31 thg 8, 2013

HẠ XUỐNG & TÔN LÊN

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN - Năm C
Tin Mừng Lc 14:1, 7-14
   
Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người… Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn”. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.


Sunday XXII in Ordinary Time - YearC

28 thg 8, 2013

AUGUSTINO GIÁM MỤC TIẾN SĨ

 
Những vị thánh được gọi là đại thánh thường là những vị có một nếp sống trổi vượt trong thời bình sinh và còn để lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp sau lúc tạ thế. Thánh Âutinh, vị Giám mục khiêm tốn trong tỉnh nhỏ ở Phi châu, đáng vào sổ những “Ngôi sao” xuất sắc nhất. Ngài là một trong bốn vị tiến sĩ thời danh thuộc Giáo hội Phi châu. Ngài sống dịu hiền, khiêm tốn, dùng tài trí Chúa ban để huấn luyện những người dốt nát. Về tài trí, ngài là phượng hoàng, nhưng về cách sống, ngài là mẹ già đáng yêu.

Thagastê thuộc tỉnh Numidia nay gọi là Souk-Ahras đã hân hạnh là tổ quán của vị đại thánh. Ngài sinh ngày 13.11.354, trong một gia đình giầu có nhưng thiếu bầu khí đạo đức. Thân phụ tên là Patriciô một người ngoại đạo lại có tính hung dữ và cục cằn. Ông là con một gia đình tiểu tư sản ở vùng quê, nhưng đi lại và quen thuộc nhiều với giới quý tộc trên tỉnh và miền phụ cận. Vì thế, dù ngoại giáo, ông đã có thể kết duyên với một thiếu nữ trẻ đẹp và rất mực đạo hạnh tên là Monica. Monica chỉ vì muốn tuân theo ý Chúa nên đã gánh chịu bao cảnh đau lòng trong đời sống mới: đời sống làm dâu, làm vợ hiền, làm mẹ đầy hy sinh. Phải, chính đức vâng lời nhẫn nhục đối với cha mẹ, lòng hy sinh, chung thủy đối với người bạn trăm năm và tình yêu xả kỷ đối với con cái đã làm cho bà thành một vị đại thánh và thành ngôi sao bất diệt chỉ lối cho các bà mẹ. Bà sinh hạ được ba con: Âutinh là anh cả rồi đến Navigiô, sau cùng trở lại với anh, cuối cùng là cô gái út thùy mị và đạo đức. Lớn lên cô dâng mình cho Chúa, làm bề trên một tu viện và chết tại Hippôniê năm 424.

Mặc dầu sống trong một gia đình ngoại giáo, bà Monica không sao nhãng bổn phận thiêng liêng đối với con cái. Bà tìm hết cách cho các con được học hiểu lẽ đạo và chịu phép thanh tẩy. Vì thế, tuy thói quen bấy giờ người ta không rửa tội cho các trẻ em mới sinh, bà cũng gửi em bé Âutinh đến học các lớp trẻ dự tòng. Lúc ấy Âutinh mới tám tuổi (năm 362), cậu chỉ mê chơi, coi việc cắp sách đến trường là một gánh nặng. Biết tính con, bà Monica âm thầm chịu đựng, lấy nhẫn nhục và hiền dịu giáo dục con.

Âutinh nghịch ngợm và ương ngạnh, nhưng rất giàu tình cảm. Nhờ đó cậu cũng dễ cảm nhận phần nào lòng yêu thánh thiện của mẹ. Nhưng đặc biệt hơn cả là khiếu thông minh của cậu. Mãn tiểu học ở trường làng, cậu được cha cho lên học văn chương tại Madaurê. Cậu mê học La tinh hơn tiếng Hy lạp. Những tác phẩm của thi sĩ Vergiliô mở cho cậu một chân trời mới. Năm 370, cậu đến theo học khoa tu từ tại Carthagô, một thành phố hoa lệ và nổi tiếng văn học thời bấy giờ. Nơi đây cảnh phù hoa và những trào lưu tư tưởng ngoại giáo ảnh hưởng đến tâm hồn Âutinh, và biến chàng thanh niên ấy thành con người ham mê cuồng loạn, chơi bời trụy lạc và chiều theo những tư tưởng phản đức tin! Dầu vậy, với trí thông minh tuyệt bậc, Âutinh một sinh viên 18 tuổi đã thụ hưởng được nhiều kết quả tốt đẹp cho tương lai. Nhưng sắp sửa tốt nghiệp Luật khoa thì tin buồn: thân phụ từ trần đưa đến, làm gián đoạn việc học của Âutinh. Bỏ luật, Âutinh theo ban triết lý và kết thân với một sinh viên trẻ tuổi tên Alypiô, sau làm Giám mục Thagastê. Theo lời khuyên của bạn, Âutinh bắt đầu ham học Kinh Thánh. Nhưng chẳng bao lâu ngài thấy chán ngán vì nhiều đoạn khó hiểu với lối văn La tinh vụng về. Thấy không thoả mãn trong việc nghiên cứu Thánh Kinh, lại rối loạn vì những dục tình đang nổi dậy trong tâm hồn. Âutinh tin theo thuyết nhị nguyên của Manes. Khi trở về Thagastê với tư cách một giáo sư văn phạm, ngài còn tìm hết cách khuất phục Rômanianô và Alypiô. Cách sống của Âutinh đã gieo vào lòng bà Monica nhiều đau khổ. Vừa mới được đôi chút vui mừng vì cái chết thống hối và lành thánh của người chồng, thì lúc này bà phải se lòng nhìn thấy con cứ cố chấp để lăn mình xuống vực thẳm.

Bà Monica đau đớn thấy con phản bội chân lý, nhưng Chúa gìn giữ bà bằng một giấc mộng: Bà nhìn thấy con đứng sát cạnh bà trên một thước gỗ, mà sau này thánh Âutinh đã kể lại như sau: “Bấy giờ mẹ tôi thấy một thanh niên chói sáng đến cùng người và hỏi tại sao mà khóc. Người trả lời rằng: “Tôi khóc linh hồn con tôi”. Người thanh niên trẻ đẹp đó trả lời: “Ồ, bà đừng khóc nữa, hãy trông đứa con bà, bà ở đâu thì nó ở đó; rồi người nhìn tôi và thấy tôi cùng đứng trên thềm đó. Phải chăng đó là dấu “Người con của bao nước mắt sẽ không hư đi đời đời!” Nhưng với tuổi trẻ kiêu hãnh, Âutinh không muốn nghe những lời khuyên lơn của mẹ. Người đột ngột trở lại Carthagô, mở trường dạy khoa hùng biện với sự cộng tác của Rômanianô và Alypiô.

Mùa thu năm 383, Âutinh cảm thấy tâm hồn nặng trĩu u buồn, một phần vì chán cái nghề dạy học, một phần đau đớn vì cái chết của một người bạn chí thiết! Nhưng chính lúc tâm hồn sầu muộn ấy, ơn Chúa đến hòa tan với những giọt nước mắt của bà Monica đã cảm hóa tâm hồn Âutinh: ngài nhận thấy bè rối mình theo trong mười năm trời là một sự ngược ngạo vô lý! Âutinh lập tức từ bỏ.

Sự thay đổi lớn lao bấy được thể hiện bằng ý định đi Rôma, ngài muốn tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn. Nhưng có ngờ đâu khổ cực lại dồn dập đến hơn mọi lúc. Trong khi thân xác bị những cơn sốt rét dằn vật hành hạ, tâm trí quay cuồng vì những tư tưởng phản đạo, thì tâm hồn ngài còn bị những hình ảnh tội lỗi sống lại dày vò; ngài cảm thấy như bị Thiên Chúa ruồng bỏ, sau này nhớ lại phút đen tối ấy, ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, con sẽ đi đâu nếu Chúa để con chết bấy giờ”. Khỏi bệnh, Âutinh được mời làm giáo sư hùng biện tại Milanô. Như thế ngài có dịp đi lại thân mật với thánh Giám mục Ambrôsiô, với tính tình niềm nở và đời sống thánh thiện, thánh Giám mục chiếm được lòng cảm phục và tín nhiệm của Âutinh. Chính ngài cũng đã giúp Âutinh tìm hiểu nhiều về Thánh Kinh. Cũng nhờ lời khuyên của thánh Giám mục Ambrôsiô, Âutinh bắt đầu sống đời thành thực và ngoan ngoãn với mẹ hơn. Ít ngao du đàng điếm, từ nay Âutinh luôn sống gần mẹ, ngày đêm chăm đọc sách Thánh, nhất là thư thánh Phaolô.

 Chính vào thời kỳ này ngài đã lãnh nhận được ánh sáng đức tin để can đảm cắt đứt những sợi dây tình dục của tuổi thanh niên trói buộc mình. Ngày kia, trong lúc tâm hồn thác loạn vì những tình dục, Âutinh đã nghe thấy tiếng phán bảo: “Hãy cầm lấy mà đọc, hãy cầm lấy mà đọc”. Âutinh bèn lấy thư thánh Phaolô mở ra và gặp những câu: “Đừng sống theo dục tình và lạc thú dâm ô nữa, nhưng hãy mặc lấy Chúa Kittô…” Đặt sách xuống, Âutinh quyết định trở về với chân lý! Ngài mau mắn đem tin vui mừng ấy cho bà Monica. Niềm vui hiện lên nét mặt, hai mẹ con cùng quỳ gối cảm tạ Chúa (Conf. VIII-8).
Từ nay Âutinh cảm thấy tâm hồn tươi vui như một bông hoa nở dưới ánh mặt trời. Ngài được Đức Giám mục Ambrôsiô ban phép Thánh tẩy đêm lễ Phục sinh 25.4.378.

Sau đó vì bị bệnh đau cuống phổi, Âutinh phải cùng mẹ rời bỏ Milanô về nhà một người bạn tại Cassicaum. Nhờ những ngày sống thanh tĩnh, Âutinh đã nâng lòng lên suy gẫm nhiều điều siêu nhiên.
Thời gian hạnh phúc này nhắc Âutinh và mẹ ngài nhớ tới xứ Thagaste là quê hương thân yêu của hai người. Bà Monica muốn cùng với con trở về quê hương yêu dấu. Nhưng khi trở về tới hải cảng Ostia thì bà Monica phải bệnh và từ trần cách êm ái tại đây. Tâm hồn đau đớn, nước mắt muốn trào ra, Âutinh thầm hiểu rằng mẹ không chết, nhưng là bỏ đời “nước mắt” để qua hưởng hạnh phúc vĩnh cửu thiên quốc. Vì thế, táng xác mẹ xong, Âutinh giãn việc trở về Phi châu, ngài dừng lại ở Rôma thu tập các tài liệu và viết mấy tác phẩm minh giáo chống lại bè rối Manes.

Cho đến cuối năm 388, Âutinh mới trở về Carthagô và Thagastê. Cùng đi với ngài có ông bạn Alypiô và cậu con trai tên là Adeodatô. Sau ba tháng làm việc, thánh nhân bán hết gia tài lấy tiền cho kẻ khó. Vào kỳ này ngài cũng xuất bản nhiều sách như cuốn “Bách khoa văn học”, “Luận về âm nhạc”… Bán hết gia tài, chuyên dùng ngòi bút phụng sự nhân loại, thánh Âutinh chưa lấy làm thoả mãn. Mỗi ngày ngài cảm thấy mãnh liệt hơn, tiếng Chúa gọi ngài làm “thợ gặt” cho đồng lúa nước trời. Cái chết thánh thiện nhưng bất ngờ của người con yêu, thêm vào đó tình trạng một xã hội văn minh nhưng suy đồi về đạo lý, lúc bấy giờ đã giúp ngài hăng hái nghe theo tiếng Chúa. Ngài lên đường đi Hippôniê giúp việc truyền giáo cho một vị Giám mục lão thành tên là Valêriô. Sau mấy năm làm việc, Âutinh tỏ ra có một thiên tài lãnh đạo và đời sống thánh thiện cao vời. Vì thế năm 391, ngài được chịu chức linh mục và lãnh sứ mệnh giảng Phúc âm chống lại bè rối Donat (do Giám mục Donat lãnh đạo phát xuất ở Cathargô vào thế kỷ IV).

Bốn năm sau, tức 395, ngài thụ phong Giám mục kế vị Đức Valêrriô. Tiếp tục công cuộc truyền giáo của đức tiên Giám mục, thánh Âutinh không bao giờ sao nhãng bổn phận của kẻ chăn chiên. Suốt 15 năm ngài giảng dạy hầu như hằng ngày tại nhà thờ chính toà “Hòa Bình”. Lời giảng dạy của ngài đơn sơ và hấp dẫn, tuy nhiên không kém bề sâu sắc về thần học. Vì thế, đi đôi với đời sống thánh thiện, lời giảng của thánh giám mục đã gây nên nhiều ảnh hưởng sâu rộng, không những trong địa phận, trong các giáo đoàn Phi châu, mà còn lan đến khắp nơi như Rôma, Pháp, Tây Ban Nha. Người ta càng ca ngợi trí thông minh, đức khôn ngoan của ngài bao nhiêu, thì lại càng phải thầm phục đức nhẫn nại, lòng khiêm tốn và bác ái của ngài bấy nhiêu.

Suốt đời làm Giám mục, thánh Âutinh hết sức thân mật với các linh mục dưới quyền. Ngài ăn mặc đơn sơ không khác gì linh mục. Ngài lưu tâm cách riêng đến việc huấn khuyên các linh mục, nhất là việc đào tạo các chủng sinh. Ngài muốn tất cả các linh mục trong địa phận sống chung như một cộng đồng, thành thực giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Đường lối huấn luyện của ngài đã hiến cho Giáo hội Phi châu nhiều vị linh mục thánh thiện và khôn ngoan.

Về văn hóa, chúng ta không thể kể cho hết được những tác phẩm ngài đã viết. Theo ngài, viết sách là một phương pháp truyền giáo mà ảnh hưởng sâu xa và bền bỉ nhất. Ngay mấy năm đầu đời Giám mục, ngài đã viết bộ “Tự Thuật” bằng một lối văn hết sức sống động. Nó vừa kể lại cho chúng ta đời sống thân mẫu ngài là thánh nữ Monica và đời sống riêng của ngài, vừa gợi lên những lời ca ngợi cảm ơn và thống hối của một linh hồn yêu mến chân lý sau bao nhiêu ngày tìm kiếm. Hơn thế, nó còn chứa đựng nhiều tư tưởng thần học. Và năm 400, thánh Giám mục lần lượt cho xuất bản nhiều tác phẩm về minh giáo, huấn đức, thần học, chú giải Thánh Kinh và văn chương triết học.

Bấy giờ thánh Giám mục Âutinh đương nhiên là một trong những cột trụ chống đỡ lâu đài Giáo hội. Chính ngài đã hăng hái chống đỡ với các bè rối Manes (chủ trương thuyết nhị nguyên), Pélagianismô do thánh Pêlagiô hiểu sai về ân sủng và Donatismô. Ngài làm việc không ngừng cho đến năm 76 tuổi thì ngã bệnh nặng. Những cơn sốt rét kinh niên đã phá hoại sinh lực của ngài. Nhưng bù lại, Chúa ban cho ngài ơn làm phép lạ để đem sức sống và nguồn vui đến cho nhiều người bị quỷ ám và bệnh tật.
Tháng 8 năm 430, ngài biết giờ chết đã gần đến, ngài truyền cho Hêracliô, người kế vị tương lai của ngài, trải lên phía bên giường ngài những tấm giấy da, và viết lên đó những lời ca vịnh thống hối. Rồi cho đến lúc tắt nghỉ, ngài đọc đi đọc lại lời: “Sự chết sẽ bị hủy diệt trong vinh thắng, và chúng ta sẽ được tự do chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong hòa bình vĩnh cửu, sẽ trở thành công dân thành Giêrusalem, thành thánh của Thiên Chúa (Tv 143).

Thánh nhân qua đời ngày 28.8.430 tại Hippôniê. Xác thánh ngài sau được cải táng và đem về Pavia.
Sau những năm tận tụy với sứ mệnh tông đồ, thánh Âutinh về trời để lại cho Giáo hội một học thuyết làm tường thành chống đỡ đức tin Công giáo. Học thuyết ấy sẽ còn mãi với Giáo hội, với tinh thần Phúc âm Chúa Kitô, vì nó đã được kiến tạo do tình yêu và đã hoạt động cho tình yêu như lời ngài đã viết: “Hãy yêu đã và rồi làm điều bạn muốn” (Ama et fac quod vis).

25 thg 8, 2013

HỒNG ÂN ĐÓN NHẬN BÍ TÍCH KHAI TÂM

Sau hơn 3 tháng học hỏi, tìm hiểu về Giáo Lý Công Giáo qua sự chỉ dẫn tận tình của quý Cha và tập thể Giáo lý viên.

Sáng nay 25.08.2013 vào lúc 9h30, Cha Chánh xứ Giuse Lê Hoàng và cộng đoàn phụng vụ Gx. Thiên Ân đã vui mừng đón nhận 35 Anh, Chị Dự tòng, 13 anh chị lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và Hợp thức 03 đôi hôn nhân, kết thúc Khóa II - 2013.

Từ cánh cửa mở rộng của ngôi Thánh đường giáo xứ hôm nay tựa như như vòng tay luôn rộng mở của Giáo Hội, Vị chủ tế đã cử hành nghi thức tiếp nhận anh chị em dự tòng, và ca đoàn hoan ca đón bước đoàn rước tiến về cung thánh để lãnh nhận hồng ân khai tâm với các Bí Tích: Rửa Tội - Thêm Sức và Thánh Thể.

Các Anh, Chị đã can đảm sẳn sàng bước vào "Khung Cửa Hẹp" như chủ đề bài Tin Mừng Chúa Nhật XXI thường niên hôm nay. Để rồi..." Và con tim đã vui trở lại " (nhạc Đức Huy).

Chúc các anh chị luôn tìm thấy Niềm vui - Bình an và Hạnh phúc trong "Niềm Tin" vào Thiên Chúa Tình Yêu!

CỬA HẸP

Chúa Nhật 21 Thường niên -C
"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được. (Lc 13,24)
Tin Mừng Lc 13,22-30
 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được. Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: “Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!”, thì ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!” Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. Nhưng ông sẽ đáp lại anh em: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính! Ở đó anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”

24 thg 8, 2013

VÀO KHUNG CỬA HẸP

Một buổi sáng náo nhiệt, người đàn bà sang trọng đi chiếc xe hơi bóng láng, lóng lánh như kim cương tới cửa thiên đàng. Nghe tiếng còi điện lừng vang, thánh Phêrô vội vã mở cửa dẫn vào. Khi vị thánh giữ cửa thiên đàng chỉ cho bác tài xế của bà một toà nhà đồ sộ, thì bà sung sướng nghĩ thầm: “Bác tài mà còn được ở một toà nhà nguy nga tốt đẹp như thế! Còn tôi chắc phải được một dinh thự sang trọng lộng lẫy đến chừng nào”. Và bà ta xoa tay vui sướng.

Ngờ đâu khi bác tài đi rồi, thánh Phêrô lại chỉ vào một túp lều lụp xụp ở góc vườn và nói:

- Đó là nhà của bà.

Người nhà giàu hoảng hốt, choáng váng đầu óc:

- Nhà của tôi đó thật sao? Không, tôi không thể nào sống trong một căn lều tồi tàn xấu xí như thế được!

Thánh Phêrô vân vê chòm râu bạc, trả lời giữa hai cái nháy mắt.

- Thưa bà, với vật liệu bà đã gởi lên cho tôi xưa nay, tôi chỉ làm được có ngần ấy thôi.

“Có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót” (Lc 13,30). Đó là bất ngờ đau đớn cho “những kẻ đứng đầu”. Họ là những người được Chúa ban cho giàu có, nhưng lại sống trong ích kỷ, chỉ biết thu vén cho mình những của cải đời này, mà không biết chia sẻ trao ban như luật yêu thương Chúa dạy. Chính tài sản đã làm họ vướng víu nên không thể qua “cửa hẹp”mà vào được Nước Trời.

Những kẻ đứng đầu”có thể là những ai được Chúa ban cho địa vị, chức quyền, khôn ngoan, nhưng lại sống trong huênh hoang tự đắc. Thay vì dùng ơn lành Chúa ban để nâng đỡ anh em, phục vụ cộng đoàn, họ lại nuôi dưỡng tham vọng cá nhân. Chính cái tôi cồng kềnh đã làm họ vướng víu nên không thể qua “cửa hẹp”mà vào được Nước Trời.

Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24). Nếu Chúa đã bảo hãy “chiến đấu”tức là phải nỗ lực cố gắng thật nhiều, phải vất vả gian nan thật lâu, thì mới vượt qua được cửa “hẹp”. Nếu Chúa đã nhắc đến “cửa hẹp”thì phải hiểu là chỉ có những trẻ thơ mới được vào được dễ dàng. Chúa phán: “Ai không tiếp nhận Nước Trời như một trẻ nhỏ thì không được vào”(Lc 18,17).

Cửa hẹp dẫn đến sự sống”(Mt 7,14), “cửa hẹp” đưa vào bàn tiệc Nước Trời, nhưng không phải lúc nào cửa cũng mở. Sẽ đến giờ “chủ nhà đứng dậy và khóa cửa lại”(Lc 13,25) thì không cách gì, không lý lẽ chi để cửa mở ra lại. Đó chính là lúc vô cùng bất hạnh cho những kẻ đến trễ: những kẻ mải mê tìm của cải danh vọng, thú vui phù du mà quên đi hạnh phúc vĩnh hằng; những kẻ cậy dựa vào đạo giòng, vào các việc lành đã làm, vào tài đức đã đắc thủ mà quên đi Đấng mà họ phải kiếm tìm, để sống thân mật, để dâng hiến và để yêu mến Người với tất cả trái tim.

Ước gì chúng ta đừng đến lầm cửa, đó là cửa rộng thênh thang; cửa tiền tài, sắc dục, hư danh; cửa dẫn vào cái chết muôn đời. Cũng đừng đến mà cửa đã đóng kín để không phải nghe Chúa nói: “Ta không biết các anh từ đâu đến”(Lc 13,27).

Lạy Chúa, cửa hẹp thường rất khó vào, nên chẳng mấy người muốn bước qua; nhưng cửa hẹp lại là cửa Chúa đã đi qua, và chỉ qua đó chúng con mới tìm được Chúa.

Xin cho chúng con biết luôn cố gắng, quyết tâm bước vào cửa hẹp, cho dù phải rướm máu hy sinh, cho dù phải bỏ lại những gì mình ưa thích, vì chỉ có Thiên Chúa mới là phần thưởng và là niềm hạnh phúc của chúng con. Amen.

Trích trong ‘Sợi Chỉ Đỏ’

23 thg 8, 2013

BÔNG HỒNG TRẮNG

Rằm Tháng Bảy được giới Tăng Ni Phật tử gọi là Đại Lễ Vu Lan, dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng dân gian, Vu Lan còn là ngày xá tội vong nhân.
Đây là Mùa Báo Hiếu, những ai còn mẹ thì được gắn Bông hồng ĐỎ, những ai mất mẹ thì được gắn Bông hồng TRẮNG.
Mỗi năm đến dịp lễ Vu Lan tôi lại cảm thấy “ghen” với những người còn cha mẹ – nhất là còn mẹ, vì tôi thấy họ là những người may mắn! Người Trung quốc xác định: “Phúc đức tại mẫu”. Người có công trực tiếp với chúng ta nhất chính là Cha Mẹ: Mẹ khởi đầu cho cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc; Cha khởi đầu cho ý chí, niềm tin và sức mạnh.

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

Vu Lan nhắc nhớ chúng ta về chữ Hiếu mà có lẽ ngày nay có chút gì đó bị lu mờ. Người Việt nói riêng, và người Á Đông nói chung, rất trọng chữ Hiếu. Như vậy, Vu Lan là một nét văn hóa đẹp đáng tôn trọng và duy trì. Điều này hẳn không sai lệch, vì ai trong chúng ta cũng nhờ thừa hưởng từ cha mẹ mà có hình hài, có thân thể này. Sự trao truyền đó là huyết thống. Mọi điều hay, dở hoặc tốt, xấu của chúng ta là niềm vui mừng hoặc đau khổ của cha mẹ. Bổn phận làm con không bao giờ được quên ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, vì đó là thâm ân, không thể chối cãi, không thể bác bỏ. Thiết tưởng cũng nên biết một chút về lễ Vu Lan – vì nhiều người Công giáo có thể chưa biết rõ!

TÍCH XƯA. Bồ tát Mục Kiền Liên là đại hiếu tử, vì ông đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, ông tưởng nhớ và muốn biết mẹ mình thế nào nên dùng huệ nhãn dò tìm. Thấy mẹ rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát, khổ sở, vì đã gây nhiều nghiệp ác, ông đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói lâu nên khi ăn, mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm để không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, thế nên khi thức ăn vừa được đưa lên miệng thì lập tức hóa thành lửa đỏ. Quá thương cảm, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật dạy: “Dù ta thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Rằm Tháng Bảy là ngày thích hợp lập trai đàn để cầu siêu, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Phật mà chú tâm cầu cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát”.

Rằm Tháng Bảy là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc hạ an cư), dùng thức ăn uống đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam bảo sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời.
Tôn giả Mục Kiền Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan Bồn Pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan Bồn Hội (tiếng Phạm là Avalambana), đó là nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch hàng năm, theo lời Phật dạy trong kinh Vu Lan Bồn. Còn bộ kinh ghi chép sự tích trên thì gọi là Vu Lan Bồn Kinh.

Theo Phật Quang Đại từ điển, Vu Lan (tiếng Phạn là Ullalambana), cũng gọi là Ô-lam-bà-noa. Hán ngữ dịch là Đảo huyền (nghĩa là “treo ngược” – nỗi khổ của người chết giống như cái khổ của người bị treo ngược, cực kỳ đau đớn), cũng gọi là Vu Lan Bồn Hội hoặc Bồn Hội.
Và thế là mỗi năm, khi ngày này đến gần, các phụ nữ trong gia đình lại bận rộn hơn với công việc chuẩn bị cúng rằm nhớ ơn tổ tiên, lên chùa khấn cầu Phật phù hộ cho gia đình, cha mẹ được bình an phúc đức. Theo truyền thuyết Trung quốc, Vũ đế vương nhà Lương là người đầu tiên cử hành hội Vu Lan Bồn Hội.

Theo Từ điển Văn hóa Cổ truyền Việt Nam, Vu Lan (bồn) là cái chậu đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng. Lễ Vu Lan được cử hành vào Rằm Tháng Bảy âm lịch hàng năm, là lễ dâng các phẩm vật cúng chư tăng đựng trong chiếc Vu Lan để cầu siêu cho vong hồn người thân thoát khỏi địa ngục. Rằm Tháng Bảy âm lịch gọi là ngàu vong nhân xá, là ngày các vong hồn được tha tội. Bởi vậy người ta thường đốt vàng mã cúng gia tiên.

SUY TƯ. Người nào thấy cha mẹ già có vẻ lẩm cẩm một chút hoặc không văn minh hiện đại mà xem thường cha mẹ là có tội lớn. Dù cha mẹ lẩm cẩm bao nhiêu đi nữa, có kém kiến thức hơn mình, hoặc có là gì đi nữa, thì đó vẫn là những đấng sinh thành đáng kính. Chúng ta phải nhớ rằng bản thân mình là một phần thân thể cha mẹ, không thể tách rời, không thể đứng riêng, dù muốn chối bỏ cũng không chối bỏ được. Thân này đã là của cha mẹ mà mình phụ rẫy, vong ân bội nghĩa thì thật vô lý, không xứng đáng là một con người, vì một danh nhân đã nói: “Chỉ có ai biết yêu thương mới xứng đáng nhận danh hiệu con người”. Do đó, lòng hiếu thảo đối với chúng ta là một chân lý. Trên đời này không có ơn nào cao trọng bằng ơn cha nghĩa mẹ. Nếu ơn cao nghĩa dày như vậy mà chúng ta quên đi thì những ơn khác trong xã hội – ơn của bạn bè, tình làng nghĩa xóm, ơn của người vãng lai,… – làm sao chúng ta có thể biết ơn và đền ơn?

Kinh thánh dạy: “Hãy thảo kính Cha Mẹ” (x. Tb 4:3; Hc 3:8), còn Kinh Phật dạy: “Tột cùng thiện không gì bằng CÓ HIẾU, tột cùng ác không gì bằng BẤT HIẾU”. Không có gì đối lập, dù đạo hay đời. Thật tuyệt! Sau khi Đức Maria và Đức Thánh Giuse tìm thấy Chúa Giêsu và “trách yêu”: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48), nhưng rồi Chúa Giêsu vẫn ngoan ngoãn theo cha mẹ về Nadarét và hằng vâng phục các ngài (x. Lc 2:51). Vì vậy, lễ Vu lan gợi nhớ tinh thần cao đẹp của chúng ta dành cho tổ tiên. Nghĩ đến tình thương cha mẹ đối với chúng ta như thế nào để cố gắng tu thân, cố gắng đền ơn đáp nghĩa “chín đức cù lao” của song thân phụ mẫu, như thế mới phần nào xứng đáng là người con có hiếu – dù có thể chúng ta không theo kịp “nhị thập tứ hiếu” (chuyện 24 người con chí hiếu).

Hãy thắp một nén nhang mỗi tối và cầu nguyện cho những người đã khuất. Đó vừa là văn hóa vừa là đạo đức và sống đức tin Công giáo vậy! 
Trầm Thiên Thu

THÁNH ROSA LIMA, Ðồng Trinh (1586-1617)



Rôsa là thánh nữ tiên khởi của miền Nam Mỹ Châu. Cha mẹ ngài gốc Tây Ban Nha, nhưng vì sinh kế phải sang Pérou lập nghiệp tại thủ đô Lima vào khoảng năm 1543. Chính tại đây, Rôsa đã chào đời vào năm 1586.
Ngay từ nhỏ, Rôsa đã có một đời sống đạo đức gương mẫu. Mặc dầu được mọi người trong gia đình chiều chuộng, Rôsa vẫn luôn tỏ ra thùy mị đơn sơ từ lời nói tới cách ăn mặc. Ðược cắp sách tới trường, Rôsa chăm lo trau dồi các môn học, nhất là về văn chương. Khi cha mẹ già yếu bệnh tật, Rôsa phải bỏ học hầu giúp gia đình và phụng dưỡng cha mẹ.
Ðể giữ mình trinh khiết, năm 1608, ngài xin mặc áo dòng Ba Thánh Ða Minh. Từ đó ngài bắt đầu sống một cuộc đời ăn chay đền tội nhiệm nhặt, xa tránh những thú vui ồn ào. Những lúc nhàn rỗi, ngài thường tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện, đọc Thánh Kinh và suy gẫm về ý nghĩa lễ Misa. Cuộc sống chiêm niệm ấy đã đem lại nhiều lại nhiều tư tưởng đạo đức cao sâu cho ngài.
Ngoài ra, ngài còn ao ước đi truyền giáo các nơi xa xôi, nhưng vì gánh nặng gia đình, vì sức yếu nên ngài không thực hiện được ước mơ. Bù lại, ngài hăng hái tham gia vào việc từ thiện giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo khổ.
Ngài chết ngày 23/8/1617 vì bệnh ung thư, sau những năm dài say mê với công việc bác ái. Ngài được nổi tiếng vì những phép lạ đã làm. 
Ðức Giáo Hoàng Clêmentê X đã phong ngài lên hàng các thánh trinh nữ năm 1671.

22 thg 8, 2013

MARIA NỮ VƯƠNG (22.08)

          MỪNG ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG: BỔN MẠNG PRESIDIUM ĐỨC MẸ TRINH VƯƠNG
    LEGIO MARIAE GIÁO XỨ THIÊN ÂN

17 thg 8, 2013

KHÔNG ĐEM HÒA BÌNH NHƯNG ĐEM CHIA RẼ ?

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN - C


Tin Mừng Lc 12:49-53

           Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất! Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

Gospel LK 12:49-53

Jesus said to his disciples:

“I have come to set the earth on fire,
and how I wish it were already blazing!
There is a baptism with which I must be baptized,
and how great is my anguish until it is accomplished!
Do you think that I have come to establish peace on the earth?
No, I tell you, but rather division.
From now on a household of five will be divided,
three against two and two against three;
a father will be divided against his son
and a son against his father,
a mother against her daughter
and a daughter against her mother,
a mother-in-law against her daughter-in-law
and a daughter-in-law against her mother-in-law.”

MẶT TRÁI CUỘC ĐỜI

Một tu sĩ trẻ nọ được gởi đến làm việc với một số anh em khác, công việc của họ là dệt một khung vải rộng lớn, trên đó mỗi người ngày ngày dệt phần được trao phó, việc làm xem ra độc điệu và vô nghĩa.

Ngày nọ, không còn chịu đựng nổi một công việc nhàm chán như thế, vị tu sĩ thốt lên với tất cả sự giận dữ của mình:

- Trước khi con được sai đến đây, người ta nói với con về một công trình nghệ thuật cao cả mà con sẽ góp phần vào. Bây giờ con chỉ thấy rằng, con phải dùng kim đâm qua xỏ lại như một cái máy, con không thấy đâu là nghệ thuật cả.

Nghe thế, vị linh mục mới nói với vị tu sĩ:

- Con ơi, làm sao con thấy được công trình nghệ thuật mà chúng ta đang cộng tác để thực hiện, bởi những gì con đang thấy là mặt trái của tấm thảm. Hơn nữa, việc con đang làm là một điểm nhỏ trong công trình mà thôi.

Khi tấm thảm đã hoàn thành, người ta lật tấm thảm lại. Lúc bấy giờ, vị tu sĩ trẻ mới thấy mình góp phần vào một tuyệt tác. Đó là bức tranh của Ba Đạo sĩ triều bái Hài Nhi Giêsu, những đường kim mà vị tu sĩ trẻ ngày ngày đút qua xỏ lại đã vén lên chính hào quang sáng chói trên đầu Chúa Hài Nhi. Điều mà thầy cho là vô nghĩa nhất giờ đây hiện lên như một kỳ công.


Cuộc đời của mỗi người chúng ta có lẽ cũng giống như một tấm thảm nhìn từ mặt trái. Những cái độc điệu nhàm chán dệt nên cuộc sống của mỗi người, đôi khi che khuất hướng đi và ý nghĩa cuộc đời. Những mất mát, thất bại và khổ đau càng làm chúng ta choáng ngợp, hụt hẫng. Nhưng khi nhìn lại, chúng ta mới thấy rằng chính ta đã làm nên một kiệt tác của chính đời mình.
(Sưu tầm)

NÊN GIỐNG TRẺ THƠ

“Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14)
Suy niệm: Trong tâm thức nhiều người, khi người lớn nói chuyện, con nít không được đến quấy rầy. Vì vậy, các môn đệ đã ngăn cản các trẻ em đến với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, cái nhìn của Chúa Giêsu lại khác. Ngài không quan tâm đến việc các em có quấy rầy hay không, nhưng nhìn vào tâm hồn của các em, những tâm hồn đơn sơ, chưa vướng tội luỵ và Ngài đã chúc phúc cho chúng. Chúa mong muốn những người theo Ngài có được tâm hồn như chúng để đón nhận Tin Mừng, để gia nhập vào Nước Thiên Chúa. Nói cách khác, những ai không có tâm hồn đơn sơ, trong sạch thì không thể vào được Nước Trời.

Mời Bạn: Người ta hay nói “cưa sừng làm nghé” để chỉ người giả bộ ngây thơ, giả bộ không hiểu những điều đã biết. Chúa không nói chúng ta giả bộ như thế nhưng Ngài mời gọi sống chân thật với một tâm hồn đơn sơ, luôn hướng thiện và khát khao chân lý để gần Chúa hơn, và để được Chúa chúc phúc.

Chia sẻ: Làm thế nào để trở nên “trẻ nhỏ” trong khi bạn đã là người lớn tuổi?

Sống Lời Chúa: Khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu, đó là mẫu người môn đệ của Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con có tâm hồn đơn sơ như các trẻ thơ. Xin giúp cho chúng con biết sống chân thật, hồn nhiên trước mặt Chúa và mọi người, để chúng con trở nên nhân chứng của Chúa giữa cuộc đời.

MỪNG MẸ VỀ TRỜI

     "MỪNG LỄ MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI"(15.8)

10 thg 8, 2013

THÁNH LAURENSO PHÓ TẾ TỬ ĐẠO


Thánh Laurensô là vị thánh tử đạo Rôma được biết đến nhiều nhất. Từ thế kỷ thứ IV, một mình Ngài ngoài các thánh tông đồ, được kính nhớ với thánh lễ vọng. Sách nghi thức Đức giáo hoàng Lêô thế kỷ VI có không dưới 14 lễ kính Ngài. Trời Trung Cổ đã có ít là 34 thánh đường ở Rôma dâng kính thánh nhân. Ngài là vị thánh bổn mạng thứ ba của thành Rôma.
Tại sao thánh Laurensô được tôn kính cách đặc biệt như vậy ? Thật khó mà trả lời được. Người nếu bản tường thuật về cuộc tử đạo của Ngài là đúng sự thật, câu trả lời ấy sẽ rõ rệt. Sau đây là tóm lược bản tường thuật ấy :
Là tổng phó tế của thánh Xystô, Laurensô gặp Đức giáo hoàng đang bị bắt giữ và trách Ngài đã không cho mình được chia sẻ triều thiên tử đạo với Ngài. Đức giáo hoàng hứa rằng trong vài ngày nữa, Laurensô sẽ được lãnh phúc tử đạo, đau đớn hơn nhiều. Ngài còn truyền cho vị tổng phó tế của mình hãy phân phát tài sản Giáo hội cho người nghèo. Khi những lời này tới tai hoàng đế Đêciô, ông truyền bắt giam Laurensô. Thánh nhân cải hóa được viên gác ngục Hippolytô. Bị điệu tới trước viên tổng trấn Valrianô, Ngài được lệnh phải nhượng lại các tài sản của Giáo hội. Được dành cho ba ngày để thâu thập của cải, Ngài đã mang tất cả tài sản phân phát cho kẻ nghèo. Hết hạn Ngài dẫn họ tới trình với tổng trấn Valêrianô, như là tài sản của Giáo hội. Viên tổng trấn nổi giận, buộc thánh nhân phải dâng lễ tiến các thần minh.
Từ khước, thánh nhân phải chịu mọi cực hình, bị nướng trên sắt nung đỏ. Trên giường chết lạ lùng này, Ngài còn chế nhạo Dêciô, người đích thân ngồi ghế chánh án rằng :  - Một bên đã chín rồi hãy chiên bên kia nữa mà ăn.
Bản tường thuật khó tin nổi. Tác giả đã lẫn lộn hai vị hoàng đế Dêciô và Valêrianô khi coi ông này là tổng trấn dưới quyền ông kia. Hơn nữa, Đức Xystô không bị xử mà bị chặt đầu khi bị giam.
Một cách tổng quát, người ta công nhận rằng: thánh Laurensô là một trong bảy vị phó tế của Đức Xystô và chịu tử đạo vào năm 158. Nhưng nếu Ngài chỉ bị chặt đầu như các bạn thì chắc không đủ lý do để được tôn kính đặc biệt như vậy.
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, chính vì được tình yêu Chúa nung nấu mà thánh phó tế Laurensô đã trung thành phục vụ và đạt phúc tử đạo vinh quang.
Xin cho dân Chúa biết thực hành những điều Người dạy, và noi gương Người mà yêu mến Chúa và anh em.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

HÃY SẲN SÀNG

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN - Năm C.

Tin Mừng Lc 12:35-40   
Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”

9 thg 8, 2013

LÚC KHÔNG BIẾT GIỜ KHÔNG NGỜ...

"Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến." (Lc 12,40)
Suy niệm Lời Chúa CN 19 TN C


Nhờ khoa học, vốn học, thời nay, con người ta đang biết quá nhiều chuyện trên đời, kể cả những điều bí mật nhất trong vũ trụ, trong thiên nhiên. Tiếc là, chỉ còn một điều mà cả triệu năm rồi chưa ai dám nói mình biết: giờ chết. Giờ chết của chính mình thì không biết đã đành, giờ chết của người thân đang nằm hấp hối trước mắt mình kia, đôi khi cũng đoán non đoán già mà không chính xác nổi. Đúng là sự chết thì cố định, giờ chết thì bất ngờ.

Đã không biết giờ chết, đôi khi chúng ta lại còn không muốn biết, không dám biết, không cần biết, chẳng quan tâm đến sự chết… vì muốn cho cuộc sống mình cứ thoải mái khỏi bị ám ảnh về một lần từ biệt, một lần chỉ đi từ nhà ra tới nghĩa trang thôi mà là chuyến đi xa muôn trùng:

Tưởng gần mà lại hóa xa
Ấy lần từ biệt căn nhà trần gian
Bao nhiêu đưa tiễn bàng hoàng
Tưởng người bất động trong quan tài buồn
(Hồ Giang A)

Nếu các Ki-tô Hữu Công Giáo hiểu rằng sự chết cố định, giờ chết bất ngờ, ý nghĩa của sự chết là một cuộc trở về quê hương mới, hẳn không cần bận tâm tới giờ chết nữa, nhưng điều đáng bận tâm là việc chuẩn bị cho sự chết thế nào, để biến cố ấy kết thúc một hành trình quý giá, và mở ra một cuộc sống mới với Thiên Chúa, một cuộc sống mới của thần linh. Chúng ta vẫn nghe, vẫn hát: “Cuộc sống này chỉ thay đổi mà không mất đi” (Kinh Tiền Tụng lễ cầu hồn – Bài hát Sự Sống Thay Đổi, Ns. Phanxicô). Thay đổi như thế nào?  Nếu chỉ dừng lại ở điểm “thay đổi” thôi, thì vẫn còn mơ hồ lắm. Có nhiều người vẫn ước gì thay đổi có nghĩa là mình sẽ lại tiếp tục làm người, nhưng là người tốt lành thánh thiện. Sao không xác tín cách mạnh mẽ rằng: việc thay đổi ấy là thay đổi tình trạng sống tạm bợ thành tình trạng sống vĩnh cửu, thay đổi từ tình trạng “người” sang tình trạng “thần linh”?

Chuẩn bị là sống mật thiết với Chúa Giê-su
Như vậy, việc chuẩn bị cho sự chết phải là việc sống thiết thân với Chúa Giê-su, trở thành bạn hữu của Chúa Giê-su trong cõi sống trần gian này, để được sống, được là bạn hữu của Thiên Chúa trong cõi sống muôn đời.
Không! Người đang hát lời thương
Hân hoan về với quê hương muôn đời
Bởi trong suốt cuộc làm người
Đã nên bạn hữu của Người, Giê-su
(Hồ Giang A)

Chuẩn bị bằng việc sống thiết thân với Chúa Giê-su là nghe và thực hiện Lời Người đã dạy, đi con đường Ngài đã đi, yêu như Ngài đã yêu, sống như Ngài đã sống, đồng hình đồng dạng, đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng bàn với Ngài trong mọi tình huống cuộc đời.  Và cuối cùng, cùng chết với Ngài để hoàn tất lời xin vâng tuyệt đối, để được cùng sống lại với Ngài, để làm vinh danh Thiên Chúa Cha, trở về với Cha. Việc chuẩn bị ấy, Chúa Giê-su gọi là biết “thắt lưng, thắp đèn, tỉnh thức” đón chờ Chúa đến. Cụ thể hơn, kết hiệp với Thánh Thể Chúa Giê-su. Tôi nhớ lần thăm anh bạn bịnh ung thư nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau mấy lời thăm, anh cảm ơn, rồi nắm lấy tay tôi và nói: “Anh Hoàng ơi! Tôi tạ ơn Chúa.  Ung thư, đau đớn lắm, nhưng để mình có thời gian chuẩn bị đón Chúa đến, trở về với Chúa. Có các Sơ đem Của Ăn Đàng cho tôi anh à. Mừng lắm”. Sau sáu tháng kiên trì, chờ đợi, Anh đã được Chúa gọi về ngay hôm lễ Chúa Lên Trời 2013.

Trong khi đó, ma quỷ không muốn cho con người hiểu rằng chết là hạnh phúc, là cuộc trở về với sự sống ngàn thu, nhờ tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh. Bởi vì, chính Chúa Giê-su đã chiến thắng sự chết do tội lỗi và mở lối cho con người vào sự sống muôn đời của Thiên Chúa. Ma quỷ không muốn cho ai được cứu rỗi. Vì thế, chúng vẫn luôn luôn vẽ ra cho con người về sự kinh khủng của cái chết, cho con người tiếc nuối về sự sống với bao nhiêu khoái lạc ở trần gian, cho con người tìm đủ cách để kéo dài sự sống tạm bợ này.

Ma quỷ rất sợ chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su để chuẩn bị đàng hoàng cho chuộc gặp gỡ ấy. Vì thế, chúng luôn tìm cách tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Giê-su. Đã vậy, đối với những con người chưa tin vào Thiên Chúa, chúng gieo trong lòng họ tư tưởng rằng ‘chẳng có Thiên Chúa đâu, chết là hết, nên chi phải hưởng thụ đời này cho no say, cho bưa, cho đã’. Với các Ki-tô hữu, chúng lại gieo tư tưởng nguy hiểm nhất rằng: chưa chết đâu, còn lâu mới chết! “Em rất khỏe, trẻ, đẹp, giàu, sang, hiền lành, phúc hậu, đạo đức, nết na… và nhất là “em chưa chết đâu em, em hãy còn sống lâu, đẹp mãi”. Cơn cám dỗ ấy thật dễ nghe, dễ chịu. Từ đó, con người ta ra công lo cho cái trẻ, cái đẹp, cái giàu sang hưởng thụ ở sự sống đời này, mà quên hẳn đi chuẩn bị cần thiết cho giờ Chúa đến. Khi các Ki-tô hữu Công Giáo quên hẳn đi việc kết hiệp với Chúa Giê-su, lao mình vào các cuộc ăn chơi hưởng thụ vật chất đời này, ấy là lúc ma quỷ ăn mừng thành công vĩ đại của nó. Chúng nó còn mừng vui hơn nữa khi thấy những người mắc bẫy của chúng là những người đáng lý ra phải làm gương sáng về việc chuẩn bị.

Nhớ đến Chúa Giê-su
Thiết tưởng, trong cuộc đời, mỗi chúng ta có trăm ngàn chuyện nhớ, nỗi nhớ. Mà nỗi nhớ quan trọng nhất cho đời sau là nhớ đến Chúa Giê-su, Đấng Cứu Chuộc ta, thì chúng ta lại quên.
Những người tình nhớ nhau, nhớ quay quắt, nhớ điên dại, nhớ hình dáng, tiếng nói, nhớ cái nắm tay, nhớ nụ hôn nồng, nhớ kỷ niệm bềnh bồng lãng du lãng mạn…Sao chúng ta lại không thể nhớ đến Chúa Giê-su với một chút nồng nàn như ta nhớ đến chuyện tình, tiền trên gian trần này? Câu trả lời rất đơn giản vì ta đang yêu Chúa Giê-su quá ít!

Xin mượn mấy câu thơ của Hương Nam, trong bài “Ước Gì, Nỗi Nhớ…”
Ước gì nỗi nhớ Thiên Đàng
Gấp đôi nỗi nhớ trần gian hư phù
Mỗi ngày nhớ Chúa Giê-su
May ra hiểu cõi thiên thu thế nào…

 Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu Chúa Giê-su thật nhiều, và nhớ Chúa Giê-su nhiều hơn nhớ đến chuyện sống chết và giờ nào con phải chết. A men.

PM. Cao Huy Hoàng, 09-8-2013

6 thg 8, 2013

LỄ CHÚA HIỂN DUNG

Dung nhan Người chói lọi như mặt trời và trang phục Người trắng tinh như ánh sáng (Mt 17,2)
Lời Chúa: Lc 9,28b-36
Khi ấy, Ðức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Ðang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem. Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Ðức Giêsu, và hai nhân vật đứng bên Người. Ðang lúc hai vị này rời xa Ðức Giêsu, ông Phêrô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy, ở đây thật tuyệt! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Môsê, và một cái cho ông Êlia.” Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!” Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Ðức Giêsu. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.

Suy niệm
Ðức Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên núi cao,
nơi đất và trời gần nhau, nơi thích hợp cho cầu nguyện.
Lần cầu nguyện này thật khác thường.
Ðức Giêsu biết mình đã bước vào một khúc quanh quan trọng.
Ðau khổ và cái chết đang chờ Ngài (x. Mc 8,1).
Nhưng Ngài can đảm đón lấy trong tình yêu đầy hy vọng.
Ðức Giêsu buông mình cho Cha trong sự vâng phục tín thác.
Chưa bao giờ Ngài thấy mình là Con như bây giờ.
Chính vào giây phút xuất thần ngây ngất này
mà Ngài được Cha biến đổi hình dạng.
Khuôn mặt Ngài chói sáng, y phục Ngài rực rỡ trắng tinh.
Hai nhân vật lớn của Cựu ước là Môsê và Êlia,
đại diện cho Lề Luật và Ngôn Sứ, cho cả dòng lịch sử Ítraen,
hiện ra trò chuyện với Ngài.

Ðức Giêsu được Cha biến hình một cách bất ngờ.
Ðây là hành vi ưu ái mà Cha dành cho Con,
như một nâng đỡ trước khi Con bước vào cuộc khổ nạn.
Chính Cha là Ðấng vén mở vinh quang thần linh của Con,
vinh quang này bị che khuất khi Con sống phận người.
Chính Cha hiện diện trong đám mây che phủ.
Chính Cha giới thiệu Con và nhắn nhủ các môn đệ.
Ðức Giêsu được Cha biến hình vì Ngài dám sống như Con thảo.
“Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn” thật là lời chuẩn nhận của Cha.
Càng sống như Con thảo thì căn tính Ngài càng tỏa sáng.
Vinh quang rạng ngời là vinh quang của người Con dấu yêu.

Ba môn đệ ngỡ ngàng và kinh sợ.
Phêrô muốn kéo dài mãi hạnh phúc bất ngờ này.
“Ở đây thật tuyệt. Chúng con xin dựng ba cái lều...”
Nhưng tiếng từ trời đưa ông về với thực tế: “Hãy vâng nghe lời Người.”
Hạnh phúc của núi cao không phải là trạm dừng.
Ðây chỉ là một củng cố đức tin trước thử thách sắp đến.
Ðiều quan trọng Cha nhắn nhủ là hãy nghe Người.
Nghe những lời loan báo về số phận của Thầy và trò.
Thầy sắp bước vào con đường hẹp.
Trò cũng được mời đi vào con đường ấy.
Chiêm ngắm Thầy biến hình và muốn ở lại đó, là điều dễ.
Vâng nghe lời Thầy là điều khó hơn nhiều
vì lời đó đòi từ bỏ mình, vác thập giá, mất mạng sống.
Có vẻ ba môn đệ không rút được nhiều ích lợi ngay
từ sau kinh nghiệm độc đáo này (x. 2 Pr 1,16-18).
Họ chỉ được chút hưng phấn chóng qua nhờ chiêm ngắm,
nhưng lại không đủ sức trung tín theo Thầy đến cùng,
để nhìn vào khuôn mặt đầy mồ hôi của Thầy trong Vườn Dầu,
và khuôn mặt đầy thương tích của Thầy trên Núi Sọ.

Chúng ta được làm người là để được biến hình.
Cuộc biến hình diễn ra mãi cho đến ngày nhắm mắt.
Nhờ nghe lời Ðức Giêsu và sống như Ngài
mà thân xác, khuôn mặt, trái tim ta được biến đổi.
Cuộc đời người Kitô hữu phải có khả năng tỏa sáng,
nhờ sống như Con Cha và thực sự trở thành Con.
Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi con,
xin biến đổi con từ từ qua cầu nguyện.
Mỗi lần con thấy Chúa,
xin biến đổi ánh mắt con.
Mỗi lần con rước Chúa,
xin biến đổi môi miệng con.
Mỗi lần con nghe lời Chúa,
xin biến đổi tai con.

Xin làm cho khuôn mặt con rạng ngời hơn
sau mỗi lần gặp Chúa.

Ước chi mọi người thấy nét tươi tắn của Chúa
trong nụ cười của con,
thấy sự dịu dàng của Chúa
trong lời nói của con.

Thế giới hôm nay không cần những Kitô hữu
có bộ mặt chán nản và thất vọng.

Xin cho con biết nhẫn nại và can đảm
cùng đi với Chúa và với tha nhân
trên những nẻo đường gập ghềnh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

3 thg 8, 2013

TÍCH TRỬ KHO TÀNG TRÊN TRỜI

Chúa Nhật XVIII thường niên  - Năm C
Có một vị lãnh chúa rất giàu có, gia sản ruộng vườn bao la. Gần nơi ông ở có một người nông dân tuy nghèo nhưng rất giàu lòng tham. Ngày nọ, vị lãnh chúa nói với người nông dân: “Tôi sẽ cho anh tất cả những phần đất nào mà anh có thể chạy bao quanh, tính từ khi mặt trời bắt đầu mọc cho đến khi mặt trời lặn. Nếu anh trở về đến điểm xuất phát trước khi mặt trời chìm khuất sau đồi, thì anh sẽ làm chủ tất cả những vùng đất anh đã chạy bao quanh. Nếu không, anh chẳng được gì.”

Người nông dân nghe lời vị lãnh chúa hứa mà tưởng như mơ! Đúng là một cơ hội ngàn năm một thuở. Thế là đến sáng hôm sau, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi rặng núi, anh cắm đầu phóng chạy như bị cọp đuổi sau lưng. Trước hết, anh chạy bao quanh một khu rừng già đầy gỗ quý. Thế là chỉ trong buổi sáng, anh trở thành chủ nhân của hàng trăm mẫu rừng.

Mặt trời lên cao, nắng như đổ lửa, mồ hôi đầm đìa, nhưng anh vẫn tiếp tục chạy phăng phăng bao quanh đồng lúa phì nhiêu bao la bát ngát. Thế là đến xế chiều, anh là người điền chủ giàu có nhất vùng.

Mặt trời sắp lặn, chỉ cách ngọn đồi chỉ chừng một con sào, anh lại thấy từ xa một con suối lớn nước chảy lênh láng tràn bờ. Anh tự nhủ lòng: Nếu ta không làm chủ được con suối nầy thì toàn bộ cánh đồng mà ta vừa thu tóm được phải đành bỏ khô. Thế là anh dồn hết hơi tàn lực kiệt, quyết chạy bao quanh con suối.

Cuối cùng, lồng ngực như muốn vỡ tung ra, anh thở hồng hộc như con bò bị thọc tiết… Mặt trời bắt đầu lặn, chỉ còn là một vầng bán nguyệt đỏ ối sắp chìm xuống đỉnh đồi. Anh phải cố chạy nhanh cho tới nơi xuất phát, nếu không kịp thì tất cả chỉ còn là hư không. Và rồi khi chỉ còn mươi bước nữa là tới đích, anh ngã gục xuống… vỡ tim!

Thế là cuối cùng, anh chỉ còn được hưởng vài thước đất để chôn vùi thân xác!

(phỏng theo chuyện ngắn: “Cướp đất” của Văn Hào Lev Tolstoi)
                               **********************
Câu chuyện vừa rồi là một minh hoạ rất thực về nhân loại hôm nay. Không phải chỉ có một mà hàng triệu, hàng triệu người chạy như điên cuồng trong cuộc đua tranh không khoan nhượng để giành lấy cho mình thật nhiều của cải, vàng bạc, ruộng đất... như người nông dân tham lam trên đây để rồi cuối cùng cũng mang chung số phận với anh ta: chỉ còn một nấm mồ!

Người phú hộ trong Tin Mừng hôm nay cũng học theo sách đó.

Khi ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, ông “mới nghĩ bụng rằng : 'Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!'  Rồi ông ta tự bảo : 'Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.  Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!' Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta : 'Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?'  Rồi Chúa Giê-su kết luận: “Vậy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."

Xét cho cùng, thế giới hôm nay không thiếu những người học theo sách của nhà phú hộ hay của người nông dân tham của trên đây.

Trong tôi vẫn có lòng tham của người nông dân ngu dại, hằng thúc đẩy tôi thu tóm, ky cóp cho thật nhiều, không bao giờ thấy đủ.

Trong tôi cũng có một gã phú hộ dại khờ, tìm cách cơi nới thêm kho lẫm để chất cho đầy của cải chóng qua.
        
Nếu chỉ biết thu gom, ki cóp của cải vật chất mà lãng quên linh hồn thì chúng ta cũng đang đi vào vết xe của người phú hộ và người nông dân đáng thương kia.

  Trái lại, nếu hôm nay chúng ta khôn khéo tích trữ thật nhiều của cải thiêng liêng, trở nên người giàu có trước mặt Thiên Chúa, thì chúng ta có thể an tâm tự nhủ lòng mình: Hồn ta ơi, hãy hoan lạc và vui mừng, vì ngươi đã có một kho báu trên trời. Mai đây tha hồ vui hưởng!

Lạy Chúa Giê-su,
Xin dạy chúng con đừng dại dột tích lũy những kho tàng hư nát nhưng biết khôn ngoan dùng thời giờ để “sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá.” (Luca 12,33) Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

CHẾT VÌ SỰ THẬT

THỨ BẢY SAU CN XVII TN-C: Một trong căn bệnh của xã hội Việt Nam hôm nay đó là “bệnh dối trá”, người ta nói dối ở mọi nơi mọi lúc, người ta hành động gian dối ở mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực tôn giáo.

Có người nói dối để kiếm lợi, có người nói dối để chạy tội, đổ trách nhiệm cho người khác, có người nói dối dẫn đến nịnh bợ để lấy lòng cấp trên, người ta nói dối để được việc… cứ như vậy, sự thật, chân lý trở thành như vật quý hiếm trong xã hội chúng ta. Không chỉ như thế, ở những cấp độ cao hơn, nhiều người đã cố tình nói dối, nói sai sự thật, hay chĩ nói một nửa sự thật để đánh lừa dư luận quần chúng, còn đối với hành động cá nhân, nhiều người đã tự dối lòng mình để đánh lừa lương tâm, tránh né sự thật vì người ta không dám đối diện với công lý.

Câu chuyện Tin Mừng thuật lại cho thấy Gioan Tẩy giả là một con người dám sống đến cùng và dám chết để bênh vực cho sự thật, còn vua Herode là trường hợp cho thấy ông không dám đối diện với sự thật.

Đối với Herode, là một Quận Vương thì ông đã biết rất rõ về Đức Giêsu, đã nghe nhiều báo cáo về hoạt động của Ngài, đã biết rằng Ngài được dân chúng coi như một vị tiên tri có uy quyền và có uy tín trong dân chúng, tuy nhiên Herode không những không quan tâm để ý đến lời rao giảng của Ngài, mà ông còn nghĩ rằng với quyền lực và quân đội trong tay ông có thể làm được tất cả và có thể dập tắt mọi đám đông cùng mọi người nổi dậy, như ông đã từng làm với Gioan. Ông nghĩ rằng ông có thể bóp chết Đức Giêsu và giáo huấn của Ngài, nên khi người ta nói cho ông về Đức Giêsu thì ông cho rằng: Giêsu cũng chỉ như một Gioan đã sống lại và có khả năng làm phép lạ, đến như Gioan ông còn tiêu diệt được thì Giêsu đối với ông không khó khăn gì. Cái suy nghĩ và cách ứng xử của Herodê đã bộc lô cho thấy sự kiêu ngạo hống hách ở nơi ông.

Từ sự kiêu ngạo hống hách cộng với quyền lực trong tay, Herodê đã trở thành con người dối trá, coi thường chân lý và sự thật qua việc ông đối xử với Gioan. Herode vì không dám đối diện với sự thật, nên khi Gioan nói lên sự thật và cảnh cáo sự sai trái vô luân của Herodê về tội cướp vợ của anh mình, thì Herode đã trả thù Gioan bằng cách giam ông trong ngục và tìm cơ hội để giết chết Gioan, và cái lý do để giết Gioan thật là vô lý, đó là ông giữ lời hứa với một cô gái nhảy múa trước mặt ông trong ngày sinh nhật.

Trong khi đó, Gioan Tẩy Giả với sứ mạng làm chứng cho sự thật, kêu gọi mọi người sám hối, trở về với giới răn lề luật của Thiên Chúa, xé lòng chứ không xé áo, cuối cùng vì bênh vực cho điều này mà ông phải mang thân tù tội. Gioan biết chắc rằng khi ông dám chỉ vào Hêrôdê để kết tội ông vua này vì sự chướng tai gai mắt trong đời sống luân lý của ông ấy, Gioan sẽ bị vạ vào thân, nhưng sứ mạng của Gioan là phải lên tiếng, phải cảnh báo dù có gặp khó khăn trù dập hay trả thù. Gioan là con người thuộc về Thiên Chúa, thuộc về sự thật, là “bảng chỉ đường” dẫn mọi người đến với Đức Giêsu Kitô, chính vì thế mà ông đã hết sức trung thành với sứ mệnh là nói lên sự thật cảnh cáo mọi người biết cái sai và những hành động xấu xa của họ, và chỉ cho họ chân lý đích thật là Đức Giêsu

Thưa quý OBACE, là con cái của sự sáng, con cái của Thiên Chúa, chúng ta cũng phải trở thành chứng nhân cho sự thật trong thế giới, trong xã hội hôm nay, hãy sống và hành động theo sự hướng dẫn của lương tâm ngay thẳng, dám làm chứng và bảo vệ cho sự thật dù có phải thiệt thòi. Có thì nói có, không thì nói không, gian dối là do ma quỷ, vì là con cái Chúa chúng ta không thể để cho sự gian dối của ma quỷ len lỏi và điều khiển đời sống chúng ta, hãy sống như giữa ban ngày đừng để cho lời nói, hành động hay việc làm của chúng ta bị nhiễm bẩn bởi bóng tối của sự gian dối.

Hãy sống sự thật ngay trong gia đình, nơi xã hội, trong nhà trường, qua cách cư xử với nhau, đừng vì lợi lộc hay vì cả nể mà bẻ cong sự thật, hoặc xuyên tạc sự thật; Hãy trở thành chứng nhân cho sự thật toàn vẹn, chứ không thể chỉ nói một nửa sư thật, vì một nửa sự thật không con là sự thật nữa. Đồng thời hãy khiêm tốn đón nhận sự thật đến với mình, những lời chỉ bảo của Chúa và Giáo Hội, những lời khuyên bảo góp ý của anh em, để điều chỉnh sửa chữa những sai lầm thiếu sót của bản thân nên hoàn thiện hơn.

Xin Đức Kitô Đấng là Đường là Sự Thật và là sự Sống dẫn chúng ta đi trên con đường sự thật của Tin Mừng, để nhờ bước theo Sự Thật của Đức Kitô, chúng ta đạt tới sự sống Ngài ban. Amen

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

2 thg 8, 2013

Gx.Thiên Ân: Thêm niềm vui mới

Vì nhu cầu mục vụ giáo xứ, vào lúc 10g30 sáng nay ngày 2.8.2013. Cha Chánh xứ Thiên Ân và cộng đoàn đã vui mừng đón nhận thêm một Lm  Phụ tá qua  bài sai của Đức cha Phero Nguyễn Văn Khảm giám mục phụ tá giáo phận SaiGon để về phục vụ cho giáo xứ Thiên Ân: