“Đức
Chúa”, theo lời tông đồ Gioan nói: “…chưa bao giờ có ai thấy cả”. Thánh
nhân nói tiếp rằng: “nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở
nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18).
Giáo Hội cũng đã dạy bảo rằng, Đức Chúa, thế gian sẽ thấy sự mặc khải
của Người, trong Đức Giêsu Kitô.
Thật
vậy, Đức Giêsu Kitô, trong ba năm ra đi rao giảng Tin Mừng, Ngài đã cho
mọi người nhận ra “lòng lân tuất và ơn tha thứ cho kẻ trở lại với Thiên
Chúa” là một sự ban cho một cách nhưng không, đúng như những lời Ngài
đã giảng dạy rằng, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không
phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được
cứu độ” (Ga 3,17).
***********************
Vâng,
vào một lần, tại nhà một người Pharisêu, Đức Giêsu, qua cách hành xử,
Ngài đã cho mọi người thấy Thiên Chúa quả đúng là Đấng “Từ bi và nhân
hậu. Chậm giận và giàu tình thương”.
Hôm
ấy, có một ông Pharisêu tên là Simôn, ông ta mến mộ Đức Giêsu và đã
“mời Ngài đến dùng bữa tại nhà mình”. Trong lúc mọi người chén tạc chén
thù thì có một người phụ nữ xuất hiện. Tất cả mọi người trong bàn tiệc
có vẻ như bực bội về sự xuất hiện của người phụ nữ này. Họ bực bội bởi
nàng là “một người tội lỗi” khét tiếng trong thành, họ bực bội bởi những
cử chỉ của nàng với Đức Giêsu.
Vâng,
tệ thật, không chút rụt rè mà còn thật tự tin, nàng đến bên Đức Giêsu,
“sát chân Người mà khóc”. Không ai có thể tưởng tượng được rằng nàng
khóc nhiều đến nỗi có thể “lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người”, chưa
dừng lại ở đó, nàng còn “lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người”, cuối
cùng, nàng “lấy dầu thơm mà đổ lên”.
Tới
lúc này thì ông Simôn không còn bình tĩnh được nữa, tâm hồn ông nghĩ
ngợi lung tung về Đức Giêsu. Ông nghi ngờ về vai trò của Ngài, vai trò
của một ngôn sứ, như ông ta đã nghĩ như thế… Ngôn sứ gì mà không biết
“người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội
lỗi”!!!
Đọc
được những suy nghĩ của ông, Đức Giêsu mặc cho những ý nghĩ thiển cận
của ông. Vâng, không phải Đức Giêsu không biết nàng “vốn là người tội
lỗi trong thành” nhưng, trước lòng tin của nàng, Đức Giêsu tuyên bố:
“Tội của chị đã được tha… Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình
an” (Lc 7,48…50).
************************
Có
thể nói, tất cả những người hiện diện trong nhà ông Simon tuy “đồng
bàn” với Đức Giêsu” nhưng họ đã không “đồng tâm” với Ngài. Có thể họ
chưa nghe được những gì Đức Giêsu đã giảng dạy, rằng: “Giữa triều thần
Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc
15,10)..
Đức
Giêsu đưa ra câu chuyện một ông chủ nợ “thương tình tha cho cả hai” con
nợ… “vì họ không có gì để trả”… cũng như so sánh việc tiếp đón của
Simôn và của người đàn bà kia với Ngài là để cho mọi người nhận ra rằng,
Thiên Chúa không muốn lên án ai, không lên án vì Thiên Chúa là Đấng
giàu lòng thương xót.
Vâng,
xá gì một “bình bạch ngọc dầu thơm” xá gì một bữa tiệc linh đình… Kinh
Thánh, có lời Đức Chúa đã phán với ngôn sứ Edekien rằng: “Ta không muốn
kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Ed
18, 23).
Xưa,
một David với lỗi lầm này tiếp lỗi lầm khác, nhưng vì ông ta đã biết
mình “đắc tội với Đức Chúa” nên “Đức Chúa – Người đã bỏ qua tội của (ông
ta) và (ông ta) sẽ không phải chết” (2Sm 12,13).
Nay,
không phải Thiên Chúa dung dưỡng kẻ phạm tội. Ngài muốn mở lối cho kẻ
ăn năn và hối cải trở về. Nhưng, chỉ một điều kiện duy nhất, đó là “Sự
sám hối và lòng tin”.
**********************
Ngày
12/03/2013 vừa qua, báo The Tidings, Tòa Tổng Giám Mục Los Angeles, có
đăng một bài giảng của Tổng Giám Mục José H. Gomez. Mở đầu bài giảng
ngài nói rằng: “Nền văn hóa của chúng ta ngày nay đã trở nên một nền văn
hóa càu nhàu và nóng giận, người ta mau chóng kết án và mau chóng chỉ
trích. Chúng ta đang sống trong nền văn hóa thiếu vắng sự tha thứ. Chúng
ta phải cẩn trọng để không cho mình bị rơi vào cạm bẫy này. Đức tin
Kitô giáo của chúng ta luôn làm cho chúng ta trở thành “khác”. Chúng ta
hãy cố gắng trở nên những người biết thứ tha và mang lại bình an cho tha
nhân”.(*)
Đức
Tổng Giám mục José H.Gomez nói tiếp “Mỗi lúc chúng ta cần đi xa hơn
trong việc tha thứ. Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu phải tha thứ bao nhiêu
lần. Chúa Giêsu đáp: “Bảy mươi lần bảy.” Hay nói cách khác, là tha thứ
mọi lúc mọi nơi trong vô tận. Trong trình thuật về người con thứ đi
hoang, chính là một bài học thật tuyệt vời về lòng Chúa xót thương và
tha thứ.
Đó hẳn là bài học mà hết thảy chúng ta cần phải học kỹ hơn, nhiều hơn.
Hằng
ngày, chúng ta vẫn cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết tha thứ
khi chúng ta đọc lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta – “Xin tha
nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.”
Nhưng
thật khó biết dường nào để chúng ta sống với những lời nguyện ấy! Ngược
lại, chúng ta thấy dễ dàng biết bao khi chúng ta đi vào những phê bình
chỉ trích tha nhân.
Vâng!
Thật sự là chúng ta thấy nhiều lý do chí lý đáng cho chúng ta lên án và
chỉ trích người khác. Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tội nhân, nhiều
vụ xì-căn-đan và nhiều bất công trên trái đất này.
Thời
của Chúa Giêsu xưa kia cũng giống như ngày nay của chúng ta. Thế nhưng,
Chúa Giêsu đến thế gian để chỉ ra cho chúng ta thấy có một cách thức
‘khác’. Ngày nay, thật là cấp bách hơn lúc nào hết để tất cả chúng ta
hãy cố gắng sống một cách thức ‘khác’ mà Chúa Giêsu Kitô mong đợi và mời
gọi.” (*)
Cách
thức “khác” đó là gì? Vâng, chúng ta hãy đến trường học mang tên
“Canvê”, ở đó, chính Chúa Giêsu – một Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá
để cứu chuộc muôn loài – Ngài sẽ là Thầy dạy của chúng ta, với chỉ một
lời dạy duy nhất, rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ…” (Lc 23,34).
Có
quá khó để học-và-hành lời dạy của Thầy Giêsu? Tạ ơn Chúa, thánh Phaolô
đã chỉ dẫn cho ta một cách để thực thi lời dạy này, đó là, chúng ta hãy
“cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá”, dĩ nhiên thánh nhân
không “xúi dại” chúng ta đóng đinh thân xác mình, nhưng là đóng đinh tội
lỗi cùng bản ngã của mình, bởi có như thế, chúng ta mới có thể trở
thành một con-người-mới, một con người “sống, nhưng không còn phải là
tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Ga 2, 20).
“Đức
Kitô sống trong tôi”, hãy tin, chúng ta đủ sức để “học và hành” bài học
này, bài học “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng
nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm”…
(Kinh hòa bình – Kim Long).
Vâng,
làm được tất cả những điều nêu trên, đó là lúc chúng ta đã nối dài cánh
tay Chúa Giêsu đem “sức mạnh tình yêu” đến với mọi người.
Petrus.tran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét