RIO DE JANEIRO.
Hơn 3 triệu người đã tham dự thánh lễ bế mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ do
ĐTC Phanxicô chủ sự tại Rio de Janeiro. Ngài mời gọi họ hãy ”Hãy ra đi,
không sợ hãi, để phục vụ”. ĐTC cũng loan báo Ngày Quốc tế giới trẻ năm
2016 sẽ tiến hành tại Cracovia, Ba Lan.
Sáng
chúa nhật 28-7-2013, ĐTC đã trở lại bãi biển Copacabana và dành gần một
tiếng đồng hồ, đi xe díp tiến qua các lối đi để chào các bạn trẻ và tín
hữu tụ tập tại đây dưới bầu trời nắng nhẹ.
Đồng tế với ĐTC trong
thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ sáng, có hàng ngàn vị gồm các HY, GM trong
áo lễ đồng phục của Ngày Quốc Tế giới trẻ, và đông đảo các linh mục mang
dây Stola của Đại hội giới trẻ này.
Trong số các vị lãnh đạo hiện
diện trong thánh lễ có bà tổng thống Roussef của Brazil, bà tổng thống
Cristiana của Argentina, tổng thống Evo Morales của Bolivia và Surinam.
Đặc biệt cũng có một em bé không có não bộ hiện diện. ĐTC gặp cha mẹ em
sau thánh lễ sáng thứ bẩy 27-7 tại Nhà thờ chính tòa Rio. Bình thường
hài nhi như thế đều không sống sót. Nhưng em bé vẫn sống và trước đó cha
mẹ em không chịu phá thai. Ngài đã mời cha mẹ đưa em đến dự thánh lễ bế
mạc Ngày Giới trẻ này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong
bài giảng về việc ra đi rao giảng Tin Mừng, ĐTC quảng diễn ý nghĩa chủ
đề của Ngày Quốc tế giới trẻ thứ 28: ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi
dân tộc thành môn đệ”. Ngài tóm tắt trong ba từ: Hãy ra đi, không sợ
hãi, để phục vụ, và nói:
- ”Các con hãy ra đi”. Trong những ngày
này tại Rio, các bạn có thể cảm nghiệm thật đẹp về cuộc gặp gỡ Chúa
Giêsu và cùng nhau gặp Chúa, các bạn đã cảm thấy niềm vui đức tin. Nhưng
kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ này không thể bị khép kín trong cuộc sống
riêng tư hoặc trong nhóm nhỏ nơi giáo xứ, phong trào, cộng đoàn của các
bạn. Làm như vậy giống như lấy mất dưỡng khí của ngọn lửa đang cháy. Đức
tin là một ngọn lửa càng cháy sáng nếu càng được chia sẻ, thông truyền,
để tất cả có thể nhận biết, yêu thương và tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là
Chúa tể sự sống và lịch sử (Xc Rm 10,9).
ĐTC nhấn mạnh rằng đây
không phải là một điều tùy ý, nhưng là một mệnh lệnh của Chúa, tuy nhiên
mệnh lệnh này không phát sinh từ ý muốn thống trị hoặc quyền lực, nhưng
từ sức mạnh của tình thương, vì Chúa Giêsu trước tiên đến giữa chúng
ta, ban cho chúng ta không phải một cái gì đó của Ngài, nhưng là toàn
thể con người của Ngài, đã ban sự sống của Ngài để cứu chuộc và to cho
chúng ta tình thương và lòng từ bi của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không đối
xử với chúng ta như người nô lệ, nhưng như những người tự do, như bạn
hữu và như những người em.. Chúa gửi chúng ta đến với tất cả mọi người
để mang Tin Mừng cho họ.. Một đại tông đồ của Brazil này là chân phước
José de Anchieta đã ra đi truyền giáo khi mới 19 tuổi. Các bạn có biết
đâu là phương tiện tốt đẹp nhất để rao giảng Tin Mừng cho người trẻ?
Thưa đó là một người trẻ khác. Đó là con đường cần phải đi theo!
-
Điều thứ hai: ”không chút sợ hãi”. ĐTC nói: có thể có người nghĩ: tôi
không được chuẩn bị chuyên biệt gì cả, làm sao tôi có thể ra đi và loan
báo Tin Mừng? Bạn thân mến, sự sợ hãi của bạn không khác xa bao nhiêu sự
sợ hãi của Giêrêmia, một người trẻ như các bạn, đã được Thiên Chúa kêu
gọi làm ngôn sứ. Chúng ta vừa nghe lời Giêrêmia: ”Chúa ơi, con đâu biết
nói vì con còn trẻ. Chúa cũng nói với các bạn điều Ngài đã nói với
Giêrêmia: ”Con đừng sợ [..] vì Ta ở với con để bảo vệ con” (Gr 1.7.8).
Chúa ở với chúng ta!
”Đừng sợ!” Khi chúng ta ra đi loan báo Chúa
Kitô, chính Ngài đi trước, hướng dẫn chúng ta. Khi sai các môn đệ đi
truyền giáo, Chúa đã hứa: ”Thầy ở với các on mọi ngày” (Mt 28,20). Và
điều này cũng được áp dụng cho chúng ta! Chúa Giêsu không để chúng ta lẻ
loi, Ngài không bao giờ để các bạn lẻ loi! Chúa luôn tháp tùng các bạn.
Rồi
Chúa Giêsu không nói: ”Con hãy đi!, nhưng Ngài nói ”Các con hãy đi!”,
chúng ta cùng được sai đi. Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy cảm thấy sự
đồng hành của toàn thể Giáo Hội, và cả sự hiệp thông của các thánh
trong sứ mạng này. Khi chúng ta cùng nhau đương đầu với các thách đố,
thì chúng ta mạnh mẽ, chúng ta khám phá những năng lực mà chúng ta không
biết là mình có. Chúa Giêsu không kêu gọi các tông đồ để sống cô lập,
Ngài kêu gọi họ để họp thành một nhóm, một cộng đoàn. Hỡi các linh mục
quí mến, đang đồng tế với tôi Thánh lễ này, các cha đến đây tháp tùng
những người trẻ, đây là điều thật đẹp, chia sẻ kinh nghiệm đức tin này.
Nhưng đây là một giai đoạn trong hành trình. Các cha hãy tiếp tục tháp
tùng các bạn trẻ với lòng quảng đại và vui tươi, hãy giúp họ dấn thân
tích cực trong Giáo Hội, ước gì họ không bao giờ cảm thấy lẻ loi!
-
ĐTC đề cập đến điều cuối cùng: ”để phục vụ”: ”Thánh Phaolô trong bài
đọc chúng ta vừa nghe, đã nói: ”Tôi trở nên tôi tớ mọi người để kiếm
được nhiều người hơn” (1 Cr 9,19). Để loan báo Chúa Giêsu, thánh Phaolô
đã trở nên ”đầy tớ mọi người”. Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng
về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục
vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu
đã làm.
”Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống
theo 3 lời này, các bạn sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng
thì cũng được trở nên Tin Mừng, ai thông truyền niềm vui đức tin, thì
cũng nhận được niềm vui. Các bạn trẻ thân mến, khi trở về nhà, các bạn
đừng sợ trở nên quảng đại với Chúa Kitô, đừng sợ làm chứng cho Tin Mừng
của Chúa. Trong bài đọc thứ I, khi Chúa sai ngôn sứ Giêrêmia, Ngài ban
cho ông quyền được ”loại bỏ và phá đổ, phá hủy và san bằng, xây dựng và
vun trồng” (Gr 1,10). Cả các bạn cũng như thế. Mang Tin Mừng là mang sức
mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan
và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, bất bao dung và oán thù; Để kiến tạo
một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn! Giáo Hội cậy dựa
vào các bạn! Giáo Hoàng hy vọng nơi các bạn! Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu
và Mẹ chúng ta luôn tháp tùng các bạn với sự hịu hiền của Mẹ: ”Các con
hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ!. Amen
Tuyên bố Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới
Cuối
thánh lễ, ĐHY Stanislaw Rylko, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa
Thánh về giáo dân đã ngỏ lời cám ơn ĐTC. Rồi ĐTC trao cho 5 cặp bạn trẻ
một bản sao tượng ”Chúa Kitô Cứu Thế”, pho tượng khổng lồ trên núi
Corcovado, biểu tượng thành Rio de Janeiro, cùng với một cuốn sách kinh.
ĐTC loan báo thờ điểm và nơi cử hành Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới:
”Các bạn trẻ thân mến, chúng ta có một cuộc hẹn trong Ngày Quốc tế giới
trẻ lần tới, vào năm 2016, tại Cracovia, Ba Lan. Nhờ sự chuyển cầu từ
mẫu của Mẹ Maria, chúng ta hãy cầu xin ánh sáng của Chúa Thánh Linh trên
con đường dẫn chúng ta đến giai đoạn mới này của việc vui mừng cử hành
niềm tin và tình yêu nơi Chúa Kitô”.
Phái đoàn các bạn trẻ Ba Lan
hiện diện, nhiều người trong y phục truyền thống, đã nhẩy mừng và reo
hờ, tung cờ, chào đón tin vui này.
G. Trần Đức Anh O.P
29 thg 7, 2013
CÔ GÁI HIẾU KHÁCH
THÁNH MARTHA
Chúng ta biết chắc về Thánh Martha qua 2 giai thoại trong Tin Mừng. Khi bà nhiệt thành đón rước Chúa Giêsu (x. Lc 10,38-42) hay khi bà tín thác vô giới hạn vào Chúa Giêsu trước cái chết của Lazarô (x. Ga 11,1-44).
Martha, theo tiếng tramêô, có nghĩa là bà chủ. Bà và hai anh em Maria và Lazarô ở làng Bêtania là những người bạn thân tình của Chúa Giêsu. Người hay đến trú ngụ ở nhà họ để nghỉ ngơi sau những chuyến hành trình mệt nhọc.
Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tuỵ. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thầy, Thầy không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch? Vậy xin Thầy bảo nó giúp tôi với.
Chúa Giêsu đáp lại: - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai lấy mất.
Như thế, Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa Thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.
Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.
- Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.
Và bà thêm: - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Thầy.
Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi: - Con có tin thế không?
Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian.
Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.
Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.
Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do Thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cập bến Marseille, nước Pháp. Lazarô đã trở thành giám mục tiên khởi của thành này. Riêng Martha, ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, miệng phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.
Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)
Martha đóng vai gia chủ, đã tỏ ra rất hiếu khách và tận tuỵ. Ngày kia, trong lúc bận rộn với việc phục dịch, bà nói: - Thưa Thầy, Thầy không màng nghĩ tới sao, em tôi để cho tôi một mình phục dịch? Vậy xin Thầy bảo nó giúp tôi với.
Chúa Giêsu đáp lại: - Martha, Martha, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất rồi và sẽ không bị ai lấy mất.
Như thế, Chúa Giêsu đã cho Martha biết rằng đối với Người không có gì quý hơn một tâm hồn biết suy tư cầu nguyện, Martha đã hiểu, bà sẽ để lộ đức tin ấy ra dịp Lazarô từ trần. Bà nhắc tin cho Chúa Giêsu: - Thưa Thầy, kẻ Thầy thương đang ốm liệt.
Vượt đường xa, Chúa Giêsu đã đến. Nhưng Người cố ý đến chậm, khi Lazarô đã chết. Đức tin của Martha vẫn không thay đổi.
- Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây, em con đã không chết.
Và bà thêm: - Nhưng ngay lúc này, con biết là bất cứ điều gì Thầy xin với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Thầy.
Khi Chúa Giêsu cho biết Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người thì dù chết cũng sẽ sống, rồi Người hỏi: - Con có tin thế không?
Martha đã mau mắn tuyên xưng: - Vâng, thưa Thầy, con tin Thầy là đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian.
Và bà đã không lầm. Chúa Giêsu đã phục sinh Lazarô.
Tin Mừng không nói rõ các bạn hữu của Thiên Chúa sẽ ra sao. Chắc chắn Martha có mặt trong số phụ nữ theo Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn và xức xác Người trước khi mai táng.
Có truyền thuyết nói rằng ba chị em làng Bêtania đã bị người Do Thái bắt thả trôi trên một con thuyền không buồm không chèo không lái. Nhưng họ đã trôi dạt và cập bến Marseille, nước Pháp. Lazarô đã trở thành giám mục tiên khởi của thành này. Riêng Martha, ngài đã rao giảng Tin Mừng ở Aix Avignon và Tarascon. Một huyền thoại còn kể thêm việc thánh nữ tiêu diệt quái vật Tarasque. Dân chúng khổ cực vì con vật dữ tợn, miệng phun lửa, đuôi cắn xé. Thánh nữ đã dùng cây thánh giá áp đảo con vật, rồi trói chặt nói lại. Quái vật bị hạ sát và nó bị tiêu diệt, người ta gọi là Tarascon.
27 thg 7, 2013
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI -2013
28 vị Hồng Y, 600 vị Giám Mục, hàng ngàn linh mục và hàng trăm ngàn bạn trẻ đã chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô trên bãi biển Copacabana ở Rio De Janeiro.
AI XIN SẼ ĐƯỢC
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN - C
Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở một nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông". Người bảo các ông: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: "Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ". Người còn nói với các ông: "Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: "Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả"; mà người kia từ trong nhà lại đáp: "Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được". Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện. Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Sunday XVII in Ordinary Time - YearC
26 thg 7, 2013
TIN HAY MÊ TÍN ?
Câu
chuyện được thuật lại trong sách Samuel quyển I, chương 4, câu 1 đến 11
thật là "khủng khiếp" đối với dân Israel và có lẽ cả với nhiều người
Kitô hữu ngày nay nữa.
Chuyện
là Israel giao chiến với quân Phi-li-tinh. Họ bại trận. Chừng bốn ngàn
người đã bị kẻ địch giết chết tại mặt trận. Trở về nhà, họ bàn luận với
nhau về cách phục thù. Các kỳ mục quyết định cho kiệu Hòm Bia Giao Ước
của Đức Chúa từ Silô về trại để phục vụ cuộc chiến của họ. Có Chúa ở
giữa họ, họ sẽ đè bẹp bất cứ kẻ thù nào!
Khi
Hòm Bia xuống trại, "toàn dân Israel phấn khởi đã hò reo vang dội khiến
đất rung chuyển". Nghe tiếng reo hò, người Phi-li-tinh biết là Hòm Bia
đã đến trại. Họ bảo nhau: "Một vị thần đã đến trại !" Theo kinh nghiệm,
họ biết rằng vị thần này của Israel từng đánh phạt người Ai-cập để cứu
dân mình. Nên họ rất sợ hãi. Như thế, về mặt tâm lý, sự hiện diện của
Hòm Bia đã là một lợi thế cho Israel. Mới nghe biết có Hòm Bia về trại
Israel mà họ đã khiếp sự như thế, huống hồ là rồi đây khi Israel sẽ cho
khiêng Hòm Bia ra giữa trận chiến ! Thế nhưng chính vì biết tình thế đã
trở nên vô cùng nghiêm trọng với họ, nên người Phi-li-tinh thay vì buông
tay, lại tự động viên nhau phải can đảm lên để cứu lấy mình. Cuộc chiến
lại nổ ra và, thật bất ngờ, dù có Hòm Bia Đức Chúa với mình, Israel vẫn
đại bại, mạnh ai nấy chạy về lều của mình. Hòm Bia chẳng những không
cứu họ lại còn bị chiếm đoạt, còn quân binh thì có tới ba mươi ngàn
người tử trận.
Thật
là "khủng khiếp" cho Israel! Sao lại có thể như thế được? Thiên Chúa
của mình cũng chịu thua quân Phi-li-tinh sao? Lòng tin của họ bị thử
thách nặng nề.
Nhưng
đó có phải là niềm tin thật không? Bề ngoài có vẻ là niềm tin khi cho
khiêng Hòm Bia ra ngay giữa trận địa nhưng kỳ thực đó là mê tín dị đoan.
Hòm Bia Thiên Chúa chỉ còn là một thứ bùa, một "vật cầu may" mà thôi
bởi vì lòng dạ Israel đã xa lìa Thiên Chúa từ lâu rồi. Trong các sách
Tin Mừng sau này, chúng ta thấy mỗi lần ra tay cứu giúp một người gặp
cảnh cùng khốn ngặt nghèo đến kêu xin Người, Chúa Giêsu thường giải
thích: "Chính lòng tin của con đã cứu con!". Yếu tố quyết định
là lòng tin, đến nỗi Tân Ước viết rằng có khi Chúa Giêsu không làm được
phép lạ nào cho người ta vì họ không tin (x. Mc 9,23-24; 6,5). Và Chúa
thì không muốn dùng phép lạ để ép cho người ta phải tin.
Con
người gồm có xác và hồn, có bề ngoài và bề trong ; nói theo cách của
một số người học thức, con người là tinh thần nhập thể. Bề trong bề
ngoài đều cần thiết cả. Thường thì bề trong (ví dụ tâm tình của ta, ý
nghĩ của ta) phải được diễn tả ra bên ngoài trong lời nói, cử chỉ, hành
động. Khi ta yêu mến ai, đương nhiên ta sẽ tìm cách biểu lộ tâm tình đó
ra bên ngoài, hơn nữa, lắm khi nó tự bộc lộ ra dù ta không cố tình cố
ý... Đức tin đích thực cũng thế. Thánh Gia-cô-bê quả quyết: đức tin
không hành động là đức tin chết (x. Gc 2,17). Không có chuyện sống đạo
hoàn toàn tại tâm. Nhưng nếu nói cách triệt để thì cái tâm, cái thái độ
bên trong mới có tầm quan trọng quyết định, chứ không phải cái bề ngoài.
Các cử chỉ, lời nói, hành động bề ngoài đôi khi phản bội ta, nghĩa là
không diễn tả hết hay diễn tả đúng những gì ta ấp ủ trong lòng; tệ hơn,
không hiếm khi chính ta dùng chúng để lừa dối kẻ khác. Thi hào Nguyễn Du
viết trong Truyện Kiều:
"Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không gươm" .
Mà trong nham hiểm giết người không gươm" .
Nhưng loài người lừa dối nhau chứ không thể lừa dối Thiên Chúa được vì Người thấu suốt lòng dạ chúng ta.
Câu
chuyện dân Israel thảm bại dù đã đưa Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa ra
trận địa, nhắc nhở chúng ta hai điều trong đời sống đạo.
Điều thứ nhất là một lời cảnh giác.Phải canh chừng đừng biến các hình thức, những dấu hiệu bề ngoài của lòng tin,
vốn luôn luôn cần thiết, thành cái vỏ không ruột, cái xác không hồn,
nhất là biến thành những thứ bùa chú, ma thuật, những cái máy tự động
"ban ơn", che chở chúng ta. Ảnh đeo cổ, tượng thánh gắn trên xe hay đặt
trong nhà ngoài ngõ, nước thánh rảy trên mình hay trên đồ vật, làm tuần
tam nhật hay cửu nhật, giữ chín lần liên tiếp thánh lễ ngày thứ sáu đầu
tháng, đi hành hương v.v. , tự bản thân chúng không có sức thiêng nào
cứu vớt chúng ta cả. Hiệu năng của chúng là do tự Thiên Chúa ban cho khi
ta làm những việc đó với lòng tin yêu Chúa.
Điều nhắc nhở thứ hai, chính là một lời động viên người tín hữu sống đức tin, chứ không chỉ giữ đạo.
Người
Kitô hữu tiên vàn là người tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và
sống lại cho hết thảy mọi người. Họ sống niềm tin ấy bằng sự gắn bó trọn
vẹn với Người, hoàn toàn tín thác vào Người và, vì yêu mến Người, họ cố
gắng tuân giữ các điều Người dạy bằng cách ra sức đem Tin Mừng của
Người ra thực hành trong suốt cuộc đời. Họ biết rằng chính nhờ đức tin
mà họ được cứu độ như Chúa đã phán : "Ai tin Ta sẽ sống muôn đời" (Ga
6,47). Đức tin soi sáng cuộc đời họ, làm cho nó có một ý nghĩa. Những
việc sùng kính, những việc đạo đức có mục đích giúp các môn đệ Chúa Kitô
sống cho ra người Kitô hữu hơn, gia tăng đức ái trong họ tức là lòng
mến Chúa yêu người. Những việc đó đòi hỏi người ta phải có đức tin trước
đã. Thiếu đức tin, chúng sẽ chẳng có ý nghĩa gì và sẽ giống như những
chiếc bình rỗng.
Nên lưu ý rằng Giáo Hội không đặt các việc sùng kính ngang hàng với Lời Chúa và các Bí Tích. Ta
không thể bỏ qua Lời Chúa và các Bí Tích được, trái lại ta vẫn có thể
cầu nguyện với Đức Mẹ, mà không dùng tràng hạt, vẫn có thể sùng kính Mẹ
mà không đeo ảnh Ngài trên cổ, và hiển nhiên là việc tham dự tích cực
thánh lễ ngày Chúa Nhật vẫn có giá trị hơn tất cả mọi thứ sùng kính
riêng tư. Các việc sùng kính này không được phép trở thành một cánh rừng
rậm trong đó người ta bị lạc hướng và không nhìn thấy cái cốt yếu nữa.
Đối tượng cốt yếu của lòng tin là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta và Đức
Giêsu Kitô Con của Người, Đấng duy nhất có thể cứu độ chúng ta, cùng với
Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hoá chúng ta.
Tóm
lại, nếu thiếu những tâm tình căn bản trên đây và chỉ quan tâm làm các
việc đạo đức bên ngoài, rồi nghĩ rằng nguyên các việc đó đã đủ để cho
mình được Chúa cứu giúp và ban ơn cứu độ, thậm chí mình có quyền được ơn
ấy, nếu như thế thì đó là bùa chú, là mê tín dị đoan, không phải là đức
tin Kitô giáo.
Lm Nguyễn Hồng Giáo
SONG THÂN ĐỨC MẸ
Thánh Gioakim (Joachim) và Thánh Anna (Anne) là song thân của Đức Mẹ, tức là Ông Bà Ngoại của Chúa Cứu Thế Giêsu. (Xin được mở ngoặc: Thấy có một số người thường viết lộn hoặc sai là Gioan-kim).
Tên Gioakim được tạo bởi chữ YHWH (tiếng Do thái: יְהוֹיָקִים Yəhôyāqîm, tiếng Hy Lạp: Ἰωακείμ Iōākeím), nghĩa là “sự chuẩn bị của Gia-vê”. Thánh Gioakim là Phu quân của Thánh Anna và là Thân phụ của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Chúa Giêsu, theo truyền thống Công giáo Rôma, Chính Thống giáo, và Anh giáo. Câu chuyện về Thánh Gioakim and Anne first appears in the apocryphal Phúc Âm theo Thánh Giacôbê. Thánh Gioakim và Thánh Anna không được nhắc tới trong Kinh Thánh.
Hai Ông Bà được Giáo hội kính nhớ vào ngày 26 tháng Bảy hằng năm. Đây là ngày lễ của những người đã làm ông bà (nội hay ngoại). Lễ này nhắc nhớ quý ông bà nội ngoại về trách nhiệm xây dựng các thế hệ tương lai, phải tạo truyền thống gia phong lễ giáo như phần di sản đạo đức làm của hồi môn cho cháu chắt. Tuy nhiên, lễ này cũng là lời nhắn nhủ dành cho thế hệ trẻ: Phải tôn kính người lớn hơn mình, nhất là những người già, phải biết trải nghiệm, đánh giá cao cuộc sống chứ không được coi nhẹ hoặc làm ngơ.
Gia phả của Chúa Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Matthêu và Luca không nói rõ tên cha mẹ của Đức Maria, nhưng có liệt kê tên các người cha của Đức Thánh Giuse, nhiều học giả trong nhóm của John ở Damascus (thế kỷ 8), và đặc biệt là các học giả Tin lành, tranh luận rằng gia phả trong Phúc Âm theo Thánh Luca mới đúng là phả hệ của Đức Mẹ, và Heli là cha. Để giải quyết vấn đề Đức Thánh Giuse có hai người cha – một thuộc dòng dõi Vua Salomom, hậu duệ của Nathan, con Vua Đa-vít, truyền thống từ thế kỷ 7 xác định rằng Heli là anh em họ đầu tiên của Thánh Gioakim.
Theo truyền thống, Bà Anna sinh tại Belem, kết hôn với Ông Gioakim người Nadaret, cả hai đều là dòng dõi Thánh vương Đa-vít. Trong Protoevanggelium of James, Thánh Gioakim được mô tả là người giàu có và đạo đức, thường giúp đỡ người nghèo và tới Đền thờ tại Sepporis. Truyền thống nói rằng cha mẹ của Đức Maria mới đầu sống ở Galilê, sau đó định cư ở Giêrusalem. Tuy nhiên, Bà Anna là phụ nữ son sẻ, Ông Gioakim bị các thầy thượng tế sa thải và từ chối lễ vật hy sinh của ông, vì việc Bà Anna không có con được hiểu là việc không đẹp lòng Chúa. Ông Gioakim rút vào hoang địa để ăn chay và đền tội 40 ngày. Lúc đó các thiên thần hiện ra hứa với Ông Bà Gioakim và Anna là sẽ có con nối dõi. Sau đó, Ông Gioakim trở lại Giêrusalem và đón Bà Anna tại cổng thành. Có niềm tin cổ cho rằng đứa con sinh bởi người mẹ già là đã được tiền định về điều gì đó kỳ lạ. Trong Cựu ước có trường hợp của Bà Hannah, Thân mẫu của Ngôn sứ Samuel.
Truyền thuyết liên quan Ông Bà Gioakim và Anna có trong “Cổ Tích Vàng” (Golden Legend) và vẫn phổ biến trong nghệ thuật Kitô giáo cho tới khi Công đồng Trentô xác nhận đó là các sự kiện ngụy tạo.
Phụng vụ theo lịch Tridentine không có lễ Thánh Gioakim. Lễ này được thêm vào Công Lịch Rôma từ năm 1584, mừng vào ngày 20-3, ngay sau lễ Đức Thánh Giuse Phu quân Đức Mẹ. Năm 1738, lễ này được chuyển sang Chúa nhật sau tuần bát nhật lễ Đức Mẹ Mông Triệu. Với nỗ lực để Phụng vụ các Chúa nhật được ử hành, ĐGH Piô X đã chuyển lễ này sang ngày 16 tháng Tám, sau lễ Đức Mẹ Mông Triệu, để Thánh Gioakim được kính nhớ trong khi cử hành cuộc khải hoàn của Đức Mẹ. Trong lịch các thánh của Giáo hội Công giáo Rôma (năm 1969), lễ Thánh Gioakim được mừng chung với Thánh Anna vào ngày 26 tháng Bảy.
Giáo hội Chính thống Đông phương và Công giáo Hy Lạp kính nhớ Thánh Gioakim và Thánh Anna vào ngày 9 tháng Chín. Thánh Gioakim và Thánh Anna là thánh bổn mạng của các cha mẹ, các ông bà nội ngoại, những người kết hôn, những người đóng tủ và những người buôn vải. Có một số biểu tượng gắn liền với Thánh Gioakim: Cuốn sách hoặc cuộn giấy tượng trưng người dệt vải, chiếc gậy chăn chiên tượng trưng chữ nghĩa của Kitô giáo, và cái rổ đựng đôi chim bồ câu tượng trưng sự hòa bình. Thánh Gioakim thường có trang phục màu xanh lá cây, màu của niềm hy vọng.
Trong Kinh thánh, hai Thánh sử Matthêu và Luca cung cấp gia phả của Chúa Giêsu, cho thấy rằng Chúa Giêsu là đỉnh cao của Giao ước (những lời hứa). Chúng ta không biết gì nhiều, ngay cả Ông Bà Ngoại Gioakim và Anna cũng chỉ được nhắc tới sau khi Chúa Giêsu chịu chết được hơn 100 năm.
Đức tính anh hùng và sự thánh thiện của các ngài được suy ra từ bầu khí gia đình liên quan Đức Maria trong Kinh thánh. Dựa vào truyền thuyết thời thơ ấu của Đức Maria hoặc suy đoán từ thông tin trong Kinh thánh, chúng ta thấy sự viên mãn của nhiều thế hệ của những con người cầu nguyện, chính Đức Mẹ đã say đắm cầu nguyện theo truyền thống tôn giáo.
Tính cách mạnh mẽ của Đức Maria thể hiện khi quyết định “xin vâng” (Lc 1:38), liên lỉ cầu nguyện, tuân thủ luật đức tin, sự vững vàng khi gặp khủng hoảng, và tận tụy với những người thân (Lc 1:39-45) – cho thấy gia đình gắn bó yêu thương, trông mong thế hệ kế tiếp duy trì những điều tốt đẹp nhất của quá khứ.
Ông Bà Gioakim và Anna biểu hiện các thế hệ khá lặng lẽ khi trung thành thực hiện trách nhiệm, sống đức tin và thiết lập môi trường tốt lành cho Đấng Thiên Sai tới.
Lạy Thánh Gioakim và Thánh Anna, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con. Amen.
25 thg 7, 2013
NẾU NGÀI KHÔNG ĐẾN…
NẾU NGÀI KHÔNG ĐẾN…
Nếu Ngài không đến
Thế giới này không hẳn thiếu niềm vui
Cõi nhân gian không hẳn vắng tiếng cười.
Những hào nhoáng phù du có bao giờ vắng bóng !
Không có Ngài thì người ta vẫn sống
vẫn có nhiều lý tưởng để đeo mang
Thế giới này đâu thiếu những hoang đàng
Và đâu thiếu những điều làm người ta ngây ngất.
Nếu ngài không đến
Thế giới này đâu có gì để mất
Đâu có gì để tiếc nuối băn khoăn.
Giữa thực hư xấu tốt nhập nhằng
Có gì đáng để người ta day dứt…
Nếu Ngài không đến
Chỉ có những con tim thổn thức
Những tâm hồn sẽ khắc khoải ngàn thâu
Không có Ngài, đời trôi mãi, về đâu…?
Giữa đôi bờ chông chênh trống rỗng?
Sau những cuộc vui chơi hào phóng
Trống rỗng tiếng cười, trống rỗng niềm vui
Sau mỗi thành công là tiếng thở ngậm ngùi
Sau mỗi hoang đàng là tàn hoang vô vị
Ngài đã đến cho đời con hoan hỉ,
Cho cõi lòng thôi hoang hoải lạnh căm
Con biết đằng sau mọi biến đổi thăng trầm
Còn có Ngài là niềm vui vĩnh viễn
Xin đừng để con mãi ngu ngơ tìm kiếm
Như chưa bao giờ Ngài đến giữa đời con.
Cao Gia An, S.J.
24 thg 7, 2013
CON ĐI TRƯỜNG HỌC MẸ ĐI TRƯỜNG ĐỜI
Trước
hết, cần nói rõ là tôi không bài bác hay cổ súy gì cho việc học trường
quốc tế , trường điểm hay trường… không điềm. Tôi chỉ vô tình là người
mục kích những câu chuyện dưới đây và tiện tay viết lại, để tham khảo
cho những ai không phải là phụ huynh. Còn phụ huynh, đọc bài này hay
không là quyền của quý vị. Tẩu hỏa nhập ma thì xin đừng trách người
viết. Tôi đã cảnh báo trước rồi. Tôi đứng ngoài chứng kiến mà còn rớt mồ
hôi hột. Huống hồ quý vị…
CHUYỆN THỨ NHẤT
Sau khoảng một tháng học trường quốc tế:
Mẹ ơi, ba làm nghề gì vậy mẹ?
…
Nghề đó có to hơn tổng giám đốc không?
…
Tại sao nhà bạn M đi xe hơi mà nhà mình không có xe hơi hả mẹ?
…
Mẹ nói ba mua xe hơi đi mẹ. Nhà mình có xe hơi bạn L mới cho con đóng kịch chung.
…
Mai mẹ đừng đi đón con nữa nhen mẹ. Mẹ nói chị Lài đón con đi, cho giống mấy bạn.
…
Mẹ, áo của mẹ có phải là hàng hiệu không mẹ?
…
CHUYỆN THỨ HAI
Cháu
tôi không giải kịp bài toán cuối cùng của bài kiểm tra chất lượng. 8
điểm. Cô giáo phê: “Ẩu”. Chị tôi la con một trận cái tội ẩu, rồi qua nhà
hàng xóm hỏi thăm. Nhà hàng xóm có con học cùng lớp với thằng cháu
tôi. Con bé bên đó cũng đang khóc nỉ non: “Lười suy nghĩ”. Một bé khác,
nhà đâu lưng với nhà tôi, cũng 8 điểm. Cô phê: “Được”. học trò cùng 8
điểm, đứa “Ẩu”, đứa “Được”, đứa “Lười suy nghĩ”. Phụ huynh không có
chuyên môn nên chẳng biết suy diễn lời bút phê của nhà sư phạm thế nào
cho trúng.
Còn
hoang mang hơn khi thằng bé học trường quốc tế nhà kế bên, chị tôi quả
quyết là đề dễ hơn, điểm thấp hơn, cô giáo vẫn âu yếm phê rằng: “Bài
kiểm tra cho thấy khả năng suy luận của cháu thật sự tốt. Nhớ cẩn thận
hơn khi làm phép tính cộng. Chỉ cần cháu cố gắng chút nũa, kết quả học
tập sẽ được cải thiện rõ rệt”.
Giáo
viên trường công lập rất kiệm lời phê. Ngược lại, giáo viên trường quốc
tế là người bao dung nhất trên đời. đến nỗi, nhiều phụ huynh cứ tưởng
con mình đại tài, đâu biết nhiều tài trong đó đã được phóng đại. Lời phê
“hoành tráng”, rất đúng quy mô quốc tế. “Cháu có khả năng quan sát và
tư duy tổng hợp rất tốt” được một phụ huynh có kinh nghiệm “dịch” hóm
hỉnh như sau: “Con ông bà toàn chép bài làm của mấy đứa ngồi xung quanh
đó nghe”.
CHUYỆN THỨ BA
Đây
là một truyện cười. Đề bài đại loại là tả ông bà của em. Bài làm: “Nhà
em có nuôi một ông nội. Suốt ngày ông không làm gì. Đến giờ cơm, ông
nội kêu: “Đứa nào ở không dọn cơm coi, bây!””. Dì cháu tôi đọc rồi cười
ngặt nghẽo. Thằng cháu tôi cười hắc hắc bảo giống y chang ông ngoại hồi
qua nhà mình chơi. Tôi giả bộ nghiêm giọng: “Hay bài này của con, cô
giáo đăng lên báo đó?”. Thằng nhỏ đang ngồi trên thành ghế, tuột cái rót
vô long tôi, thì thào: “Không có đâu, Út. Con mà làm vậy cô đánh con
chết. Con thuộc bài văn tả người rồi chứ bộ. Ai mà viết kỳ cục vậy!”.
Buồn. Thà con cứ “nuôi một ông nội”, Út còn dạy con được, chứ đã học thuộc văn mẫu rồi thì chỉ còn đi học thêm tàn đời.
CHUYỆN THỨ TƯ
Chuyện
này tôi được nghe kể lại từ một người bạn. Gia đình có hai con. Đứa lớn
học trường công lập, đứa nhỏ học trường quốc tế. Một lần dẫn con đi
công viên, anh bạn tôi bỏ rác vào thùng nhưng vô ý làm rơi ra ngoài. Đứa
con học lớp một của anh chạy lại nhặt rác bỏ vào thùng và nói với bố:
“Bố phải bỏ rác vào thùng. Không mai mốt rác chật cứng, trái đất nóng
lên, nổ cái đùng là chết hết”. Ít lâu sau, tình cờ trong hoàn cảnh tương
tự, đứa con lớn của anh cũng nhặt rác bỏ vào thùng, rồi bảo bố: “Bố
không bỏ rác vào thùng, chú công an bắt bố bây giờ”.
Anh về nhà, vắt tay lên trán suy nghĩ mấy đêm rồi quyết định “đi cày”, chuyển đưa lớn qua trường quốc tế.
CHUYỆN CUỐI CÙNG
Con
trai nhỏ của sếp tôi hết hè này lên lớp Năm. Rút kinh nghiệm đứa lớn
chạy trường điểm quá cực, từ lớp một, sếp cho đứa nhỏ học cả trường làng
lẫn trường quốc tế. Ý đồ của sếp là nó sẽ tự tin như học trò quốc tế và
giỏi giang như học trò quốc nội.
Sáng,
sếp từ Gò Vấp, chở con đến học một trường quốc tế ở quận 1. Trưa, đợi
thằng bé ăn uống xong, sếp “quăng” nó lên xe, cho nó thay đồ và nghỉ cho
tiêu cơm ngay trên xe, trong lúc bố chở về trường làng ở Gò Vấp. Ai
cũng bảo cực thằng nhỏ nhưng sếp thì đắc chí vì 4 năm nay thằng bé vẫn
văn võ song toàn.
Tôi
chỉ ái ngại là kết quả một phương pháp giáo dục làm thế nào mới 4 năm
mà biết được. Không thấy bộ giáo dục còn phải cải cách, chỉnh lý sách
giáo khoa liền liền đó sao. Nhỡ trật cái này, còn trúng cái khác. Mà lỡ
xui trật hết, ít ra cũng được bút phê: “Có cố gắng”.
VÔ TRỤ
22 thg 7, 2013
CÔ GÁI TÓC DÀI
THÁNH MARIA MAĐALÊNA
TÔI ĐÃ THẤY CHÚA (Ga 20,1-2.11-18)
Suy niệm: Cung cách hành xử của bà Maria Mácđala trong bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy thế nào là một tình yêu đích thật. Ra mộ từ sáng sớm: một tình yêu nồng cháy, nóng lòng được gặp người mình yêu mến. Khi thấy ngôi mộ trống, chạy tìm hai môn đệ: một tình yêu sáng kiến, tìm mọi phương thế, “vái tứ phương” để đạt mục tiêu cho bằng được. Trong lúc môn đệ rời ngôi mộ về nhà, bà vẫn nấn ná ở lại và chăm chăm nhìn vào trong mộ: một tình yêu kiên nhẫn, không buông xuôi thất vọng. Cầu cứu với người làm vườn để xin chỉ nơi để xác Ngài, do không nhận ra đó chính là Đức Kitô phục sinh: một tình yêu khiêm tốn, nhìn nhận giới hạn của mình. Cuối cùng, bà gặp các tông đồ, nói cho họ biết: “Tôi đã thấy Chúa”: một tình yêu siêu nhiên, chỉ có ai thật sự yêu mến Chúa mới hăng hái nói cho người khác biết: “Tôi đã thấy Chúa”.
Mời Bạn: Từ một người bị bảy quỷ ám, bà Maria Mácđala đã hoàn toàn lột xác nhờ được gặp gỡ Chúa Kitô. Tình yêu trọn vẹn dành cho Ngài khiến bà trở thành người đầu tiên được diễm phúc gặp gỡ Đức Kitô phục sinh. Bạn hãy minh chứng mình thật sự yêu mến Đức Giêsu qua việc hằng ngày nói được với người chung quanh: “Tôi đã thấy Chúa.”
Sống Lời Chúa: Dành vài phút xét xem bạn đã thật sự yêu mến Chúa Giêsu chưa, đặc biệt qua thái độ dạn dĩ nói được với người lân cận: “Tôi đã thấy Chúa”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm phục tình yêu thương trọn vẹn, tuyệt vời thánh Maria Mácđala dành cho Chúa. Xin cho chúng con biết noi gương thánh nữ, luôn đặt trọn con tim chúng con nơi trái tim Chúa. Amen.
*******************Các Giáo phụ đã tranh luận và các nhà chú giải vẫn còn tìm hiểu xem Giáo Hội có kính nhớ 3 thánh nữ dưới cùng một danh xưng Maria Mađalêna hay không.
Người thứ nhất là một người nữ tội lỗi. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông biệt phái Simon, một tội nhân vô danh đã được ơn tha tội, nhờ tình yêu bà bày tỏ trong việc xức dầu thơm vào chân Chúa rồi lấy tóc mà lau (x. Lc 7,36-39).
Đàng khác, cũng chính việc thánh sử Luca (x. Lc 8,43-48) đã nói đến Maria Mađalêna được Chúa Giêsu trừ quỷ cho. Thánh nữ là một trong số phụ nữ đã theo Chúa trong các cuộc hành trình của Người. Hiện diện trên đồi Calvê, ngài cũng thuộc vào số các bà đem dầu thơm đến mồ xức xác Chúa. Ngài là người đầu tiên báo tin cho các môn đệ biết ngôi mộ trống. Trở lại mộ ngay sau đó, ngài đã thấy và nói truyện với các thiên thần. Sau cùng, ngài đã nhận ra Đấng Phục Sinh mà thoạt đầu ngài tưởng là một bác làm vườn (x. Ga 20,1-18).
Maria Bêtania, là chị em của Matta và Lazarô đã ngồi dưới chân Chúa Giêsu mà nghe lời Người, trong khi Matta bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thế mà ngài là người đã chọn phần tốt nhất, phần chiêm niệm (x. Lc 10,38-42). Khi Chúa Giêsu đến cứu sống Lazarô, thánh nữ vẫn giữ một phần tương tự. Ngài ngồi tại nhà cho tới khi Matta kêu ngài tới gặp “Thầy”. Ít ngày sau, ngài đã xức dầu Chúa Giêsu (x. Mt 26,6-13).
Mặc dầu các sách Tin Mừng không bảo đảm đồng nhất 3 khuôn mặt này thành một người và ý kiến các giáo phụ còn trái nghịch, nhưng Giáo hội Tây phương từ thế kỷ thứ VI đã đồng hoá thành một người. Sự đồng hoá này được diễn tả trong phụng vụ.
Với sự đồng hoá ấy, lòng đạo đức thường diễn tả Thánh Maria Mađalêna như một phụ nữ có mái tóc dài, được Chúa Giêsu tha thứ nao nức đón nghe Lời Người. Bà đã được chứng kiến Laxarô sống lại. Tiên cảm được về thảm kịch khổ nạn, bà đã đổ dầu thơm quý giá lên chân Chúa Giêsu như một cuộc xức dầu cao cả. Hiện diện dưới chân thánh giá, bà sẽ được Chúa Giêsu thân ái gọi tên “Maria” buổi sáng Phục Sinh.
Sau đó, người ta không nghe nói gì về Maria Mađalêna nữa. Theo truyền thuyết, ngài đã từ trần và được mai táng ở Êphêsô. Năm 889, hoàng đế Lêô VI đã chuyển thi hài thánh nữ về một tu viện ở Constantinople.
20 thg 7, 2013
PHẦN TỐT NHẤT
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN - C
Tin Mừng Lc 10,38-42
Một hôm, Đức Giê-su vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa đáp: “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.”
19 thg 7, 2013
THA THỨ: SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU
Sách
Huấn Ca có chép rằng: “Lòng lân tuất của Đức Chúa cao cả dường bao, ơn
tha thứ dành cho kẻ trở lại với Người lớn lao biết mấy” (Hc 17,29).
“Đức
Chúa”, theo lời tông đồ Gioan nói: “…chưa bao giờ có ai thấy cả”. Thánh
nhân nói tiếp rằng: “nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở
nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18).
Giáo Hội cũng đã dạy bảo rằng, Đức Chúa, thế gian sẽ thấy sự mặc khải
của Người, trong Đức Giêsu Kitô.
Thật
vậy, Đức Giêsu Kitô, trong ba năm ra đi rao giảng Tin Mừng, Ngài đã cho
mọi người nhận ra “lòng lân tuất và ơn tha thứ cho kẻ trở lại với Thiên
Chúa” là một sự ban cho một cách nhưng không, đúng như những lời Ngài
đã giảng dạy rằng, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không
phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được
cứu độ” (Ga 3,17).
***********************
Vâng,
vào một lần, tại nhà một người Pharisêu, Đức Giêsu, qua cách hành xử,
Ngài đã cho mọi người thấy Thiên Chúa quả đúng là Đấng “Từ bi và nhân
hậu. Chậm giận và giàu tình thương”.
Hôm
ấy, có một ông Pharisêu tên là Simôn, ông ta mến mộ Đức Giêsu và đã
“mời Ngài đến dùng bữa tại nhà mình”. Trong lúc mọi người chén tạc chén
thù thì có một người phụ nữ xuất hiện. Tất cả mọi người trong bàn tiệc
có vẻ như bực bội về sự xuất hiện của người phụ nữ này. Họ bực bội bởi
nàng là “một người tội lỗi” khét tiếng trong thành, họ bực bội bởi những
cử chỉ của nàng với Đức Giêsu.
Vâng,
tệ thật, không chút rụt rè mà còn thật tự tin, nàng đến bên Đức Giêsu,
“sát chân Người mà khóc”. Không ai có thể tưởng tượng được rằng nàng
khóc nhiều đến nỗi có thể “lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người”, chưa
dừng lại ở đó, nàng còn “lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người”, cuối
cùng, nàng “lấy dầu thơm mà đổ lên”.
Tới
lúc này thì ông Simôn không còn bình tĩnh được nữa, tâm hồn ông nghĩ
ngợi lung tung về Đức Giêsu. Ông nghi ngờ về vai trò của Ngài, vai trò
của một ngôn sứ, như ông ta đã nghĩ như thế… Ngôn sứ gì mà không biết
“người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội
lỗi”!!!
Đọc
được những suy nghĩ của ông, Đức Giêsu mặc cho những ý nghĩ thiển cận
của ông. Vâng, không phải Đức Giêsu không biết nàng “vốn là người tội
lỗi trong thành” nhưng, trước lòng tin của nàng, Đức Giêsu tuyên bố:
“Tội của chị đã được tha… Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình
an” (Lc 7,48…50).
************************
Có
thể nói, tất cả những người hiện diện trong nhà ông Simon tuy “đồng
bàn” với Đức Giêsu” nhưng họ đã không “đồng tâm” với Ngài. Có thể họ
chưa nghe được những gì Đức Giêsu đã giảng dạy, rằng: “Giữa triều thần
Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc
15,10)..
Đức
Giêsu đưa ra câu chuyện một ông chủ nợ “thương tình tha cho cả hai” con
nợ… “vì họ không có gì để trả”… cũng như so sánh việc tiếp đón của
Simôn và của người đàn bà kia với Ngài là để cho mọi người nhận ra rằng,
Thiên Chúa không muốn lên án ai, không lên án vì Thiên Chúa là Đấng
giàu lòng thương xót.
Vâng,
xá gì một “bình bạch ngọc dầu thơm” xá gì một bữa tiệc linh đình… Kinh
Thánh, có lời Đức Chúa đã phán với ngôn sứ Edekien rằng: “Ta không muốn
kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Ed
18, 23).
Xưa,
một David với lỗi lầm này tiếp lỗi lầm khác, nhưng vì ông ta đã biết
mình “đắc tội với Đức Chúa” nên “Đức Chúa – Người đã bỏ qua tội của (ông
ta) và (ông ta) sẽ không phải chết” (2Sm 12,13).
Nay,
không phải Thiên Chúa dung dưỡng kẻ phạm tội. Ngài muốn mở lối cho kẻ
ăn năn và hối cải trở về. Nhưng, chỉ một điều kiện duy nhất, đó là “Sự
sám hối và lòng tin”.
**********************
Ngày
12/03/2013 vừa qua, báo The Tidings, Tòa Tổng Giám Mục Los Angeles, có
đăng một bài giảng của Tổng Giám Mục José H. Gomez. Mở đầu bài giảng
ngài nói rằng: “Nền văn hóa của chúng ta ngày nay đã trở nên một nền văn
hóa càu nhàu và nóng giận, người ta mau chóng kết án và mau chóng chỉ
trích. Chúng ta đang sống trong nền văn hóa thiếu vắng sự tha thứ. Chúng
ta phải cẩn trọng để không cho mình bị rơi vào cạm bẫy này. Đức tin
Kitô giáo của chúng ta luôn làm cho chúng ta trở thành “khác”. Chúng ta
hãy cố gắng trở nên những người biết thứ tha và mang lại bình an cho tha
nhân”.(*)
Đức
Tổng Giám mục José H.Gomez nói tiếp “Mỗi lúc chúng ta cần đi xa hơn
trong việc tha thứ. Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu phải tha thứ bao nhiêu
lần. Chúa Giêsu đáp: “Bảy mươi lần bảy.” Hay nói cách khác, là tha thứ
mọi lúc mọi nơi trong vô tận. Trong trình thuật về người con thứ đi
hoang, chính là một bài học thật tuyệt vời về lòng Chúa xót thương và
tha thứ.
Đó hẳn là bài học mà hết thảy chúng ta cần phải học kỹ hơn, nhiều hơn.
Hằng
ngày, chúng ta vẫn cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết tha thứ
khi chúng ta đọc lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta – “Xin tha
nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.”
Nhưng
thật khó biết dường nào để chúng ta sống với những lời nguyện ấy! Ngược
lại, chúng ta thấy dễ dàng biết bao khi chúng ta đi vào những phê bình
chỉ trích tha nhân.
Vâng!
Thật sự là chúng ta thấy nhiều lý do chí lý đáng cho chúng ta lên án và
chỉ trích người khác. Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tội nhân, nhiều
vụ xì-căn-đan và nhiều bất công trên trái đất này.
Thời
của Chúa Giêsu xưa kia cũng giống như ngày nay của chúng ta. Thế nhưng,
Chúa Giêsu đến thế gian để chỉ ra cho chúng ta thấy có một cách thức
‘khác’. Ngày nay, thật là cấp bách hơn lúc nào hết để tất cả chúng ta
hãy cố gắng sống một cách thức ‘khác’ mà Chúa Giêsu Kitô mong đợi và mời
gọi.” (*)
Cách
thức “khác” đó là gì? Vâng, chúng ta hãy đến trường học mang tên
“Canvê”, ở đó, chính Chúa Giêsu – một Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá
để cứu chuộc muôn loài – Ngài sẽ là Thầy dạy của chúng ta, với chỉ một
lời dạy duy nhất, rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ…” (Lc 23,34).
Có
quá khó để học-và-hành lời dạy của Thầy Giêsu? Tạ ơn Chúa, thánh Phaolô
đã chỉ dẫn cho ta một cách để thực thi lời dạy này, đó là, chúng ta hãy
“cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá”, dĩ nhiên thánh nhân
không “xúi dại” chúng ta đóng đinh thân xác mình, nhưng là đóng đinh tội
lỗi cùng bản ngã của mình, bởi có như thế, chúng ta mới có thể trở
thành một con-người-mới, một con người “sống, nhưng không còn phải là
tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Ga 2, 20).
“Đức
Kitô sống trong tôi”, hãy tin, chúng ta đủ sức để “học và hành” bài học
này, bài học “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng
nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm”…
(Kinh hòa bình – Kim Long).
Vâng,
làm được tất cả những điều nêu trên, đó là lúc chúng ta đã nối dài cánh
tay Chúa Giêsu đem “sức mạnh tình yêu” đến với mọi người.
Petrus.tran
13 thg 7, 2013
YÊU RỒI LÀM
Một
vị ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái chơi đến cám dỗ.
Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi
ngờ sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo:
- Thầy không biết yêu sao?
Vị ẩn sĩ trả lời:
- Chưa đến giờ đó thôi?
Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị
Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói:
- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót!
Người thông luật trong bài Tin mừng hôm nay hỏi Chúa Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người Samaria tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Trong khi hai thầy tư tế và Lêvi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Samaria ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc.
Chúa Giêsu hỏi lại người thông luật: “Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp?” Hỏi tức là trả lời. Và người thông luật đáp: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót”. Chúa Giêsu bảo: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.
Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaria nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì cả, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: “Hãy đi và làm như vậy”. Pascal đã nói: “Khuyết tật lớn nhất của một người là phục vụ quá ít cho những kẻ họ yêu thương”.
Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ.
Sở dĩ thầy tư tế và thầy Lêvi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà đến bản thân.
Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người anh em khi họ cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công sức, sợ mất thời gian, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn, tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Thầy tư tế và thầy Lêvi đã tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho tôi, nếu tôi dừng lại và săn sóc người anh em bị đánh nhừ tử?” Trái lại, người Samaria đã đảo ngược câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho người anh em bị đánh nhừ tử, nếu tôi không dừng lại và chăm sóc người ấy?” Người Samaria tốt lành đã xả thân vào một hành động vị tha đầy nguy hiểm.
Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Yêu thương là hy sinh, là quên mình, là hiến thân phục vụ tha nhân: Kahil Gibram có một câu nói chí tình: “Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi”. Càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc ích kỷ của mình, con người càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, con người càng vong thân.
Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể được lấp đầy khi họ biết đến gần, cúi xuống phục vụ tha nhân.
Con người chỉ thành đạt thực sự, con người chỉ thực sự là người khi họ dám sống chết cho anh em.
Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”.
Yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho người anh em. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ có sáng kiến để xả thân vì mọi người, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần chúng ta dám dừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.
Lạy Chúa, cuộc sống đạo của chúng con sẽ trở nên phù phiếm nếu cái cốt lõi của đạo là yêu thương chỉ là điều phụ thuộc. Xin đừng để chúng con loay hoay với những tính toán ích kỷ; chai đá, dửng dưng trước những khổ đau của anh em. Nhưng xin dạy chúng con biết chạnh lòng xót thương và giúp đỡ những ai đang cần đến chúng con. Amen.
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
- Thầy không biết yêu sao?
Vị ẩn sĩ trả lời:
- Chưa đến giờ đó thôi?
Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị
Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói:
- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót!
Người thông luật trong bài Tin mừng hôm nay hỏi Chúa Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người Samaria tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Trong khi hai thầy tư tế và Lêvi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Samaria ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc.
Chúa Giêsu hỏi lại người thông luật: “Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp?” Hỏi tức là trả lời. Và người thông luật đáp: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót”. Chúa Giêsu bảo: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.
Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaria nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì cả, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: “Hãy đi và làm như vậy”. Pascal đã nói: “Khuyết tật lớn nhất của một người là phục vụ quá ít cho những kẻ họ yêu thương”.
Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ.
Sở dĩ thầy tư tế và thầy Lêvi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà đến bản thân.
Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người anh em khi họ cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công sức, sợ mất thời gian, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn, tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Thầy tư tế và thầy Lêvi đã tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho tôi, nếu tôi dừng lại và săn sóc người anh em bị đánh nhừ tử?” Trái lại, người Samaria đã đảo ngược câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho người anh em bị đánh nhừ tử, nếu tôi không dừng lại và chăm sóc người ấy?” Người Samaria tốt lành đã xả thân vào một hành động vị tha đầy nguy hiểm.
Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Yêu thương là hy sinh, là quên mình, là hiến thân phục vụ tha nhân: Kahil Gibram có một câu nói chí tình: “Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi”. Càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc ích kỷ của mình, con người càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, con người càng vong thân.
Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể được lấp đầy khi họ biết đến gần, cúi xuống phục vụ tha nhân.
Con người chỉ thành đạt thực sự, con người chỉ thực sự là người khi họ dám sống chết cho anh em.
Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”.
Yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho người anh em. Khi đã yêu rồi chúng ta sẽ có sáng kiến để xả thân vì mọi người, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần chúng ta dám dừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.
Lạy Chúa, cuộc sống đạo của chúng con sẽ trở nên phù phiếm nếu cái cốt lõi của đạo là yêu thương chỉ là điều phụ thuộc. Xin đừng để chúng con loay hoay với những tính toán ích kỷ; chai đá, dửng dưng trước những khổ đau của anh em. Nhưng xin dạy chúng con biết chạnh lòng xót thương và giúp đỡ những ai đang cần đến chúng con. Amen.
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN - C
Tin Mừng Lc 10,25-37
Một hôm, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình". Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”
Một hôm, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình". Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”
12 thg 7, 2013
TÌNH YÊU NHƯ NẮNG
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ XV mùa Thường Niên Năm C 14-7-2013
“Tình yêu như nắng,
nắng đưa em về bên dòng suối mơ”
“Nhẹ vương theo gió,
gió mang câu thề xa rời chốn xưa.”
(Ngô Thụy Miên – Riêng Một Góc Trời)
(Phl 2: 1-2)
Mỗi lần, bần đạo nghe giọng Tuấn Ngọc hát lên những lời tương tự, là đã thấy ngay “Một góc Trời”, khá thời thượng. Góc trời thời thượng, nói nôm na thì: chẳng trời đất nào lại có góc, có cạnh ở đâu hết. Góc Trời rất riêng tây, mà bần đạo nay đề cập, là tình tự thấy rõ ở câu ca, vẫn hát tiếp:
“Tình như lá úa, rơi buồn trong nỗi nhớ.
Mưa vẫn mưa rơi,
Mây vẫn mây trôi
Hắt hiu tình tôi.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
À thì ra, góc trời riêng tây một cõi, là tình-tự của người viết nhạc và/hoặc của nghệ sĩ nay cứ hạt những là “lá úa”, “hắt hiu”,“như sương khói”. Tình tự người nghe nhạc, lại chỉ là những tình rất tự-sự của người đang sống với môi trường thực-tế cứ thấy đời mình như sương khói, “mơ hồ trong bóng tối” rất ê chề, hết cách chữa.
Có thể, người nghe nhạc ở đâu đó, chợt thấy người nghệ sĩ vẫn cứ hát thêm câu khá âu sầu:
“Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa
Khi mùa đông về theo cánh chim bay
Là chia cách đôi nơi
Là, hạnh phúc rã rời, người ơi!”
(Ngô Thụy Miên - bđd)
Chuyện rã rời đời người hôm nay, không chỉ là tình tự-sự giữa hai người, thôi. Mà, còn là và sẽ là sự rã rời nơi tình người đối với nhau và với không gian/môi trường không còn dễ sống và đáng sống nữa. Nhưng đã và sẽ một gãy đổ/rữa nát giả như con người, chứ không phải con vật ở rừng sâu, cứ tiếp tục gây vỡ đổ/rữa nát khiến môi trường sống không còn có thể sống lâu dài được nữa.
Lập trường đây, không phải của riêng bầy tôi/bần đạo cứ xục xạo các chuyện kể hoặc vấn đề thời đại, thời mà đàn anh/đàn chị bậc trưởng thượng hay đặt vấn nạn này nọ. Bậc trưởng thượng nay ưu tư, uẩn ức rất âu sầu về tình thương hết mọi thứ, cả những thứ không chỉ là ưu-tư của người thường, như đấng bậc nọ từng ghi thư gửi Giáo Hoàng mới đắc cử, ở bên dưới:
“Trọng kính Đức Giáo Hoàng Phanxico đáng kính,
Có nhiều điều và nhiều thứ khiến bản thân con vẫn muốn đề-cập đến trong thư này. Nhưng, con không biết bắt đầu thế nào cho phải lẽ. Bởi thế nên, nếu ngài cho phép con tâm sự chừng vài phút thôi, con sẽ san sẻ với ngài một vài ký ức của con như sau:
Cách nay không lâu, tại xứ sở mà mọi người vẫn gọi là Úc Châu, con đã thong dong tản bộ vào một buổi sáng thứ Bẩy ở khu thương mại để xem dân cho biết sự tình. Lý do là bởi nước Úc của con vẫn có thói quen thích các khu thị tứ đồ sộ với nơi đậu xe thật to lớn đến độ con cứ tự hỏi, sao ở đây không ai chối bỏ sự thể về lửa luyện ngục rồi còn tin vào các khu thương-xá rất vĩ đại.
Đặc biệt là sáng hôm ấy, con bước vào quán xá gọi một tách cà-phê nóng cho ấm lòng bèn thấy bàn bên cạnh lại là vị linh-mục mang cổ trắng khá nổi bật, cũng đang tìm cách gọi cà-phê như con. Vẫn đinh ninh ông là linh mục Anh-giáo hay sao đó, nhưng không rõ, bởi lẽ quây quần bên ông có đến bốn trẻ cứ gọi hết ba rồi lại bố rộn cả một góc trời. Trong số đám con đó, có một bé em cứ là đòi bố với ba mua cho được nhưng hai đôi giày khác nhau, một để chơi bóng tròn, một để chơi bóng bầu dục, kiểu của Úc.
Cô con gái của ông lại cũng đỏ mặt tía tai vì cái túi sách của cô không có chỗ nào đặc biệt cho chiếc di động khá đắt tiền của cô. Trong khi đó, một bé còn trong nôi cứ là khóc inh ỏi, còn bé kia thì cứ xé nhỏ cái bánh tiêu đường rồi vứt vào bé em trong nôi.
Vị linh mục kia cố gắng hết mình để sự việc được êm thắm, nhưng không xong. Ông bắt đầu mất bình tĩnh, chửi toáng kêu cả tên tục của cấp trên ra mà tả oán kể khổ. Và rồi, khi gỡ nắp đựng cốc cà-phê bằng giấy ra, bất chợt ông kêu tên cực trọng ra mà xin lỗi: Lạy Chúa, xin thứ tha cho lỗi của kẻ hèn mọn này.
Trọng kính Đức Thánh Cha,
Kể chuyện này, con chỉ muốn nói rằng: với con, sự kiện này là dấu chỉ về cuộc sống mỗi ngày của đám con cái cha đang ở đây, chí ít là đấng bậc linh mục như vừa thấy. Linh-mục ấy, nay cho thấy mình cũng mon men sát lằn ranh chịu đựng trong cuộc sống, đến độ khó có thể làm hơn thế. Ông cũng đã nguyện cầu bằng lời lẽ xuất tự tâm can. Và trong trường hợp vừa kể, ông cũng đã hoà mình với những người đi mua sắm ở khu này khá tương tự như công việc cử hành và chiến đấu với thực tại rất thật vào một buổi sáng thứ bẩy rất thường tình. Lý do mà lâu nay một số người vẫn biện luận cho rằng Giáo hội mình cần phong chức linh-mục cho các vị có gia đình, là chuyện không mấy thực tế. Trên thực tế, chừng như Giáo hội ta đang bị chứng ưu tư buồn bã làm cho tê cứng. Có lẽ Giáo hội ta đang cần đến các linh mục nào có khả năng mở rộng vòng tay với thứ thực tại của thế giới đương đại, dù các ngài có chọn sống đời độc thân thanh khiết, thiết tưởng cũng bị một áp lực tương tự như thế.
Có thể ngài không tin chuyện con kể ở đây là chuyện thực tế, nhưng sự việc xảy ra hôm đó lại cứ trở về với đầu óc của con rất nhiều lần khi con nhớ lại có lần đã đọc được ở đâu đó đôi giòng chảy ngài từng tỏ lộ trước khi được bầu làm vị thượng hoàng của cả Hội thánh. Điều ngài viết, ai cũng nhớ rõ mồn một như sau:
“Thật sự, thì tôi vẫn xác tín rằng: thời buổi hôm nay, chọn lựa căn bản để Hội thánh ta làm không phải là giảm thiểu hoặc bãi bỏ đi các giới lệnh này khác của Giáo hội; và biến giới lệnh này hay giới lệnh khác sao cho dễ thực hiện hơn, nhưng là: hãy cứ xuống phố đi vào các ngõ nhỏ để kiếm tìm đồng bào hầu hiểu rõ từng người, biết cả tên lẫn tuổi của họ; chứ, không phải chỉ là Giáo hội mình có bổn phận phải ra đi rao giảng Tin Mừng và coi đó như sứ mệnh được trao ban, mà: không làm thế, tự khắc sẽ tổn hại đến chính thanh danh của Giáo Hội. Rõ ràng là, nếu ta xuống phố đi vào đời có thể sẽ gặp phải tai nạn này khác xảy ra cho chính mình cũng không chừng. Nhưng riêng tôi, tôi vẫn một ngàn lần thích có một Giáo Hội bị tai nạn nhiều hơn là Hội thánh cứ bệnh hoạn mãi.” (x. Michael McGirr, A Letter to the Pope, Australian Catholics, Winter 2013, tr. 16)
Thích chọn một giáo hội “sứt càng gãy gọng” vì tai nạn, hơn một giáo hội đau yếu, bệnh hoạn. Vâng. Đó là lựa chọn của đấng bậc ở trên cao. Nhưng, như thế chưa hẳn là chọn lựa của toàn-thể hội thánh Chúa. Cũng thế, nếu là nghệ sĩ tức là người thích hát những câu ca “một góc trời” nào đó, thì có lẽ bạn và tôi, ta sẽ lại hát tiếp câu trên, như sau:
“Người vui bên ấy, xót xa nơi này thương hình dáng ai,
Vòng tay tiếc nuối bước chân âm thầm nghe giọt nắng phai.
Đời như sương khó, mơ hồ trong bóng tối
Em df9ã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi riêng một góc trời.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Góc trời riêng tây ấy, nay thấy chơi vơi, chẳng vì “Em đã xa rồi” cho bằng tình tự của tôi, của em, của rất nhiều người nay cứ níu kéo:
“Người yêu dấu, người yêu dấu hỡi.
Khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây,
Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay cay nay còn đâu.
Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa
Khi mùa Đông về, theo cánh chim bay
là chia cách đôi nơi là hạnh phúc rã rời, ngươi ơi!”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Góc trời hội thánh hay cõi trời của tôi, của bạn và của mọi người, là cảnh-trí/môi trường ta sống đang ra như rã nát, bệnh hoạn rất không kém. Bằng chứng ư? Thật ra thì, bần đạo đây hay bạn bè các nơi cũng chẳng kiếm đâu ra được bằng chứng nào thuyết phục được mọi người. Chỉ dám cống hiến bạn đọc những giòng chữ này đôi ba truyện kể để ai cảm nghiệm được chừng nào, hay chừng nấy, thôi.
Trước hết là truyện tiếu lâm nhẹ nhưng có thật, để nói lên rằng: trong môi trường ta đang sống cũng có những chuyện lỉnh kỉnh, khá buồn cười để cho vui, trước khi đi vào câu chuyện nghiêm túc, đứng đắn:
“Báo “Unity”, một tập san do cộng đồng Công giáo ở miền đất phía Bắc Úc Châu có ghi lại một truyện kể về cụ bà cao niên cũng dễ nể, rằng: Hôm ấy, cụ lon ton bước từ khu thương mại ra bãi đậu xe chất đồ đạc vừa sắm sửa, bèn thấy 4 vị đàn ông lực lưỡng đang chễm chệ ngồi ở đó, miệng còn mủm mỉm như thách đố cụ bà cứ việc giải quyết cho hữu lý.
Thấy thế, cụ bà bèn bỏ mấy túi đồ vừa mới mua xuống đất, rút trong người khấu súng lục nhỏ nhắn bằng giọng hét vẫn rất lớn: “Bọn bay có biết là bà đây đang có súng và cũng biết cách xử dụng, chẳng thua ai không? Khôn hồn thì bước ra khỏi xe mà đầu hàng, cho được việc!”
Mấy người đàn ông nghe thế, bèn răm rắp tuân lệnh, biến khỏi hiện trường ngay tức thì. Nhưng, kỳ lạ thay, cụ xỏ chìa khoá xe vào ổ rất đúng cách mà sao máy vẫn không chịu nổ. Và, cớ làm sao lại có hai thùng bia hiệu Victoria Bitter còn nguyên xi. Thêm vào đó, còn có quả bóng bầu dục nữa mới hết biết? Trong một thoáng rất nhanh, cụ bà phát hiện ra rằng mình đã chui lộn vào xe người khác, nhưng trễ mất rồi, bọn tứ quái kia biến đâu mất làm sao mà thanh minh thanh nga đây. Cụ bà nhìn quanh quất mới thấy xe của cụ đang nằm chình-ình cách đó không xa, bèn lên xe chạy thẳng đến đồn cảnh sát báo cáo sự việc. Cảnh-sát-viên ở đó không nhịn cười được, bèn chỉ vào 4 người đàn ông ngồi phía bên kia cũng vừa đến báo cáo rằng: xe của họ vừa bị một lão bà có súng đến cướp cạn.
Chuyện chỉ mỗi thế. Cũng may là: chỉ vì sơ xuất và lầm lẫn, nên chẳng bên nào bị phạt vạ hoặc ký giấy gì hết.” (x. The Catholic Weekly 16/6/2013 tr. 3)
Truyện kể đúng thật chỉ có thế. Nhưng, như thế không có nghĩa là người kể quên gửi gắm một bài học, bảo rằng: Nếu bạn bắt gặp bất cứ chuyện gì có liên quan đến môi trường nay đổi thay, cũng đừng ngại ngần mà quan tâm cho đúng cách. Chuyện về cụ bà ở trên đã lầm lẫn xe mình với xe người, chỉ vì môi trường/mặt bằng nơi bãi đâu cũng đã thay đổi kể từ ngày cụ ghé đậu không bao lâu.
Lan man kể truyện nhẹ ở trên, là để dẫn nhập vào với câu chuyện ta mạn đàm về môi trường, thời buổi này. Nói chữ “môi trường” đôi lúc thấy cũng rộng và rắc rối. Bởi, nó dấy lên nhiều cuộc tranh cãi, rất mê say biện luận. Nói đến môi trường, có vị lại cứ liên tưởng đến sự việc rừng rậm/rừng thưa xưa rày đầy mầu xanh, nay chỉ lớt phớt đôi ba cây trơ cả gốc ngọn đến lo ngại. Có vị hễ cứ đề cập đến môi trường lại cứ lo cho loài thú hiếm nay truyệt chủng vì loài người ham đốn rừng lấy gỗ/lấy củi, khiến đất đai khô cằn thiếu nước, thiếu sức sống rất đáng sợ.
Nói đến môi trường hôm nay, còn hỏi là: nhà Đạo mình tính sao về những chuyện như thế? Nhà Đạo mình có trách nhiệm gì về gìn giữ môi trường cho dân con mình được sống? Và, có chăng một thần học môi trường?
Nói về môi trường hôm nay là nói rất nhiều giờ và nhiều thứ. Có những thứ/những sự mà người nhà Đạo nói hoài/nói mãi, không biết mệt. Không mệt, là bởi Đạo Chúa nói về môi trường từ thuở ban đầu của lịch sử, khi Giavê Thiên Chúa tạo dựng trời đất có con người, ở sách Sáng Thế ký. Rồi đến thánh vịnh lại cũng cất lời ngợi khen nét vẻ mỹ miều của thế giới, nơi ta sống. Thế giới đây, không chỉ là đất miền để ta khai thác đến tận cùng mà tồn tại. Nhưng còn để tạo vật nhìn vào đó mà ngợi ca kỳ công Chúa thiết lập. Chúa lập nên chốn ta sống, có cỏ cây hoa lá có cả sinh vật vẫn cùng với con người sống kết hợp/sẻ san hầu gìn giữ nó cho thế hệ sau có cơ hội mà sống sót.
Tin Mừng không đề cập trực tiếp đến chuyện môi trường sống của con người. Đức Kitô không nói rõ bằng Lời về cuộc sống có kết hợp với môi trường trong đó mọi sinh vật đều đang sống. Nhưng cuộc sống và cái chết của Chúa đã tạo cho tín hữu Ngài có thái độ đúng đắn với môi trường. Chính Chúa đã chứng minh bằng hành động và sinh hoạt của Ngài đối với Chúa Cha và thế trần do Ngài lập.
Chúa thương con người đến độ Ngài đã để cho Con Một Ngài tham gia vào cuộc sống ở dưới thế với con người và như con người. Giống và như con người, Ngài cũng có những băn khoăn, trăn trở, khổ đau và cuối cùng cũng chết đi để cứu vớt con người và trần thế. Chúa đến với thế trần, không chỉ để cứu mỗi linh hồn của con người mà thôi, nhưng Ngài còn cứu vớt cả thế giới để rồi đổi mới tất cả, cùng với con người.
Bằng Tin Mừng Ngài loan báo, Chúa tỏ cho dân con mọi người thấy được điều cần thiết giữ gìn cuộc sống ở trần thế, biết chiêm ngưỡng nét đẹp của vạn vật. Bằng sự kiện cụ thể, Ngài kể cho dân con mọi người các dụ ngôn bình dị liên quan đến thiên nhiên vạn vật, như: hoa quả, tiết trời, nhà nông trồng tỉa, gặt hái thành tựu của vụ mùa, nhất nhất tỏ cho mọi người thấy Ngài cảm kích sống với thế gian mà không màng chấp nhận mọi ràng buộc của môi trường hạn hẹp, nhiều bức bách. Và, Ngài chấp nhận đồng cam đồng khổ với con người, và cùng với mọi người kinh qua mọi giai đoạn của cuộc sống, rất giống nhau.
Sống trong môi trường cụ thể, con người nay giống Chúa vẫn gặp nhiều thách thức đặt ra cho chính mình. Thách thức thuộc đủ mọi tầm cỡ quyết chăm lo cho đất mẹ do Chúa tạo dựng. Thách thức ngày nay thấy rõ nơi thời tiết đổi thay, thực phẩm và nước uống cứ cạn dần. Thách thức còn thấy rõ, ở sự việc buộc mọi người phải tìm cách cải thiện cuộc sống nhờ y khoa, biến chế thực phẩm từ thiên nhiên ngõ hầu giúp con người sống dai, sống mạnh, sống phúc hạnh hơn khi trước.
Bước tiến của khoa học và kỹ thuật đã giúp cải thiện cuộc sống của con người cũng rất nhiều. Ngoài ra, các phương tiện con người đang có trong tay cũng giúp họ tìm tòi và phát triển nhiều giải phát thực tiễn hầu giải quyết mọi khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống mà mội trường đang dần dà bị hủy hoại do nhiều thứ xúc tác, đến từ ngoài. Thách thức quan trọng và cuối cùng, là: con người vẫn phải thật thà và tự tin. Tin rằng: bằng vào thiện chí sẵn có cộng thêm sự hỗ trợ của ơn trên, ta cũng sẽ giải quyết được mọi khó khăn đặt ra cho môi trường mình hiện sống cùng và sống với.
Và, một thách thức khác không kém quan trọng, là: biết mình chỉ là tạo vật rất hạn chế; thế nên, luôn cần đến sự hiệp thông hỗ trợ từ mọi phía, mọi người. Có như thế, mình với ta vẫn cứ là một. Một con người. Một sức mạnh vốn dĩ có thể thực thi mọi điều tốt đẹp sao cho phù hợp với tình thương Chúa ban và tình người đang mở rộng chào đón mỗi người và mọi người. Để rồi, tất cả mọi người đều có thể ngồi cùng bàn mà thưởng lãm tình tự thương yêu được làm con Chúa, được sống với anh em trong môi trường rất con người.
Còn lại, chỉ mỗi việc là: làm sao đáp ứng được ước vọng từ nhiều người, nhiều phía. Cả từ phía của người thường rất nghệ sĩ vẫn hát câu ca vang vọng tận “một góc trời” có những lời như:
“Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa khi mùa đông
về theo cánh chim bay là chia cách đôi nơi,
là hạnh phúc rã rời, người ơi!
Một mai em nhé, có nghe thu về bên hàng lá khô.
Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ em về lối xưa.
Hạ còn nắng ấm, thấy long sao buốt giá
Gọi tên em mãi trong cơn mê này mình nhớ thương nhau.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Thật rất đúng. Trong cơn mê này, cơn mê của môi trường sống nay đi dần vào chốn rữa nát, vẫn cứ gọi tên em, gọi tên nhau mãi, trong cơn mê này mình nhớ thương nhau. Thương nhau, mình rất nhớ. Nhớ cả những lời được đấng thánh hiền vẫn bao ban, nhắc nhở, rằng:
“Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô
đem lại cho chúng ta một niềm an ủi,
nếu tình bác ái khích lệ chúng ta,
nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí,
nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau,
thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn,
là hãy có cùng một cảm nghĩ,
cùng một lòng mến,
cùng một tâm hồn,
cùng một ý hướng như nhau.”
(Phillip 2: 1-2)
Tâm tình ấy. Ý hướng này, bạn và tôi, ta đều nắm vững. Nắm vững rồi, chỉ còn mỗi việc, là: ta nhất quyết biến nó thành hiện thực. Hiện và thực, cho đời mình, đời người và đời cỏ cây/sinh vật trong môi trường sống ta trải nghiệm, tất cả đều vui/đều mừng như đấng thánh từng dặn dò, nhắn nhủ rất không nhiều, nhưng cũng đủ để nhớ mãi suốt cuộc đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn thường tự nhắn và tự nhủ
Những điều rất thường như thế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)