31 thg 1, 2016

Không được chấp nhận (31.1.2016 – Chúa nhật 4 Thường niên, năm C)


Lời Chúa: (Lc 4,21-30)
21 Hôm ấy, sau khi đọc sách ngôn sứ Isaia, Ðức Giêsu lên tiếng nói trong hội đường Nadarét rằng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. 22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” 23 Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” 24 Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. 25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ítraen vào thời ông Êlia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nuớc phải đói kém dữ dội, 26thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xarépta miền Xiđon. 27 Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ítraen vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi”.
28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành –  thành này được xây trên núi họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Suy Niệm
Không tin lý thuyết này nhưng lại tin giả thuyết nọ.
Thành ra ai cũng phải chọn một niềm tin.
Không phải chọn một cách vu vơ, mù quáng,
nhưng Tin là thái độ căn bản trong cuộc sống.
Chẳng ai có thể sống mà không tin.
Không tin người này nhưng lại tin người kia.
một cách sáng suốt và tự do.
Ðiều khó là giữ cho lòng mình được tự do thanh thoát,
không bị những định kiến ràng buộc hay tư lợi chi phối,
nhờ đó chúng ta dám chọn sự thật,
dù sự thật đó làm đổ nhào mọi điều ta nghĩ,
và xoay lại hướng đi của cả đời ta.
Có lẽ dân làng Nadarét ít có thứ tự do này.
Khi Ðức Giêsu giảng trong hội đường Nadarét thân quen,
họ đã ngỡ ngàng thán phục trước lời Ngài nói.
Hãnh diện biết mấy khi một thành viên trong làng
nay được tiếng tăm lẫy lừng khắp miền Galilê!
Nhưng tin Ðức Giêsu là một ngôn sứ
lại là điều họ không làm được.
“Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”
Ký ức của họ vẫn còn giữ nguyên những hình ảnh
của Ðức Giêsu  sống tại đây hơn ba mươi năm qua.
Một cuộc sống quá đỗi bình thường!
Một ông thợ mộc, con một ông thợ mộc khác.
Gốc gác, họ hàng của Ðức Giêsu, họ đều nắm rõ.
Tiếc là họ đã không thể đi xa hơn.
Cái hiểu biết trước đây khiến họ mãn nguyện, tự hào,
và tưởng mình chẳng còn gì để biết thêm về Giêsu.
“Những gì ông đã làm ở Caphácnaum, hãy làm ở đây xem.”
Người làng Nadarét không tin Ðức Giêsu là ngôn sứ.
Họ muốn Ngài chứng minh bằng phép lạ.
Họ muốn thấy tận mắt, chứ không chỉ nghe nói thôi.
Nhưng Ðức Giêsu không làm phép lạ để ép người ta tin.
Chính lòng tin đưa đến phép lạ,
mà Ngài lại chẳng gặp lòng tin nào nơi người đồng hương.
Lòng chai đá cứng cỏi của họ chuyển thành sự phẫn nộ,
khi Ðức Giêsu kể chuyện hai ngôn sứ Êlia và Êlisa
được Thiên Chúa sai đến thi ân cho dân ngoại.
Dân làng không giữ được Ðức Giêsu cho riêng mình.
Khi thấy mình chẳng còn chút đặc quyền, đặc lợi,
thì họ tìm cách thủ tiêu Ngài.
Tin Ðức Giêsu là ngôn sứ, là Mêsia, là Con Thiên Chúa,
điều đó chẳng dễ dàng chút nào.
Người không tin cũng có thể đưa ra bao lập luận.
Ðiều cần thiết là phải tìm kiếm chân lý với cả tâm hồn.
Chúa Thánh Thần vẫn soi sáng cho người thành tâm thiện chí.
Hôm nay, chúng ta đã biết, tin và gần gũi Ðức Giêsu,
nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ tương tự như người Nadarét:
tưởng mình đã múc cạn được mầu nhiệm
hay muốn độc quyền giữ Ðức Giêsu cho mình.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nadarét đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người.
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội Thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thính ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

30 thg 1, 2016

Chúa Nhật IV Thường Niên - Năm C

Tin Mừng Lc 4,21-30

           
Hôm ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe". Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: "Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?" Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!" Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi". Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành - thành này được xây trên núi - họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi
Sunday IV in Ordinary Time - YearC

Gospel Lk 4,21-30

Jesus began speaking in the synagogue, saying:
“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”
And all spoke highly of him
and were amazed at the gracious words that came from his mouth.
They also asked, “Isn’t this the son of Joseph?”
He said to them, “Surely you will quote me this proverb,
‘Physician, cure yourself,’ and say,
‘Do here in your native place
the things that we heard were done in Capernaum.’”
And he said, “Amen, I say to you,
no prophet is accepted in his own native place.
Indeed, I tell you,
there were many widows in Israel in the days of Elijah
when the sky was closed for three and a half years
and a severe famine spread over the entire land.
It was to none of these that Elijah was sent,
but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon.
Again, there were many lepers in Israel
during the time of Elisha the prophet;
yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian.”
When the people in the synagogue heard this,
they were all filled with fury.
They rose up, drove him out of the town,
and led him to the brow of the hill
on which their town had been built,
to hurl him down headlong.
But Jesus passed through the midst of them and went away.

29 thg 1, 2016

Tại sao anh em sợ? (30.1.2016 – Thứ bảy Tuần 3 Thường niên)


Lời Chúa: Mc 4, 35-41
35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi! “36Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người.37 Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? “39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi! ” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.40 Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin? “41 Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? “ 
Suy niệm:
Chẳng hiểu tại sao lúc chiều xuống,
Đức Giêsu lại bảo các môn đệ đưa mình qua bờ phía đông của Biển hồ, 
trên con thuyền mà Ngài ngồi giảng các dụ ngôn (Mc 4,1). 
Do địa thế đặc biệt, hồ Galilê hay có những trận cuồng phong ập đến bất chợt, 
tạo ra những cơn bão lớn trên sóng nước. 
Tối hôm ấy, thầy trò đã gặp một cơn bão như vậy.
Thầy Giêsu phó thác mọi sự cho các môn đệ vốn là ngư phủ lành nghề. 
Thầy mệt nên ngủ say ở đuôi thuyền, ngủ trên một cái gối. 
Trong khi đó các môn đệ phải vật lộn với sóng gió, nước tràn đầy thuyền. 
Họ có vẻ mất bình tĩnh khi thấy cơn giông bão không đánh thức Thầy được. 
Chính họ đánh thức Thầy bằng một lời trách móc : 
“Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao?” (c.38). 
Thầy Giêsu đã thức dậy, và đã làm cho biển lặng, gió yên.
Đời con người ai tránh được sóng gió bất chợt. 
Nếu biết trước sẽ gặp sóng gió, ai dám vượt biến ban đêm. 
Sóng gió xảy ra trong đời riêng của mỗi người, trong gia đình, 
trong đất nước, trong Giáo Hội, trên thế giới. 
Sóng gió làm ta thấy mình con thuyền đời mình chòng chành, mong manh, 
và khiến ta sợ hãi, hoảng loạn. 
Giữa cơn sóng gió có khi người tín hữu lại thấy Chúa lạnh lùng, vô cảm. 
Như các môn đệ, chúng ta không hiểu tại sao Chúa có thể ngủ được 
khi đời ta bị đe dọa bởi cuồng phong, 
tại sao Chúa vắng mặt, thinh lặng và khoanh tay 
vào lúc chúng ta cần đến Ngài hơn cả.
“Tại sao anh em sợ ? Anh em không có lòng tin sao?” (c.40). 
Anh em không tin là Thầy đang ở trong cùng một con thuyền với anh em sao? 
Lẽ ra chúng ta phải cảm thấy yên tâm 
khi nhìn Chúa ngủ giấc ngủ tín thác của trẻ thơ ngay giữa cơn giông bão. 
Nhìn Chúa ngủ bình an, chúng ta hiểu rằng chẳng có gì đáng sợ. 
Vâng lời Chúa để qua bờ bên kia, và có Chúa trong con thuyền đời mình, 
điều đó không làm chúng ta tránh được giông bão, 
có khi lại gặp bão tố nhiều hơn. 
Nhưng điều chắc chắn là chúng ta sẽ qua được bờ bên kia 
với lòng tin được tôi luyện của người tín hữu dày dạn. 
Chúng ta dám tin Chúa có quyền trên sóng gió của đời ta không?
Cầu nguyện:
Lạy Cha từ ái, 
đây là niềm tin của con. 
Con tin Cha là Tình yêu, 
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con. 
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa, 
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt, 
cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân, 
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái. 
Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại, 
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất 
cũng có một đốm lửa của sự thiện, 
được vùi sâu dưới những lớp tro. 
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành 
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ. 
Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích, 
thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người. 
Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng. 
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ 
đang chuyển mình tiến về với Cha, 
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu 
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần. 
Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau, 
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng, mọi dị biệt, thành kiến, 
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời 
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin của con. 
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

Kitô hữu là người có tấm lòng rộng mở


VATICAN. “Kitô hữu là người có trái tim rộng mở, vì anh là con của một người Cha có tâm hồn cao thượng và lúc nào cũng dang rộng vòng tay để đón nhận mọi người với lòng bao dung, quảng đại.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ năm, 28.01, tại nguyện đường thánh Marta, nhân ngày Giáo hội mừng kính thánh Tôma Aquinô. Hiện diện trong thánh lễ hôm nay có các linh mục kỷ niệm 50 năm ngày được truyền chức của mình.
Kitô hữu là một chứng tá về ánh sáng của Thiên Chúa
Tin Mừng theo thánh Mác-cô hôm nay nói về ánh sáng. Đèn được đốt lên không phải để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường, nhưng là đặt trên đế để chiếu tỏa ánh sáng. Được gợi hứng từ những điều ấy, Đức Thánh Cha đã chia sẻ rằng: “Mầu nhiệm của Thiên Chúa là ánh sáng. Một trong những đặc tính của Kitô hữu khi được rửa tội là lãnh nhận ánh sáng của Thiên Chúa và phải truyền trao ánh sáng ấy cho người khác. Nói khác đi, Kitô hữu là một chứng nhân. Đây là đặc nét của Kitô hữu. Kitô hữu mang lấy ánh sáng và phải bày tỏ ánh sáng ấy ra cho mọi người thấy, vì anh là một chứng nhân. Khi một Kitô hữu không muốn thấy ánh sáng của Thiên Chúa nhưng lại ưa thích bóng tối, thì chính bóng tối sẽ đi vào tâm hồn của anh, vì anh ta đã sợ ánh sáng mà lại yêu thích các ngẫu tượng là đêm tối. Như vậy, anh không còn là một Kitô hữu đúng nghĩa nữa. Kitô hữu phải là một chứng nhân, phải làm chứng về Đức Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Kitô hữu phải đặt ánh sáng Đức Kitô lên đế cao để soi sáng cho cuộc đời.”
Kitô hữu là người sẵn sàng chịu thiệt thòi để được lợi là Đức Kitô
“Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: ‘Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.’ Một đặc nét khác của Kitô hữu là tấm lòng cao thượng và quảng đại, vì anh là con của một người Cha hào hiệp.
Con tim của người Kitô phải rộng rãi, thênh thang, chứ không phải là một con tim lúc nào cũng đóng kín với cái tôi chủ nghĩa. Khi anh chị em đi vào ánh sáng của Đức Giêsu, đi vào tình bằng hữu với Ngài, khi anh chị em để cho Thánh Thần hướng dẫn; con tim của anh chị em sẽ trở nên rộng mở và bao dung. Kitô hữu không đi tìm sự thua kém, thiệt thòi; nhưng lại sẵn sàng chịu thiệt để đạt được một điều khác, đó chính là Đức Giêsu. Kitô hữu sẵn sàng chịu thiệt trước mặt người đời để được trở nên chứng nhân của Đức Giêsu.”
Linh mục là người trao truyền ánh sáng
Cuối cùng, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các linh mục, vì đang hiện trong thánh lễ hôm nay, có những vị kỷ niệm 50 năm linh mục của mình.
“Tôi rất vui vì được cử hành thánh lễ giữa anh em, nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của anh em. 50 năm linh mục chính là 50 năm bước đi trên con đường của ánh sáng và của chứng nhân. 50 năm cố gắng để trở nên tốt hơn, 50 năm nỗ lực mang ánh sáng để đặt trên đế. Có những khi vấp té, nhưng chúng ta hãy tiếp tục đứng dậy và lại sẵn sàng ra đi truyền trao ánh sáng của Đức Kitô cho người khác với sự quảng đại và một con tim rộng mở. Chỉ có Thiên Chúa và trí nhớ của anh em mới biết là đã có bao nhiêu người được lãnh nhận ánh sáng ấy; đã có bao nhiêu người mang trong mình bóng tối nhưng được anh em chiếu dãi ánh sáng của Đức Kitô. Cám ơn anh em! Cám ơn vì tất cả những gì anh em đã làm trong Giáo hội, cho Giáo hội và cho Đức Giêsu.
Xin Thiên Chúa ban cho anh em niềm vui, niềm vui hoan hỷ của việc gieo trồng những hạt mầm thánh thiện, của việc truyền trao ánh sáng và của việc có một vòng tay rộng mở để đón nhận tất cả mọi người với tấm lòng quảng đại, bao dung.”
Chuyển ngữ: Vũ Đức Anh Phương, SJ

28 thg 1, 2016

Bông lúa trĩu hạt (29.1.2016 – Thứ sáu Tuần 3 Thường niên)


Lời Chúa: Mc 4, 26-34
26 Một hôm, Ðức Giêsu nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất.27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.28 Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.” 30 Rồi Người lại nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được?31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.” 33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe.34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. 
Suy nim 
Một người có cái nhìn bi quan về Hội Thánh 
chắc sẽ tìm được nhiều dữ kiện để chứng minh. 
Tại một số nước phương Tây, có nhiều nhà thờ vắng người, 
chủng viện thiếu chủng sinh, tập viện tạm đóng cửa. 
Kitô hữu càng lúc càng chiếm tỉ lệ nhỏ 
trong tổng số dân trên thế giới. 
Có những khủng hoảng đức tin trong giới trẻ. 
Người ta tự hỏi Hội Thánh đã lỗi thời chưa. 
Có cần phải tin vào Ðức Kitô nữa không? 
Vào thời thánh Máccô viết sách Tin Mừng, 
cũng có những Kitô hữu bi quan về Hội Thánh. 
Hội Thánh ở Rôma chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi 
chịu bách hại dưới ách của bạo chúa Nêrô. 
Liệu Hội Thánh có tồn tại và phát triển không 
dưới sức mạnh hùng hậu của đế quốc?
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta niềm lạc quan. 
Ðó là hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa, 
cũng là hai dụ ngôn về hạt giống. 
Trong dụ ngôn thứ nhất, hạt giống được gieo xuống đất 
là bắt đầu nảy mầm và lớn lên, 
theo một tiến trình không gì ngăn cản nổi. 
Trước hết mọc lên thành cây lúa, rồi trổ đòng đòng 
và sau cùng thành bông lúa trĩu hạt. 
Tự nó, hạt giống mang một sức sống mạnh mẽ. 
Nó lớn lên cả đêm lẫn ngày, 
chẳng cần con người can thiệp. 
Có cái gì mầu nhiệm trong sự tăng trưởng này 
khiến chính người gieo cũng không sao hiểu nổi. 
Một cách âm thầm, chậm rãi nhưng vững vàng, 
hạt lúa đạt đến kết quả mỹ mãn.
Dụ ngôn thứ hai lại cho thấy một sự tương phản. 
Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu, 
vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây, 
và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ khác. 
Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất. 
Nước Trời khởi đầu bằng Ðức Giêsu 
và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới. 
Sau hai mươi thế kỷ, 
Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc. 
Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.
Thái độ ta phải có là kiên nhẫn chờ đợi. 
Hạt giống nào cũng phải vùi sâu dưới đất, 
và phải đương đầu với những khó khăn khi thành cây. 
Có lúc ta thấy nó như bị chững lại hay suy thoái. 
Có lúc ta sợ nó không đứng vững trước bão bùng. 
Ðây là lúc ta phải sống niềm tin: 
tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Ngài đến thành tựu, 
bất chấp những khiếm khuyết và cản trở của con người. 
Ðừng nản chí mà ngừng gieo vãi hạt giống Lời Chúa, 
dù nhiều khi chúng ta không thấy hạt giống lớn lên.
Cầu nguyn 
Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa giữa một thế giới đầy chia rẽ.
Xin cho Hội Thánh không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

Đặt trên đế (28.1.2016 – Thứ năm Tuần 3 Thường niên)


Lời Chúa: Mc 4, 21-25
lampara encendida21 Người nói với các ông: “Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao?22 Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng.23 Ai có tai nghe thì nghe! “
24 Người nói với các ông: “Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.25 Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy mất.”
Suy nim:
Bài Tin Mừng hôm nay gồm bốn câu có vẻ rời rạc 
được Đức Giêsu nói trong những dịp khác nhau. 
Thánh Máccô chia bốn câu này thành hai cặp (cc. 21-22 và 24b-25). 
Trong mỗi cặp, câu thứ hai được nối với câu thứ nhất bằng chữ “vì”. 
Đức Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của bốn câu nói trên 
qua việc Ngài nhắc nhở ta phải nghe một cách nghiêm túc (cc. 23. 24a).
Thầy Giêsu vẫn quen giảng khởi đi từ những chuyện hàng ngày. 
Thời xưa, khi chưa có điện, ngọn đèn dầu đem lại ánh sáng cho cả căn nhà. 
Bởi vậy không thể nào hiểu được chuyện ai đó thắp đèn lên, 
rồi lại đặt nó dưới cái thùng hay gầm giường. 
Cứ sự thường phải đặt nó trên đế để soi sáng mọi sự. 
Ngọn đèn  mà Thầy Giêsu nói ở đây có thể ám chỉ Tin Mừng của Ngài, 
và cũng có thể ám chỉ chính Con Người của Ngài. 
Tin Mừng ấy không được phép đem giấu đi, 
nhưng phải được quảng bá và rao giảng. 
Con Người Đức Giêsu không được che kín sau bức màn, 
nhưng phải được từ từ vén mở cho mọi người thấy.
Trong sách Tin Mừng theo thánh Máccô,  
Đức Giêsu cấm các môn đệ không được nói với ai Ngài là Đức Kitô (8, 30), 
vì chữ “Kitô” khiến người ta lầm tưởng Ngài sẽ đứng lên làm cách mạng. 
Nhưng vào cuối đời, khi tay không đứng trước vị thượng tế (14, 61-62),
Đức Giêsu đã nhìn nhận tước vị này, vì nó không còn có thể bị hiểu lầm nữa. 
Như thế, những gì được tạm thời che giấu, cuối cùng đã được tỏ lộ, 
những gì bí ẩn đã được đưa ra ánh sáng (c. 22). 
Đức Giêsu là Kitô, nhưng là một Kitô chịu đau khổ như Người Tôi Tớ (Is 53).
Cuộc đời người Kitô hữu, người đã lãnh nhận phép thanh tẩy, 
cũng giống như ngọn đèn đã thắp sáng đặt trên đế. 
Không được vì bất cứ lý do gì mà che giấu đi: 
vì khiêm tốn không muốn cho ai thấy ánh sáng của mình, 
hay vì không dám đương đầu với sức mạnh của bóng tối. 
Thế giới hôm nay cần những ngọn đèn Kitô hữu. 
Hai tỷ Kitô hữu làm nên hai tỷ ngọn đèn. 
Ánh sáng bừng lên xua tan bóng tối của dối trá, hận thù, sa đọa. 
Ánh sáng đem lại sự ấm áp của cảm thông, an bình và nâng đỡ. 
Khi cảm nhận được ánh sáng, người ta sẽ nhận ra được Kitô hữu là ai.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. 
Xin đừng mỉm cười mà nói rằng 
Chúa đã ở bên chúng con rồi.
Có cả triệu người chưa biết Chúa. 
Nhưng biết Chúa thì được cái gì? 
Chúa đến để làm gì 
nếu đời sống con cái của Chúa 
cứ tiếp tục y như cũ?
Xin hoán cải chúng con. 
Xin lay chuyển chúng con.
Ước gì sứ điệp của Chúa 
trở nên máu thịt của chúng con, 
trở nên lẽ sống của cuộc đời chúng con.
Ước gì sứ điệp đó 
lôi chúng con ra khỏi sự an nhiên tự tại, 
và đòi buộc chúng con, 
làm chúng con không yên.
Bởi lẽ chỉ như thế, 
sứ điệp đó mới mang lại cho chúng con 
bình an sâu xa, 
thứ bình an khác hẳn, 
đó là Bình An của Chúa.
(Helder Câmara)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

26 thg 1, 2016

Hạt giống (27.1.2016 – Thứ tư Tuần 3 Thường niên)


Lời Chúa: Mc 4, 1-20
gieogiongĐức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ.2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:
3 “Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống.4Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả.8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.”9 Rồi Người nói: “Ai có tai nghe thì nghe! “
10 Khi còn một mình Đức Giê-su, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn.11 Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn,12 để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.”
13 Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?14 Người gieo giống đây là người gieo lời.15 Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.16 Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận,17 nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay.18 Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời,19 nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.20 Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm.”
Suy nim:
Chỉ cần một hạt giống lời Chúa rơi vào tâm hồn bạn,
như rơi vào thửa đất màu mỡ,
đời bạn có thể thay đổi hoàn toàn.
Têrêsa Hài Đồng đã để lòng mình đón lấy lời này:
“Ai không nên như trẻ thơ thì chẳng được vào Nước Trời.”
Chị đã nên thánh nhờ suốt đời sống phó thác như trẻ thơ.
Têrêsa Calcutta đã để lòng mình đón lấy lời này:
“Những gì ngươi làm cho một anh em nhỏ nhất, là làm cho chính Ta.”
Mẹ Têrêsa đã không bao giờ quên mình đang tiếp xúc với Giêsu
mỗi khi Mẹ gặp người nghèo khổ, bệnh tật.
Là Kitô hữu, chúng ta thường xuyên được nghe Lời Chúa,
nhưng một tiếp xúc thực sự với hạt giống Lời Chúa vẫn ít xảy ra.
Điều này đã là vấn đề của các Kitô hữu sơ khai rồi.
Tất cả bốn hạng người trong dụ ngôn Người gieo giống đều nghe.
Tuy nhiên kết quả lại rất khác nhau,
vì vấn đề không phải là nghe bằng tai, nhưng là nghe bằng cả tâm hồn.
Vẫn có thứ tâm hồn hời hợt như đất cứng ở vệ đường.
Hạt giống chưa bao giờ thâm nhập được vào đất,
mới chỉ nằm trơ vơ trên bề mặt.
Hạt giống này nhanh chóng làm mồi cho chim chóc, cho Xatan.
Vẫn có thứ tâm hồn chai đá, như mảnh đất chỉ có lớp đất mỏng bên trên.
Hạt giống mọc ngay, nhưng sau đó bị khựng lại,
không đâm rễ được vì đất nhiều sỏi đá.
Khi nắng lên, cây bị héo khô vì không có rễ hút nước.
Để cho Lời Chúa đâm rễ sâu trong đời mình và nuôi dưỡng mình,
đó là nỗ lực suốt đời của người Kitô hữu.
Vui vẻ đón nhận Lời ngay lập tức mà không chịu đào sâu, đâm rễ,
thì cũng sẽ bỏ cuộc ngay lập tức khi cơn bách hại đến từ bên ngoài.
Vẫn có thứ tâm hồn nặng nề, vì những lo lắng sự đời, đam mê giàu có.
Chính những lệch lạc từ bên trong như bụi gai đã bóp nghẹt hạt giống.
Lời Chúa đòi ta vượt lên trên những thèm muốn, khoái lạc và âu lo.
Để Lời Chúa sinh trái phải làm cỏ, dọn bụi gai cho sạch.
Nhưng vẫn có những tâm hồn mềm mại như mảnh đất tốt.
Hạt giống Lời Chúa thoải mái đâm rễ sâu, và sinh hoa trái gấp trăm.
Dù gặp bách hại vì Lời, dù bị danh lợi thế gian lôi kéo,
họ vẫn không đánh mất căn tính Kitô hữu của mình.
Tâm hồn chúng ta thuộc loại đất nào?
Đó là câu hỏi cho từng Kitô hữu xưa cũng như nay.
Thiên Chúa vẫn cứ kiên nhẫn và miệt mài gieo giống cho đến tận thế.
Ngài vẫn mời ta ra khỏi sự hời hợt, cứng cỏi, chai đá của lòng mình.
Nếu ta dám để cho Lời Chúa thực sự đi vào đời ta, dù chỉ một lần,
ta sẽ thấy được sức biến đổi kỳ diệu của Lời Chúa.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.
Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng truởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng conđược xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

25 thg 1, 2016

Đặc sủng của Thiên Chúa (26.01.2016 – Lễ thánh Timôthê và thánh Titô, Giám mục)


Lời Chúa: 2 Tm 1, 1-8
1Tôi là Phao-lô, Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, do ý muốn của Thiên Chúa, chiếu theo lời Thiên Chúa hứa ban sự sống vốn có trong Đức Ki-tô Giê-su,2 gửi anh Ti-mô-thê, người con yêu dấu. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ban cho anh được ân sủng, lòng thương xót và sự bình an.
3 Tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng tôi phụng thờ với lương tâm trong sạch, theo gót tổ tiên; tôi tạ ơn Người khi tôi không ngừng nhắc nhở đến anh, trong các lời cầu nguyện của tôi, đêm cũng như ngày.4 Nhớ đến những giọt nước mắt của anh, tôi ước ao gặp lại anh để được chan chứa niềm vui.5 Tôi hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của anh, lòng tin đã có nơi cụ Lô-ít, bà ngoại anh, nơi bà Êu-ni-kê, mẹ anh, cũng như chính nơi anh, tôi xác tín như vậy.6 Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng.
Suy niệm:  
Khi xa nhau, nhớ nhau, người ta thường viết thư cho nhau. 
Ngày xưa phải mất nhiều thời gian một lá thư mới đến tay người nhận. 
Nhưng nhận được lá thư từ xa thì thật là hạnh phúc. 
Có lẽ thánh Phaolô đã viết thư này cho anh Timôthê 
khi ngài đang ngồi tù tại Rôma, vào những năm cuối đời. 
Ngài viết trong thư như sau: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, 
đã đến giờ tôi phải ra đi” (2 Tm 4, 6). 
Ngài còn viết: “Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, 
tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi” (2 Tm 2, 9). 
Nếu đúng thế, thì lá thư này là một thứ di chúc để lại cho Timôthê, 
người môn đệ, bạn đồng hành mà ngài gọi là người con yêu dấu (c. 2).
Đọc những câu đầu của lá thư, 
chúng ta thấy tình cảm gắn bó của Phaolô đối với Timôthê, 
người mà ngày đêm ngài luôn nhớ đến trong lời cầu nguyện (c. 3). 
Phaolô cũng nhớ những giọt nước mắt lúc chia tay của Timôthê (c. 4), 
lúc anh vâng lời ở lại Êphêsô, còn Phaolô tiếp tục hành trình (1 Tm 1, 3). 
Phaolô vẫn không quên truyền thống đức tin nơi gia đình của anh. 
Đức tin được thông chuyển đến Timôthê qua mẹ và bà ngoại. 
Tên của hai phụ nữ này Phaolô còn giữ trong ký ức (c. 5). 
Xem ra chưa phai mờ bao kỷ niệm thời Timôthê đi chung với Phaolô 
trong những cuộc hành trình truyền giáo (Cv 16, 1-4; 19, 22). 
Chia sẻ bao buồn vui, nhọc nhằn và nguy hiểm, trên đất liền và biển cả, 
Phaolô và Timôthê trở thành những người bạn thân thiết cho sứ mạng.
Khi viết thư cho Timôthê trong vai trò một người giám quản, 
phụ trách cộng đoàn Kitô hữu ở Êphêsô, 
Phaolô muốn nâng đỡ Timôthê trong lúc anh đang gặp khó khăn. 
Có vẻ anh muốn chùn bước trước những người dạy giáo lý sai lạc. 
Phaolô đụng ngay vào tính nhút nhát của anh khi nhắc nhở: 
“Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một tinh thần nhút nhát, 
nhưng một tinh thần mạnh mẽ, yêu thương và tự chủ” (c. 7). 
Timôthê cần vượt lên trên sự xấu hổ để làm chứng cho Chúa, 
dám chia sẻ sự gian khó để loan báo Tin Mừng (c. 8).
Có một ngọn lửa nào cần khơi dậy nơi Timôthê. 
Đối với Phaolô ngọn lửa ấy chính là đặc sủng của Thiên Chúa, 
đặc sủng mà Timôthê nhận được khi Phaolô đặt tay trên anh (c. 6), 
khi hàng kỳ mục ở Êphêsô đặt tay trên anh (1 Tm 4,14). 
Timôthê đã được thụ phong rồi, ngọn lửa đã bừng sáng. 
Không thể để khó khăn, nguy hiểm nào làm nó tắt được.
Mừng lễ hai thánh Timôthê và Titô, hai phụ tá của thánh Phaolô, 
chúng ta cầu nguyện cho các vị lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới. 
Khi “dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa” (c. 8), 
chúng ta sẽ ra khỏi sự nhút nhát và xấu hổ, sợ hãi và lo âu của mình, 
để làm chứng cho Chúa trong một thế giới đầy rối ren và phức tạp.
Cầu nguyện:  
Lạy Chúa Giêsu,xin cho chúng con ngọn lửa trong Trái tim Chúa,
ngọn lửa của tình yêu Cha và nhân loại.
Xin làm tim con ấm lại mỗi ngày,nhờ được nghe Chúa nói như hai môn đệ về Emmau,
và được Chúa nuôi bằng bánh ban sự sống.
Xin soi sáng chúng con bằng ngọn lửa rực rỡmỗi khi chúng con cầu nguyện hay quyết định.
Xin thanh luyện chúng con bằng ngọn lửa hồngcủa những thất bại đắng cay trên đường đời.
Ước gì chúng con luôn có lửa nhiệt thànhđể hết lòng phụng sự Nước Chúa,
lửa tình yêu để vượt qua những hận thù đố kỵ.
Lạy Chúa Giêsu,thế giới hôm nay vẫn bị tối tăm, lạnh lẽo đe dọa.
Xin ban cho chúng con những lưỡi lửa
để chúng con đi khắp địa cầu
loan báo về Tình yêu và gieo rắc Tình yêu khắp nơi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
 

24 thg 1, 2016

Con phải làm gì? (25.1.2016 – Thứ Hai – Thánh Phaolô Tông đồ, trở lại)


Lời Chúa: Cv 22, 3-16
phao_lo_nga_ngua-230x2003 “Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay.4 Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà,5như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị.
6 “Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi.7 Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: “Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?8 Tôi đáp: “Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: “Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ.9 Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi.10 Tôi nói: “Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa bảo tôi: “Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm.11 Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.
12 “Ở đó, có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do-thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt.13 Ông đến, đứng bên tôi và nói: “Anh Sa-un, anh thấy lại đi! Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông.14 Ông nói: “Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra.15 Quả vậy, anh sẽ làm chứng nhân cho Đấng ấy trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe.16 Vậy bây giờ anh còn chần
Suy nim:
Bài sách Công vụ Tông đồ hôm nay kể về một cuộc gặp gỡ lạ lùng
giữa Đức Giêsu Nadarét với anh Saun, kẻ đang bách hại các Kitô hữu.
Chính Ngài muốn gặp anh trên con đường anh đang đi.
Dưới mắt Saun, Kitô hữu là những kẻ bỏ đạo Do Thái chính thống,
để chạy theo một tà phái của ông Giêsu nào đó mà họ tin là đã phục sinh.
Trong tư cách là một người Pharisêu nhiệt thành và nghiêm túc (c. 3),
Sa-un thấy mình có bổn phận phải trừng trị những kẻ phản đạo,
bằng cách bắt bớ, xiềng xích, tống ngục, thậm chí thủ tiêu (cc. 4-5).
Chính lúc đang say sưa đến gần thành Đamát thì anh bị quật ngã.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu, đời anh từ nay giở sang một trang mới.
Khi anh đang tự tin và hiên ngang tiến bước,
thì ánh sáng chói lòa từ trời làm anh ngã quỵ (c. 7).
Khi Saun nghĩ mình là người sáng mắt,
thì ngay giữa trưa, anh trở nên mù lòa (c. 11).
Khi anh định chỉ đạo cho những kẻ lầm đường lạc lối,
thì bây giờ anh lại cần một người cầm tay dắt đi (c. 11).
Cuộc đối thoại bắt đầu giữa anh với người mà anh chỉ nghe tiếng nói.
Ngài âu yếm gọi tên anh hai lần và tự giới thiệu:
“Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?
Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ” (c. 8).
Bắt bớ các Kitô hữu là bắt bớ chính Đức Giêsu.
Đức Giêsu và các Kitô hữu là một.
Bài học đầu tiên này Saun sẽ chẳng thể nào quên.
“Lạy Chúa, con phải làm gì?” (c. 10).
Lần đầu tiên Saun gọi người mà anh không hề tin là Chúa.
Khi tuyên xưng Đức Giêsu Nadarét là Chúa,
anh lập tức phó thác cho Ngài, để Ngài chỉ bảo điều mình phải làm.
Nhưng Chúa Giêsu phục sinh đã không nói gì.
Ngài trao anh cho ông Khanania, một người chưa phải là Kitô hữu.
Chính ông này cho mắt anh thấy lại và cho anh biết
anh được chọn để làm chứng nhân cho Ngài trước mặt mọi người.
Đa-mát là nơi Đức Giêsu tỏ mình cho Saun, cũng được gọi là Phaolô,
là nơi ông nghe tiếng gọi trở nên tông đồ cho dân Ngoại,
và cũng là nơi khởi đầu cho cuộc hoán cải tận căn của ông.
Chính mặc khải của Đấng phục sinh dẫn đến ơn gọi và hoán cải.
Từ nay cuộc đời của Phaolô đi sang một hướng mới.
Giêsu đã trở nên trung tâm của đời ông.
“Tôi coi tất cả như đồ bỏ, để chiếm được Đức Kitô” (Ph 3, 8).
Biến cố trên đường đi Đamát đã chia đời ông làm hai.
“Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua,
để lao mình về phía trước” (Ph 3, 13).
Chúng ta cũng có những kinh nghiệm như Phaolô:
ngã ngựa, mù lòa, nghe và gặp Đức Kitô, rồi hoán cải.
Như Phaolô, mong chúng ta để cho Đức Kitô Giêsu chiếm lấy mình,
và trở nên người tông đồ nhiệt thành cho thế giới.
Cầu nguyn:
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ cõi chết đến sự sống,
từ lầm lạc đến chân lý.
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ thất vọng đến hy vọng,
từ sợ hãi đến tín thác.
Xin hãy dẫn dắt con
đi từ ghen ghét đến yêu thương,
từ chiến tranh đến hòa bình.
Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con,
trong thế giới chúng con,
trong vũ trụ chúng con.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

23 thg 1, 2016

Chúa Giêsu Ði Xem Bóng Ðá


Một linh mục Ấn Ðộ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa được một lần tham dự một trận túc cầu. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin Lành và một đội Công Giáo. Ðội Công Giáo làm bàn trước một không. Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, đội Tin Lành lại làm bàn. Lần này Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.

 Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Ông ta lấy tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: "Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?". Xem chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: "Tôi hả? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu thôi". Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực bội hơn. Oâng quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: "Hắn là một tên vô thần".

 Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài: "Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật là buồn cười. Họ tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại với những người thuộc tôn giáo khác".

 Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: "Ðó là lý do tại sao ta không ủng hộ tôn giáo mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người trọng hơn ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên thập giá".

 Câu chuyện tưởng tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua mọi thời đại: đó là thái độ bất khoan dung đưa đến những cuộc chiến tranh tôn giáo. Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Ðế, thần minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người khác. Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với mọi người?

 Chúa Giêsu đến để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi người. Ngài là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những kẻ nhận biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngài. Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta là Ðấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta khước từ chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là Ðấng mà người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.


Người Hành Khất Quảng Ðại


Bangladesh là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo, thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhât. Một nhà truyền giáo đã thuật lại một trường hợp hành khất lạ lùng như sau:  

Sau một ngày làm việc nặng nhọc, một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngoài một phương tiện nào khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại dưới một bóng cây và thiếp ngủ. Dáng vẻ của ông tiều tụy đến độ người qua lại lầm ông với một người hành khất. Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và bỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng xu nhỏ. Không mấy chốc, chiếc mũ cũ kỹ đầy tiền.

  Vừa thức giấc, người đàn ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường.Ông đếm từng đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười về nghề hành khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có nhiều người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng lẽ đi đến từng người và chia đều cho họ số tiền ông đã thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.

  Adam Smith, kinh tế gia nổi tiếng của Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một câu mà K.Marx đã lập lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là: "Một nước giàu có là một nước trong đó có nhiều người nghèo". Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong một nước giàu có thể cảm nghiệm được, nó cũng nói lên những bất công xã hội mà những người nghèo trong một nước giàu phải gánh chịu.

  Bần cùng thường sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy nhiên, cũng chính trong cảnh nghèo ấy, người ta thường gặp được nhiều tấm lòng vàng. Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giật xâu xé, nhưng cũng có thể khiến cho con người dễ cảm thông với người khác và san sẻ quảng đại hơn. Nhưng dĩ nhiên, chỉ có ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá trị của cảnh nghèo và sự thôi thúc của lòng quảng đại. "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó". Chúa Giêsu để lại cho chúng ta điều khoản cơ bản ấy của Hiến Chương Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới cân lường được sự chóng qua của tiền của vật chất. Có khó nghèo thực sự, con người mới có thể mở mắt để nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ cảm thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.
(Radio Veritas Asia)

Năm hồng ân của Chúa (24.01.2016 – Chúa nhật 3 Thường niên năm C)


Lời Chúa: (Lc 1,1-4; 4,14-21)
1 Thưa ngài Thêôphilô đáng kính, có nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
4 14 Ðược quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Ðức Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15 Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh. 16 Rồi Ðức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:  18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa. 20 Ðức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
 Suy Niệm
Khi đã khá có tiếng tăm ở vùng Galilê,
Ðức Giêsu trở về Nadarét, nơi Ngài sinh trưởng.
Làm sao Ngài quên được mảnh đất làng quê đã ấp ủ mình,
nơi có bà con họ hàng, láng giềng, bè bạn.
Hơn nữa Ngài cũng không cắt đứt với tôn giáo của cha ông.
Ngài vẫn là một người Do Thái ngoan đạo,
quen lui tới hội đường cùng với dân làng vào ngày sa-bát,
để thờ phượng Thiên Chúa mà Ngài âu yếm gọi là Cha.
Chúng ta cần chiêm ngắm Ðức Giêsu đứng đọc Sách Thánh.
rồi ngồi xuống giải thích Lời Chúa cho mọi người.
Cử chỉ của Ngài thật trang trọng, đỉnh đạc,
khi nhận sách, mở sách, cũng như khi cuộn sách để trả lại.
Có một bầu khí cầu nguyện sâu lắng ở hội đường.
Mọi người đều chăm chú nghe lời Ngài giảng.
Ðoạn sách Ngài đọc hôm ấy là của ngôn sứ Isaia.
Isaia đã nói lên ơn gọi và sứ mạng của mình.
Ông được xức dầu để trở thành ngôn sứ
cho những người Do Thái mới thoát khỏi cảnh lưu đày.
Ông được sai đi để loan báo thời cùng khốn đã chấm dứt
và công bố khai mở một thời kỳ đầy ân sủng và tự do.
Ðức Giêsu đã bị đánh động bởi đoạn sách này.
Ngài thấy nó phản ánh chính ơn gọi và sứ mạng của mình.
Ðây là một hướng đi mà Ngài phải theo đuổi,
một chương trình hành động mà Ngài muốn hoàn thành.
Ðức Giêsu là người đầy tràn Thánh Thần cách đặc biệt.
Thánh Thần chi phối toàn bộ lời nói, việc làm của Ngài.
Ngài được sai đi đem Tin Mừng cho người nghèo,
nghèo tiền bạc, nghèo sức khỏe, nghèo tiếng nói.
Ngài được sai đến với những kẻ bị giam cầm
bởi nỗi lo sợ, bởi thành kiến, bởi ích kỷ tham lam.
Ngài cho người mù được sáng mắt và thấy trong niềm tin.
Ngài trả lại tự do cho cả người bị áp bức
lẫn người gây áp bức bóc lột.
Ngài mời gọi cả hai sống thanh thoát như Ngài,
sống như con của Cha và anh em của nhau.
Ngài khai mạc một Năm Thánh, Năm Hồng Ân cứu độ.
“Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Chúng ta phải có thể nói một câu tương tự như Ðức Giêsu.
Có nhiều đoạn Lời Chúa chẳng được ứng nghiệm bao giờ
vì thiếu sự cộng tác của bản thân tôi.
Con người hôm nay khao khát niềm vui, ánh sáng, tự do,
nhưng ít người chịu tin vào Ðức Kitô
chỉ vì đời tôi đầy sầu muộn, bóng tối và nô lệ.
Thậm chí có khi tôi lại là kẻ áp bức anh em,
kẻ bịt mắt và giam hãm tha nhân trong ngục tù.
Lời ngôn sứ Isaia đã được ứng nghiệm trong đời Ðức Giêsu.
Ước gì Lời Chúa cũng được ứng nghiệm trong đời tôi,
để ngày hôm nay của Chúa được kéo dài đến tận thế.
Ðại Năm Thánh 2000 đã kết thúc,
nhưng kết thúc là để tôi bắt đầu sống quảng đại
một thiên niên kỷ mới chan chứa hồng ân.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin cho chúng con nhận ra sự hiện diện của Ngài
giữa lòng thế giới,
trong lòng mọi người.
Thế giới hôm nay còn nhiều điểm tối,
nhưng vẫn có những đóm sáng rực rỡ:
khi con người ngồi lại gần nhau
để giải quyết tranh chấp, tìm kiếm hòa bình;
khi cả thế giới lo chung một mối lo:
bảo vệ trái đất, ngăn chận sida,
tận diệt ma tuý;
khi có những người nghèo
quan tâm đến những người nghèo hơn;
khi trẻ thơ và người già được chăm sóc;
khi hàng rào ngăn cách các nước được tháo gỡ;
khi không còn nạn kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, màu da;
khi những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
làm cho con người sống hạnh phúc;
khi mọi người nhận ra mình là anh em của nhau,
liên đới với nhau và chịu trách nhiệm về nhau,
sống trên cùng một hành tinh,
dưới mái nhà bầu trời.
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin cho chúng con thấy Ngài
nơi nụ cười người ta trao cho nhau trên đường phố,
nơi những hy sinh vô vị lợi,
và cả nơi những thao thức của ai đó,
muốn xây dựng một thế giới huynh đệ hơn.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.