30 thg 4, 2019

Đức Giêsu về quê (01.5.2019 – Thứ Tư – Thánh Giuse Thợ)

Lời Chúa: Mt 13, 54-58
Khi ấy, Đức Giêsu về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Gioxép, Simon và Giuđa sao? và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm vói chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Ðức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi” .Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

Suy nim:
Sau khi đã chịu phép Rửa, vào hoang địa để cầu nguyện, ăn chay, 
có một ngày nào đó, Đức Giêsu chia tay Đức Mẹ để lên đường. 
Lên đường là bỏ lại ngôi làng Nazareth dấu yêu với bao kỷ niệm. 
Chính tại đây Ngài đã sống hơn ba mươi năm trong bầu khí gia đình. 
Chính tại nơi này, Ngài đã lớn lên quân bình về thân xác, trí tuệ, tâm linh. 
Nazareth như một ngôi trường lớn, chuẩn bị cho Ngài chững chạc đi sứ vụ.
Tại đây, Đức Giêsu đã là con bác thợ Giuse (c. 55), 
và đã trở thành thợ theo truyền thống cha truyền con nối. 
Ngài đã được dạy nghề và hành nghề để kiếm sống cho bản thân và gia đình. 
Đức Giêsu là một người thợ tại Nazareth, phục vụ cho nhu cầu dân làng. 
Ngài biết đến cái vất vả của công việc chân tay nặng nhọc. 
Đức Giêsu không thuộc giới trí thức, thượng lưu, quyền quý. 
Lao động làm Ngài gần với người nghèo và thấy sự đơn sơ của tâm hồn họ. 
Cũng tại Nazareth, đời sống cầu nguyện của Đức Giêsu được nuôi dưỡng. 
Ngài học được lối cầu nguyện một mình ở nơi vắng vẻ. 
Đức Giêsu có khả năng thấy sự hiện diện yêu thương của Cha nơi mọi sự, 
nơi một bông hoa, nơi chim trời, nơi ánh nắng và cơn mưa. 
Tình thân của Con đối với Cha ngày càng trở nên sâu đậm. 
Ngài tìm ý Cha mỗi lúc và để Cha chi phối trọn vẹn đời mình.
Hôm nay Đức Giêsu trở về làng cũ sau một thời gian đi sứ vụ. 
Ngài vào lại hội đường quen thuộc, gặp lại những khuôn mặt đồng hương. 
Không rõ trước đây có lần nào bác thợ Giêsu được mời giảng ở đây chưa. 
Nhưng lần này, khi trở về với tiếng tăm từ những phép lạ làm ở nơi khác, 
Đức Giêsu đã khiến dân làng sửng sốt vì sự khôn ngoan trong lời giảng dạy. 
Hai lần họ đặt câu hỏi: Bởi đâu ông ta được như thế? (cc. 54. 56). 
Một câu hỏi rất hay, nếu được tìm hiểu một cách nghiêm túc. 
Câu hỏi này có thể đưa họ đi rất xa, để gặp được căn tính của Đức Giêsu.
Tiếc thay, dân làng Nazareth lại không quên được nghề nghiệp của cha Ngài. 
Họ nhớ rất rõ họ hàng gần xa của Ngài là mẹ và các anh chị. 
Họ có thể kể tên từng anh chị em của Ngài, vì đều là bà con lối xóm (c. 55). 
Đức Giêsu là người mà họ biết quá rõ từ thuở ấu thơ. 
Làm sao con người bình thường, ít học đó lại có thể là một vị ngôn sứ? 
Làm sao từ ngôi làng Nazareth vô danh này lại xuất hiện ngôn sứ được? 
Và họ vấp ngã vì Đức Giêsu, nghĩa là họ đã không tin vào Ngài. 
Cái biết gần gũi của họ về Ngài lại trở nên thành kiến 
khiến họ không thể tiến sâu hơn vào mầu nhiệm con người Đức Giêsu. 
Người đồng hương của Ngài đã không trả lời được câu hỏi: Bởi đâu…?
Mỗi con người là một mầu nhiệm mà ta phải khám phá mãi. 
Có những mầu nhiệm lớn ẩn trong lớp áo tầm thường. 
Dân làng Nazareth đã không nhận ra hồng phúc mà họ đang hưởng. 
Chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi những cái biết hẹp hòi, 
để thấy mình hạnh phúc khi sống với người khác gần bên.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nazareth đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người,
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

27 thg 4, 2019

Hãy nhìn xem (28.4.2019 – Chúa nhật 2 Phục Sinh, năm C)

Lời Chúa: (Ga 20,19-31)
19 Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an!” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.
21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. 25 các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nêu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.
26 Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an” 27 Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. 28 Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” 29Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
30 Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
Suy Niệm
Thân xác chúng ta thường mang những vết sẹo,
hậu quả của những lần bị trầy trụa, té ngã.
Có những vết sẹo gợi lại cả một vùng kỷ niệm.
Dù vui hay buồn thì cũng là chuyện đã qua.
Vết sẹo làm ta kém đẹp, nhưng không làm đau như xưa.
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra thăm các môn đệ,
Ngài giúp họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo.
Ngài cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn.
Những vết sẹo nói lên một điều quan trọng:
Thầy chính là Ðấng đã bị đóng đinh và đâm thâu;
Thầy đã chết nhưng Thầy đã thắng được cái chết.
Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Chúa phục sinh có sẹo,
dù điều đó chẳng đẹp gì.
Ngài không ngượng mà cho các môn đệ xem.
Những cái sẹo sẽ ở mãi với Ngài trên thiên quốc.
Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau.
Nhưng nếu không có chúng thì cũng chẳng có phục sinh.
Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức
cuộc khổ nạn kinh hoàng và cái chết nhục nhã.
Chúng ta cũng lên thiên đàng với các vết sẹo của mình.
Sống ở đời sao tránh khỏi những dập gẫy, thương tích.
Nếu chúng ta đón nhận mọi sự với tình yêu
thì mọi sự sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành.
Có những vết thương tưởng  chẳng thể nào thành sẹo.
Chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không?
Cuộc khổ nạn của Thầy đã làm các môn đệ bị thương.
Các vết sẹo của Thầy sẽ chữa lành những vết thương đó.
Hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh.
Chính lúc đó ông khám phá thật sâu một Tình Yêu.
Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại.
Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông.
Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến
để thỏa mãn những đòi hỏi quá quắt của mình.
Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân.
Ông ra khỏi được sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập,
để bước vào thế giới của lòng tin.
Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy.
Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy,
nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.
Tin bao giờ cũng đòi một bước nhảy vọt khỏi cái thấy.
Chúng ta không được phúc thấy Chúa theo kiểu Tôma,
nhưng chúng ta vẫn được thấy Chúa theo những kiểu khác.
Cần tập thấy Chúa để rồi tin.
Có khi phải tập nhìn lại những vết sẹo của mình,
của Hội Thánh, của cả thế giới,
để rồi tin rằng Chúa phục sinh vẫn đang có mặt
giữa những trăn trở và vấp váp, thất bại và khổ đau.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin”,
và phúc cho những ai biết thấy nên tin.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa,
xin cho con luôn vui tươi.
dù có phải lo âu và thống khổ,
xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;
nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,
những người – cũng như con – đang cần một người bạn.
Nếu như con nên yếu đuối,
thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,
thông cảm và nhân từ hơn.
Nếu bàn tay con run rẩy,
thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
khi lâm tử,
xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật
như một lời kinh.
Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,
như một lời xin vâng cuối cùng.
Và con sẽ về nhà Chúa,
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

26 thg 4, 2019

Vẫn không tin (27.4.2019 – Thứ Bảy trong Tuần Bát nhật Phục sinh)


Lời Chúa: Mc 16, 9-15
Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy. Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”
Suy niệm 
Theo các nhà chú giải, sách Tin Mừng Máccô kết thúc ở chương 16, câu 8, 
với việc các phụ nữ sợ hãi, chạy trốn, không dám nói gì với các môn đệ. 
Sách này cũng không nói đến việc Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các ông. 
Kết thúc khác thường này của Máccô làm chúng ta ngày nay chưng hửng. 
Cả các Kitô hữu thế kỷ thứ hai cũng bị ngỡ ngàng, 
vì vào thời đó họ đã có trong tay các sách Tin Mừng khác. 
Các sách này đều kể chuyện các phụ nữ đã đi gặp các môn đệ, 
chuyện Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các bà trước tiên; 
rồi sau đó, Ngài đã hiện ra với các môn đệ 
và sai các ông đi loan báo Tin Mừng (Mt 28,19-20; Lc 24, 46-48; Ga 20, 21).
Để giải quyết khó khăn do phần kết của sách Tin Mừng Máccô đặt ra, 
một tác giả được ơn linh hứng đã viết thêm phần phụ lục (Mc 16, 9-20), 
dựa trên các sách Tin Mừng khác và sách Công vụ Tông đồ. 
Năm 1546, phần này đã được Công đồng Trentô nhìn nhận là Lời Chúa. 
Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến thái độ không tin của các môn đệ.
Đức Giêsu phục sinh hiện ra trước tiên cho bà Maria Mácđala. 
Bà đi báo tin Thầy sống lại cho những môn đệ đang buồn bã khóc lóc, 
nhưng họ không tin (cc. 9-11). 
Lần thứ hai, Đức Giêsu tỏ mình cho hai môn đệ khi họ trên đường về quê. 
Khi hai ông này báo tin cho những môn đệ khác, thì họ cũng không tin (cc. 12-13). 
Lần thứ ba, Đức Giêsu đích thân tỏ mình cho nhóm Mười Một. 
Ngài khiển trách họ về tội không tin những kẻ đã thấy Ngài phục sinh (c. 14).
Xem ra tin Thầy Giêsu phục sinh không phải là chuyện dễ, ngay cả đối với các môn đệ, 
dù họ đã được nghe Thầy báo trước nhiều lần khi còn sống bên Thầy, 
dù có những người trong nhóm làm chứng mình đã thấy Thầy sống lại. 
Ở lại trong nỗi thất vọng, buồn phiền thì dễ hơn sống lạc quan vui tươi. 
Các môn đệ không ra khỏi được nỗi đau do cái chết của Thầy. 
Có những nỗi đau làm con người khép kín và khoanh tay bất động. 
Nhưng Đức Giêsu phục sinh vẫn không bỏ rơi các học trò cứng cỏi của mình. 
Ngài kiên trì chinh phục họ bằng cách đến với họ và dùng bữa. 
Ngài đưa họ ra khỏi thế giới nhỏ bé của họ và giao cho họ một sứ mạng lớn lao. 
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (c. 15).
Tin Đức Giêsu phục sinh cũng không dễ đối với chúng ta hôm nay. 
Nếu thực sự tin vào sự phục sinh ở đời sau, chắc chúng ta sẽ sống khác. 
Thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn, quảng đại hơn, vui tươi hơn… 
Nhiều khi chúng ta vẫn loan báo Tin Mừng với vẻ mặt buồn bã, 
vẫn nói về đời sau mà lòng còn quá nặng với vinh hoa đời này. 
Chỉ mong chúng ta được thực sự phục sinh như Thầy Giêsu, 
để làm tròn sứ mạng Thầy trao phó.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa phục sinh,
vì Chúa đã phục sinh
nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì Chúa đã phục sinhnên con được tự do bay cao,không bị nỗi sợ hãi của phận người chi phối,
sợ thất bại, sợ khổ đau,
sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở.
Vì Chúa đã phục sinh
nên con hiểu cái liều của người Kitô hữu
là cái liều chín chắn và có cơ sở.
Cái liều của những nữ tu phục vụ ở trại phong.
Cái liều của cha Kolbê chết thay cho người khác.
Cái liều của bậc cha ông đã hiến mình vì Đạo.
Sự Phục Sinh của Chúa là một lời mời gọi
mang một sức thu hút mãnh liệt
khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời :
nhìn tất cả từ trên cao
để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự Phục Sinh của Chúa
giúp con dám sống tận tình hơn
với Chúa và với mọi người.
Và con hiểu mình chẳng mất gì,
nhưng lại được tất cả.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

25 thg 4, 2019

Đức Thánh Cha Phanxicô: Chúa Giêsu thay luật “ăn miếng trả miếng” bằng luật yêu thương tha thứ.




Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 24/04/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích về lời cầu nguyện thứ 5 trong Kinh Lạy Cha, đặc biệt là lời nguyện xin “Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy tha thứ và yêu thương như chúng ta đã được Thiên Chúa thương yêu và thứ tha.
Bắt đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng chính con người là những kẻ mắc nợ Thiên Chúa, bởi vì chúng ta nhận mọi sự từ Chúa, từ những điều tự nhiên đến các ân sủng.
Chúng ta là những người mắc nợ Thiên Chúa và tha nhân
Sự sống của chúng ta không chỉ là điều được mong muốn nhưng còn được Thiên Chúa yêu thương. Thật sự là không có chỗ cho sự kiêu căng khi chúng ta chắp tay cầu nguyện. Không có một Giáo hội do “con người tự tạo” nên, không có những con người tự hiện hữu. Tất cả chúng ta là người mắc nợ Thiên Chúa và mắc nợ tha nhân, những người đã tạo nên những điều kiện sống thuận lợi cho chúng ta. Căn tính của chúng ta được hình thành từ những điều thiện hảo mà chúng ta nhận được.
Con người luôn có những sai lỗi cần được tha thứ
Khi cầu nguyện, chúng ta học “cám ơn”. Và rất nhiều lần chúng ta quên “cám ơn”. Khi cầu nguyện, chúng ta học “cám ơn” và cầu xin Chúa tốt lành với mình. Dù rất cố gắng, thì chúng ta vẫn luôn có một khoản nợ không thể xóa nỗi đối với Chúa, khoản nợ mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể trả được: đó là Người yêu chúng ta vô cùng, nhiều hơn chúng ta yêu Người. Và rồi, dù chúng ta cam kết sống theo các giáo huấn Kitô giáo, thì trong cuộc sống của chúng ta sẽ luôn có điều gì đó mà chúng ta phải xin tha thứ: chúng ta hãy nghĩ đến những ngày đã trôi qua trong sự lười biếng, hãy nghĩ đến những giây phút mà sự giận dữ tràn ngập tâm lòng chúng ta… Tiếc là những kinh nghiệm như thế này không phải là hiếm hoi đối với chúng ta và vì thế chúng ta cầu xin: “Lạy Chúa Cha, xin tha các nợ của chúng con”. Chúng ta xin Chúa tha thứ.
Tha thứ như đã được thứ tha
Lời cầu nguyện này có thể dừng lại ở phần thứ nhất này, với lời xin “xin tha các nợ của chúng con”. Nhưng Chúa Giêsu củng cố lời cầu xin này bằng phần thứ hai, hợp nhất với phần thứ nhất. Mối quan hệ của lòng nhân từ theo chiều dọc của Thiên Chúa bị khúc xạ và muốn được chuyển thành một mối quan hệ mới mà chúng ta sống với anh em của mình: mối liên hệ theo chiều ngang. Thiên Chúa tốt lành mời gọi chúng ta trở thành tất cả những người tốt lành. Hai phần của lời cầu nguyện liên kết với nhau bằng liên từ triệt để “như”: chúng ta cầu xin Chúa tha nợ cho chúng ta, tha tội cho chúng ta, “như” chúng ta tha cho bạn bè của chúng ta, cho những người sống với chúng ta, cho những người xung quanh chúng ta, cho những người đã làm điều gì đó không hay không tốt cho chúng ta.
Thiên Chúa tha thứ tất cả và luôn luôn tha thứ
Mỗi Kitô hữu biết rằng họ được ơn tha thứ các tội lỗi. Tất cả chúng ta biết điều này: Thiên Chúa tha thứ tất cả và luôn luôn tha thứ. Khi Chúa Giêsu tường thuật với các môn đệ về gương mặt của Thiên Chúa, Người phác thảo nó với những thành ngữ của lòng thương xót dịu dàng. Chúa nói rằng trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì một đám đông công chính không cần hoán cải (x Lc 15,7.10). Không có chỗ nào trong các Tin mừng cho thấy rằng Thiên Chúa không tha thứ các tội lỗi của những người thật sẵn sàng và cầu xin được Người ôm lại trong vòng tay của Người.
Nếu không tha thứ sẽ không được thứ tha
Ân sủng của Thiên Chúa, dồi dào, nhưng luôn đòi hỏi sự dấn thân. Ai đã nhận được nhiều, phải học cách cho đi thật nhiều và không giữ lại cho mình, không chỉ cho bản thân những gì họ đã nhận được. Những người đã nhận được rất nhiều phải học cách cho đi rất nhiều. Không phải là tình cờ mà ngay khi trình bày với chúng ta “Kinh Lạy Cha”, trong 7 thành ngữ được dùng, Tin mừng thánh Mátthêu dừng lại để nhấn mạnh thành ngữ về sự tha thứ huynh đệ: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6,14-15).
Xin Chúa ban ơn để biết tha thứ
Điều này thật là mạnh mẽ! Tôi nghĩ: đôi khi tôi nghe người ta nói: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho người đó! Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những gì họ đã làm với tôi!” Nhưng nếu bạn không tha thứ, Chúa sẽ không tha thứ cho bạn. Bạn đóng cửa lại. Chúng ta hãy nghĩ, chúng ta có thể tha thứ không, hay chúng ta không tha thứ. Khi tôi ở tại một giáo phận khác, một linh mục đã nói với tôi cách đau khổ rằng cha đã đi ban các bí tích cuối cùng cho một bà cụ đang hấp hối. Người phụ nữ tội nghiệp không thể nói được. Và vị linh mục nói với bà: “Bà ơi, bà có ăn năn về các tội không?” Người phụ nữ nói có; bà không thể xưng tội nhưng bà nói có. Thế là đủ. Và rồi vị linh mục hỏi: “Bà có tha thứ cho người khác không?” Và người phụ nữ, trên giường chết đã nói: “Không”. Linh mục cảm thấy đau khổ. Nếu bạn không tha thứ, Chúa sẽ không tha thứ cho bạn. Chúng ta đang ở đây, hãy suy nghĩ xem chúng ta có tha thứ không, chúng ta có khả năng tha thứ không. Chúng ta nói: “Thưa cha, con không thể làm điều đó, bởi vì những người đó đã khiến con rất ...” - “Nhưng nếu con không thể làm được, hãy xin Chúa ban cho con sức mạnh để làm điều đó: Lạy Chúa, xin giúp con tha thứ.”
Tình yêu mời gọi tình yêu, tha thứ gọi mời tha thứ
Ở đây chúng ta tìm thấy sự ràng buộc giữa tình yêu dành cho Chúa và tình yêu tha nhân. Tình yêu mời gọi tình yêu, tha thứ gọi mời tha thứ. Trong Tin Mừng thánh Mátthêu, chúng ta còn tìm thấy một dụ ngôn nói rất mạnh mẽ về sự tha thứ huynh đệ (x 18,21-35). Chúng ta hãy lắng nghe dụ ngôn.
Dụ ngôn kể rằng: có một người đầy tớ mắc nợ vua của mình một khoản nợ lớn: 10 ngàn yến vàng! Một khoản tiền không thể trả. Nhưng điều kỳ diệu xảy ra, và người đầy tớ đó không phải là nhận được sự gia hạn thanh toán nợ nần, mà là tha nợ hoàn toàn. Một ân sủng bất ngờ! Nhưng chú ý, chính người đầy tớ đó, ngay lập tức sau đó, nổi giận với một người anh em nợ anh ta 100 quan tiền, và mặc dù đây là một số tiền có thể trả được, anh ta không chấp nhận lời xin lỗi hay cầu xin. Do đó, cuối cùng, ông chủ gọi anh ta lại và đã lên án anh ta. Bởi vì nếu bạn không cố gắng tha thứ, bạn sẽ không được tha thứ; nếu bạn không cố gắng yêu thương, ngay cả bạn cũng sẽ không được thương yêu.
Không phải mọi thứ đều được giải quyết bằng công lý
Chúa Giêsu đưa sức mạnh của sự tha thứ vào các mối quan hệ của con người. Trong cuộc sống, không phải mọi thứ đều được giải quyết bằng công lý. Đặc biệt là ở nơi chúng ta phải đặt một rào cản trước sự ác, ai đó phải yêu thương vượt khỏi sự cần thiết hay nghĩa vụ, để bắt đầu một câu chuyện về ân sủng một lần nữa. Sự ác biết cách trả thù, và nếu chúng ta không chặn nó lại, nó có nguy cơ lây lan và làm nghẹt thở cả thế giới.
Thay luật “ăn miếng trả miếng” bằng luật yêu thương
Chúa Giêsu thay thế luật “ăn miếng trả miếng” - những gì bạn đã làm với tôi, tôi làm lại với bạn -, bằng luật yêu thương: những gì Chúa đã làm cho tôi, tôi trả lại cho bạn! Hôm nay, trong Tuần mừng lễ Phục Sinh rất tốt, rất vui này, chúng ta hãy suy nghĩ: tôi có khả năng tha thứ không, và nếu tôi cảm thấy tôi không thể, hãy xin Chúa ban cho tôi ơn biết tha thứ, bởi đó là ân sủng.
Viết một câu chuyện hay đẹp bằng sự tha thứ
Thiên Chúa ban ơn cho mọi Kitô hữu để viết một câu chuyện hay trong cuộc sống của anh em mình, đặc biệt là những người đã làm điều gì đó khó chịu và sai trái. Với một lời nói, một cái ôm, một nụ cười, chúng ta có thể truyền lại cho người khác điều quý giá nhất mà chúng ta đã nhận được. Điều quý giá nhất chúng ta đã lãnh nhận là gì? Đó là sự tha thứ, ơn mà chúng ta cũng có thể trao cho người khác.

Hồng Thủy - Vatican

Đức Thánh Cha Phaxicô: Đừng ăn miếng trả miếng (24.04.2019)



21 thg 4, 2019

“Chào chị em!” (22.4.2019 – Thứ Hai trong Tuần Bát nhật Phục sinh)

Lời Chúa: Mt 28, 8-15
Khi ấy, các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay. Bỗng Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự.” Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do thái cho đến ngày nay.
Suy niệm:
Trong bốn sách Tin Mừng, các phụ nữ luôn được kể là người ra viếng mộ trước tiên.
Trong Tin Mừng Mátthêu, đó là hai bà có cùng tên Maria.
Sau khi được thiên thần giao nhiệm vụ loan báo gấp cho các môn đệ
về sự phục sinh và cuộc hẹn gặp của Thầy ở Galilê (28, 7),
các bà đã mau mắn lên đường, vội vã rời bỏ ngôi mộ trống.
Ngôi mộ này là nơi các bà đặt tình cảm thân thương,
vì đây là nơi đặt xác của người Thầy yêu dấu
Bây giờ ngôi mộ không còn xác Thầy nữa, Thầy đã được trỗi dậy rồi,
nên ngôi mộ chẳng phải là nơi các bà dừng lại mà khóc lóc than van.
Nó trở nên một bằng chứng về sự sống lại của Thầỵ
Ngôi mộ trống thực sự đã đem lại một niềm vui vô bờ bến.
Chính những mất mát lại là dấu hiệu cho một sự hiện diện viên mãn hơn.
Vì thế vừa sợ hãi lại vừa hết sức vui mừng,
các bà chạy đi loan báo cho các môn đệ điều mình vừa nghe nói.
Trên con đường hối hả đi gặp các môn đệ,
các bà không ngờ mình lại là người đầu tiên được gặp Chúa phục sinh.
Điều mới nghe thiên thần nói, bây giờ được thấy tận mắt.
Thánh Mátthêu chỉ nói một cách đơn sơ: “Đức Giêsu gặp các bà” (c. 9).
Không thấy mô tả Đức Giêsu oai phong rực rỡ như thế nào.
Có vẻ Ngài gặp các bà lần này như Ngài đã từng gặp bao lần trong quá khứ.
Các bà nhận ra ngay vị Thầy được sống lại
cũng là vị Thầy chịu đóng đinh mà mình đã đi theo từ Galilê.
Chính Đức Giêsu ngỏ lời chào trước: “Chị em hãy vui lên.”
Lời chào này cũng là lời chào bình thường hằng ngày vào thời đó.
Vì thế các bà đã bạo dạn tiến lại gần, ôm chân và bái lạy Thầỵ
Như vậy các bà có thẻ thấy được và đụng chạm được Đấng phục sinh.
Các bà còn có thể nghe được lời dặn dò của Ngài.
Lời này giống lời thiên thần, chỉ có điều Ngài gọi các môn đệ là anh em:
“Hãy đi và báo cho anh em của Thầy…” (c. 10).
Các môn đệ vẫn được gọi là anh em ngay cả khi họ đã bỏ rơi Ngài.
Khi gọi họ là anh em, Đức Giêsu đã muốn tha thứ mọi vấp ngã của họ.
Đức Giêsu phục sinh đã hiện ra cho các phụ nữ trước tiên.
Nhìn thấy ngôi mộ trống chưa đủ, còn cần gặp chính Đấng phục sinh.
Khi trở về gặp các môn đệ, các bà sẽ là những người làm chứng tuyệt vời.
Không chỉ là ngôi mộ trống với lời chứng của thiên thần,
mà còn là lời chứng của chính họ, của người đã chứng kiến tận mắt và đụng chạm.
Đức Giêsu phục sinh dám nhờ các phụ nữ làm chứng,
dám nhờ các phụ nữ đi loan Tin Mừng cho các môn đệ của mình,
dù thời của Ngài người ta không tin lời chứng của phụ nữ.
Chúng ta không quên những đóng góp của các phụ nữ cho Giáo Hội từ thời đầu.
Mong vai trò ấy vẫn được đề cao và tôn trọng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinhlúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,xin hãy gọi tên chúng connhư Chúa đã gọi tênchị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dàinhư Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,xin hãy đến và đứng giữa chúng connhư Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng connhư Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêmmà không được gì,xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,xin tỏ mình racho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

 Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ