “Lười suy nghĩ”. Một bé khác,
nhà đâu lưng với nhà tôi, cũng 8 điểm. Cô phê: “Được”. học trò cùng 8
điểm, đứa “Ẩu”, đứa “Được”, đứa “Lười suy nghĩ”. Phụ huynh không có
chuyên môn nên chẳng biết suy diễn lời bút phê của nhà sư phạm thế nào
cho trúng.
Còn
hoang mang hơn khi thằng bé học trường quốc tế nhà kế bên, chị tôi quả
quyết là đề dễ hơn, điểm thấp hơn, cô giáo vẫn âu yếm phê rằng: “Bài
kiểm tra cho thấy khả năng suy luận của cháu thật sự tốt. Nhớ cẩn thận
hơn khi làm phép tính cộng. Chỉ cần cháu cố gắng chút nũa, kết quả học
tập sẽ được cải thiện rõ rệt”.
Giáo
viên trường công lập rất kiệm lời phê. Ngược lại, giáo viên trường quốc
tế là người bao dung nhất trên đời. đến nỗi, nhiều phụ huynh cứ tưởng
con mình đại tài, đâu biết nhiều tài trong đó đã được phóng đại. Lời phê
“hoành tráng”, rất đúng quy mô quốc tế. “Cháu có khả năng quan sát và
tư duy tổng hợp rất tốt” được một phụ huynh có kinh nghiệm “dịch” hóm
hỉnh như sau: “Con ông bà toàn chép bài làm của mấy đứa ngồi xung quanh
đó nghe”.
CHUYỆN THỨ BA
Đây
là một truyện cười. Đề bài đại loại là tả ông bà của em. Bài làm: “Nhà
em có nuôi một ông nội. Suốt ngày ông không làm gì. Đến giờ cơm, ông
nội kêu: “Đứa nào ở không dọn cơm coi, bây!””. Dì cháu tôi đọc rồi cười
ngặt nghẽo. Thằng cháu tôi cười hắc hắc bảo giống y chang ông ngoại hồi
qua nhà mình chơi. Tôi giả bộ nghiêm giọng: “Hay bài này của con, cô
giáo đăng lên báo đó?”. Thằng nhỏ đang ngồi trên thành ghế, tuột cái rót
vô long tôi, thì thào: “Không có đâu, Út. Con mà làm vậy cô đánh con
chết. Con thuộc bài văn tả người rồi chứ bộ. Ai mà viết kỳ cục vậy!”.
Buồn. Thà con cứ “nuôi một ông nội”, Út còn dạy con được, chứ đã học thuộc văn mẫu rồi thì chỉ còn đi học thêm tàn đời.
CHUYỆN THỨ TƯ
Chuyện
này tôi được nghe kể lại từ một người bạn. Gia đình có hai con. Đứa lớn
học trường công lập, đứa nhỏ học trường quốc tế. Một lần dẫn con đi
công viên, anh bạn tôi bỏ rác vào thùng nhưng vô ý làm rơi ra ngoài. Đứa
con học lớp một của anh chạy lại nhặt rác bỏ vào thùng và nói với bố:
“Bố phải bỏ rác vào thùng. Không mai mốt rác chật cứng, trái đất nóng
lên, nổ cái đùng là chết hết”. Ít lâu sau, tình cờ trong hoàn cảnh tương
tự, đứa con lớn của anh cũng nhặt rác bỏ vào thùng, rồi bảo bố: “Bố
không bỏ rác vào thùng, chú công an bắt bố bây giờ”.
Anh về nhà, vắt tay lên trán suy nghĩ mấy đêm rồi quyết định “đi cày”, chuyển đưa lớn qua trường quốc tế.
CHUYỆN CUỐI CÙNG
Con
trai nhỏ của sếp tôi hết hè này lên lớp Năm. Rút kinh nghiệm đứa lớn
chạy trường điểm quá cực, từ lớp một, sếp cho đứa nhỏ học cả trường làng
lẫn trường quốc tế. Ý đồ của sếp là nó sẽ tự tin như học trò quốc tế và
giỏi giang như học trò quốc nội.
Sáng,
sếp từ Gò Vấp, chở con đến học một trường quốc tế ở quận 1. Trưa, đợi
thằng bé ăn uống xong, sếp “quăng” nó lên xe, cho nó thay đồ và nghỉ cho
tiêu cơm ngay trên xe, trong lúc bố chở về trường làng ở Gò Vấp. Ai
cũng bảo cực thằng nhỏ nhưng sếp thì đắc chí vì 4 năm nay thằng bé vẫn
văn võ song toàn.
Tôi
chỉ ái ngại là kết quả một phương pháp giáo dục làm thế nào mới 4 năm
mà biết được. Không thấy bộ giáo dục còn phải cải cách, chỉnh lý sách
giáo khoa liền liền đó sao. Nhỡ trật cái này, còn trúng cái khác. Mà lỡ
xui trật hết, ít ra cũng được bút phê: “Có cố gắng”.
VÔ TRỤ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét