Phoenix, Canada, 28/09/2018 (MAS) – Một vị hồng y người Canada đã mang lại một thông điệp đầy tính khiêu khích cho các linh mục, giám mục, và các chủng sinh khi nỗ lực để đạt tới sự thánh thiện: “Các bạn phải trở thành lửa”.
“Nếu lửa được ủy thác cho chúng ta trong Phép Rửa, Phép Thêm Sức, và Truyền Chức Thánh leo lắt và chết đi, hay hoàn toàn bị tặt lịm, và bóng tối của sự dữ bao phủ lấy linh mục hay giám mục, thì sự tàn phá sẽ được mang lại trên những người mỏng giòn nhất, và vẻ huy hoàng của Thánh Chức Linh Mục sẽ bị làm vấy bẩn”, Đức Hồng Y Thomas Collins đã nói vào ngày 18/9.
Đức Tổng Giám Mục Toronto đã thực hiện bài nói tại Hội Nghị Quốc Gia Thường Niên Lần Thứ 55 Các Giám Đốc Ơn Gọi Giáo Phận, đã diễn ra từ ngày 17-21/9 tại Scottsdale, Arizona. Chủ đề về lửa, trong nhiều hình thức, được tháp nhập vào trong bài nói của Ngài.
“Nếu chúng ta là các giám mục và linh mục mà không trở thành lửa, và nếu những người đang chuẩn bị cho chức linh mục cũng không, nhưng thay vào đó trở nên bị mắc kẹt trong cái ôm tối tăm và giá lạnh của thế gian, xác thịt, và ma quỷ, thì chúng ta bị buộc phải phá hủy...và chúng ta sẽ không hoàn thành nhiệm vụ với những người đã được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của chúng ta”, Đức Hồng Y Collins nói.
Đức Hồng Y Collins đã đưa ra bốn nét cảu chủ đề mang tính kinh thánh về lửa và áp dụng chúng cho đời sống linh mục và mục vụ hướng dẫn người khác đến với chức linh mục.
Trước hết, Lửa của Tình Yêu Hy Sinh. Theo cùng một cách mà việc hiến tế hy sinh đã hoàn toàn bị tiêu thụ bởi lửa, thì cũng vậy một linh mục phải bị tiêu hao bởi sứ mạng của mình, trao ban đời sống của mình hoàn toàn cho Đức Kitô và dân của Ngài, chứ không phải thuần túy cho “đồ ăn thừa”.
“Khi lửa hiến tế tắt rụi nơi một linh mục hay giám mục, thì vị ấy sẽ bắt đầu đặt ưu tiên hàng đầu vào những ước muốn riêng của mình – chứ không phải những nhu cầu, mà là những ước muốn riêng. Vị ấy muốn kiểm soát, hay sự nịnh nọt, hay một đời sống an nhàn, hay sự thành công thế tục, hay sự nổi tiếng, hay sự thỏa mãn các dục tính của mình. Vẻ bề ngoài thì có vẻ đi qua những chuyển động của việc phục vụ linh mục hay giám mục, và nói hết mọi điều đúng, trong khi niềm xác tín thật sự của vị ấy là Đức Kitô phải nhỏ đi, còn tôi phải lớn lên”.
“Nếu các linh mục hay giám mục mà sống một cuộc đời tự sướng trong sa hoa, thì chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu những vụ việc gây sốc về lạm dụng xảy ra. Lối sống tự thỏa mãn là nền văn hóa của các sự hư hỏng về tình dục và tài chính đang nở rộ”, Đức Hồng Y Collins nói.
Thay vì tự nghĩ về mình là “một ngôi sao tự yêu mình” xoay quanh vị ấy có cả giáo xứ, thì một linh mục cần tham gia vào việc mục vụ quên mình, luôn hy vọng cuối đời mình sẽ được nghe những lời của Chúa: “Tốt rồi, tôi tớ trung tín và tốt lành”.
Đức Hồng Y Collins đề nghị rằng các giám đốc ơn gọi “hãy coi chừng những dấu hiệu tự sướng và chủ nghĩa tự yêu mình” nơi các chủng sinh, và “những dấu chỉ tích cực của việc phục vụ khiêm nhường, quan tâm đến người khác, và làm việc chăm chỉ triền miên”.
Ngài nói tiến trình biện phân ơn gọi và đào luyện để nuôi dưỡng thái độ này sẽ tốn nhiều năm, và tiến trình phải không được “tăng tốc”.
“Vì cần có thời gian cho cả hai dấu chỉ tích cực và tiêu cực trở nên rõ ràng, nên thật tốt là cần có giai đoạn lâu dài để biện phân và đào luyện, giúp cho những vấn đề tàng ẩn xuất hiện trước khi cho tiến chức...tại giáo phận và chủng viện của tôi, tôi đã kéo dài tiến trình: nhiều thời gian hơn trước khi đi vào cộng đoàn đào luyện: một hay hai năm cho chương trình làm quen, 4 năm Chủng Viện Bậc Đại Học đối với một số người, cộng thêm 1 năm dự bị, và 4 năm thần học, và một năm thực hành mục vụ giáo xứ nữa”.
Nét thứ hai của Đức Hồng Y Collin, Thanh Luyện Bởi Lửa, là một chủ đề thường xuyên cả trong Cựu và Tân Ước. Đức Hồng Y Collin buộc chủ đề này trở lại với nhiều vụ bê bối lạm dụng tình dục khác nhau đang diễn ra trong Giáo Hội, và nhấn mạnh rằng việc làm lộ ra những sự dữ được ẩn giấu là một “sự thanh luyện tuyệt vời và mang lại sự sống trong Giáo Hội”.
“Thảm họa thay, một não trạng độc hại, mà trong đó cả lời mời gọi sám hối và tầm nhìn phán đoán đã bị lu mờ, đã đi vào trong Giáo Hội, và hơn bao giờ hết trong vài thập kỷ sau Công Đồng Vatican II, từ những năm 1970s đến những năm 1990s”, Đức Hồng Y suy tư.
“Có một sự nhạt nhòa về những làn ranh rõ ràng của luân lý, và việc tạo ra một khái niệm méo mó và mang tính chủ quan cao về lương tâm. Cũng không phải trùng hợp là tất cả mọi điều là chính giai đoạn rất căng này, giờ đây chúng ta nhận biết rõ ràng, mà trong đó những tai họa tàn phá nhất của nạn lạm dụng hàng linh mục và giám mục đang nằm trên các bản tin”.
Ngài nói rằng các chính sách giải quyết về tình dục là “chắc chắn cần thiết”, nhưng nói thêm, “chúng ta chắc chắn không cần một chính sách dừng chúng ta lại việc tham gia vào sự dữ tự sướng thân vốn dẫn đến Hồ Lửa. Tất cả mọi người Kitô Hữu, nhưng đặc biệt là các giám mục và linh mục, cần phải lắng nghe và hành động trên những lời đơn sơ này của Chúa Giêsu: Sám hối, vì Nước Thiên Chúa ở gần”.
“Cũng thật đúng là khi những đòi hỏi luân lý và thiêng liêng của Kitô Giáo, hay của đời linh mục, trở nên không gì hơn là một lý tưởng, thì nhiều người sẽ được khen bằng những lời đường mật, nhưng lại không có sự tương xứng thực tế, và dẫn đến không thể sống thực tế, do đó trở nên chủ nghĩa cá nhân và trong tư cách là Giáo Hội thì chúng ta đã trở thành những người ngộ theo thuyết đạo”, Đức Hồng Y Collins nói.
“Nhưng cả Kitô Giáo hay đời linh mục đều không phải là một lý tưởng trừu tượng; Thiên Chúa không đùa giỡn với chúng ta, đưa ra cho chúng ta một kiểu lý tưởng mà chúng ta không thể sống. Bởi ân sủng của Thiên Chúa, và chỉ bởi ân sủng của Thiên Chúa mà thôi, từng người chúng ta mới có thể thực sự trở thành một vị thánh. Công Đồng Vatican II nói về lời mời gọi phổ quát để nên thánh, chứ không phải lời mời gọi phổ quát cho sự tầm thường. Với tầm nhìn về việc thanh luyện lửa của người thanh luyên sẽ giữ cho chúng ta trung thực, chúng ta bị thách đố mỗi ngày để là những linh mục vui tươi, khỏe mạnh, thánh thiện. Không gì kém hơn điều đó. Đó là thực tại của đời linh mục”.
Đức Hồng Y Collins nhấn mạnh đến nhu cầu sám hối, và đề nghị rằng các linh mục cần đọc thầm thĩ “Kinh Lạy Cha” trong khi nâng Bánh Thánh và Chén Thánh trong Thánh Lễ, cũng như thường xuyên dùng đến bí tích hòa giải.
“Nếu chúng ta sẵn sàng phục vụ Chúa, và mời gọi người khác làm thế, thì chúng ta phải kinh nghiệm được sự thanh luyện liên lỉ, và sống trong tinh thần sám hối. Chúng ta hãy để cho cả rạ và cỏ lùng trong tầm hồn chúng ta bị quăng vào lửa”, Ngài nói.
Thứ ba, Lửa Lòng Nhiệt Thành Lễ Hiện Xuống là một sự can đảm được ban cho các tông đồ vốn thúc đẩy các vị hãy “lửa” vì Tin Mừng, là điều mà Đức Collins nói mọi người môn đệ của Đức Kitô nên là.
Lòng nhiệt thành này thì khác, Đức Collins nói, so với cách cá tính của một linh mục hay chủng sinh “năng động” hay “thầm lặng” là, mà thay vào đó, thẳm sâu bên trong, “dấn thân sâu sắc cho đời sống thánh thiện, mà lửa sẽ cháy bền bỉ và âm thầm trong suốt đời linh mục của các vị”.
“Có hai thời điểm mà một linh mục hay giám mục xếp chiều dọc trong Giáo Hội: khi phủ phục trong lễ thụ phong và nằm ngửa trong tang lễ của mình”, Đức Collins nói. “Trong mọi thời điềm giữa hai điểm này, vị ấy phải đầy lửa với tình yêu hiến tế và lòng nhiệt thành linh mục”.
Sau cùng, Lửa của “Quyền Năng và Màu Nhiệm” là tinh thần của Bụi Gai Bốc Cháy được thấy trong Sách Xuất Hành; một lời mời gọi quyến rũ và cá nhân diễn ra khi một người kinh nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa, và sau cùng biện phân gơn gọi “vinh quang” của họ.
“Các linh mục không phải là các giám đốc chi nhánh, và các giám mục không phải là các CEO”, Đức Hồng Y Collins cảnh báo. “Khốn cho những người đang nghĩ theo hướng này, hay những người đang nghĩ về nghề linh mục hay giám mục. Chúng ta là những tôi tớ bất xứng và là những sứ giả của Thiên Chúa hằng sống”.
Chức linh mục là một đặc quyền lớn lao mà được đối xử bằng sự kính trọng cao nhất, Ngài nói, và nhắc nhớ khán thính giả của Ngài rằng chức linh mục luôn là và sẽ “được giao cho những người mỏng giòn và tội lỗi nhất”.
Ngài nhấn mạnh rằng “chức linh mục, chứ không phải vị linh mục...phải được đối xử bằng sự kính trọng”.
“Chủ nghĩa giáo sĩ trị không phải là một sự định giá quá cao của chức linh mục, nhưng là một sự định giá quá thấp: chủ nghĩa giáo sĩ trị dùng thánh chức linh mục để đạt được những khao khát cá nhân của vị ấy”, đức hồng y nói. “Nếu các giám mục hay linh mục dùng chức thánh của mình để thống trị người khác, để trục lợi sự kính trọng khá xứng đáng của người dân dành cho thánh chức, hoặc để thao túng lòng kính trọng để thỏa mãn những ước mong tự sướng bản thân vị giáo sĩ, thì đó chỉ đơn giản là sự dữ; đó là một trọng tội”.
“Sự ý thức sâu sắc về quyền uy của Thiên Chúa là Đấng mời gọi chúng ta phải thâm nhập vào tận những tầng sâu của linh hồn chúng ta”, Đức Hồng Y Collins nói. “Nếu không, thì chức linh mục và giám mục có thể trở thành thế tục, và có thể bị hư hỏng”.
Joseph C. Pham (CNA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét